dung_hitle
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất
Lời nói đầu
Đất đai thân thiết, gần gũi, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. “Con người là hoa của Đất”, lúc nhắm mắt xuôi tay, con người lại cũng nương nhờ ngàn thu trong lòng đất.
Đất đai là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, là tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Đất đã tạo ra con người và con người cùng với sức lao động, cộng với trí thông minh tuyệt với của mình đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất. Cũng từ đó, đất đai trở thành điều kiện sinh tồn, thành cơ sở để thực hiện quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho sản xuất. Điều kỳ diện là sức sản xuất của đất đai chẳng những không bị hạn chế mà thậm chí còn ngày càng trở nên tốt hơn nếu con người biết sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý. Vì thế, những quan hệ hướng tới đối tượng là đất đai bao giờ cũng chiếm vị trí trọng yếu trong hệ thống các quan hệ xã hội. Bất kỳ xã hội nào cũng chăm lo đến vấn đề đất đai; bất kỳ Nhà nước nào cũng quan tâm đến việc thiết lập những hình thức sở hữu nhất định đối với đất đai và đảm bảo những điều kiện nhất định cho việc thực hiện các hình thức sở hữu đó.
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã giải phóng được sức sản xuất, khơi dậy được tiềm năng của các tầng lớp nhân dân. Với chủ trương này, công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo đã thu được những thành tựu vô cùng quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Nhu cầu sử dụng đất của nhân dân được đáp ứng bằng nhiều cách như: xin Nhà nước cấp đất, thuê đất, tự khai hoang đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất hay bằng cách được chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước giao...
Các giao dịch dân sự về chuyển quyền sử dụng đất đã trở nên phổ biến trong thực tế, tỷ lệ thuận với nhịp độ gia tăng dân số, sự phát triển của nền kinh tế đất nước và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Trong đó, các quan hệ chuyển dịch đất đai chiếm số lượng đáng kể và có vị trí rất quan trọng. Nó xác lập quyền sử dụng đất cho người được Nhà nước giao đất để sử dụng, đồng thời góp phần điều phối lại diện tích đất giữa các công dân với nhau, đảm bảo cho những diện tích thừa được sử dụng một cách hợp lý.
Xét một cách tổng quan thì thực trạng chuyển dịch quyền sử dụng đất hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Sự vi phạm của các bên trong quá trình xác lập, thực hiện tuân thủ các điều kiện chuyển dịch quyền sử dụng đất xảy ra ngày càng nhiều. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng không ngừng tăng lên. Một số trường hợp diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, từ tranh chấp dân sự đã trở thành vụ án hình sự, xâm phạm tính mạng, tài sản của công dân, không đảm bảo trật tự trị an xã hội. Trong khi đó, pháp luật liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất lại chưa đầy đủ, một số quy định chưa phù hợp với thực tế, nhiều vấn đề chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn thống nhất, công tác giải quyết tranh chấp về quyền dịch chuyển sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, việc xét xử của toà án chưa thu được kết quả như mong muốn.
Trước thực trạng trên, tui đã mạnh dạn chọn “Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất” làm đề tài cho bản luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của điều kiện chuyển quyền sử dụng đất nhằm góp phần khắc phục những diễn biến trong lĩnh vực này, tìm ra những nguyên nhân vi phạm điều kiện chuyển quyền và trên cơ sở những quy định của pháp luật giải quyết những vi phạm đó một cách đúng đắn. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị để đưa hoạt động chuyển dịch quyền sử dụng đất vào khuôn khổ của pháp luật, thống nhất cách giải quyết chung của các loại vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về “điều kiện chuyển quyền sử dụng đất” nói riêng.
Trong khuôn khổ có hạn, bản luận văn chỉ đề cập chủ yếu đến các điều kiện làm phát sinh hiệu lực của quan hệ chuyển dịch quyền sử dụng đất, một số vấn đề cụ thể của điều kiện chuyển quyền sử dụng đất như đối tượng và thủ tục chuyển quyền sử dụng, các trường hợp vi phạm điều kiện chuyển quyền sử dụng đất và một số ý kiến quy định của Nhà nước về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. Để nghiên cứu những vấn đề trên, tui đã sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê - tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh...
Với trình độ còn hạn chế của một sinh viên, lại thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên dù rất cố gắng bản luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tui mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy, cô và các bạn để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.
tui xin chân thành Thank thầy Lê Đình Nghị - giáo viên tổ Luật Dân sự - Khoa Tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội - đã tận tình hướng dẫn tui hoàn thành bản luận văn.
