Lucy_Duong
New Member
Download Khóa luận Cơ sở địa chất thiết kế giếng khoan thăm dò 15X – khối AC cấu tạo Đại Hùng, lô 05-1, bồn trũng nam Côn Sơn miễn phí
Mục lục
PHẦN I: TÍNH TRỮ LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH
Chương I: PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG
I.1. Khái niệm chung về trữ lượng 2
I.1.1. Tài nguyên 2
I.1.2. Trữ lượng dầu khí: 2
I.1.3. Mối tương quan giữa tài nguyên và trữ lượng 2
I.1.4. Mục đích của việc xác định trữ lượng: 3
I.2. Các hệ thống phân cấp trữ lượng 4
I.2.1. Hệ thống của Mỹ - Tây Âu 4
I.2.1.1. Trữ lượng chứng minh (Proved Reserves - P1) 5
I.2.1.2. Trữ lượng có thể (Probable Reserves P2 ) 6
I.2.1.3. Trữ lượng ước tính (Possible Reserves – P3) 6
I.2.1.4. Trữ lượng giả thuyết (Hypothetical Reserves) 6
I.2.2. Hệ thống của Nga 8
I.2.3. So sánh 2 hệ thống phân loại trữ lượng 9
I.3. Các phương pháp tính trữ lượng 10
I.3.1. Phương pháp thể tích 10
I.3.2. Phương pháp cân bằng vật chất 10
I.3.3. Phương pháp Monte-carlo 10
Chương II: TÍNH TRỮ LƯỢNG TẠI CHỖ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH
II.1. Cơ sở lý thuyết 12
II.1.1. Bản chất phương pháp 12
II.1.2. Ưu - khuyết điểm của phương pháp 13
II.2. Phương pháp xác định các thông số tính toán 13
II.2.1.Thể tích hiệu dụng (Vhd) 13
II.2.1.1. Các cách tính thể tích (V) 14
II.2.1.2. Các trường hợp áp dụng 15
II.2.2. Độ rỗng hiệu dụng 19
II.2.2.1. Phương pháp mật độ 19
II.2.2.2. Phương pháp siêu âm 19
II.2.2.3. Phương pháp Neutron 19
II.2.3. Độ bão hòa nước 20
II.2.4. Hệ số thể tích 20
II.2.5. Ranh giới Khí-Dầu-Nước 21
PHẦN II:ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH ỨNG DỤNG VỚI GIẾNG KHOAN THĂM DÒ 15X KHỐI AC - MỎ ĐẠI HÙNG - BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN
Chương III:ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
III.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 25
III.2. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu 28
III.2.1. Đặc điểm địa tầng 28
III.2.1.1. Thành tạo móng trước Kainozoi 28
III.2.1.2. Thành tạo trầm tích Kainozoi 28
III.2.2. Đặc điểm kiến tạo 31
III.2.2.1. Vị trí, giới hạn bể Nam Côn Sơn 31
III.2.2.2. Các đơn vị cấu trúc 33
III.2.3. Lịch sử phát triển địa chất 37
III.2.3.1. Giai đoạn trước tạo Rift (Paleocene – Eocene) 37
III.2.3.2. Giai đoạn đồng tạo Rift (Oligocene) 37
III.2.3.3. Giai đoạn sau tạo Rift (Miocene sớm (?)-Đệ Tứ) 38
III.2.4. Các tích tụ Hydrocacbon liên quan 39
III.2.5. Hệ thống dầu khí – Đặc điểm các tầng Sinh Chứa Chắn 40
III.2.5.1. Đá sinh 40
III.2.5.2. Đá chứa 42
III.2.5.3. Đá chắn 44
III.2.5.4. Dịch chuyển và nạp bẫy 45
III.2.6. Kết luận về bể Nam Côn Sơn 50
