Download miễn phí Đặc điểm phân bố và biến động năng suất sinh học sơ cấp ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ
Tài liệu sửdụng trong nghiên cứu này được
tổng hợp từcác nguồn:
- Các kết quảtính NSSC theo phươngpháp
độlệch biến trình ngàyôxyhoà tan của Chương
trình hợp tác Việt-Trung (1959-1960) và hợp
tác Việt-Xô (1961-1962) về điều tra khảo sát
tổng hợp trên toàn vịnhBắc Bộ[1].
- Các kết quảtính NSSC theo phươngpháp
môhình toán tại vùng biển Ba Lạt-Bạch Long
Vĩcủa đềtài KT-03-10 (1991-1995) [2].
- Các kết quảtính NSSC theo phươngpháp
hiệu ứng tiêuhao dinhdưỡng trongquang hợp
tại vùng triều cửa sông Hồng của đềtài KT-03-11 (1991-1995) và tại vịnh HạLong của dựán
SIDA/SAREC (1996-1997) [3,4
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-dac_diem_phan_bo_va_bien_dong_nang_suat_sinh_hoc_s.rNCdaP3Gy8.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52275/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 21‐2721
_______
Đặc điểm phân bố và biến động năng suất sinh học sơ cấp
ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ
Đoàn Bộ*
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Ngày nhận 02 tháng 01 năm 2009
Tóm tắt. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu hiện có về năng suất sinh học sơ cấp (NSSC) ở vịnh
Bắc Bộ cho thấy:
1. Vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ là thuỷ vực nhiệt đới ven bờ có sức sản xuất sơ cấp cao, giá trị
trung bình NSSC thô ở trung tâm và cửa vịnh vào cỡ 100±20 mgC/m3/ngày, gần bờ và cửa sông
150±50 mgC/m3/ngày, cá biệt có nơi, có lúc đạt trên 300 mgC/m3/ngày. Giá trị cực tiểu NSSC thô
là 40 mgC/m3/ngày tại cửa vịnh vào tháng 10-1959, nhỏ hơn khoảng 10 lần so với giá trị cực đại
412 mgC/m3/ngày tại tây nam đảo Cô Tô vào tháng 8-2000.
2. Phân bố NSSC trong khu vực nghiên cứu có xu thế giảm từ bờ ra khơi, từ bắc vào nam, mùa hè
lớn hơn mùa đông. Theo độ sâu, NSSC thường đạt cực đại trong lớp nước 10-20m.
1. Mở đầu∗
Năng suất sinh học sơ cấp (NSSC) là đại
lượng đặc trưng cho khả năng sản xuất vật chất
hữu cơ sơ khởi của vùng biển, trong đó sức sản
xuất sơ cấp của thực vật phù du
(Phytoplankton) thường chiếm ưu thế. Đây là
nguồn vật chất cơ sở từ đó các động vật bậc cao
có thể sử dụng tiếp lên theo các kênh dinh
dưỡng của hệ sinh thái vùng biển. Trên thực tế,
những vùng biển có NSSC cao cũng thường là
những nơi khai thác hải sản cho sản lượng lớn.
Hiểu biết đầy đủ về các quy luật phân bố, biến
động của NSSC sẽ có ý nghĩa to lớn đối với
khoa học và thực tiễn, đặc biệt trong việc đánh
giá tiềm năng nguồn lợi hải sản của vùng biển.
Ở vịnh Bắc Bộ, các nghiên cứu về NSSC
tuy được bắt đầu từ khá sớm (trong Chương
trình hợp tác Việt-Trung 1959-1960) song cho
đến nay nội dung này còn chưa nhiều, lại tập
trung chủ yếu ở một số khu vực biển ven bờ
phía tây và hầu như chưa có khu vực nào được
nghiên cứu lặp lại. Do vậy khó có thể tìm ra
những quy luật chung về phân bố và biến động
của NSSC vịnh Bắc Bộ. Ngay việc so sánh các
kết quả nghiên cứu cũng có những bất cập bởi
sự khác nhau về thời gian, khu vực và nhất là
phương pháp.
∗ ĐT: 84-4-35586898.
E-mail: [email protected]
Trên cơ sở tập hợp các nghiên cứu hiện có
từ 1960 đến nay về NSSC ở các khu vực khác
nhau trong vịnh Bắc Bộ, bài báo đưa ra những
đánh giá và nhận định về đặc trưng phân bố và
biến động của quá trình sản xuất vật chất hữu
cơ sơ khởi của vùng biển, chú trọng nửa phía
tây vịnh Bắc Bộ. Nghiên cứu này được hoàn
thành với sự hỗ trợ của Hội đồng Khoa học Tự
nhiên giai đoạn 2006-2008 trong khuôn khổ đề
tài nghiên cứu cơ bản mang mã số 705206.
Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 21‐27 22
2. Tài liệu và phương pháp
Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này được
tổng hợp từ các nguồn:
- Các kết quả tính NSSC theo phương pháp
độ lệch biến trình ngày ôxy hoà tan của Chương
trình hợp tác Việt-Trung (1959-1960) và hợp
tác Việt-Xô (1961-1962) về điều tra khảo sát
tổng hợp trên toàn vịnh Bắc Bộ [1].
- Các kết quả tính NSSC theo phương pháp
mô hình toán tại vùng biển Ba Lạt-Bạch Long
Vĩ của đề tài KT-03-10 (1991-1995) [2].
