Link tải luận văn miễn phí cho ae
Chương I: CÁC YÊU CẦU CHUNG
1. Khái niệm về thẩm định phương pháp
Thẩm định phương pháp là sự khẳng định bằng việc kiểm tra và cung
cấp bằng chứng khách quan chứng minh rằng phương pháp đó đáp ứng
được các yêu cầu đặt ra (fitness for the purpose). Kết quả của thẩm định
phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng, độ tin cậy của kết
quả phân tích. Thẩm định phương pháp phân tích là một phần không
thể thiếu nếu muốn có một kết quả phân tích đáng tin cậy.
Hiện nay nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ khái niệm
trên, như định trị phương pháp, đánh giá phương pháp, xác nhận giá trị sử
dụng của phương pháp, phê duyệt phương pháp. Tất cả các thuật ngữ này
đều là cách gọi khác nhau của thẩm định phương pháp (method validation).
Phòng thử nghiệm thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Dựa vào nguồn gốc có thể phân loại các phương pháp thành hai nhóm:
- Các phương pháp tiêu chuẩn: các phương pháp thử theo tiêu chuẩn
quốc gia, quốc tế, hiệp hội khoa học được chấp nhận rộng rãi trên thế giới
như TCVN, ISO, ASTM, AOAC…
- Các phương pháp không tiêu chuẩn hay phương pháp nội bộ (non
standard/alternative/in-house method): là các phương pháp do phòng thử
nghiệm tự xây dựng, phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị,
phương pháp theo các tạp chí, tài liệu chuyên ngành...
Theo yêu cầu của ISO 17025, phương pháp phân tích phải được thẩm
định hay thẩm định lại khi:
- Phương pháp áp dụng không phải là phương pháp tiêu chuẩn (non
standard method)
- Phương pháp do phòng thử nghiệm tự xây dựng mới trước khi đưa
vào sử dụng thành thường quy.
- Có sự thay đổi về đối tượng áp dụng nằm ngoài đối tượng áp dụng
của phương pháp đã thẩm định hay phương pháp tiêu chuẩn.
- Có sự thay đổi các điều kiện thực hiện phương pháp đã được thẩm
định (ví dụ: thiết bị phân tích với các đặc tính khác biệt, nền mẫu, người
phân tích …).
2. Thẩm định phương pháp tiêu chuẩn (method verification)
Trước khi áp dụng một phương pháp phân tích cần có các chứng minh
rằng phương pháp đó đáp ứng yêu cầu đặt ra, tức là phương pháp phải được
thẩm định. Yêu cầu này không chỉ cho các phương pháp thử nội bộ mà còn
cần cho các phương pháp tiêu chuẩn. Việc thẩm định phương pháp tiêu
chuẩn và phương pháp nội bộ có sự khác nhau, do đó cần chú ý khi lập kế
hoạch thẩm định.
Có hai yêu cầu chủ yếu của việc thẩm định phương pháp tiêu chuẩn:
- Phải có kết quả thẩm định của phương pháp tiêu chuẩn, và kết quả
này phải phù hợp với yêu cầu của phòng thử nghiệm.
- Phòng thử nghiệm cần đảm bảo có thể đạt được các thông số được
mô tả trong phương pháp tiêu chuẩn.
Theo yêu cầu của ISO 17025, khi các phòng thử nghiệm áp dụng các
phương pháp tiêu chuẩn cần có hồ sơ đánh giá các điều kiện cơ bản, các
nguồn lực theo yêu cầu của phương pháp thử và việc đạt được kết quả thử
nghiệm có độ chính xác như phương pháp yêu cầu hay như mong muốn
của phòng thử nghiệm. Đối với các phương pháp thử đã ban hành mà không
có dữ liệu về độ chính xác thì phòng thử nghiệm phải xác định dữ liệu độ
chính xác của phép thử dựa trên dữ liệu nghiên cứu thử nghiệm.
Để xây dựng các bước thẩm định phương pháp tiêu chuẩn cần kiểm
tra:
1. Phương pháp đã được thẩm định hay chưa, thẩm định toàn bộ hay
một phần?
2. Nền mẫu có giống nhau hay không?
3. Khoảng làm việc của phương pháp có phù hợp với yêu cầu của
phòng thử nghiệm hay không?
4. Có cùng loại thiết bị (hãng sản xuất, model) hay không? Phương
pháp tiêu chuẩn có cho sử dụng các loại thiết bị khác không?
5. Có những lưu ý gì đặc biệt của phương pháp tiêu chuẩn mà phòng
thử nghiệm không thể đáp ứng không?
Nếu một trong các yếu tố trên không phù hợp, thì phòng thử nghiệm
cần thực hiện các phép thử để đánh giá lại phương pháp. Các kết quả đánh
giá này cần tương ứng với các kết quả thẩm định của phương pháp
chuẩn, nếu không cần thẩm định lại toàn bộ phương pháp.
Việc đánh giá bao gồm:
1. Khẳng định tình trạng đầy đủ thiết bị, nhân viên, thuốc thử, môi
trường và các điều kiện khác để thực hiện phép thử.
