LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh hay gặp trên lâm sàng, ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ ngày càng tăng do thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại. Theo Lambert, 63% đau thắt lưng là do thoát vị đĩa đệm. Đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất khả năng lao động ở những người dưới 45 tuổi và mất nhiều chi phí nhất cho bồi thường lao động [38]. Ở Mỹ, ước tính chi phí cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm năm 2005 khoảng 86 tỷ đô la, tương đương với chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường. Ở Anh, ước tính khoảng 13% người dân ở độ tuổi lao động phải nghỉ việc vì đau lưng trong khoảng 1 tháng hay nhiều hơn [32]. Ở Việt Nam, các tác giả trong nước nhận thấy 80% bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông còn trong độ tuổi lao động là do bệnh lý đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở cả nam lẫn nữ, chủ yếu xảy ra ở độ tuổi lao động [20]. Do đó bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới nghề nghiệp – sinh hoạt của bệnh nhân, là một gánh nặng cho xã hội.
TVĐĐ biểu hiện trên lâm sàng bằng hai hội chứng chính là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Về chẩn đoán cận lâm sàng trước kia có nhiều phương pháp như: chụp đĩa đệm cản quang, chụp tĩnh mạch cột sống, chụp tuỷ cản quang. Hiện nay việc chẩn đoán bệnh lý TVĐĐ đã đạt được những bước tiến mới do áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại: Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưỏng từ…
Về điều trị TVĐĐ, YHHĐ có nhiều phương pháp khác nhau: Điều trị bảo tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật điều trị [20]. Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu, nhưng phương pháp này có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh.
Ngành PHCN cũng có nhiều phương pháp trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm với các phương pháp như: dùng nhiệt, điện phân, từ nhiệt...và đặc biệt phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng là phương pháp điều trị giải quyết được một phần bệnh sinh của TVĐĐ vì nó làm giảm áp lực tải trọng một cách hiệu quả, giúp cho quá trình phục hồi TVĐĐ.
Theo quan điểm của YHCT, TVĐĐ được miêu tả trong phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh: yêu thống, yêu cước thống, tọa … YHCT có rất nhiều phương pháp để điều trị như: châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang sắc uống… Trong đó châm cứu là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất của YHCT, được áp dụng từ lâu, ở nhiều quốc gia trên thế giới và đạt được hiệu quả cao trong điều trị đau thắt lưng. Ở Mỹ, theo thống kê của Hiệp hội FDA , khoảng 9 đến 12 triệu bệnh nhân điều trị đau CSTL bằng châm cứu, tổng chi phí khoảng 500 triệu đô mỗi năm [31]. Các tác giả cho rằng châm có tác dụng tốt với đau thắt lưng không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động cột sống, dễ áp dụng, không gây hại cho bệnh nhân [21].
Do đó chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thể ra sau bằng phương pháp điện châm, kết hợp kéo giãn cột sống” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thể ra sau của phương pháp điện châm, kết hợp kéo giãn cột sống.
2. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm, kết hợp kéo giãn cột sống trên lâm sàng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng.
Cột sống được tạo bởi các đốt sống và các đĩa đệm (còn gọi đĩa gian đốt) sắp xếp luân phiên và được gắn với nhau bởi các dây chằng rất vững chắc, được nâng đỡ bởi hệ cơ kéo dài từ hộp sọ tới khung chậu tạo nên cột trụ cho cơ thể (Hình 1.1).
Hình 1.1 Đốt sống và đĩa đệm thắt lưng [29].
Bình thường cột sống có 23 đĩa đệm: 5 đĩa cổ, 11 đĩa ngực, 4 đĩa thắt lưng, 3 đĩa chuyển đoạn (1 cổ - ngực, 1 ngực - thắt lưng, 1 thắt lưng - cùng).
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm (L1-L2; L2-L3; L3-L4; L4-L5) và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (T12-L1; L5-S1). Kích thước đĩa đệm càng xuống dưới càng lớn; trừ đĩa đệm L5-S1 chỉ bằng 2/3 chiều cao đĩa đệm L4-L5 [25].
1.1.1. Hình thể chung của các đốt sống thắt lưng.
Hình 1.2: Các thành phần của một đốt sống.
