daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP
MÔN: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƢƠNG
I. Chƣơng 1. Vận tải và mua bán quôc tế
Câu 1: Tại sao vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt?
Trả lời:
(*) Vận tải là 1 ngành sản xuất vật chất:
Theo C.Mác: Vận tải là ngành sản xuất vật chất thứ 4 bên cạnh 3 ngành khác: CN, NN, Khai
khoáng.
Quá trình sản xuất vật chất là sự kết hợp của 3 yếu tố:
Sức lao động và công cụ lao động => tác động lên Đối tƣợng lao động để tạo ra sản phẩm mới.
(*) Vận tải là 1 ngành sản xuất vật chất đặc biệt:
Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm tương tự các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải
là ngành SXVC đặc biệt với các đặc điểm sau:
- Sản xuất trong ngành VT là 1 quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian của đối tượng
chuyên chở (chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động)
- Sản phẩm của ngành vận tải có tính chất vô hình. (Sản xuất trong ngành vận tải không sang tạo
ra sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt là sản phẩm vận tải – là sự di
chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở).
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ không tách rời nhau.
- Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được (mà chỉ dự trữ được năng lực vận tải)
Câu 2: Trình bày phân loại vận tải
3. Phân loại vận tải
Trả lời:
 Căn cứ vào phạm vi phục vụ
– Vận tải nội bộ
– Vận tải công cộng
 Căn cứ vào môi trường hoạt động
Vận tải đường thủy:
– Vận tải đường biển
– Vận tải đường sông
– Vận tải pha sông biển
– Vận tải hồ
Vận tải đường bộ:
– Vận tải đường sắt
– Vận tải đường ô tô
Vận tải đường hàng không:
– Vận tải máy bay
– Vận tải khinh khí cầu
– Vận tải vệ tinh
Vận tải đường ống
 Căn cứ vào đối tượng chuyên chở
- Vận tải hàng hóa - Vận tải hành khách
 Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận chuyển
- Vận tải đơn cách
- Vận tải đa cách
- Vận tải chặng
 Căn cứ vào khoảng cách hoạt động
- Vận tải đường gần
- Vận tải đường xa
Câu 3: Tác dụng của vận tải
Trả lời:
- Phục vụ nhu cầu chuyên chở của toàn bộ nền kinh tế-xã hội.
- Vận tải tạo nên bộ mặt cơ sở hạ tầng giao thông cho một quốc gia, gắn kết các ngành sản xuất,
thúc đẩy các ngành khác phát triển.
- Ngành giao thông vận tải còn là một thị trường tiêu thụ rất lớn các sản phẩm của các ngành
kinh tế kỹ thuật khác (sgk-19)
- Góp phần mở rộng giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
- Góp phần khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa
đồng bằng miền núi và hải đảo.
- Góp phần tăng cường khả năng quốc phòng, giữ gìn an ninh xã hội và bảo vệ đất nước.
Câu 4: Định nghĩa và đặc điểm của vận tải
Trả lời:
1. Định nghĩa
 Theo nghĩa rộng: “Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào trong
không gian của con người và vật phẩm”
 Theo nghĩa hẹp (kinh tế): “Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm
đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí trong không gian của đối tượng vận chuyển”
2. Đặc điểm của vận tải.
Theo C.Mác: Vận tải là ngành sản xuất vật chất thứ 4 bên cạnh 3 ngành khác: CN, NN, Khai
khoáng.
Quá trình sản xuất vật chất là sự kết hợp của 3 yếu tố:
Sức lao động và công cụ lao động => tác động lên Đối tƣợng lao động để tạo ra sản phẩm mới.
Bên cạnh những đặc điểm tương tự các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải là ngành
SXVC đặc biệt với các đặc điểm sau:
- Sản xuất trong ngành VT là 1 quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian của đối tượng
chuyên chở (chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động)
- Sản phẩm của ngành vận tải có tính chất vô hình. (Sản xuất trong ngành vận tải không sang tạo
ra sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt là sản phẩm vận tải – là sự di
chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở).
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ không tách rời nhau.
- Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được (mà chỉ dự trữ được năng lực vận tải)
Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa vận tải và buôn bán quốc tế
Trả lời: Vận tải là công cụ quan trọng trong ngoại thƣơng - Góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển: “Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai
nước tỷ lệ thuận với tích số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách
chuyên chở giữa hai nước đó”
Q = P1P2/L
- Góp phần mở rộng cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế (có những mặt
hàng có thời gian sử dụng ngắn, các mặt hàng giá trị thấp trước đây không đem buôn bán được
nhờ có vận tải quốc tế đã được phát triển)
- Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
(+ Tiết kiệm chi phí vận tải k phải thuê vận tải nước ngoài. Khi vận tại làm tốt chức năng phục
vụ trong nước => tiết kiệm chi phí vận tải
+ Khi dư thừa có thể xuất khẩu vận tải, cho thuê vận tải =>thu ngoại tệ.)