Chương IV:TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ TẠI CHỖ GIẾNG KHOAN 15X KHỐI AC - MỎ ĐẠI HÙNG - BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN
IV.1. Suy luận khái quát về khu vực nghiên cứu - Cánh sụt phía Đông 52
IV.1.1. Vị trí 52
IV.1.2. Mốc lịch sử khu vực mỏ Đại Hùng 52
IV.1.3. Các đánh giá điều kiện địa chất liên quan tích tụ dầu khí trong đối tượng trầm tích carbonate - khối AC 53
IV.1.3.1. Đặc điểm kiến tạo 53
IV.1.3.2. Đặc điểm địa tầng 56
IV.1.3.3. Đặc điểm môi trường trầm tích 57
IV.1.4. Đánh giá các loại đá Carbonate tại mỏ Đại Hùng qua phân tích phòng thí nghiệm 59
IV.2. Xác định các thông số tính toán trong quá trình thăm dò. 60
IV.2.1. Đánh giá độ rỗng 60
IV.2.1.1. Phương pháp mật độ 60
IV.2.1.2. Phương pháp siêu âm 62
IV.2.2. Các hệ số a, m, n trong công thức tính độ bão hòa nước 63
IV.2.3. Tính toán giá trị trung bình độ rỗng, độ bão hòa trung bình 64
IV.2.4. Tính toán hàm lượng sét 65
IV.2.5. Các giá trị giới hạn 65
IV.3. TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ TẠI CHỖ GIẾNG KHOAN 15X KHỐI AC - MỎ ĐẠI HÙNG - BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN 66
IV.3. 1. Xác định đối tượng thăm dò 66
IV.3.2. Các giếng khoan thăm dò – khai thác đã thực hiện lân cận khối AC 67
IV.3.3. Đề nghị giếng khoan thăm dò DH-15X vào khối AC 68
IV.3.4. Phương pháp và khối lượng công tác tìm kiếm thăm dò 69
IV.3.4.1.Phân tích tài liệu địa chấn 69
IV.3.4.2. Các mặt cắt địa chấn 71
IV.3.4.3. Công tác thẩm định giếng khoan, lấy mẫu và thẩm định trữ lượng 74
IV.3.5. Xác định tiềm năng dầu khí khối AC qua giếng khoan DH-15X 79
IV.4. KẾT LUẬN 81
PHỤ LỤC 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
a Tây. Ngoài các đứt gãy theo phương kinh tuyến chiếm ưu thế còn phát triển các hệ đứt gãy phương đông bắc-tây nam, đông-tây. Địa hình móng phân dị phức tạp. Quá trình nâng-sụt dạng khối và phân dị mạnh mẽ. Phụ đới này gồm các trũng hẹp sâu và các dải nâng xen kẽ. Trũng sâu nhất 6.000m. Ở nữa phía Đông của phụ đới có mặt đầy đủ lát cắt trầm tích của phức hệ cấu trúc lớp phủ, ngoại trừ trên dải nâng cấu tao 28a, 29a, ở cánh Đông đứt gãy Sông Hậu vắng mặt trầm tích Oligocene và Miocene dưới.Hình 3.12: Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơn
Đới phân dị chuyển tiếp (B)
Đới này có ranh giới phía Tây là đứt gãy Sông Đồng Nai, phía Đông và Đông Bắc là hệ đứt gãy Hồng – Tây Mãng Cầu. Ranh giới phía Bắc Tây Bắc được lấy theo đường đẳng sâu móng 1.000m của đới nâng Côn Sơn. Ranh giới phía Nam là khối móng nhô cao (phần cuối của đới nâng Natuna) với độ sau 1.000-1.500m. Đới mang đặc tính cấu trúc chuyển tiếp từ đới phân dị phía Tây kéo sang phía Đông và từ đới nâng Côn Sơn kéo xuống phía Nam. Đới bị chia cắt bởi các hệ đứt gãy phương bắc – nam, đông bắc – tây nam và đông-tây.
