ScIymgeour

New Member
Luận văn: Giải pháp công nghệ cho giao dịch lưu động ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 10
Nhà xuất bản: ĐHCN
Ngày: 2011
Chủ đề: Ngân hàng
Công nghệ phần mềm
Phần mềm ứng dụng
Giao dịch
Miêu tả: 73 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Công nghệ phần mềm -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Giới thiệu giải pháp “Giao dịch lưu động” nhằm đưa ra cách thức tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất, tiết giảm chi phí thời gian, công sức và tiền bạc cho khách hang, đồng thời cũng là giải pháp tiếp cận với khách hàng một cách tốt nhất, là chính sách nhằm gia tăng số lượng khách hàng cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Nghiên cứu giải pháp công nghệ cho Giao dịch lưu động nhằm đưa ra giải pháp, quy trình giao dịch khi điểm giao dịch không/có điện lưới, không/có internet, không/có sóng điện thoại đi động, không thể kết nối với trung tâm và trường hợp kết nối được với trung tâm - Phân tích đặc tả yêu cầu, thiết kế chi tiết, xây dựng và cài đặt các hệ thống chương trình phần mềm thực hiện giải pháp nghiệp vụ và giải pháp công nghệ nói trên. Phân tích cấu hình và cài đặt hệ thống: Đưa ra những yêu cầu đối với hệ thống chính, hệ thống phần mềm ngân hàng hiện đại (core banking), máy tính trực tiếp giao dịch lưu động tại xã, các phần mêm kèm theo; Cài đặt hệ thống và mô tả chức năng của chương trình phần mềm giao dịch lưu động tại xã
Mục lục Lời Thank .................................................................................................... 3 Lời cam đoan ................................................................................................ 4 Mục lục ......................................................................................................... 5 Danh mục bảng biểu .................................................................................... 6 Danh mục hình vẽ ......................................................................................... 7 Danh mục ký hiêu, từ viết tắt ...................................................................... 8 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9 Chương 1. Giải pháp nghiệp vụ Giao dịch lưu động ................................ 11 1.1. Vấn đề tồn tại ..................................................................................... 11 1.2. Giải pháp giao dịch lưu động ............................................................. 12 1.3. Kết luận.............................................................................................. 13 Chương 2. Giải pháp công nghệ cho Giao dịch lưu động............................ 14 2.1. Vấn đề khó khăn ................................................................................ 14 2.2. Giải pháp ............................................................................................ 14 2.2.1. Trường hợp có kết nối Internet tại Điểm GDLĐ .......................... 16 2.2.1.1. Giải pháp kết nối Internet giao dịch từ xa .............................. 17 2.2.1.2. Phân tích tính khả thi kết nối Internet giao dịch từ xa ............ 18 2.2.2. Trường hợp không có Internet tại Điểm GDLĐ ........................... 19 2.2.2.1. Đặc tả yêu cầu chức năng các module giao dịch lưu động ..... 21 2.2.2.2. Thiết kế chi tiết các module GDLĐ ....................................... 28 2.3. Kết luận.............................................................................................. 64 Chương 3. Cài đặt và cấu hình hệ thống ................................................... 65 3.1. Yêu cầu cài đặt ................................................................................... 65 3.2. Cài đặt, cấu hình hệ thống .................................................................. 66 3.2.1. Tích hợp các module vào hệ thống chính ..................................... 66 3.2.2. Module giao dịch giao dịch lưu động tại xã ................................. 66 3.3. Kết quả thực hiện và các chức năng của chương trình ........................ 66 3.3.1. Chức năng xuất dữ liệu đi giao dịch lưu động .............................. 66 3.3.2. Chức năng nhập dữ liệu đi giao dịch lưu động về ........................ 67 3.3.3. Chức năng giao dịch lưu động tại xã ............................................ 67 KẾT LUẬN ................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 73
MỞ ĐẦU Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là một tổ chức tài chính vi mô hoạt động không vì múc đích lợi nhuận mà vì mục đích An sinh xã hội. Đối tượng khách hàng của ngân hàng Chính sách xã hội rất đặc biệt, đó là những hộ nghèo, những hộ thuộc diện chính sách. Đó là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khắn, miền núi, … Đó là những nơi giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Có những nơi phải đi thuyền, lội suối [6], … Bởi vậy, để KH giao dịch được với Ngân hàng, KH phải đi từ xã lên huyện, thường phải đi lại bằng những phương tiện thô sơ, đi bộ và mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nhiều trường hợp họ đi mất cả ngày đường chỉ để nộp vài chục ngàn đồng tiền lãi hay vài chục ngàn đồng tiền tiết kiệm. Đây là một trăn trở lớn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Câu hỏi đặt ra là làm sao để khách hàng có thể giảm thiểu quãng đường đến Ngân hàng. Một giải pháp được NHCSXH đưa ra là Ngân hàng sẽ cử cán bộ đến tận xã để giao dịch với khách hàng, đó là “Giao dịch lưu động”. Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin phát triển rất nhanh. Nó dần thay thế những công việc thủ công của con người, nhằm tăng năng suất và giảm sức lao động, giúp con người sắp xếp, lên kế hoạch và thực hiện công việc một cách khoa học, chính xác và hiệu quả cao. Bởi vậy, đưa công nghệ vào cuộc sống ở mọi nơi, mọi lúc là điều vô cùng quan trọng, khó khăn và cấp thiết. Ngân hàng, một trong những ngành sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại hàng đầu. Ngân hàng Chính sách xã hội là một Ngân hàng đặc biệt, với hệ thống những Chi nhánh, Phòng giao dịch và địa điểm Giao dịch (Giao dịch tại xã) trải rộng khắp toàn quốc, nhiều nơi có trình độ dân trí thấp, giao thông, viễn thông, cơ sở hạ tầng thấp kém thậm chí nhiều nơi chưa có điện lưới quốc gia hay sóng điện thoại di động. Bởi vậy, để đưa công nghệ vào giao dịch khách hàng ở những nơi này là một điều cần nghiên cứu. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề? Một ý tưởng, một giải pháp mà luận văn này đưa ra và giải quyết đó chính là “Giải pháp Công nghệ cho Giao dịch lưu động - Ngân hàng Chính sách xã hội” nhằm đưa công nghệ vào giao dịch với khách hàng. Giao dịch tại xã nhưng có công nghệ hỗ trợ như giao dịch tại trụ sở của Ngân hàng. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu Hệ thống phần mềm lõi (core banking) cho Ngân hàng, Internet, công nghệ viễn thông USB 3G, và nghiệp vụ Ngân hàng với các vấn đề cụ thể như sau:

- Giải pháp nghiệp vụ: Nhằm đưa ra cách thức tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, kinh tế, tiết giảm chi phí cho khách hàng. - Công nghệ viễn thông: Nhằm tìm ra giải pháp cho giao dịch từ xa, như công nghệ Mobile 3G. Kết nối hệ thống thông qua Internet. - Phần mềm và cơ sở dữ liệu: Thiết kế hệ thống phần mềm hỗ trợ g iao dịch khách hàng, giao tiếp với hệ thống chính với yêu cầu nhỏ, gọn nhất để có thể chạy tốt trên một máy tính PC hay laptop, nhằm thực hiện giải pháp mà luận văn đưa ra. Cấu trúc luận văn: Luân văn bao gồm các phần Mở đầu, 03 chương, Kết luận và Tài liệu tham khảo, trong đó: Chương 1: Giải pháp “Giao dịch lưu động”, nhằm đưa ra cách thức tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất, tiết giảm chi phí thời gian, công sức và tiền bạc cho khách hàng. Đồng thời cũng là giải pháp tiếp cận với khách hàng một cách tốt nhất, là chính sách nhằm gia tăng số lượng khách hàng cho Ngân hàng Chính sách xã hội . Chương 2: Giải pháp công nghệ cho Giao dịch lưu động. Nhằm đưa ra giải pháp, quy trình giao dịch khi điểm giao dịch không/có điện lưới, không/có internet, không/có sóng điện thoại đi động, không thể kết nối với trung tâm và trường hợp kết nối được với trung tâm. Phân tích đặc tả yêu cầu , thiết kế chi tiết , xây dựng và cài đặt các hệ thống chương trình phần mềm thực hiện giải pháp nghiệp vụ và giải pháp công nghệ nói trên . Chương 3: Cấu hình và cài đặt hệ thống. Nhằm đưa ra những yêu cầu đối với hệ thống chính, hệ thống phần mềm ngân hàng hiện đại (core banking), máy tính trực tiếp giao dịch lưu động tại xã , các phần mêm kèm theo. Cài đặt hệ thống và mô tả chức năng của chương trình phần mềm giao dịch lưu động tại xã. Kết luận: Nêu ra những vấn đề mà luận văn đã thực hiện , so sánh với mô hình hiện tại , phân tích để thấy rõ ý nghĩ thực tiễn và tính khoa học của luận văn. Phần này cũng nêu ra hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn để có thể triển khai thực tế.


Chương 1. Giải pháp nghiệp vụ Giao dịch lưu động 1.1. Vấn đề tồn tại Do đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội là Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích An sinh xã hội. Đối tượng khách hàng là những hộ đặc biệt, khó khăn, nghèo, … Hệ thống tổ chức của NHCSXH cũng đặc biệt, không như những Ngân hàng thương mại là tập trung vào những nơi mà họ thấy có ưu thế như kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, viễn thông tốt, … Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống tổ chức trải khắp cả nước, Trung tâm điều hành nằm ở Hà Nội (Hội sở chính), 63 tỉnh, thành phố là 63 Chi nhánh trực thuộc Hội sở chính (Ngân hàng Chính sách xã hội trung ương), 617 quận, huyện là 617 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp tỉnh [6]. Mỗi Phòng giao dịch chịu trách nhiệm cho vay các đối tượng chính sách trong quận, huyện của mình và mỗi xã, phường trong quận, huyện là một điểm giao dịch lưu động. Đặc biệt nữa là càng những nơi khó khăn, cùng kiệt khó thì hoạt động của NHCSXH càng mạnh. Bởi vậy không tránh khỏi những khó khăn cho Ngân hàng và Khách hàng. Về phía Khách hàng: - Đa phần khách hàng ở xa trung tâm huyện, đường xá không tốt, đi lại khó khăn. Phương tiện đi lại rất hạn chế, nhiều hộ gia đình phải đi bộ cả ngày đường để đến trụ sở giao dịch Ngân hàng, nhiều nơi phải đi đò, đi xe đạp, … Bởi vậy rất mất thời gian và công sức để, có khi chi phí đi lại phát sinh còn nhiều hơn số tiền giao dịch (tiền lãi tiết kiệm, trả lãi tiền vay, …). Vấn đề là làm sao để giảm được những chi phí này. - Vì khách hàng trong một huyện đều đến trụ sở giao dịch, nên số lượng khác hàng giao dịch sẽ tập trung rất đông. Nên cho dù khách hàng đi vất vả đến trụ sở Ngân hàng giao dịch, nhưng nhiều khi phải chờ rất lâu, nhỡ buổi mà có khi vẫn không đến lượt mình giao dịch vì hết giờ làm việc, hết ngày. Vấn đề là làm sao để giảm lượng khách hàng tập trung quá đông. Về phía Ngân hàng: - Khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao cho, đó là tiếp cận hộ cùng kiệt và các đối tượng chính sách để đưa đồng vốn ưu đãi Quốc gia đến đối tượng thụ hưởng, giúp họ xóa đói, giảm nghèo. Nhưng do đối tượng khách hàng và địa bàn hoạt động đặc biệt nên Ngân hàng khó tiếp cận và giúp đỡ được những đối tượng chính sách này.

Khi xuống giao dịch tại xã, nhân dân sẽ cảm giác gần gũi hơn với Ngân hàng chính sách xã hội và họ tin tưởng vào Chính sách và sự quan tâm của nhà nước để sinh sống làm ăn tốt hơn. 1.2. Giải pháp giao dịch lưu động Để giải quyết vấn đề nêu trên, giảm công sức đi lại, chi phí cho khách hàng, để gia tăng số lượng khách hàng và hoàn thành nhiệm vụ được giao, NHCSXH sẽ thực hiện giao dịch tại cấp xã (GDLĐ) với các nội dung cụ thể như sau: - Tổ giao dịch lưu động: Tổ chức cán bộ của Phòng giao dịch gồm các tổ Giao dịch lưu động, mỗi tổ bao gồm các thành phần Kế toán, Tín dụng và Thủ quỹ đảm bảo thành phần nhân sự cho quy định giao dịch tài chính Ngân hàng. Tổ giao dịch lưu động có 01 tổ trưởng và các tổ viên, mỗi tổ tối thiểu 03 cán bộ [1]. - Lịch giao dịch lưu động: Tại mỗi một xã, trong một tháng, Ngân hàng sẽ cử một tổ giao dịch lưu động xuống để giao dịch gọi là ngày GDLĐ. Ngày giao dịch sẽ được cố định hàng tháng để khách hàng dễ sắp xếp thời gian. Những xã có dư nợ không lớn hay số lượng khách hàng không nhiều có thể gộp lại đi giao dịch trong một ngày, sáng đi một huyện, chiều đi một huyện hay giao dịch xong huyện này rồi sang huyện khác. Trong một huyện, lãnh đạo Phòng giao dịch sắp xếp làm sao để giao dịch đến hết tất cả các xã mỗi xa một phiên trong một tháng. - Địa điểm giao dịch: Vì Ngân hàng Chính sách là một đơn vị nhà nước, phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành của nhà nước để thực hiện chính sách của Chính phủ, nên dễ dàng mượn được Phòng làm việc tại Ủy ban nhân dân xã để làm việc. Được tạo điều kiện tốt nhất để làm việc, đây là một lợi thế rất lớn của Ngân hàng Chính sách xã hội - Tạm ứng tiền đi GDLĐ: Khi đi GDLĐ, số tiền phải chi đã được xác đinh, đó là các món giải ngân, các khoản chi, … Còn số tiền thu (khách hàng trả nợ, trả lãi, …) thì không xác định, cho nên để cân đối thu chi thì cán bộ đi giao dịch phải tạm ứng số tiền tối thiểu bằng số tiền phải chi, ta gọi đó là tiền tạm ứng đi GDLĐ. Số tiền này sẽ do tổ trưởng Tổ GDLĐ tạm ứng và được ghi nợ vào tài khoản của cán bộ Tổ trường này trên hệ thống. Cuối ngày GDLĐ về, hệ thống sẽ cân đối thu chi và tất toán món tạm ứng của Tổ trưởng tổ GDLĐ [1].
Chương 3. Cài đặt và cấu hình hệ thống 3.1. Yêu cầu cài đặt 3.1.1. Yêu cầu môi trường phần cứng Để cài đặt và chuẩn bị đi GDLĐ, các yêu cầu về thiết bị công nghệ sau đây cần được đáp ứng: - USB 3G >=7.2 MB: Dùng để kết nối Internet nếu tại điểm GDLĐ có phủ sóng mạng 3G. - Đường internet ADSL tại điểm GDLĐ: Nếu Bưu điện đã có hạ tầng cho phép thì cần lắp đặt đường ADSL để kết nối trực tiếp với hệ thống giao dịch chính của Ngân hàng. - Máy phát điện: Dùng để sử dụng trong trường hợp không có điện lưới tại điểm GDLĐ. Yêu cầu về máy phát điện: Tối thiểu 3k. - Yêu cầu máy in: Để in các chứng từ giao dịch. - Yêu cầu máy tính (laptop hay PC): Chip intel >=2.0 GHz; HDD >= 250 GB; RAM >= 1 GB; Card NET 3.1.2. Yêu cầu môi trường phần mềm Môi trường phần mềm bao gồm 2 thành phần, môi trường hệ thống chính và môi trường trên máy tính client (máy cài đặt phần mềm và đi giao dịch lưu động tại cấp xã). Yêu cầu môi trường hệ thống chính: - Hệ thống phải đảm bảo online 24/24, nhằm đề phòng đi giao dịch lưu động về muộn thì vẫn có thể chuyển dữ liệu sang hệ thống chính. Hệ thống chính cũng phải đáp ứng việc cập nhật dữ liệu khi hệ thống đã khóa sổ. - Hệ thống chính phải có giao tiếp (interpreter) và có khả năng mở rộng để có thể thiết kế thêm các (module menu) chức năng xuất dữ liệu đi giao dịch và nhập dữ liệu đi giao dịch về theo yêu cầu [11], [12], [13]. - Hệ thống chính phải có cổng giao tiếp ra internet phục vụ giao dịch từ xa. Yêu cầu môi trường máy tính (client) - Hệ điều hành: Microsoft window xp, 2000, 2003, 2008, window 7. - Cài đặt USB 3G, Bộ gõ tiếng Việt VietKey/ Unikey.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phẩn thương mại công nghiệp thủ đô Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH SENA Việt Nam. Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top