Câu 6: Quyền vận tải là gì? Trình bày cơ sở phân chia quyền vận tải trong ngoại thương?
Trả lời:
Quyền vận tải là quyền và nghĩa vụ tổ chức quá trình chuyên chở hàng hóa và thanh toán cước
phí trực tiếp với người chuyên chở.
Việc phân chia quyền vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại thương là phụ thuộc vào các điều
kiện cơ sở giao hàng được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương theo “Điều kiện thương
mại quốc tế” Incoterms 2000 (sgk 26)
Căn cứ vào các điều khoản trực tiếp hay gián tiếp về vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại
thương (trong điều kiện Incoterms sử dụng và điều khoản shipment trong hợp đồng) (đây là thầy Lâm
giải thích)
Câu 7: Các điều kiện cơ sở giao hàng mà người bán giành được quyền vận tải theo Incoterms 2000
Trả lời:
CPT (Carriage paid to) CIP(Carriage and Insurance Paid to), DDU (Delivered Duty
Unpaid), DDP (Delivered Duty Paid)
Các điều kiện CSGH này xác định rõ người xuất khẩu có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng
hóa với chi phí của mình từ nơi gửi hàng đầu tiên tới địa điểm nhận hàng quy định trên lãnh thổ nước
người nhập khẩu. Trong trường hợp này, người xuất khẩu giành được toàn bộ “quyền vận tải”. (SGK-
26)
Câu 8: Các điều kiện cơ sở giao hàng mà người mua giành được quyền vận tải theo Incoterms 2000
Trả lời:
EXW và FCA : Người xuất khẩu chuyển quyền định đoạt hàng hóa cho người nhập khẩu tại Nhà máy
hay giao cho người chuyên chở tại địa điểm quy định trê lãnh thổ của người xuất khẩu. Người xuất
khẩu có toàn quyền lựa chọn cách vận tải, phương pháp, người chuyên chở sao cho có lợi nhất
cho mình và chịu toàn bộ chi phí chuyên chở.
Câu 9: Phân tích những lợi ích khi giành được quyền vận tải
Trả lời:
 Bên giành được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc tổ chức chuyên chở, đàm phán,
ký kết hợp đồng
 Giành được quyền thuê tàu cho phép ngoại thương sử dụng tốt lực lượng tàu buôn và phương
tiện vận tải trong nước, đồng thời góp phần các nghiệp vụ khác cùng phát triển (bảo hiểm, môi
giới, gom hàng, giao nhận,…)  Nếu hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định một thời hạn giao hàng cụ thể, bên giành
được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc thuê tàu, giao nhận hàng hóa tại cảng biển
 Góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ cho đất nước
 Có điều kiện tham gia vào phân công lao động trên thị trường thuê tàu trong khu vực và trên
thế giới; chủ động thực hiện các chính sách đối ngoại, đẩy mạnh XK của Đảng và Nhà nước…
Câu 10: Phân tích những trường hợp không nên giành quyền vận tải
Trả lời:
Một số trường hợp không nên giành quyền vận tải/ quyền thuê tàu:
 đoán giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm ký kết hợp
đồng mua bán ngoại thương
 đoán thấy khó khăn trong việc thuê tàu để thực hiện hợp đồng
 Tính toán thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước ngoài đề
nghị không lớn và mức chênh lệch này không đủ để bù đắp cước phí vận tải và/ hay phí bảo
hiểm mà chúng ta phải bỏ ra (hay sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do người nước ngoài
chào và giá NK FOB mà chúng ta định mua quá nhỏ)
 Quá cần bán hay quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phí đối phương lại muốn giành quyền
vận tải
 Khi tập quán hay luật lệ quốc tế quy định
II. Chƣơng 2. Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đƣờng biển
Câu 11: Ưu nhược điểm của vận tải biển?
Trả lời:
 Các tuyến đường vận tải hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên
 Năng lực vận chuyển rất lớn
 Giá thành thấp
 Thích hợp với việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế
 Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp
Câu 12: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế
Trả lời:
Do có những ưu điểm nổi bật như trên mà vận tải đường biển đóng một vai trò qua trọng trong
việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế.
Đặc biệt hiệu quả với các loại hàng rời có khối lượng lớn và có giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ
cốc, phốt phát và dầu mỏ.
Câu 13: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển
Trả lời:
Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ
 Khái niệm: Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hóa, là
đầu mối giao thông quan trọng của các quốc gia có biển
 Chức năng
– Phục vụ tàu biển
– Phục vụ hàng hóa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top