hoangoclan20337

New Member
Download Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ: Thực trạng và triển vọng

Download Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ: Thực trạng và triển vọng miễn phí





Mục lục
 
Lời mở đầu
Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
I.Khái niệm và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.Khái niệm
2. Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.Đối với nước chủ đầu tư
2.1.1. Các tác động tích cực
2.1.2.Các tác động tiêu cực
2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
2.2.1 Tác động tích cực
2.2.2. Tác động tiêu cực
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
III. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (Theo quy định pháp lý ở Việt Nam)
IV.Những xu hướng vận động đầu tư quốc tế hiện nay trên thế giới
Chương II : Thực trạng Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam giai đoạn 1995-2001
I. Khái quát quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2001
II. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 1995-2002
1. Về quy mô vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam
2. Về cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam
2.1.Cơ cấu đầu tư theo ngành
2.2. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ
2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư
3. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam
III. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 1995-2001
Chương III :Triển vọng và một số giải pháp kiến, nghị nhằm tăng cường thu hút đầu tư của hoa kỳ vào việt nam trong thời gian tới
I. Triển vọng
1. Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng hơn
2. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Mỹ khi làm ăn ở Việt Nam
3. Những ảnh hưởng gây hạn chế đầu tư
II. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
1.1. Xây dựng một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia
1.2. Nâng cao năng lực quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
1.3. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1.4. Đầu tư thích đáng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
2. Một số kiến nghị
2.1. Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2. Về mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài
2.3. Hoàn thiện thêm một bước về luật pháp, cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài
2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
2.5. Cải tiến các thủ tục hành chính
2.6. Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư
Kết luận
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

