doimatbietcuoi2007
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Mở đầu∗
Trung bình hàng năm có khoảng 5-7 cơn
bão đổ bộ vào vùng biển gần bờ Việt Nam. Với
hơn 3000 km đường bờ biển, ảnh hưởng của
bão tới các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta
là rất lớn, gây nhiều thiệt hại về vật chất cũng
như tính mạng con người. Dưới tác động của
biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây
nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cũng đã có
những biến động đáng kể, trong đó vấn đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm là hoạt động của
xoáy thuận nhiệt đới - bão.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về
sự biến đổi hoạt động cũng như cường độ của
bão ở các vùng đại dương khác nhau. Landsea
và cộng sự (1999) đã xem xét xu thế biến đổi
trong năm và trong nhiều thập kỷ của bão ở
vùng Đại Tây Dương và bão đổ bộ vào Hoa Kỳ
[1]. Kết quả cho thấy hoạt động của bão thể
hiện xu thế tuyến tính yếu trong khi đó sự biến
đổi đa thập kỷ thể hiện rõ nét hơn ở khu vực
này. Các nhân tố môi trường khác nhau như áp
suất mực biển vùng Caribe và gió vĩ hướng
mực 200mb, dao động tựa hai năm tầng bình
lưu, El Niño-dao động nam, mưa vùng Sahara ở
Tây Phi và nhiệt độ bề mặt biển Đại Tây Dương
được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa sự
biến đổi trong năm với hoạt động của bão ở
vùng Đại Tây Dương. Kết quả nhận được đã
chứng tỏ tồn tại những mối quan hệ đồng thời
và rõ nét giữa các nhân tố môi trường nói trên
với tần số, cường độ và thời gian hoạt động của
bão ở vùng Đại Tây Dương. Bên cạnh đó, hoạt
động của bão trong nhiều thập kỷ có thể liên
quan đến các mode đa thập kỷ ở vùng Đại Tây
Dương phát hiện được từ số liệu nhiệt độ bề
mặt biển toàn cầu. Sự biến đổi của số lượng bão
ở khu vực Đại Tây Dương cũng được Landsea
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: [email protected]
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 344‐353 345
(1993) nghiên cứu trên qui mô thời gian nội
mùa và năm [2]. Sự khác biệt giữa số lượng bão
mạnh và bão yếu cũng được tác giả nêu rõ.
Hoạt động của bão mạnh thường thể hiện một
cực đại rõ nét hơn so với bão yếu trong chu kỳ
năm. Khoảng 95% hoạt động của bão mạnh xảy
ra từ tháng 8 đến tháng 10. Mặt khác, trên 80%
cơn bão mạnh bắt nguồn từ sóng đông Châu
Phi, chiếm tỷ lệ cao hơn so với những cơn bão
yếu. Nhìn chung, trong số tất cả những cơn bão
trên thủy vực Đại Tây Dương thì bão mạnh thể
hiện sự biến đổi từ năm này sang năm khác lớn
nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ những cơn bão mạnh
cũng giảm trong hai thập kỷ gần đây.
Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Xu
và cộng sự (2004) cũng nghiên cứu sự biến đổi
trong hoạt động của bão gắn liền với vấn đề
nóng lên toàn cầu. Những biểu hiện trong sự
biến đổi nhiều năm của bão trong hai thập kỷ
qua chủ yếu liên quan đến hiện tượng ENSO
hay dao động tựa hai năm tầng bình lưu [3].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu
cho thấy hoạt động của bão trên những vùng đại
dương khác nhau tồn tại sự biến động đa thập
kỷ. Landsea và cộng sự (1996) đã chỉ ra xu thế
giảm của số cơn bão mạnh trên vùng Đại Tây
Dương [4]. Goldenberg và cộng sự (2001) nhận
thấy tính dao động có chu kỳ trong hoạt động
của bão ở khu vực Đại Tây Dương với một chu
kỳ từ 40 đến 60 năm [5]. Chan và Shi (1996,
2000) đã sử dụng số liệu quan trắc trên khu vực
Tây Bắc Thái Bình Dương và số liệu lịch sử về
bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
và tìm được xu thế dài hạn trong hoạt động của
bão trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương [6,7].