Chương I
Chuyển quyền sử dụng đất
I-/ Khái niệm chung về chuyển quyền sử dụng đất
1-/ Khái niệm
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất đai là tư liêu sản xuất chính, không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả.
Khi nghiên cứu về giá trị kinh tế của đất đai, C. Mác đã viết : “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” (C. Mác - F. Ănghen - Tuyển tập, tập 23 trang 189 - NXB Sự thật - Hà Nội, 1979).
Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình để làm chỗ ở và tiến hành các hoạt động văn hoá, là nơi phân bố các vùng kinh tế, các khu dân cư... Đất đai còn là cơ sở để phát triển các hệ sinh thái, tạo nên môi trường để duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Đúng như Hội nghị của Bộ trưởng Châu Âu năm 1973 (họp tại Luân Đôn, Anh) đánh giá: “Đất đai là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất”. (Những quy định về quản lý và sử dụng ruộng đất, trang 78 NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1980.
Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Vì vậy, việc xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, Nhà nước là thay mặt cho chủ quyền quốc gia, để bảo vệ chủ quyền đó, Nhà nước phải luôn luôn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai để khỏi có sự xâm phạm của bên ngoài.
ở mỗi chế độ khác nhau việc chiếm hữu đất đai cũng khác nhau. Trong chế độ phong kiến, tư bản đất đai thuộc sở hữu tư nhân, giai cấp thống trị chiếm hữu hầu hết diện tích đất đai. Dưới chế độ XHCN đất đai phục vụ lợi ích chung của nhân dân lao động và toàn thể xã hội. Để có một lãnh thổ như ngày nay, nhân dân ta đã phải dũng cảm và quật cường chiến đấu chống bao kẻ thù ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên để khai phá giữ gìn, vốn đất đai là xương máu của bao thế hệ con người Việt Nam. Tách khỏi những điều kiện của Nhà nước, của cộng đồng thì không một cá nhân nào có thể khai phá, giữ gìn bất kỳ một vùng đất nào. Vì thế, đất đai là tài sản vô giá, là đối tượng cần giải quyết hàng đầu của các cuộc cách mạng trong lịch sử.
Nhà nước XHCN lúc mới ra đời đã giải quyết các vấn đề thuộc về đất đai. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, V.I - Lênin đã ký sắc lệnh về ruộng đất, xác định quyền sở hữu duy nhất của Nhà nước Xô Viết đối với đất đai. ở nước ta, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước đã ban hành các sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai và ngay cả khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa hoàn thành, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ban hành “Luật cải cách ruộng đất” ngày 4/12/1953 nhằm từng bước xoá bỏ sự bóc lột của phong kiến và đế quốc do sự chiếm hữu đất đai mang lại. Từ 6 hình thức sở hữu chủ yếu về đất đai là: sở hữu của thực dân Pháp, sở hữu của địa chủ, sở hữu nhà chung của tầng lớp tư sản và sở hữu nhỏ của người nông dân, sở hữu của tầng lớp phú nông. Nhà nước chỉ còn thừa nhận 2 hình thức sở hữu chủ yếu về đất đai là: sở hữu Nhà nước và sở hữu ruộng đất của người nông dân.
Giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhưng đất đai chỉ có thể pháp huy vai trò vốn có của nó dưới sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy được tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tuỳ tiện, chỉ khai thác, không thực hiện việc cải tạo và bồi bổ đất các điều kiện đó phụ thuộc vào bản chất của mỗi chế độ xã hội: Dưới chế độ tư bản, do chạy theo lợi nhuận tối đa trong sử dụng làm cho đất ngày càng bị kiệt quệ. Mác đã vạch rõ: “Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là một bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ.” Chỉ có dưới CNXH mới bảm đảm được các điều kiện làm cho đất đai ngày càng phát huy được vai trò to lớn của nó. Dưới chủ nghĩa xã hội, việc khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đất đai, phải bảo đảm nguyên tắc phục vụ lợi ích toàn xã hội. Vì thế, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ của toàn xã hội, mà trước hết là nhiệm vụ của Nhà nước XHCN. Chỉ có Nhà nước mới có đủ các điều kiện và khả năng để quản lý thống nhất đất đai.
ở Việt Nam, do những hoàn cảnh lịch sử nhất định, Nhà nước ta từ chỗ cho phép sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối với đất đai đã dần dần động viên người dân vào làm ăn trong các hợp tác xã và tiến hành tập thể hoá đối với đất đai. Từ chỗ công nhận trong Hiến pháp 1959 ba hình thức sở hữu đất đai, đó là: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể hợp tác xã và sở hữu tư nhân.