với Việt Nam, góp phần thúc đẩy bình thường hoá quan hệ thương mại. Từ đây, hàng năm, quyết định này đều được tiếp tục gia hạn.
1999: Việt Nam giành cho Mỹ quy chế tối huệ quốc trong buôn bán, được gia hạn hàng năm.
13/7/2000: Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương, hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trên đây chính là những cơ sở ban đầu rất thuận lợi đảm bảo cho những nỗ lực không ngừng về hợp tác kinh tế nói chung và hợp tác trong lĩnh vực đầu tư nói riêng của hai quốc gia.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2001
1. Về quy mô vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam .
Sau lệnh bỏ cấm vận của Mỹ với Việt Nam tháng 2/1994, đã có nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ đến Việt Nam, mục đích của họ là thăm dò các hoạt động đầu tư ở thị trường này. Cuối năm 1994 đã có 28 dự án với số vốn đăng ký 270 triệu USD của các công ty Mỹ đầu tư vào Việt Nam .
Giữa năm 1995, tổng số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã lên đến 36 dự án với tổng số vốn là 555 triệu USD, riêng năm 1996 là trên 300 triệu USD. Tổng cộng trong những năm này, Mỹ đầu tư vào Việt Nam trên 1 tỷ USD với 64 dự án. Như vậy, trongvòng 19 tháng, Mỹ đã trở thành một trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Điều đáng nói là các công ty lớn của Mỹ cũng chính thức vào cuộc ngay với nhiều dự án có giá trị cao. Hầu hết các dự án đầu tư đều nhằm vào các mục tiêu sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ với thời hạn thấp nhất là 10 năm, cao nhất là 40 năm.
Đầu năm 1997, Việt Nam đã có 26 dự án đầu tư của Mỹ với 277 triệu USD. Mỹ trở thành nước đứng thứ 8 trong số 10 nước và khu vực lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Đến cuối năm này, Mỹ lại có 58 dự án với số vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 58 nước đầu tư vào Việt Nam.
Trong thời gian này, Chính phủ Mỹ chưa cung cấp cho các công ty Mỹ tại Việt Nam những định chế bảo hiểm Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) và nguồn đầu tư từ Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) của Mỹ. Do đó, các nhà đầu tư chưa an tâm đầu tư vào Việt Nam còn các nhà xuất khẩu Mỹ lại gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước khác. Thực tế, các doanh nghiệp Mỹ muốn Chính phủ của họ huỷ bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jackson-Vanic, tạo điều kiện cho OPIC và EXIMBANK có điều kiện hoạt động thuận lợi ở Việt Nam.
Tuy vậy, cũng đã có tới trên 400 công ty của Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam ở thời điểm này, trong đó có nhiều công ty lớn như CocaCola, Mobil, Ford, IBM, IBS, Chrysler và nhiều các công ty Mỹ khác có dự kiến gia tăng khối lượng đầu tư vào Việt Nam. Chrysler là đứng đầu về số dự án lớn với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam là 109,4 triệu USD. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác của Mỹ có vốn đầu tư từ 30 triệu USD trở lên.
Đến cuối năm 1997, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 31,26 tỷ USD với 1762 dự án. Trong đó, Mỹ có 58 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn trên 1 tỷ USD. Song vẫn còn tồn tại nhiều lực cản bởi những nguyên nhân như đã đề cập đến ở trên. Để giải quyết lực cản này, ngày 10/3/1998, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã tuyên bố bãi bỏ điều luật Jackson-Vanic đối với Việt Nam. Đồng thời, phía Mỹ cũng bãi bỏ một số điều luật liên quan đến hoạt động của cơ quan viện trợ phát triển quốc tế (USAID) nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam lên một bước mới. Việc bãi bỏ này cũng là điều kiện cần có để Việt Nam được hưởng quy chế "Tối huệ quốc" của Mỹ. Nhưng điều kiện trước hết mà doanh nghiệp hai nước đều đang mong mỏi là một hiệp định thương mại đã qua các vòng đàm phán sẽ được ký kết trong tương lai.
Đến tháng 10/1999, số dự án đầu tư của Mỹ ở Việt Nam đã là 102 với vốn đăng ký 1,2 tỷ USD. Ngoài công ty Chrysler đứng đầu về số dự án lớn với tổng vốn là 109,4 triệu USD còn có công ty IBS đầu tư liên doanh xây dựng nhà máy gạch men với vốn đầu tư ban đầu là 16,5 triệu USD, và nhiều dự án khác có số vốn trên 30 triệu USD vào Việt Nam.
Tháng 9/2000, số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã tăng lên 121, trị giá 1,4 tỷ USD. Trừ các dự án bị giải thể hay hết hạn, ở thời điểm đó, Mỹ có khoảng 100 dự án FDI ở Việt Nam còn hiệu lực với vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD.
Đến 30/11/2001, Mỹ đã có 129 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,042 tỷ USD, đứng thứ 13 trong tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
Với những nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn của Chính phủ Việt Nam cùng với việc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được thực hiện, thì khả năng nguồn vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam sẽ được gia tăng là điều có thể dự báo.
2. Về cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam
2.1.Cơ cấu đầu tư theo ngành
Bảng 2
Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam phân theo ngành
(Tính đến ngày 30/11/2001 - các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị:USD
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn
pháp định
Đầu tư
thực hiện
%
Vốn
%
Vốn
%
Vốn
Công nghiệp
84
59,30
617.832.606
62,88
363.247.686
64,95
318.358.447
CN nặng
48
29,48
307.113.606
29,83
172.311.586
24,39
119.534.115
CN dầu khí
6
11,88
123.800.000
21,43
123.800.000
28,53
139.855.612
CN nhẹ
13
7,97
83.087.000
5,60
32.366.000
5,20
25.475.567
Xây dựng
7
6,26
65.212.000
3,50
20.230.000
5,42
26.551.053
CN thực phẩm
10
3,71
38.620.000
2,52
14.540.100
1,42
6.942.100
Nông, lâm, thuỷ sản
15
12,47
129.916.998
8,08
46.688.987
9,82
48.149.450
Nông-Lâm nghiệp
11
11,13
115.943.886
6,81
39.344.416
8,86
43.440.693
Thuỷ sản
4
1,34
13.973.112
1,27
7.344.571
0,96
4.708.757
Dịch vụ
30
28,23
294.120.662
29,04
167.737.772
25,23
123.644.576
Văn hoá-Y tế-Giáo dục
9
9,92
103.330.000
7,03
40.594.667
3,38
16.562.447
Tài chính-Ngân hàng
5
6,45
67.150.000
11,36
65.650.000
10,71
52.500.000
XD Văn phòng-căn hộ
3
5.45
56.833.215
5,19
29.981.428
0,77
3.755.274
GTVT-Bưu điện
7
3,93
40.930.540
3,67
21.199.770
7,14
34.986.626
Dịch vụ khác
6
2,48
25.876.907
1,79
10.311.907
3,23
15.840.229
Tổng
129
1.041.870.266
577.674.445
490.152.473
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, song chủ yếu tập trung trong các khu vực công nghiệp với 84 dự án và vốn đăng ký đạt trên 617 triệu USD. Ở đây điển hình là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký là 102 triệu USD; Dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate-Palmolive (40 triệu USD); Dự án công ty OPV Việt Nam sản xuất thuốc chữa bệnh (20 triệu USD)...
Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (Tài chính-Ngân hàng, Xây dựng Văn phòng-Căn hộ cho thuê, Văn hoá-Y tế-Giáo dục...) với 30 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 294 triệu USD. Đáng chú ý là 4 dự án Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Mỹ; Dự án công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài của AIG; Dự án công ty cho thuê máy xây dựng V Trac; Dự án công ty dịch vụ tin học IBM Việt Nam ...
Còn lại là lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ t...
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
L đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top