Hầu hết những nghiên cứu này xác định sự biến
đổi của số lượng bão và những đặc tính khác
như vị trí hình thành và sự chuyển động của nó.
Ở Việt Nam, tác giả Đinh Văn Ưu và cộng
sự (2005) nghiên cứu “Biến động mùa và nhiều
năm của trường nhiệt độ nước mặt biển và sự
hoạt động của bão tại khu vực Biển Đông” [8].
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự biến động
đáng kể của trường nhiệt độ nước mặt biển và
hoạt động của bão nhiệt đới trên khu vực Biển
Đông trong những thập niên gần đây. Thông
qua việc tính các chỉ số khí hậu có thể thấy khi
hiện tượng El Niño hoạt động mạnh thì sự hoạt
động của bão nhiệt đới trên toàn khu vực giảm.
Trong thời kỳ này sự biến động của trường
nhiệt độ nước mặt biển và hoàn lưu trên Biển
Đông là đáng kể. Cũng theo tác giả Đinh Văn
Ưu (2009) “Đánh giá quy luật biến động dài
hạn và xu thế biến đổi số lượng bão và áp thấp
nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dương,
Biển Đông và ven biển Việt Nam” cho thấy số
lượng trung bình năm của bão và siêu bão dao
động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều
chục năm [9]. Trong năm thập niên gần đây, số
lượng bão ảnh hưởng trực tiếp đến ven bờ Vịnh
Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ lại gia tăng. Tác giả Nguyễn Văn
Tuyên (2007) cũng đã nghiên cứu “Xu hướng
hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Tây
Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông theo các
cách phân loại khác nhau” [10]. Sự phân bố của
bão được nghiên cứu trong đó bão được phân
loại theo vùng ảnh hưởng và theo cường độ rồi
phân tích xu hướng hoạt động. Kết quả phân
tích cho thấy, trong thời kỳ 1951-2006, hoạt
động của bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình
Dương có xu hướng giảm về số lượng, trong đó
số cơn bão yếu và trung bình có xu hướng
giảm, còn số cơn bão mạnh lại có xu hướng
tăng lên. Trên khu vực Biển Đông, những cơn
bão vào Biển Đông nhưng không vào vùng ven
biển và đất liền nước ta lại có xu hướng tăng về
số lượng. Bão có xu hướng tăng lên ở hai vùng
Trung Bộ và Nam Bộ nhưng ở vùng Bắc Bộ lại
có xu hướng giảm. Cường độ bão có xu hướng
giảm, trong đó các cơn bão yếu có xu hướng
giảm rõ rệt nhất.
Bài báo này tập trung nghiên cứu một cách
chi tiết về đặc điểm hoạt động của bão ở bảy
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 344‐353 346
vùng biển gần bờ Việt Nam trong giai đoạn
1945-2007.
2. Số liệu và phương pháp
2.1. Số liệu
Số liệu về bão được khai thác trong giai
đoạn 1945-2007 từ trang web
gồm các thông tin như
tọa độ tâm từng 6h một (độ kinh vĩ), khí áp cực
tiểu (mb), tốc độ gió cực đại (ms-1), cường độ bão
theo cấp gió Beaufort và phân loại của Việt Nam.
2.2. Phương pháp
Từ các dữ liệu về bão khai thác được, một
số đặc trưng thống kê được tính toán và sử dụng
để phân tích, đó là:
- Lịch bão: thống kê các cơn bão hoạt động
ở vùng biển gần bờ Việt Nam (vị trí, thời gian,
cường độ).
- Tần số bão: thống kê số lượng cơn bão
theo các tháng/năm tại từng khu vực.