Luật đất đai đặt nền tảng pháp lý cho việc thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất. Lần đầu tiên luật đất đai ghi nhận 5 quyền của người sử dụng đất mà trước đây chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Ghi nhận nguyên tắc và các điều kiện cơ bản, ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên khi chuyển quyền sử dụng đất.
Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 28/10/1995 là một bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Lần đầu tiên Bộ luật quy định tương đối đầy đủ các nguyên tắc cơ bản về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự tạo thành một hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất trong mối quan hệ biện chứng qua lại để áp dụng cho từng loại giao dịch dân sự, trong đó có điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. Chuyển quyền sử dụng đất nhìn chung đã được Bộ luật dân sự quy định tương đối toàn diện với những quy định có tính chuẩn mực cho các hành vi của các chủ thể tham gia chuyển quyền sử dụng đất. Những quy định này nhằm từng bước đưa giao dịch chuyển quyền sử dụng đất vào khuôn khổ pháp luật, làm cho các giao dịch này càng ổn định lành mạnh. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, các chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai còn chưa thống nhất, cùng với sự buông lỏng quản lý đất đai ý thức chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân còn thấp nên đã dẫn đến những hậu quả trong các giao dịch dân sự về chuyển quyền sử dụng đất nói chung và điều kiện chuyển quyền sử dụng đất nói riêng. Có nhiều vi phạm pháp luật trong việc giao kết và thực hiện điều kiện chuyển quyền sử dụng đất dẫn tới những tranh chấp kéo dài làm mất ổn định trật tự, kỷ cương trong quan hệ chuyển quyền sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Nhà nước về việc giám sát các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trong xã hội.
Để giải quyết nhanh chóng và đúng đắn những tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất đòi hỏi công sức và quyết tâm cả từ hai phía Nhà nước và nhân dân. Quản lý chặt chẽ việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất phải đảm bảo tuân theo các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất đúng pháp luật, trên cơ sở tôn trọng quyền sở hữu tuyệt đối của Nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân giành được.
Chúng tui hy vọng rằng luận văn tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài Điều kện chuyển quyền sử dụng đất sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự nói chung. Để đưa quan hệ chuyển quyền sử dụng đất đi vào nề nếp, giải quyết các trường hợp vi phạm một cách đúng đắn./.
tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp 1992.
2. Bộ luật dân sự - 1995.
3. Luật đất đai 1988-1993.
4. Giáo trình luật dân sự - Trường ĐH Luật Hà Nội - 1993.
5. Giáo trình luật đất đai - Trường ĐH Luật Hà Nội - 1994.
6. Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề ruộng đất nông dân - Torapedonicop- NXB Sự thật, Hà Nội - 1983.
7. Mác - Ăng ghen - Tuyển tập - Tập 23 - NXB Sự thật - Hà Nội 1979.
8. Mác - Ăng ghen - Quốc hữu hoá đất đai.
9. V.I. Lênin - Pháp chế XHCN - NXB Sự thật - Hà Nội 1977.
10. Những quy định về quản lý và sử dụng ruộng đất - NXB Nông nghiệp - 1980.
11. Một số vấn đề đổi mới quan hệ đất đai - Tạp chí Thông tin lý luận, 1993.
12. Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
13. Tạp chí Cộng sản.
14. Công báo 1998,1999,2000.
15. Tạp chí Địa chính.
16. Hỏi đáp pháp luật - 1994.
17. Tin nhanh văn bản pháp luật 1999-2000.
18. Tạp chí Pháp lý - 1999-2000.
19. Tạp chí Kiểm sát.
20. Đất đai và nhà ở - NXB Chính trị quốc gia - 1994.
mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Chuyển quyền sử dụng đất 2
I-/ Khái niệm chung về chuyển quyền sử dụng đất 2
1-/ Khái niệm 2
2-/ Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất. 2
3-/ Hình thức chuyển quyền sử dụng đất. 2
II-/ Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất. 2
Chương II: Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
I-/ Khái niệm về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
1-/ Khái niệm. 2
2-/ ý nghĩa và tầm quan trọng của quy định điều kiện chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự. 2
II-/ điều kiện chung về chuyển quyền sử dụng đất 2
1-/ Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật về đất đai. 2
2-/ Trong thời hạn còn được sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép chuyển quyền sử dụng đất. 2
3-/ Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất khi đất đó không có tranh chấp. 2
4-/ Người chuyển quyền sử dụng đất chỉ được phép chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai. 2
III-/ Điều kiện riêng về chUYểN quyền sử dụng đất. 2
1-/ Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 2
2-/ Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất. 2
3-/ Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất. 2
4-/ Điều kiện cho thuê, quyền sử dụng đất. 2
5-/ Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất. 2
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất 2
I-/ Một số ý kiến quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
II -/ Những đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
Kết luận 2
tài liệu tham khảo 2
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất
Lời nói đầu
Đất đai thân thiết, gần gũi, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. “Con người là hoa của Đất”, lúc nhắm mắt xuôi tay, con người lại cũng nương nhờ ngàn thu trong lòng đất.