Mỗi đốt sống gồm ba phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống, mỏm đốt sống và một lỗ:
a. Thân đốt sống:
Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành chung quanh.
Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đốt trên đến đốt dưới, phù hợp với sự tăng dần của trọng lượng từng phần cơ thể và lực tác dụng lên các đốt phía dưới.
b. Cung đốt sống:
Cung đốt sống gồm hai phần: phần trước dính với thân đốt sống gọi là cuống, phần sau gọi là mảnh.
- Cuống cung đốt sống là hai cột xương, ở bên phải và trái. Bờ trên và bờ dưới của cuống lõm vào gọi là khuyết đốt sống. Khuyết dưới của một đốt sống hợp với khuyết trên của đốt sống ở ngay dưới thành một lỗ gọi là lỗ gian đốt, nơi đi qua của các dây thần kinh sống và các mạch máu.
- Mảnh cung đốt sống là hai mảnh xương nối từ hai cuống đến mỏm gai tạo nên thành sau của lỗ đốt sống. Mảnh hình dẹt bốn cạnh, có hai mặt, trước và sau; hai bờ, trên và dưới. Ở mặt trước mảnh có một chỗ gồ ghề là nơi bám của dây chằng vàng. Mặt sau mảnh liên quan với khối cơ chung.
c. Các mỏm đốt sống:
Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống có:
- Hai mỏm ngang chạy sang hai bên.
- Bốn mỏm có diện khớp gọi là mỏm khớp: Hai mỏm khớp trên mang các mặt khớp trên và hai mỏm khớp dưới mang các mặt khớp dưới.
- Một mỏm ở phía sau gọi là mỏm gai.
d. Lỗ đốt sống:
Nằm ở giữa thân đốt sống ở phía trước và cung đốt sống ở phía sau.
Các lỗ đốt sống khi chồng lên nhau tạo nên ống sống.
1.1.2. Đĩa đệm thắt lưng – đĩa gian đốt sống.
Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt, gồm 3 phần: Nhân nhầy, vòng sợi và hai tấm sụn.
Hình 1.3: Cấu trúc đĩa đệm [5].
a. Nhân nhầy:
Nhân nhầy có hình thấu kính hai mặt lồi nằm trong vòng sợi. Nó không nằm chính giữa trung tâm thân đốt sống mà nằm hơi ở sau; đó là lý do làm cho phần vòng sơ sau nhân tủy mỏng hơn ở phía trước. Có tác giả cho đây là yếu tố thuận lợi để TVĐĐ hay xảy ra ở phía sau.
Thành phần chính của nhân nhầy là một chất dạng nhầy trong đó vùi các sợi lưới và collagen; nhân nhầy chứa chừng 70 tới 80% nước, tỷ lệ này giảm dần theo tuổi. Do vậy khi về già chiều cao đĩa đệm giảm đi và người ta thấp hơn so với thời còn trẻ 5-7cm. Với tỷ lệ nước cao như vậy, nhân nhầy là thành phần không thể nén ép được. Tuy nhiên, hình dạng của nó có thể thay đổi được và cùng với khả năng chịu nén và giãn của vòng sợi, điều này cho phép hình dạng của toàn bộ đĩa đệm thay đổi, giúp đốt sống này chuyển động trên đốt sống kia.
Mô của đĩa đệm không tái tạo, hơn nữa lại luôn luôn chịu một trọng tải lớn và nhiều tác động khác như chấn thương cột sống, lao động chân tay nên chóng hư và thoái hóa.
a. Vòng sợi:
Gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng những sợi sụn rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc với nhau kiểu xoắn ốc. Các bó sợi của vòng sợi tạo thành nhiều lớp, giữa các lớp có những vách ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi.
Tuy vòng sợi có cấu trúc rất bền chắc, nhưng phía sau và sau bên, vòng sợi mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối mảnh, nên đấy là “điểm yếu nhất của vòng sợi”. Đó là một yếu tố làm cho nhân nhầy lồi về phía sau nhiều hơn [1], [15], [16].
b. Tấm sụn.
Có hai tấm sụn: Một tấm dính sát mặt dưới của thân đốt sống trên và một tấm dính sát vào mặt trên của thân đốt sống dưới. Hai tấm sụn ôm chắc lấy nhân nhầy.