- Xu thế tuyến tính: xây dựng phương trình
hồi qui tuyến tính một biến giữa số lượng cơn
bão hoạt ...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Mở đầu∗
Trung bình hàng năm có khoảng 5-7 cơn
bão đổ bộ vào vùng biển gần bờ Việt Nam. Với
hơn 3000 km đường bờ biển, ảnh hưởng của
bão tới các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta
là rất lớn, gây nhiều thiệt hại về vật chất cũng
như tính mạng con người. Dưới tác động của
biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây
nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cũng đã có
những biến động đáng kể, trong đó vấn đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm là hoạt động của
xoáy thuận nhiệt đới - bão.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về
sự biến đổi hoạt động cũng như cường độ của
bão ở các vùng đại dương khác nhau. Landsea
và cộng sự (1999) đã xem xét xu thế biến đổi
trong năm và trong nhiều thập kỷ của bão ở
vùng Đại Tây Dương và bão đổ bộ vào Hoa Kỳ
[1]. Kết quả cho thấy hoạt động của bão thể
hiện xu thế tuyến tính yếu trong khi đó sự biến
đổi đa thập kỷ thể hiện rõ nét hơn ở khu vực
này. Các nhân tố môi trường khác nhau như áp
suất mực biển vùng Caribe và gió vĩ hướng
mực 200mb, dao động tựa hai năm tầng bình
lưu, El Niño-dao động nam, mưa vùng Sahara ở
Tây Phi và nhiệt độ bề mặt biển Đại Tây Dương
được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa sự
biến đổi trong năm với hoạt động của bão ở
vùng Đại Tây Dương. Kết quả nhận được đã
chứng tỏ tồn tại những mối quan hệ đồng thời
và rõ nét giữa các nhân tố môi trường nói trên
với tần số, cường độ và thời gian hoạt động của
bão ở vùng Đại Tây Dương. Bên cạnh đó, hoạt
động của bão trong nhiều thập kỷ có thể liên
quan đến các mode đa thập kỷ ở vùng Đại Tây
Dương phát hiện được từ số liệu nhiệt độ bề
mặt biển toàn cầu. Sự biến đổi của số lượng bão
ở khu vực Đại Tây Dương cũng được Landsea
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: [email protected]
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 344‐353 345
(1993) nghiên cứu trên qui mô thời gian nội
mùa và năm [2]. Sự khác biệt giữa số lượng bão
mạnh và bão yếu cũng được tác giả nêu rõ.
Hoạt động của bão mạnh thường thể hiện một
cực đại rõ nét hơn so với bão yếu trong chu kỳ
năm. Khoảng 95% hoạt động của bão mạnh xảy
ra từ tháng 8 đến tháng 10. Mặt khác, trên 80%
cơn bão mạnh bắt nguồn từ sóng đông Châu
Phi, chiếm tỷ lệ cao hơn so với những cơn bão
yếu. Nhìn chung, trong số tất cả những cơn bão
trên thủy vực Đại Tây Dương thì bão mạnh thể
hiện sự biến đổi từ năm này sang năm khác lớn
nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ những cơn bão mạnh
cũng giảm trong hai thập kỷ gần đây.
Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Xu
và cộng sự (2004) cũng nghiên cứu sự biến đổi
trong hoạt động của bão gắn liền với vấn đề
nóng lên toàn cầu. Những biểu hiện trong sự
biến đổi nhiều năm của bão trong hai thập kỷ
qua chủ yếu liên quan đến hiện tượng ENSO
hay dao động tựa hai năm tầng bình lưu [3].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu
cho thấy hoạt động của bão trên những vùng đại
dương khác nhau tồn tại sự biến động đa thập
kỷ. Landsea và cộng sự (1996) đã chỉ ra xu thế
giảm của số cơn bão mạnh trên vùng Đại Tây
Dương [4]. Goldenberg và cộng sự (2001) nhận
thấy tính dao động có chu kỳ trong hoạt động
của bão ở khu vực Đại Tây Dương với một chu
kỳ từ 40 đến 60 năm [5]. Chan và Shi (1996,
2000) đã sử dụng số liệu quan trắc trên khu vực
Tây Bắc Thái Bình Dương và số liệu lịch sử về
bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
và tìm được xu thế dài hạn trong hoạt động của
bão trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương [6,7].
