angel_pig199514

New Member
Download miễn phí Khóa luận Một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do Asean-Afta

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG NÔNG SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA AFTA VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN/AFTA

I. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những quy định của AFTA về thương mại các mặt hàng nông sản.1

1. Sự ra đời của ASEAN và AFTA.1

2. Một số quy định chung của khu vực mậu dịch tự do ASEAN và AFTA.2

3. Cam kết tham gia AFTA trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.5

II. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA.8

1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế.8

2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết điều phải chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA.9

3. Các nhân tố tác động đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam.11

II. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập AFTA của một số nước Đông Nam Á.13

1. Điểm tương đồng giữa Việt Nam và các nước được phân tích.13

2. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á trong quá trình hội nhập AFTA.15

3. Một số vấn đề rút ra từ kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á.27



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

I. Khái quát chung về ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.30

II. Thực trạng năng lực của hàng nông sản Việt Nam trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN khác khi CEPT/AFTA hoàn thành.32

1. Khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam của các mặt hàng nông sản được sản xuất tại các nước khác trong khối ASEAN.32

2. Khả năng thâm nhập thị trường các nước trong khối ASEAN của mặt hàng nông sản Việt Nam.36

3. Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trên thị trường ASEAN.45

III. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.47

1. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng).47

2. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản.54

3. Một số chính sách liên quan đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua.55

4. Một số nhận xét về việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn vừa qua.62











CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỮNG VÀNG HỘI NHẬP AFTA

I. Quan điểm và mục tiêu điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.67

II. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian tới cho phù hợp với quá trình hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA.72

1. Định hướng chung về công tác điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.72

2. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm nông sản cụ thể trong thời gian tới.73

3. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo vùng.77

III. Kiến nghị một số giải pháp, chính sách nhằm tiếp tục hoàn chỉnh điều chỉnh cơ cấu sản xuất để ngành nông nghiệp Việt nam vững vàng hội nhập AFTA.78

1. Thực hiện phù hợp một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hội nhập.79

1.1. Chính sách đất đai.79

1.2. Chính sách thuế. .80

1.3. Chính sách đầu tư, tín dụng.81

2. Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các cam kết và lịch trình thực hiện CEPT/AFTA không chỉ trong đội ngũ cán bộ công chức, doanh nghiệp mà còn tới tận người nông dân.82

3. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phải trên cơ sở quy hoạch hợp lý và đúng đắn.83

4. Tập trung sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh.84

5. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn liền với tổ chức thị trường và tổ chức lại sản xuất.85

6. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản.86



7. Xây dựng mối liên kết "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.87

8. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp . .91

9. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đất nước.95

10. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật ngang với trình độ trong khu vực tạo, điều kiện để thực hịên việc điều chỉnh và hội nhập của nông nghiệp . .99



Lời mở đầu


Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam trở thành viên chính thức của ASEAN từ ngày 28 tháng 7 năm 1995, và đã tham gia các chương trình hợp tác về kinh tế với các nước trong khối. Trong những chương trình đó có việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) với cam kết thực hiện đầy đủ việc cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT/AFTA. Cam kết này đã mang tới cho Việt Nam cả cơ hội cũng như những thách thức trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN.
Trong nông nghiệp nói riêng, khi Việt Nam cam kết thực hiện các quy định về nông nghiệp đã được ký kết của Hiệp hội, ngành nông nghiệp nước ta phải thực hiện cạnh tranh theo quy chế mậu dịch tự do của ASEAN, CEPT/AFTA. Nói cách khác, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới: làm thế nào để vừa mở cửa ra thị trường khu vực, vừa củng cố được thị trường trong nước; khai thác tối đa thời cơ mới của hội nhập kinh tế khu vực, đồng thời có giải pháp hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình ấy. Điều này chỉ có thể đạt được khi chúng ta tạo được những mặt hàng nông sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất nước, với năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán hợp lý, có khả năng cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN khác. Giải pháp tối ưu hiện nay cho nền nông nghiệp nước ta là phải có có những thay đổi trong việc lựa chọn cơ cấu sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đồng thời phát huy được tối đa lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nước nhà.
Đối với Việt Nam, đây là một nhiệm vụ khó vì: một mặt, xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta còn thấp, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong GDP, và nhất là có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận dân cư. Mặt khác, khả năng cạnh tranh và tận dụng, phát huy được những cơ hội do AFTA đem lại đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về phân tích ngành hàng, đa dạng hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường, xúc tiến thương mại và giành cơ hội thâm nhập, mở rộng thị trường. Do vậy, việc lựa chọn những bước đi phù hợp để điều chỉnh một cách có cơ sở khoa học cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đất nước là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập vào AFTA thành công. Nắm bắt nhu cầu thực tế bức xúc đó, Khoá luận: “Một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA” đã được lựa chọn nhằm đóng góp một phần vào việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra hiện nay.

Mục đích nghiên cứu của Khoá luận là:
- Làm rõ khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA/ASEAN.
- Đánh giá cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, trong đó tập trung vào nghiên cứu sự tham gia vào quá trình hội nhập của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính như: gạo, chè, cao su, cà phê...
- Đề xuất một số giải pháp về tổ chức và chính sách liên quan tới điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới nhằm đảm bảo cho việc hội nhập AFTA thành công.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số văn bản pháp luật của một số nước ASEAN liên quan đến quá trình hội nhập vào AFTA của mặt hàng nông sản.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
- Nghiên cứu trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ.

Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê so sánh, dựa trên phân tích các số liệu, phân tích thông tin và các tư liệu hiện có và phương pháp chuyên gia.

Bố cục Khoá luận: gồm 3 Chương:
Chương I: trình bày khái quát những đặc điểm và yêu cầu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, những cam kết của Việt Nam tham gia khu vực này, sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đồng thời trình bày kinh nghiệm của một số nước ASEAN về thực hiện điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi tham gia AFTA, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chương II: nêu khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam, phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam thời gian qua (theo nhóm sản phẩm), đồng thời phân tích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, cũng như phân tích thực trạng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hơn một thập kỷ qua từ đó rút ra những nhận xét cần thiết về quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta thời gian vừa qua.

Chương III: đề xuất một số kiến nghị về quan điểm, định hướng và giải pháp chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm tới, góp phần giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững vàng hội nhập ASEAN/AFTA.
Đây là một vấn đề mới, lại đề cập tới một nội dung rộng gồm nhiều mặt hàng, diễn biến thị trường rất mau lẹ, phức tạp và khó lường trong khi khả năng điều tra thu thập số liệu còn gặp nhiều hạn chế trong khuôn khổ của một Khoá luận tốt nghiệp, nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn, để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu trong Khóa luận này.

Qua Khoá luận tốt nghiệp này, em xin chân thành Thank sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo Vũ Thị Hiền - Giảng viên khoa Kinh tế ngoại thương cùng tất cả các thày, cô giáo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này.
Kết luận

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng trong bối cảnh mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế là chủ trương lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ nhiều năm nay. Vấn đề này càng trở nên bức xúc hơn khi thời hạn thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại hàng nông sản theo CEPT/AFTA đang đến gần.
Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu sản xuất do cơ cấu nhu cầu quyết định, vì vậy việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp là yêu cầu đặt ra thường xuyên trước những biến động của thị trường hàng nông sản trong và ngoài nước. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần được tính toán dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường của từng sản phẩm trên thị trường và dựa trên chiến lược hội nhập của từng ngành sản phẩm với những bước đi phù hợp trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành sản phẩm đó.
Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần hướng vào khai thác tối đa các lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của từng vùng, tiểu vùng sinh thái để tham gia có hiệu quả nhất vào phân công lao động khu vực và quốc tế. Nói cách khác, đó là khai thác và phát huy được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là góp phần vào thực hiện phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Trên thực tế, lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng nông sản nhất định lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan, nên việc xem xét lợi thế so sánh của từng sản phẩm cụ thể không phải là bất biến mà cần được xem xét ở trạng thái động để có thể theo dõi và có các giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất kịp thời khi lợi thế so sánh cũ mất đi, lợi thế so sánh mới xuất hiện.
Để có thể đánh giá đúng khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm cũng như dự báo sát như cầu thị trường đối với mặt hàng nông sản đó, đòi hỏi phải tính toán nhiều chỉ tiêu định tính và định lượng dựa trên một hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên. Đây là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỷ, kiên trì, với khối lượng công việc tính toán rất lớn do số lượng hàng nông sản nhiều và rất đa dạng. Do đó, đề tài không có tham vọng đi vào nghiên cứu vấn đề điều chỉnh hướng sản xuất toàn ngành nông nghiệp mà chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất của một số mặt hàng xuất khẩu chính trong bối cảnh hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN, để từ đó đưa ra các kiến nghị về định hướng và giải pháp chính sách lớn trong điều chỉnh cơ cấu sản xuất các mặt hàng trên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là bước đầu và mang tính định hướng, tuy nhiên đề tài cũng hy vọng những phân tích kiến nghị và giải pháp đã được trình bày trong các Chương I, II và III sẽ đóng góp được một phần nào đó vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nói riêng và vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, nhằm đưa nền nông nghiệp nước ta vững vàng hội nhập vào nền nông nghiệp khu vực ASEAN nói riêng và nền nông nghiệp thế giới nói chung trong một tương lai không xa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D truyền động điện điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha bằng biến tần Khoa học kỹ thuật 0
Y Xây dựng hệ thống truyền động điện điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng điện áp Kiến trúc, xây dựng 2
C Thiết kế chế tạo bộ chỉnh lưu Thyristor điều khiển động cơ một chiều Công nghệ thông tin 2
T Xây dựng mô hình hệ thống điều khiển điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ dây quấn bằng đưa điện trở Công nghệ thông tin 0
D Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ Rôtô dây quấn bằng phương pháp điện trở xung ở mạch Roto Khoa học kỹ thuật 0
N Phân tích cơ sở khoa học của việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Luận văn Kinh tế 0
M Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Luận văn Luật 0
C Thực trạng tỷ giá trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và giải pháp điều chỉnh cơ chế tỷ giá Luận văn Kinh tế 0
B Thiết kế bộ điều chỉnh và ổn định tốc độ quạt thông gió dùng động cơ không đồng bộ rôto ngắn mạch công suất động cơ là: 43 KW Tài liệu chưa phân loại 0
G Báo cáo Tự động điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều một pha bằng biến tần áp gián tiếp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top