Ở mép của tấm sụn, xương đốt sống nhô lên tạo thành một đường gờ gọi là vùng viền, có tác dụng giữ cho tấm sụn chắc chắn hơn.
Tác dụng của tấm sụn là bảo vệ phần xương xốp của thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép lõm vào và bảo vệ cho đĩa đệm khỏi bị nhiễm trùng từ xương xốp của thân đốt sống đưa tới. Khi nhân nhầy chui qua tấm sụn vào phần xốp của thân đốt sống gọi là thoát vị Schmorl.
1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng.
Dây chằng dọc trước:
Chạy dọc mặt trước các thân đốt sống, dính chắc vào mép trước và mép bên của thân đốt sống với nhau.
Dây chằng dọc trước rất chắc và khỏe hơn dây chằng dọc sau nên rất ít khi thoát vị về phía trước cột sống.
Dây chằng dọc sau:
Nằm ở mặt sau thân đốt sống, dính chắc các mép sau của thân đốt sống trên và dưới với nhau.
Ngược lại so với dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau bám rất lỏng vào mặt sau các đốt sống, nhưng lại gắn rất chặt với mặt sau các đĩa đệm. Phần giữa dây chằng dọc sau dầy hơn so với hai phía bên. Điều này giải thích vì sao đĩa đệm hay bị thoát vị về phía sau-bên.
c. Tim mạch:
d. Hô hấp:
e. Tiêu hóa:
f. Tiết niệu:
g. Các bộ phận khác:
6. Cận lâm sàng:
Công thức máu:
Sinh hóa(Urê, creatinin, ALT, AST huyết thanh):
Tổng phân tích nước tiểu:
CT Scan hay MRI cột sống thắt lưng:
7. Chẩn đoán YHHĐ:
Chẩn đoán xác định:
Vị trí đĩa đệm bị thoát vị:
Mức độ thoát vị đĩa đệm:
II. Phần YHCT:
1. Vọng chẩn:
Thần sắc:
Tư thế bệnh nhân:
Lưỡi:
Vùng cột sống thắt lưng:
2. Văn chẩn:
Hơi thở:
Tiếng nói:
3. Vấn chẩn:
Thời gian mắc bệnh:
Vị trí, tính chất đau:
Cảm giác (tê bì, kiến bò… )
Vận động đau tăng:
Ho, hắt hơi, đau tăng:
Lạnh đau tăng:
Mồ hôi chân:
Nhị tiện:
Ngủ:
4. Thiết chẩn:
Xúc chẩn:
Bì phu:
cơ nhục vùng tổn thương:
Mạch chẩn:
5. Chẩn đoán YHCT:
a. Bát cương:
b. Kinh lạc:
c. Nguyên nhân:
d. Thể bệnh:
6. Pháp điều trị:
7. Phương điều trị:
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
* Số ngày điều trị:
* Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng:
* Kết quả điều trị:
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng. 3
1.1.1. Hình thể chung của các đốt sống thắt lưng. 3
1.1.2. Đĩa đệm thắt lưng – đĩa gian đốt sống. 4
1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng. 6
1.1.4. Mạch máu và thần kinh của đĩa đệm. 7
1.2.Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm. 7
1.2.1. Thoái hóa sinh lý. 7
1.2.2. Thoái hóa bệnh lý. 7
1.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng [5]. 8
1.3.1 Phân loại theo vị trí đĩa đệm so với dây chằng dọc sau. 8
1.3.2. Phân loại theo hướng phát triển của nhân nhầy đĩa đệm. 9
1.3.3. Phân loại theo tiến triển thoát vị đĩa đệm của Arseni. C (1974). 9
1.4. Lâm sàng, cận lâm sàng Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng. 10
1.4.1 Lâm sàng. 10
1.4.2 Cận lâm sàng TVĐĐ/ CSTLC 13
1.4.3. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm. 15
1.4.4. Chẩn đoán phân biệt: 15
1.5. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. 16
1.5.1. Nội khoa. 16
1.5.2 Các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu [5],[20]. 20
1.5.3. Phương pháp điều trị phẫu thuật [9],[11], [28]. 20
1.6. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo YHCT 21
1.6.1. Bệnh danh: 21
1.6.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: 21
1.6.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo YHCT: [12], [27]. 22
1.7. Một số nghiên cứu về điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu và điện châm. 24
1.7.1. Trên thế giới. 24
1.7.2. Tại Việt Nam 25
1.8. Phương pháp châm cứu 26
1.8.1. Khái niệm về châm cứu: 26
1.8.2. Phương pháp điều trị điện châm 26
1.8.3. Một số vấn đề của hoạt động thần kinh có liên quan tới vấn đề giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu. 26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ: 29
2.1.2. Tiêu chuẩn phân loại bệnh nhân theo YHCT: 29
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ: 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 30
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: 31
2.2.3. Phương pháp điều trị: 32
2.2.4.Các chỉ tiêu nghiên cứu: 35
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị. 35
2.2.6. Xử lý số liệu: 39
2.2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: 39
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 Một số đặc điểm chung chủa nhóm nghiên cứu. 41
3.1.1 Đặc điểm về tuổi. 41
3.1.2 Đặc điểm về giới. 41
3.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân. 41
3.1.4 Thời gian mắc bệnh. 42
3.1.5 Hoàn cảnh khởi phát thoát vị đĩa đệm. 43
3.1.6 Vị trí đĩa đệm thoát vị. 43
3.1.7 Mức độ TVĐĐ. 43
3.1.8 Phân bố theo thể bệnh của YHCT. 44
3.2 Kết quả nghiên cứu. 45
3.2.1 Sự cải thiện về mức độ đau. 45
3.2.2 Sự cải thiện góc độ Lasègue. 46
3.2.3 Sự cải thiện độ giãn CSTL (NP Schober). 47
3.2.4. Sự cải thiện tầm vận động vận động CSTL. 48
3.2.5 Sự cải thiện về các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày. 51
3.2.6 Kết quả điều trị chung. 52
3.2.7 So sánh số ngày điều trị trung bình của 2 nhóm. 52
3.3 Tác dụng không mong muốn. 53
DỰ KIẾN BÀN LUẬN 54
4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 54
4.2 Kết quả điều trị. 54
4.3 Tác dụng không mong muốn. 54
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 55
5.1. Tác dụng điều trị TVĐĐ cột sống thắt lưng bằng điện châm kết hợp kéo giãn. 55
5.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm và kéo giãn. 55
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 55
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh hay gặp trên lâm sàng, ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ ngày càng tăng do thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại. Theo Lambert, 63% đau thắt lưng là do thoát vị đĩa đệm. Đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất khả năng lao động ở những người dưới 45 tuổi và mất nhiều chi phí nhất cho bồi thường lao động [38]. Ở Mỹ, ước tính chi phí cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm năm 2005 khoảng 86 tỷ đô la, tương đương với chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường. Ở Anh, ước tính khoảng 13% người dân ở độ tuổi lao động phải nghỉ việc vì đau lưng trong khoảng 1 tháng hay nhiều hơn [32]. Ở Việt Nam, các tác giả trong nước nhận thấy 80% bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông còn trong độ tuổi lao động là do bệnh lý đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở cả nam lẫn nữ, chủ yếu xảy ra ở độ tuổi lao động [20]. Do đó bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới nghề nghiệp – sinh hoạt của bệnh nhân, là một gánh nặng cho xã hội.
TVĐĐ biểu hiện trên lâm sàng bằng hai hội chứng chính là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Về chẩn đoán cận lâm sàng trước kia có nhiều phương pháp như: chụp đĩa đệm cản quang, chụp tĩnh mạch cột sống, chụp tuỷ cản quang. Hiện nay việc chẩn đoán bệnh lý TVĐĐ đã đạt được những bước tiến mới do áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại: Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưỏng từ…
Về điều trị TVĐĐ, YHHĐ có nhiều phương pháp khác nhau: Điều trị bảo tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật điều trị [20]. Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu, nhưng phương pháp này có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh.
Ngành PHCN cũng có nhiều phương pháp trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm với các phương pháp như: dùng nhiệt, điện phân, từ nhiệt...và đặc biệt phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng là phương pháp điều trị giải quyết được một phần bệnh sinh của TVĐĐ vì nó làm giảm áp lực tải trọng một cách hiệu quả, giúp cho quá trình phục hồi TVĐĐ.