Hầu hết những nghiên cứu này xác định sự biến
đổi của số lượng bão và những đặc tính khác
như vị trí hình thành và sự chuyển động của nó.
Ở Việt Nam, tác giả Đinh Văn Ưu và cộng
sự (2005) nghiên cứu “Biến động mùa và nhiều
năm của trường nhiệt độ nước mặt biển và sự
hoạt động của bão tại khu vực Biển Đông” [8].
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự biến động
đáng kể của trường nhiệt độ nước mặt biển và
hoạt động của bão nhiệt đới trên khu vực Biển
Đông trong những thập niên gần đây. Thông
qua việc tính các chỉ số khí hậu có thể thấy khi
hiện tượng El Niño hoạt động mạnh thì sự hoạt
động của bão nhiệt đới trên toàn khu vực giảm.
Trong thời kỳ này sự biến động của trường
nhiệt độ nước mặt biển và hoàn lưu trên Biển
Đông là đáng kể. Cũng theo tác giả Đinh Văn
Ưu (2009) “Đánh giá quy luật biến động dài
hạn và xu thế biến đổi số lượng bão và áp thấp
nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dương,
Biển Đông và ven biển Việt Nam” cho thấy số
lượng trung bình năm của bão và siêu bão dao
động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều
chục năm [9]. Trong năm thập niên gần đây, số
lượng bão ảnh hưởng trực tiếp đến ven bờ Vịnh
Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ lại gia tăng. Tác giả Nguyễn Văn
Tuyên (2007) cũng đã nghiên cứu “Xu hướng
hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Tây
Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông theo các
cách phân loại khác nhau” [10]. Sự phân bố của
bão được nghiên cứu trong đó bão được phân
loại theo vùng ảnh hưởng và theo cường độ rồi
phân tích xu hướng hoạt động. Kết quả phân
tích cho thấy, trong thời kỳ 1951-2006, hoạt
động của bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình
Dương có xu hướng giảm về số lượng, trong đó
số cơn bão yếu và trung bình có xu hướng
giảm, còn số cơn bão mạnh lại có xu hướng
tăng lên. Trên khu vực Biển Đông, những cơn
bão vào Biển Đông nhưng không vào vùng ven
biển và đất liền nước ta lại có xu hướng tăng về
số lượng. Bão có xu hướng tăng lên ở hai vùng
Trung Bộ và Nam Bộ nhưng ở vùng Bắc Bộ lại
có xu hướng giảm. Cường độ bão có xu hướng
giảm, trong đó các cơn bão yếu có xu hướng
giảm rõ rệt nhất.
Bài báo này tập trung nghiên cứu một cách
chi tiết về đặc điểm hoạt động của bão ở bảy
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 344‐353 346
vùng biển gần bờ Việt Nam trong giai đoạn
1945-2007.
2. Số liệu và phương pháp
2.1. Số liệu
Số liệu về bão được khai thác trong giai
đoạn 1945-2007 từ trang web
gồm các thông tin như
tọa độ tâm từng 6h một (độ kinh vĩ), khí áp cực
tiểu (mb), tốc độ gió cực đại (ms-1), cường độ bão
theo cấp gió Beaufort và phân loại của Việt Nam.
2.2. Phương pháp
Từ các dữ liệu về bão khai thác được, một
số đặc trưng thống kê được tính toán và sử dụng
để phân tích, đó là:
- Lịch bão: thống kê các cơn bão hoạt động
ở vùng biển gần bờ Việt Nam (vị trí, thời gian,
cường độ).
- Tần số bão: thống kê số lượng cơn bão
theo các tháng/năm tại từng khu vực.
- Xu thế tuyến tính: xây dựng phương trình
hồi qui tuyến tính một biến giữa số lượng cơn
bão hoạt ...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: