Download Đề tài Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2009 miễn phí
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1. Những vấn đề về đất đai 3
2.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.3. Những vấn đề về quyền sử dụng đất ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1. Tình hình đăng ký đất đai ở Việt Nam trước và sau khi luật đất đai 2003 ra đời 9
2.2.2.Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 11
2.2 3.Các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 12
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng 14
3.2. Phạm vi nghiên cứu 14
3.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu 14
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của huyện Kỳ Anh,tỉnh Hà Tĩnh 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
4.1 2. Thực trạng kinh tế-xã hội 18
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 24
4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh 25
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 25
4.2.2. Tình hình sử dụng đất 30
4.3. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh 36
4.3.1. Tình hình tổ chức thực hiện 36
4.3.2. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 37
4.3.3. Tình hình cấp GCNQSDĐ ở trên địa bàn huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005-2009. 39
4.3.5. Đánh giá chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. 41
4.3.6. Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Kỳ Anh 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Kiến nghị 45
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
trên 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi núi dốc cao.4.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Kỳ Anh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc Trung Bộ và được chia làmhai mùa rõ rệt là mùa mưa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9. Nhìn chung Kỳ Anh có nền nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 khoảng 40,4oC, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 hay tháng 3 khoảng 7,5oC
Kỳ Anh có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000mm và phân bố không đồng đều trong năm chủ yếu là từ tháng 10 đến tháng 12
4.1.1.4. Cảnh quan và môi trường
4.1.1.4.1. Cảnh quan
Do yếu tố vị trí địa lý, địa hình phức tạp và sự hội tụ của yếu tố lịch sử ngàn đời nên huyện Kỳ Anh có cảnh quan tương đối đẹp như: Bãi biển Kỳ Ninh, Đèo Ngang, Đền thờ bà Nguyễn Bích Châu…
4.1.1.4.2. Môi trường
Tuy là một huyện mới bắt đầu phát triển trong vài năm trở lại nhưng những hậu quả mà con người để lại trước đây đã phần nào gây ảnh hưởng cho môi trường.
Đối với môi trường đất, do trình độ thâm canh thấp và chưa có ý thức bảo vệ môi trường nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân đã làm cho đất bị suy thoái, chủ yếu là quá trình xói mòn, rửa trôi. Thêm vào đó do tập quán canh tác lạc hậu, đã làm rừng suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng, kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học (có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm bị tiêu diệt hoàn toàn, cũng có một số loài đang bị đe doạ). Tuy nhiên trong những năm gần đây việc trồng rừng trên địa bàn huyện được đẩy mạnh nhằm nâng cao độ che phủ, ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến môi trường của việc mất rừng song các loài động, thực vật quý hiếm đã bị tiêu diệt khó có khả năng phục hồi được. Ngoài ra việc lớp phủ thực vật bị tàn phá đã góp phần tạo ra các hiện tượng cực đoan ...
Đối với môi trường nước, việc mất rừng gây nên sự suy thoái về trữ lượng nước và làm ô nhiễm môi trường nước. Dạng nhiễm bẩn phổ biến nhất là cát bùn và tăng độ đục của nước sông suối. Việc sử dụng phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện tại chưa có tác động lớn đến môi trường nước, tuy nhiên đó là một nguyên nhân tiềm ẩn tác động đến chất lượng nước mà chúng ta cần quan tâm.
Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý nữa đó là vệ sinh môi trường nông thôn. Do phong tục tập quán lạc hậu của vùng dân cư thêm vào đó cơ sở hạ tầng hầu như không có nên vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện còn kém.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
4.1.1.5.1. Tài nguyên đất.
Kỳ Anh là huyện có tài nguyên đất tương đối phong phú, đa dạng tuy vậy những đất đai lại cùng kiệt nàn.Cụ thể được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm đất đồng bằng gồm 4 loại: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa. Nhóm này chiếm 19,28% tổng diện tích toàn huyện.
- Nhóm đất đồi núi gồm 4 loại: đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất mòn trơ sỏi đá. Nhóm này chiếm 80,72% tổng diện tích toàn huyện.
