timbaland_3107

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt các nước trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến em lựa chọn đề tài : “Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
- Phân tích nguyên nhân, tìm hiểu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đề ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và khắc phục tình trạng trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
- Các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2008 và đầu 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
5. Bố cục khóa luận gồm 3 phần chính :
• Chương 1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính và tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại.
• Chương 2. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
• Chương 3. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank Tiến sĩ Đặng Thị Nhàn khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Danh mục các từ viết tắt
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
ECB : Ngân hàng Trung ương châu Âu
FBI : Cục điều tra liên bang Mỹ
FED : Cục dự trữ Liên bang Mỹ
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDIC : Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quí tiền tệ Quốc tế
LIBOR : Lãi suất liên ngân hàng London
NBER : Phòng Nghiên cứu Kinh tế
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng Trung ương
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD : Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
SEC : Ủy ban Chứng Khoán Mỹ
SIBOR : Lãi suất liên ngân hàng Singapore
USD : Dolla Mỹ
VND : Việt Nam Đồng
WTO : Tổ chức kinh tế thế giới

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1.1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính
1.1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là vấn đề chung trong lịch sử phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu về khủng hoảng tài chính là thiết yếu vì chúng là nguyên nhân dẫn đến những cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ và có khả năng xảy ra trong tương lai. Trên thế giới, không có một khái niệm qui chuẩn nào về khủng hoảng tài chính, tuy nhiên, qua mỗi thời kì lịch sử, các nhà kinh tế học lại đưa ra những khái niệm và lập luận khác nhau.
Trong giai đoạn đầu, khủng hoảng tài chính được hiểu là kết quả của thâm hụt ngân sách, dẫn tới nhu cầu phát hành tiền để bù đắp thâm hụt của Chính phủ. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định và dự trữ ngoại hối quốc gia sụt giảm dưới mức cho phép. Obstfelt (1994) lập luận rằng khủng hoảng tài chính xuất phát từ mâu thuẫn giữa chế độ tỷ giá cố định và mong muốn theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng của chính phủ.
Theo học thuyết kinh tế của Hyman Minsky (1919-1996), khủng hoảng tài chính là kết quả của sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Ví dụ như : các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền; các khách hàng vay vốn không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
Nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hay do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp hay các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Mishkin (2000) lại cho rằng sự bất ổn tài chính có thể dẫn tới 1 cuộc khủng hoảng tài chính khi hệ thống tài chính đối mặt với vấn đề thông tin không đối xứng dẫn tới rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Khi đó, hệ thống tài chính không còn đủ khả năng thực hiện chức năng vốn có của nó là kênh phân phối các nguồn lực tài chính.
Một số nhà kinh tế khác thì đưa ra quan điểm: có một sự tương quan giữa nỗ lực nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn.
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khủng hoảng tài chính, song để hiểu được bản chất của khái niệm này, trước hết cần hiểu một số khái niệm liên quan sau:
Tài chính được hiểu là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ . Tài chính có 3 chức năng cơ bản là : chức năng huy động, chức năng phân phối và chức năng giám sát. Thứ nhất, chức năng huy động là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, khai thác các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn phát triển của nền kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn. Thứ hai, chức năng phân phối là chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, các quĩ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng theo những mục đích nhất định. Phân phối thông qua tài chính gồm: phân phối lần đầu và phân phối lại. Tuy nhiên, thực tế phân phối được chia thành 3 nhóm: phân phối có hoàn lại (ví dụ: tín dụng); phân phối không hoàn lại (ví dụ: ngân sách nhà nước); phân phối hoàn lại có điều kiện (ví dụ: bảo hiểm). Thứ ba, chức năng giám sát là chức năng kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn và dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa đến nới thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, ổn định thị trường tài chính là mục tiêu quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia.
Khủng hoảng là tình trạng rối loạn, sự mất cân bằng, bất ổn định, do nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng chưa giải quyết được.
Vậy, “khủng hoảng tài chính là tình trạng mất cân bằng, rối loạn trầm trọng của quá trình huy động và phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Hay nói cách khác, khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ trầm trọng các thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá trị tài sản và sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính, phi tài chính kéo theo sự suy thoái nặng nề”.
1.1.2. Lịch sử một số cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới
1.1.2.1. Đại khủng hoảng tài chính Mỹ (1929-1933)
Cuộc Đại khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ năm 1929 với sự sụt giảm kỉ lục của chỉ số Dow Jones (25% chỉ trong hai phiên cuối tháng 10/1929), chấm dứt chuỗi ngày tăng trưởng mạnh mẽ trước đó và mở đầu thời kỳ suy thoái kéo dài trên phố Wall.