Theo quan điểm của YHCT, TVĐĐ được miêu tả trong phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh: yêu thống, yêu cước thống, tọa … YHCT có rất nhiều phương pháp để điều trị như: châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang sắc uống… Trong đó châm cứu là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất của YHCT, được áp dụng từ lâu, ở nhiều quốc gia trên thế giới và đạt được hiệu quả cao trong điều trị đau thắt lưng. Ở Mỹ, theo thống kê của Hiệp hội FDA , khoảng 9 đến 12 triệu bệnh nhân điều trị đau CSTL bằng châm cứu, tổng chi phí khoảng 500 triệu đô mỗi năm [31]. Các tác giả cho rằng châm có tác dụng tốt với đau thắt lưng không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động cột sống, dễ áp dụng, không gây hại cho bệnh nhân [21].
Do đó chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thể ra sau bằng phương pháp điện châm, kết hợp kéo giãn cột sống” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thể ra sau của phương pháp điện châm, kết hợp kéo giãn cột sống.
2. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm, kết hợp kéo giãn cột sống trên lâm sàng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng.
Cột sống được tạo bởi các đốt sống và các đĩa đệm (còn gọi đĩa gian đốt) sắp xếp luân phiên và được gắn với nhau bởi các dây chằng rất vững chắc, được nâng đỡ bởi hệ cơ kéo dài từ hộp sọ tới khung chậu tạo nên cột trụ cho cơ thể (Hình 1.1).
Hình 1.1 Đốt sống và đĩa đệm thắt lưng [29].
Bình thường cột sống có 23 đĩa đệm: 5 đĩa cổ, 11 đĩa ngực, 4 đĩa thắt lưng, 3 đĩa chuyển đoạn (1 cổ - ngực, 1 ngực - thắt lưng, 1 thắt lưng - cùng).
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm (L1-L2; L2-L3; L3-L4; L4-L5) và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (T12-L1; L5-S1). Kích thước đĩa đệm càng xuống dưới càng lớn; trừ đĩa đệm L5-S1 chỉ bằng 2/3 chiều cao đĩa đệm L4-L5 [25].
1.1.1. Hình thể chung của các đốt sống thắt lưng.
Hình 1.2: Các thành phần của một đốt sống.
Mỗi đốt sống gồm ba phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống, mỏm đốt sống và một lỗ:
a. Thân đốt sống:
Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành chung quanh.
Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đốt trên đến đốt dưới, phù hợp với sự tăng dần của trọng lượng từng phần cơ thể và lực tác dụng lên các đốt phía dưới.
b. Cung đốt sống:
Cung đốt sống gồm hai phần: phần trước dính với thân đốt sống gọi là cuống, phần sau gọi là mảnh.
- Cuống cung đốt sống là hai cột xương, ở bên phải và trái. Bờ trên và bờ dưới của cuống lõm vào gọi là khuyết đốt sống. Khuyết dưới của một đốt sống hợp với khuyết trên của đốt sống ở ngay dưới thành một lỗ gọi là lỗ gian đốt, nơi đi qua của các dây thần kinh sống và các mạch máu.
- Mảnh cung đốt sống là hai mảnh xương nối từ hai cuống đến mỏm gai tạo nên thành sau của lỗ đốt sống. Mảnh hình dẹt bốn cạnh, có hai mặt, trước và sau; hai bờ, trên và dưới. Ở mặt trước mảnh có một chỗ gồ ghề là nơi bám của dây chằng vàng. Mặt sau mảnh liên quan với khối cơ chung.
c. Các mỏm đốt sống:
Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống có:
- Hai mỏm ngang chạy sang hai bên.
- Bốn mỏm có diện khớp gọi là mỏm khớp: Hai mỏm khớp trên mang các mặt khớp trên và hai mỏm khớp dưới mang các mặt khớp dưới.
- Một mỏm ở phía sau gọi là mỏm gai.
d. Lỗ đốt sống:
Nằm ở giữa thân đốt sống ở phía trước và cung đốt sống ở phía sau.
Các lỗ đốt sống khi chồng lên nhau tạo nên ống sống.
1.1.2. Đĩa đệm thắt lưng – đĩa gian đốt sống.
Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt, gồm 3 phần: Nhân nhầy, vòng sợi và hai tấm sụn.