2. Kiểm tra các thông số cơ bản nhất của phương pháp, theo yêu cầu cụ
thể của từng lĩnh vực hóa học và vi sinh sẽ được mô tả chi tiết trong
các chương sau.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chương I: CÁC YÊU CẦU CHUNG
1. Khái niệm về thẩm định phương pháp
Thẩm định phương pháp là sự khẳng định bằng việc kiểm tra và cung
cấp bằng chứng khách quan chứng minh rằng phương pháp đó đáp ứng
được các yêu cầu đặt ra (fitness for the purpose). Kết quả của thẩm định
phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng, độ tin cậy của kết
quả phân tích. Thẩm định phương pháp phân tích là một phần không
thể thiếu nếu muốn có một kết quả phân tích đáng tin cậy.
Hiện nay nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ khái niệm
trên, như định trị phương pháp, đánh giá phương pháp, xác nhận giá trị sử
dụng của phương pháp, phê duyệt phương pháp. Tất cả các thuật ngữ này
đều là cách gọi khác nhau của thẩm định phương pháp (method validation).
Phòng thử nghiệm thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Dựa vào nguồn gốc có thể phân loại các phương pháp thành hai nhóm:
- Các phương pháp tiêu chuẩn: các phương pháp thử theo tiêu chuẩn
quốc gia, quốc tế, hiệp hội khoa học được chấp nhận rộng rãi trên thế giới
như TCVN, ISO, ASTM, AOAC…
- Các phương pháp không tiêu chuẩn hay phương pháp nội bộ (non
standard/alternative/in-house method): là các phương pháp do phòng thử
nghiệm tự xây dựng, phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị,
phương pháp theo các tạp chí, tài liệu chuyên ngành...
Theo yêu cầu của ISO 17025, phương pháp phân tích phải được thẩm
định hay thẩm định lại khi:
- Phương pháp áp dụng không phải là phương pháp tiêu chuẩn (non
standard method)
- Phương pháp do phòng thử nghiệm tự xây dựng mới trước khi đưa
vào sử dụng thành thường quy.
- Có sự thay đổi về đối tượng áp dụng nằm ngoài đối tượng áp dụng
của phương pháp đã thẩm định hay phương pháp tiêu chuẩn.
- Có sự thay đổi các điều kiện thực hiện phương pháp đã được thẩm
định (ví dụ: thiết bị phân tích với các đặc tính khác biệt, nền mẫu, người
phân tích …).
2. Thẩm định phương pháp tiêu chuẩn (method verification)
Trước khi áp dụng một phương pháp phân tích cần có các chứng minh
rằng phương pháp đó đáp ứng yêu cầu đặt ra, tức là phương pháp phải được
thẩm định. Yêu cầu này không chỉ cho các phương pháp thử nội bộ mà còn
cần cho các phương pháp tiêu chuẩn. Việc thẩm định phương pháp tiêu
chuẩn và phương pháp nội bộ có sự khác nhau, do đó cần chú ý khi lập kế
hoạch thẩm định.
Có hai yêu cầu chủ yếu của việc thẩm định phương pháp tiêu chuẩn:
- Phải có kết quả thẩm định của phương pháp tiêu chuẩn, và kết quả
này phải phù hợp với yêu cầu của phòng thử nghiệm.
- Phòng thử nghiệm cần đảm bảo có thể đạt được các thông số được
mô tả trong phương pháp tiêu chuẩn.
Theo yêu cầu của ISO 17025, khi các phòng thử nghiệm áp dụng các
phương pháp tiêu chuẩn cần có hồ sơ đánh giá các điều kiện cơ bản, các
nguồn lực theo yêu cầu của phương pháp thử và việc đạt được kết quả thử
nghiệm có độ chính xác như phương pháp yêu cầu hay như mong muốn
của phòng thử nghiệm. Đối với các phương pháp thử đã ban hành mà không
có dữ liệu về độ chính xác thì phòng thử nghiệm phải xác định dữ liệu độ
chính xác của phép thử dựa trên dữ liệu nghiên cứu thử nghiệm.
Để xây dựng các bước thẩm định phương pháp tiêu chuẩn cần kiểm
tra:
1. Phương pháp đã được thẩm định hay chưa, thẩm định toàn bộ hay
một phần?
2. Nền mẫu có giống nhau hay không?
3. Khoảng làm việc của phương pháp có phù hợp với yêu cầu của
phòng thử nghiệm hay không?
4. Có cùng loại thiết bị (hãng sản xuất, model) hay không? Phương
pháp tiêu chuẩn có cho sử dụng các loại thiết bị khác không?
5. Có những lưu ý gì đặc biệt của phương pháp tiêu chuẩn mà phòng
thử nghiệm không thể đáp ứng không?
Nếu một trong các yếu tố trên không phù hợp, thì phòng thử nghiệm
cần thực hiện các phép thử để đánh giá lại phương pháp. Các kết quả đánh
giá này cần tương ứng với các kết quả thẩm định của phương pháp
chuẩn, nếu không cần thẩm định lại toàn bộ phương pháp.
Việc đánh giá bao gồm:
1. Khẳng định tình trạng đầy đủ thiết bị, nhân viên, thuốc thử, môi
trường và các điều kiện khác để thực hiện phép thử.
2. Kiểm tra các thông số cơ bản nhất của phương pháp, theo yêu cầu cụ
thể của từng lĩnh vực hóa học và vi sinh sẽ được mô tả chi tiết trong
các chương sau.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links