- Các kết quả tính NSSC theo phương pháp
hiệu ứng tiêu hao dinh dưỡng trong quang hợp
tại vùng triều cửa sông Hồng của đề tài KT-03-
11 (1991-1995) và tại vịnh Hạ Long của dự án
SIDA/SAREC (1996-1997) [3,4].
- Các kết quả tính NSSC theo phương pháp
bình đen-trắng và phương pháp mô hình toán
tại vùng biển Quảng Ninh của đề tài KĐL-CIS-
01 (1999-2000) [5,6].
- Năm 2003-2004, đề tài KC-09-17 thuộc
Chương trình Biển KC.09/01-05 đã tiến hành các
chuyến khảo sát tổng hợp vùng biển vịnh Bắc Bộ,
phần chủ quyền của Việt Nam, trong đó có việc
bố trí thí nghiệm xác định NSSC tại 3 trạm liên
tục 1 ngày đêm bằng phương pháp bình đen-
trắng. Đây là những tư liệu mới nhất bổ sung cho
việc nghiên cứu NSSC ở vịnh Bắc Bộ [7].
3. Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở tập hợp kết quả từ các nghiên
cứu hiện có, kể các các nghiên cứu mới nhất
của đề tài KC-09-17 trong năm 2003-2004 có
thể thấy và so sánh NSSC ở các khu vực khác
nhau trong vịnh Bắc Bộ và Biển Đông như
bảng 1, 2.
Bảng 1. Giá trị trung bình năng suất sinh học sơ cấp thô (mgC/m3/ngày) tại các khu vực trong vịnh Bắc Bộ (tổng
hợp các kết quả nghiên cứu hiện có)
NSSC thô
(mgC/m3/ngày)
Các khu vực
Mùa
hè
Mùa
đông
Phương pháp
nghiên cứu
Nguồn, thời gian
nghiên cứu
Ven bờ tây bắc vịnh 121
Ven bờ tây nam vịnh 105
Ven bờ đông vịnh 108
Cửa vịnh 81
Độ lệch biến trình
ngày Ôxy hoà tan
Hợp tác Việt- Trung,
Việt-Xô điều tra
VBB 1959-1962
Lân cận cửa sông Hồng, mùa hè 120
Khu vực Bạch Long Vĩ (giữa vịnh), mùa hè 80
Mô hình toán Đề tài KT-03-10
(8/1994)
Vùng triều cửa sông Hồng, cuối mùa hè 150 Đề tài KT-03-11
(10/1994)
Vịnh Hạ Long, mùa đông 66
Hiệu ứng dinh
dưỡng PO4
Dự án SIDA/
SAREC (1/1997)
Xung quanh đảo Cô Tô Quảng Ninh, mùa hè 175 Đề tài KĐL-CIS-01
(8/2000)
Đông nam đảo Cát Bà, mùa đông 146
Bình đen trắng
Đề tài KĐL-CIS-01
(12/2001)
Vùng biển ven bờ Quảng Ninh (độ sâu
<10m) mùa hè
228 Đề tài KĐL-CIS-01
(8/2001)
Vùng biển thoáng Quảng Ninh mùa hè (độ
sâu 10-35m)
194 Đề tài KĐL-CIS-01
(8/2000)
Vùng biển thoáng Quảng Ninh mùa đông (độ
sâu 10-35m)
82
Mô hình toán
Đề tài KĐL-CIS-01
(12/2001)
Vịnh Bắc Bộ (Khu vực Hải Phòng) 147 157 Đề tài KC-09-17
Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 21‐27 23
Vịnh Bắc Bộ (Khu vực Thanh Hoá) 97 195
Vịnh Bắc Bộ (Khu vực Quảng Bình) 232 337
Bình đen trắng (2003-2004)
Bảng 2. Năng suất sinh học sơ cấp thô (mgC/m3/ngày) tại các khu vực khác nhau trong Biển Đông
Các khu vực trong Biển Đông NSSC thô
(mgC/m3/ngày)
Phương pháp
nghiên cứu
Nguồn, thời gian nghiên cứu
Vùng nước trồi Nam Trung Bộ
(mùa hè 1993)
60±45 14C và bình đen-
trắng
Nguyễn Tác An [8]
Vùng rạn san hô nam VN 36±25 14C Nguyễn Tác An [8]
Thềm lục địa nam VN (<200m) 46±16 14C và bình đen-
trắng
Nguyễn Tác An [8]
Vùng biển khơi miền Trung 45 Mô hình toán Đoàn Bộ [9-11]
Vùng biển sâu giữa Biển Đông
(xuân-hè 1996)
3±3 Mô hình toán Đoàn Bộ [12]
Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (mùa
đông 1995)
130 Mô hình toán Đoàn Bộ [11]
Trong đợt khảo sát tháng 10, 11 năm 2003
do đề tài KC-09-17 thực hiện, NSSC thô ở các
tầng các trạm dao động từ 131 đến 375
mgC/m3/ngày, trung bình cho cả 3 trạm đạt 230
mgC/m3/ngày với xu thế giảm từ bắc vào nam
và cực đại không rơi vào lớp nước mặt trừ trạm
22 (hình 1) [7]. Đây là những giá trị khá cao so
với các nghiên cứu trước đây, song cũng là
những giá trị đã từng gặp ở vùng biển ven bờ
phía tây vịnh Bắc Bộ. Hô hấp của thực vật
chiếm khoảng trên dưới 50% lượng sản phẩm
do chính nó tạo ra, hiệu quả tự dưỡng đạt
kho