Địa hình móng phân dị thể hiện đặc tính sụt lún dạng bậc, sâu dần từ đới nâng Côn Sơn về phía Đông nam và từ phía Nam (cận Natuna) lên phía Bắc, nơi sâu nhất thuộc vùng tiếp nối của các lô 11-2 với 12-W (khoảng 7.000m). Đới phân dị chuyển tiếp được chia thành 2 đơn vị cấu trúc (phụ đới sau) sau :
Phân đới phân dị phía Bắc (B1)
Đây là phần phát triển dọc rìa Đông Nam của đới nâng Côn Sơn, với hệ đứt gãy ưu thế có phương đông bắc-tây nam và á kinh tuyến. Nhìn chung, các đứt gãy có biên độ tăng dần theo vị trí từ Tây sang Đông (từ vài trăm mét đến 1.000-2.000m). Địa hình móng có dạng bậc thang, chìm nhanh về Đông Nam, sâu nhất 6.000m. Phủ trên móng chủ yếu là các trầm tích từ Miocene đến Đệ tứ. Các trầm tích Oligocene có bề dày không lớn và vắng mặt ở phần Tây, Tây Bắc của phụ đới, nói chung bị vát mỏng nhanh theo hướng từ đông sang tây và đông nam lên tây bắc. Trong phụ đới này đã phát hiện các cấu trúc vòm kề đứt gãy, phương đông bắc-tây nam và thường bị đứt gãy phân cắt thành các khối.
Phần nam của phụ đới có mặt một số cấu tạo hướng vĩ tuyến. Địa hình móng thể hiện đặc tính sụt lún từ từ theo hướng tây sang đông và từ bắc xuống nam.
Phụ đới cận Natuna (B2)
Đặc trưng của phụ đới cân Natuna là cấu trúc dạng khối, chiều sâu của móng khoảng 5.000m đến 5.500m. Tại đây phát triển hai hệ thống đứt gãy kinh tuyến và á vĩ tuyến. Trong phụ đới này đã phát hiện nhiều cấu trúc vòm.
Đới sụt phía Đông (A)
Gồm diện tích rộng lớn ở trung tâm và phần Đông bể Nam Côn Sơn, với đặc tính kiến tạo sụt lún, đứt gãy hoạt động nhiều pha chiếm ưu thế. Địa hình móng phân dị mạnh với chiều sâu thay đổi từ 2.500m trên phụ đới nâng Mãng Cầu đến hơn 10.000m ở trung tâm của trũng sâu. Mặt khác ở trung tâm các trũng sâu, đặc trưng cấu trúc của móng chưa được xác định. Đới sụt phía Đông được phân chia làm 5 đơn vị cấu trúc (phụ đới) sau:
Phụ đới Trũng Bắc (A1)
Nằm ở giữa phụ đới nâng Mãng Cầu (ở phía Nam) và phụ đới phân dị Bắc (ở phía Tây) là phụ trũng Bắc. Nó phát triển như một trũng giữa đới nâng tới cuối Miocene giữa – đầu Miocene muộn: Ranh giới phía Đông của phụ đới chưa được xác định rõ. Phụ đới này được đặc trưng bởi phương cấu trúc và đứt gãy đông bắc – tây nam có biên độ từ vài trăm đến hơn 1.000m. Các đứt gãy đã chia cắt móng, tạo địa hình không cân xứng, dốc đứng ớ cánh Nam và Tây Nam, thoải dần ở cánh Bắc – Tây Bắc. Bề dày trầm tích kainozoi thay đổi từ 4.000m đến 10.000m và có mặt đầy đủ các trầm tích từ Eocene – Oligocene đến Đệ Tứ. Trên phần rìa Tây Bắc phụ đới trũng này phát hiện được các cấu trúc vòm nâng kề dứt gãy, còn ở phần phía Đông ngoài các vòm kề áp đứt gãy còn phát hiện được một số nâng dạng vòm. Các cấu trúc vòm nâng đều có độ sâu chôn vùi lớn.