4.1.1.5.2. Tài nguyên khoáng sản.
Theo các số liệu điều tra, tài nguyên khoáng sản Kỳ Anh nằm rải rác ở nhiều trong huyện, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi: Mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển thành phần khoáng chủ yếu là Emenhit; mỏ Vàng nằm rải rác ở xã Kỳ Sơn…
Nhìn chung, Kỳ Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú những chưa được điều tra đầy đủ và việc tổ chức khai thác còn hạn chế.
4.1.1.5.3. Tài nguyên nước
4.1.1.5.3.1. Mạng lưới sông suối ở Kỳ Anh
Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu, là mạch máu của trái đất, rất gần gũi với cuộc sống của con người. Ở Kỳ Anh mạng lưới sông suối khá dày đặc bao gồm: Sông Rác có chiều dài 32km, sông Trí có chiều dài 39km, sông Quyền có độ dài 34km, sông Rào Trổ dài 51km và nhiều suối nhỏ trong địa bàn huyện bị chia cắt bởi địa hình với mạng lưới khá dày đặc.
4.1.1.5.3.2. Nguồn nước ngầm
Nhìn chung nguồn nước ngầm khá phong phú vì địa chất ở đây chủ yếu từ các đá phiến sét nên khả năng chứa và giữ nước tốt. Sự phong phú nước ngầm ở đây cần được nghiên cứu kỹ và có phương pháp khai thác nó sẽ cung cấp nguồn nước đáng kể vào mùa khô.
4.1.1.5.4. Tài nguyên rừng
Kỳ Anh có 20.802,98ha đất có rừng chiếm 19,65% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó gồm 13.355,19ha rừng tự nhiên, phân bố ở vùng núi cao, rừng đặc dụng có 3.015,10ha, rừng phòng hộ có 10.003,39ha, rừng sản xuất 336,70ha, độ che phủ đạt 36%, rừng trồng có 7.445,79ha chiếm 7,03% diện tích tự nhiên.
Trong những năm gần đây tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng là ở huyện Kỳ Anh diễn ra khá mạnh, nhất là đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, ngay cả rừng sản xuất cũng bị khai thác theo chủ ý của chủ sử dụng mà chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng.
4.1.1.5.5. Tài nguyên nhân văn
Kỳ Anh là nơi có nền văn hóa lâu đời, con người Kỳ Anh cần cù, chịu khóham học hỏi, luôn có tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau.
Bên cạnh đó Kỳ Anh có nhiều lễ hội truyền thống như các lễ hội lễ hội đền bà Nguyễn Bích Châu, đền Phương Giai, di tích Hoành Sơn Quan....Những lễ hội này có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, động viên lao động sản xuất và hấp dẫn khách du lịch.Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng này để phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế.
4.1 2. Thực trạng kinh tế-xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động và việc làm
4.1.2.1.1. Tình hình dân số.
Trong những năm qua, tình hình dân số huyện Kỳ Anh đã có sự tương đối ổn định.
Bảng 1: Một số chi tiêu về dân số của huyện Kỳ Anh
Chỉ tiêu tính /năm
2005
2006
2007
2008
2009
Dân số tính đến ngày 31/12 hàng năm
172.738
171.132
173.407
172.749
172.329
Mật độ( người/km2)
163,00
163,00
163,40
164,80
163,40
Tỉ lệ tăng dân số(%o)
10,70
10,80
11,10
10,15
11,28
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh năm 2005-2009.
Qua số liệu bảng 1 cho thấy: Dân số của huyện Kỳ Anh ngày một tăng những tỉ lệ gia tăng này là tương đối đồng đều và sự chênh lệch qua các năm là không cao. Mật độ trung bình qua các năm là 163,52 là chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước và chủ yếu tập trung ở thị trấn và một số xã lân cận thị trấn. Có được điều này là nhờ được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, đặc biệt là các chính sách về dân, kế hoạch hóa gia đình.
4.1.2.1.2. Tình hình lao động và việc làm
Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng dân số thì tình hình lao động và việc làm của người dân trong huyện cũng gia tăng mạnh mẽ nhất là lao động trẻ, mới tốt nghiệp trung học. Lực lượng lao động này một phần được đào tạo từ đại học, cao đẳng, trung cấp và giạy nghề, một phần còn lại là lao động thủ công.
Đặc biệt trong nhũng năm qua Nhà nước chú trọng đầu tư khu công nghiệp cảng Vũng Áng thì một lực lượng lớn lao động được đào tạo để phục vụ cho sự nhu cầu lao độn...