Đất đai là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, là tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Đất đã tạo ra con người và con người cùng với sức lao động, cộng với trí thông minh tuyệt với của mình đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất. Cũng từ đó, đất đai trở thành điều kiện sinh tồn, thành cơ sở để thực hiện quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho sản xuất. Điều kỳ diện là sức sản xuất của đất đai chẳng những không bị hạn chế mà thậm chí còn ngày càng trở nên tốt hơn nếu con người biết sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý. Vì thế, những quan hệ hướng tới đối tượng là đất đai bao giờ cũng chiếm vị trí trọng yếu trong hệ thống các quan hệ xã hội. Bất kỳ xã hội nào cũng chăm lo đến vấn đề đất đai; bất kỳ Nhà nước nào cũng quan tâm đến việc thiết lập những hình thức sở hữu nhất định đối với đất đai và đảm bảo những điều kiện nhất định cho việc thực hiện các hình thức sở hữu đó.
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã giải phóng được sức sản xuất, khơi dậy được tiềm năng của các tầng lớp nhân dân. Với chủ trương này, công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo đã thu được những thành tựu vô cùng quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Nhu cầu sử dụng đất của nhân dân được đáp ứng bằng nhiều cách như: xin Nhà nước cấp đất, thuê đất, tự khai hoang đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất hay bằng cách được chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước giao...
Các giao dịch dân sự về chuyển quyền sử dụng đất đã trở nên phổ biến trong thực tế, tỷ lệ thuận với nhịp độ gia tăng dân số, sự phát triển của nền kinh tế đất nước và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Trong đó, các quan hệ chuyển dịch đất đai chiếm số lượng đáng kể và có vị trí rất quan trọng. Nó xác lập quyền sử dụng đất cho người được Nhà nước giao đất để sử dụng, đồng thời góp phần điều phối lại diện tích đất giữa các công dân với nhau, đảm bảo cho những diện tích thừa được sử dụng một cách hợp lý.
Xét một cách tổng quan thì thực trạng chuyển dịch quyền sử dụng đất hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Sự vi phạm của các bên trong quá trình xác lập, thực hiện tuân thủ các điều kiện chuyển dịch quyền sử dụng đất xảy ra ngày càng nhiều. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng không ngừng tăng lên. Một số trường hợp diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, từ tranh chấp dân sự đã trở thành vụ án hình sự, xâm phạm tính mạng, tài sản của công dân, không đảm bảo trật tự trị an xã hội. Trong khi đó, pháp luật liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất lại chưa đầy đủ, một số quy định chưa phù hợp với thực tế, nhiều vấn đề chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn thống nhất, công tác giải quyết tranh chấp về quyền dịch chuyển sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, việc xét xử của toà án chưa thu được kết quả như mong muốn.
Trước thực trạng trên, tui đã mạnh dạn chọn “Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất” làm đề tài cho bản luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của điều kiện chuyển quyền sử dụng đất nhằm góp phần khắc phục những diễn biến trong lĩnh vực này, tìm ra những nguyên nhân vi phạm điều kiện chuyển quyền và trên cơ sở những quy định của pháp luật giải quyết những vi phạm đó một cách đúng đắn. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị để đưa hoạt động chuyển dịch quyền sử dụng đất vào khuôn khổ của pháp luật, thống nhất cách giải quyết chung của các loại vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về “điều kiện chuyển quyền sử dụng đất” nói riêng.
Trong khuôn khổ có hạn, bản luận văn chỉ đề cập chủ yếu đến các điều kiện làm phát sinh hiệu lực của quan hệ chuyển dịch quyền sử dụng đất, một số vấn đề cụ thể của điều kiện chuyển quyền sử dụng đất như đối tượng và thủ tục chuyển quyền sử dụng, các trường hợp vi phạm điều kiện chuyển quyền sử dụng đất và một số ý kiến quy định của Nhà nước về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. Để nghiên cứu những vấn đề trên, tui đã sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê - tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh...
Với trình độ còn hạn chế của một sinh viên, lại thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên dù rất cố gắng bản luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tui mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy, cô và các bạn để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.
tui xin chân thành Thank thầy Lê Đình Nghị - giáo viên tổ Luật Dân sự - Khoa Tư pháp - Trường Đại học Luật Hà Nội - đã tận tình hướng dẫn tui hoàn thành bản luận văn.