Kết luận
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo theo sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Mặc dù hệ thống tài chính Việt Nam chưa liên kết nhiều với thị trường thế giới, song các tác động gián tiếp làm suy giảm kinh tế toàn cầu của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã làm hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, khóa luận đề cập đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, khái quát các lý luận cơ bản về khủng hoảng tài chính và tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Tìm hiểu, phân tích một số cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong lịch sử tại một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các đặc điểm của khủng hoảng tài chính.
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và thực trạng hoạt động huy động vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2008 và nửa đầu 2009. Qua đó đánh giá mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
Những giải pháp đề xuất trong khóa luận chỉ đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cho các NHTM Việt Nam nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những giải pháp này có thể phát huy hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa NHNN Việt Nam với các NHTM Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. “Nguồn gốc khủng hoảng tài chính” – Georger Cooper. Dịch giả Minh Khôi, Thủy Nguyệt - NXB Lao động – xã hội.
2. “Quản trị rủi ri trong kinh doanh ngân hàng” – PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê 2005. Xuất bản lần thứ 2.
3. Báo cáo thường niên 2006; 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
4. Báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10 năm 2008 – Vietstock Financial Information.
5. Báo cáo thường niên 2006, 2007 của các ngân hàng thương mại Vietcombank ; Sacombank ; Dong A Bank ; Eximbank; VIB Bank; ACB.
6. Báo cáo “Tổng kết hoạt động Ngân hàng Việt Nam 2008” – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Báo cáo “Tổng quan tình hình kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam tháng 11/2008” - Vietstock Financial Information.
8. Báo Pháp luật và xã hội – Số ra Tết 2008.
9. Tạp chí thị trường tiền tệ.
10. Tạp chí ngân hàng
11. Tạp chí nghiên cứu kinh tế .
12. Thông cáo báo chí – Thông tin về hoạt động ngân hàng các tháng năm 2007; 2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
13. Các website:
.
• Website Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia:
.
• Website Bách khoa toàn thư : .
• Website Thời báo kinh tế việt nam: .
• Website Tổng cục thống kê: .
• Website Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam : .
• Website Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế : .
• Website Ngân hàng thế giới: .
• Website Quĩ tiền tệ quốc tế: .
• Website thời báo New York: .
• Website của hãng thông tấn xã Agence France - Presse (AFP):

• Website của cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ-FDIC:


MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu 4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 6
1.1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính 6
1.1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 6
1.1.2. Lịch sử một số cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới 8
1.1.3. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính 24
1.2. Tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng 27
CHƯƠNG 2. CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 30
2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 30
2.1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng 30
2.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 41
2.1.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 50
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ 60
2.2.1. Thực trạng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ 60
2.2.2. Thực trạng cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 73
3.1. Dự báo về xu hướng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 73
3.2. Định hướng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 74
3.3. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 75
3.3.1. Chính sách lãi suất hợp lý 76
3.3.2. Thắt chặt quản lý rủi ro tín dụng 77
3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 80
3.3.4. Phát triển công nghệ ngân hàng và xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 81
3.3.5. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn 83
3.3.6. Kết hợp hoạt động tín dụng và bảo hiểm tín dụng 84
3.3.7. Củng cố niềm tin đối với người gửi tiền 86
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 90


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
D Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
O Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam Kinh tế quốc tế 0
E Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác độ Lịch sử Thế giới 0
P Kinh tế Trung Quốc dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Mỹ từ năm 2007 đến năm 2009 Văn hóa, Xã hội 0
T Qũy tiền tệ thế giới và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
B Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng tới Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top