Phụ đới nâng Mãng Cầu (A2)
Phụ đới nâng Mãng Cầu gồm các lô 04 – 2, 04 – 3, một phần các lô 05 – 1a, 10 và 11 – 1. Phụ đới nâng Mãng Cầu phát triển kéo dài hướng đông bắc – tây nam dọc hệ thống đứt gãy cùng phương ở phía Bắc. Trong quá trình tiến hóa phụ đới bị chia cắt thành nhiều khối bởi các hệ đứt gãy chủ yếu có phương đông bắc – tây nam và á kinh tuyến. Địa hình móng phân dị mạnh, biến đối từ 2.500m ở phía Tây đến 7.000m ở phần rìa Đông phụ đới. Thành phần móng chủ yếu là các thành tạo granit, granodiorit tuổi Mesozoi muộn. Nhiều cấu tạo vòm, bán vòm và thành tạo carbonate phát triển kế thừa trên các khối móng ở đây.
Trong suốt quá trình phát triển địa chất từ Eocene đến Miocene, phụ đới nâng Mãng Cầu đóng vai trò như một dải nâng giữa trũng, ngăn cách giữa hai trũng lớn nhất ở bể Nam Côn Sơn (phụ đới trũng Bắc và phụ đới trũng Trung Tâm). Nhưng từ Pliocene đến Đệ Tứ nó tham gia vào quá trình lún chìm khu vực chung của bể – giai đoạn phát triển thềm lục địa hiện đại.
Phụ đới trũng Trung Tâm (A3)
Phụ đới này nằm giữa 2 phụ đới: Phụ đới nâng Dừa (ở phía Nam) và phụ đới nâng Mãng Cầu (ở phía Bắc), chiếm một diện tích rộng lớn gồm các lô 05-1, 05-2, 05-3 và một phần các lô 11,12-E, 06. Ranh giới phía Đông còn chưa đủ tài liệu để xác định cụ thể.
Phụ đới trung tâm phát triển chủ yếu theo phương đông – đông bắc, mở rộng về Đông, thu hẹp dần về Tây. Theo hướng từ tây sang đông trũng có dạng lòng máng, trũng có xu hướng chuyển trục lún chìm từ á vĩ tuyết sang á kinh. Phụ đới trũng Trung Tâm có bề dày trầm tích Kainozoi dày từ 5.000-14.000m và có đầy đủ các trầm tích từ Eocene – Oligocene đến Đệ Tứ. Trên phụ đới này đã phát hiện được nhiều cấu trúc vòm, vòm kề dứt gãy, song độ sâu chôn vùi của các cấu trúc này khá lớn. Ngoài ra, tồn tại nhiều cấu trúc dạng khối đứt gãy, dạng vòm cuốn và dạng hình hoa.
Phụ đới nâng Dừa (A4)
Phụ đới nâng Dừa giữ vai trò ngăn cách giữ phụ đới trũng Trung Tâm và phụ đới trũng Nam, phát triển theo hướng đông bắc – tây nam. Trên phụ đới này phát hiện nhiều cấu trúc vòm nâng liên quan đến thành tạo carbonate.
Phụ đới trũng Nam (A5)
Nằm ở phía Nam, Đông Nam bể Nam Côn Sơn thuộc diện tích các lô 06,07,12-E và 13, phía Tây tiếp giáp với phụ đới cận Natuna. Ranh giới phía Đông chưa xác định cụ thể, song có lẽ được lưu thông với trũng phía Tây bể Sarawak. Chiều sâu của móng ở đây thay đổi từ 4.000 đến 6.000m.
III.2.3. Lịch sử phát triển địa chất
Lịch sử phát triển bể Nam Côn Sơn gắn liền với quá trình tách giãn Biển Đông và có thể được chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn trước tách giãn (Paleocene - Eocene), giai đoạn đồng tách giãn (Oligocene), giai đoạn sau tách giãn (Miocene sớm (?) – Đệ Tứ).
III.2.3.1. Giai đoạn trước tạo Rift (Paleocene – Eocene)
Trong giai đoạn này chế độ kiến tạo toàn khu vực nhìn chung bình ổn, xảy ra quá trình bào mòn và san bằng địa hình cổ, tuy nhiên một đôi nơi vẫn có thể tồn tại những trũng gi