Hình 1.3: Cấu trúc đĩa đệm [5].
a. Nhân nhầy:
Nhân nhầy có hình thấu kính hai mặt lồi nằm trong vòng sợi. Nó không nằm chính giữa trung tâm thân đốt sống mà nằm hơi ở sau; đó là lý do làm cho phần vòng sơ sau nhân tủy mỏng hơn ở phía trước. Có tác giả cho đây là yếu tố thuận lợi để TVĐĐ hay xảy ra ở phía sau.
Thành phần chính của nhân nhầy là một chất dạng nhầy trong đó vùi các sợi lưới và collagen; nhân nhầy chứa chừng 70 tới 80% nước, tỷ lệ này giảm dần theo tuổi. Do vậy khi về già chiều cao đĩa đệm giảm đi và người ta thấp hơn so với thời còn trẻ 5-7cm. Với tỷ lệ nước cao như vậy, nhân nhầy là thành phần không thể nén ép được. Tuy nhiên, hình dạng của nó có thể thay đổi được và cùng với khả năng chịu nén và giãn của vòng sợi, điều này cho phép hình dạng của toàn bộ đĩa đệm thay đổi, giúp đốt sống này chuyển động trên đốt sống kia.
Mô của đĩa đệm không tái tạo, hơn nữa lại luôn luôn chịu một trọng tải lớn và nhiều tác động khác như chấn thương cột sống, lao động chân tay nên chóng hư và thoái hóa.
a. Vòng sợi:
Gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng những sợi sụn rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc với nhau kiểu xoắn ốc. Các bó sợi của vòng sợi tạo thành nhiều lớp, giữa các lớp có những vách ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi.
Tuy vòng sợi có cấu trúc rất bền chắc, nhưng phía sau và sau bên, vòng sợi mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối mảnh, nên đấy là “điểm yếu nhất của vòng sợi”. Đó là một yếu tố làm cho nhân nhầy lồi về phía sau nhiều hơn [1], [15], [16].
b. Tấm sụn.
Có hai tấm sụn: Một tấm dính sát mặt dưới của thân đốt sống trên và một tấm dính sát vào mặt trên của thân đốt sống dưới. Hai tấm sụn ôm chắc lấy nhân nhầy.
Ở mép của tấm sụn, xương đốt sống nhô lên tạo thành một đường gờ gọi là vùng viền, có tác dụng giữ cho tấm sụn chắc chắn hơn.
Tác dụng của tấm sụn là bảo vệ phần xương xốp của thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép lõm vào và bảo vệ cho đĩa đệm khỏi bị nhiễm trùng từ xương xốp của thân đốt sống đưa tới. Khi nhân nhầy chui qua tấm sụn vào phần xốp của thân đốt sống gọi là thoát vị Schmorl.
1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng.
Dây chằng dọc trước:
Chạy dọc mặt trước các thân đốt sống, dính chắc vào mép trước và mép bên của thân đốt sống với nhau.
Dây chằng dọc trước rất chắc và khỏe hơn dây chằng dọc sau nên rất ít khi thoát vị về phía trước cột sống.
Dây chằng dọc sau:
Nằm ở mặt sau thân đốt sống, dính chắc các mép sau của thân đốt sống trên và dưới với nhau.
Ngược lại so với dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau bám rất lỏng vào mặt sau các đốt sống, nhưng lại gắn rất chặt với mặt sau các đĩa đệm. Phần giữa dây chằng dọc sau dầy hơn so với hai phía bên. Điều này giải thích vì sao đĩa đệm hay bị thoát vị về phía sau-bên.
c. Tim mạch:
d. Hô hấp:
e. Tiêu hóa:
f. Tiết niệu:
g. Các bộ phận khác:
6. Cận lâm sàng:
Công thức máu:
Sinh hóa(Urê, creatinin, ALT, AST huyết thanh):
Tổng phân tích nước tiểu:
CT Scan hay MRI cột sống thắt lưng:
7. Chẩn đoán YHHĐ:
Chẩn đoán xác định:
Vị trí đĩa đệm bị thoát vị:
Mức độ thoát vị đĩa đệm:
II. Phần YHCT:
1. Vọng chẩn:
Thần sắc:
Tư thế bệnh nhân:
Lưỡi:
Vùng cột sống thắt lưng:
2. Văn chẩn:
Hơi thở:
Tiếng nói:
3. Vấn chẩn:
Thời gian mắc bệnh:
Vị trí, tính chất đau:
Cảm giác (tê bì, kiến bò… )
Vận động đau tăng:
Ho, hắt hơi, đau tăng:
Lạnh đau tăng:
Mồ hôi chân:
Nhị tiện:
Ngủ:
4. Thiết chẩn:
Xúc chẩn:
Bì phu:
cơ nhục vùng tổn thương:
Mạch chẩn:
5. Chẩn đoán YHCT:
a. Bát cương:
b. Kinh lạc:
c. Nguyên nhân:
d. Thể bệnh:
6. Pháp điều trị:
7. Phương điều trị:
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
* Số ngày điều trị:
* Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng:
* Kết quả điều trị:
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng. 3
1.1.1. Hình thể chung của các đốt sống thắt lưng. 3
1.1.2. Đĩa đệm thắt lưng – đĩa gian đốt sống. 4
1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng. 6
1.1.4. Mạch máu và thần kinh của đĩa đệm. 7
1.2.Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm. 7
1.2.1. Thoái hóa sinh lý. 7
1.2.2. Thoái hóa bệnh lý. 7
1.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng [5]. 8
1.3.1 Phân loại theo vị trí đĩa đệm so với dây chằng dọc sau. 8
1.3.2. Phân loại theo hướng phát triển của nhân nhầy đĩa đệm. 9
1.3.3. Phân loại theo tiến triển thoát vị đĩa đệm của Arseni. C (1974). 9
1.4. Lâm sàng, cận lâm sàng Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng. 10
1.4.1 Lâm sàng. 10
1.4.2 Cận lâm sàng TVĐĐ/ CSTLC 13
1.4.3. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm. 15
1.4.4. Chẩn đoán phân biệt: 15
1.5. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. 16
1.5.1. Nội khoa. 16
1.5.2 Các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu [5],[20]. 20
1.5.3. Phương pháp điều trị phẫu thuật [9],[11], [28]. 20
1.6. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo YHCT 21
1.6.1. Bệnh danh: 21
1.6.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: 21
1.6.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo YHCT: [12], [27]. 22
1.7. Một số nghiên cứu về điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu và điện châm. 24
1.7.1. Trên thế giới. 24
1.7.2. Tại Việt Nam 25
1.8. Phương pháp châm cứu 26
1.8.1. Khái niệm về châm cứu: 26
1.8.2. Phương pháp điều trị điện châm 26
1.8.3. Một số vấn đề của hoạt động thần kinh có liên quan tới vấn đề giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu. 26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ: 29
2.1.2. Tiêu chuẩn phân loại bệnh nhân theo YHCT: 29
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ: 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 30
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: 31
2.2.3. Phương pháp điều trị: 32
2.2.4.Các chỉ tiêu nghiên cứu: 35
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị. 35
2.2.6. Xử lý số liệu: 39
2.2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: 39
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 Một số đặc điểm chung chủa nhóm nghiên cứu. 41
3.1.1 Đặc điểm về tuổi. 41
3.1.2 Đặc điểm về giới. 41
3.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân. 41
3.1.4 Thời gian mắc bệnh. 42
3.1.5 Hoàn cảnh khởi phát thoát vị đĩa đệm. 43
3.1.6 Vị trí đĩa đệm thoát vị. 43
3.1.7 Mức độ TVĐĐ. 43
3.1.8 Phân bố theo thể bệnh của YHCT. 44
3.2 Kết quả nghiên cứu. 45
3.2.1 Sự cải thiện về mức độ đau. 45
3.2.2 Sự cải thiện góc độ Lasègue. 46
3.2.3 Sự cải thiện độ giãn CSTL (NP Schober). 47
3.2.4. Sự cải thiện tầm vận động vận động CSTL. 48
3.2.5 Sự cải thiện về các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày. 51
3.2.6 Kết quả điều trị chung. 52
3.2.7 So sánh số ngày điều trị trung bình của 2 nhóm. 52
3.3 Tác dụng không mong muốn. 53
DỰ KIẾN BÀN LUẬN 54
4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 54
4.2 Kết quả điều trị. 54
4.3 Tác dụng không mong muốn. 54
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 55
5.1. Tác dụng điều trị TVĐĐ cột sống thắt lưng bằng điện châm kết hợp kéo giãn. 55
5.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm và kéo giãn. 55
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 55
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links