Chương I
Chuyển quyền sử dụng đất
I-/ Khái niệm chung về chuyển quyền sử dụng đất
1-/ Khái niệm
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất đai là tư liêu sản xuất chính, không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả.
Khi nghiên cứu về giá trị kinh tế của đất đai, C. Mác đã viết : “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” (C. Mác - F. Ănghen - Tuyển tập, tập 23 trang 189 - NXB Sự thật - Hà Nội, 1979).
Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình để làm chỗ ở và tiến hành các hoạt động văn hoá, là nơi phân bố các vùng kinh tế, các khu dân cư... Đất đai còn là cơ sở để phát triển các hệ sinh thái, tạo nên môi trường để duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Đúng như Hội nghị của Bộ trưởng Châu Âu năm 1973 (họp tại Luân Đôn, Anh) đánh giá: “Đất đai là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất”. (Những quy định về quản lý và sử dụng ruộng đất, trang 78 NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1980.
Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Vì vậy, việc xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, Nhà nước là thay mặt cho chủ quyền quốc gia, để bảo vệ chủ quyền đó, Nhà nước phải luôn luôn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai để khỏi có sự xâm phạm của bên ngoài.
ở mỗi chế độ khác nhau việc chiếm hữu đất đai cũng khác nhau. Trong chế độ phong kiến, tư bản đất đai thuộc sở hữu tư nhân, giai cấp thống trị chiếm hữu hầu hết diện tích đất đai. Dưới chế độ XHCN đất đai phục vụ lợi ích chung của nhân dân lao động và toàn thể xã hội. Để có một lãnh thổ như ngày nay, nhân dân ta đã phải dũng cảm và quật cường chiến đấu chống bao kẻ thù ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên để khai phá giữ gìn, vốn đất đai là xương máu của bao thế hệ con người Việt Nam. Tách khỏi những điều kiện của Nhà nước, của cộng đồng thì không một cá nhân nào có thể khai phá, giữ gìn bất kỳ một vùng đất nào. Vì thế, đất đai là tài sản vô giá, là đối tượng cần giải quyết hàng đầu của các cuộc cách mạng trong lịch sử.
Nhà nước XHCN lúc mới ra đời đã giải quyết các vấn đề thuộc về đất đai. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, V.I - Lênin đã ký sắc lệnh về ruộng đất, xác định quyền sở hữu duy nhất của Nhà nước Xô Viết đối với đất đai. ở nước ta, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước đã ban hành các sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai và ngay cả khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa hoàn thành, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ban hành “Luật cải cách ruộng đất” ngày 4/12/1953 nhằm từng bước xoá bỏ sự bóc lột của phong kiến và đế quốc do sự chiếm hữu đất đai mang lại. Từ 6 hình thức sở hữu chủ yếu về đất đai là: sở hữu của thực dân Pháp, sở hữu của địa chủ, sở hữu nhà chung của tầng lớp tư sản và sở hữu nhỏ của người nông dân, sở hữu của tầng lớp phú nông. Nhà nước chỉ còn thừa nhận 2 hình thức sở hữu chủ yếu về đất đai là: sở hữu Nhà nước và sở hữu ruộng đất của người nông dân.
Giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhưng đất đai chỉ có thể pháp huy vai trò vốn có của nó dưới sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy được tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tuỳ tiện, chỉ khai thác, không thực hiện việc cải tạo và bồi bổ đất các điều kiện đó phụ thuộc vào bản chất của mỗi chế độ xã hội: Dưới chế độ tư bản, do chạy theo lợi nhuận tối đa trong sử dụng làm cho đất ngày càng bị kiệt quệ. Mác đã vạch rõ: “Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là một bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ.” Chỉ có dưới CNXH mới bảm đảm được các điều kiện làm cho đất đai ngày càng phát huy được vai trò to lớn của nó. Dưới chủ nghĩa xã hội, việc khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đất đai, phải bảo đảm nguyên tắc phục vụ lợi ích toàn xã hội. Vì thế, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ của toàn xã hội, mà trước hết là nhiệm vụ của Nhà nước XHCN. Chỉ có Nhà nước mới có đủ các điều kiện và khả năng để quản lý thống nhất đất đai.
ở Việt Nam, do những hoàn cảnh lịch sử nhất định, Nhà nước ta từ chỗ cho phép sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối với đất đai đã dần dần động viên người dân vào làm ăn trong các hợp tác xã và tiến hành tập thể hoá đối với đất đai. Từ chỗ công nhận trong Hiến pháp 1959 ba hình thức sở hữu đất đai, đó là: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể hợp tác xã và sở hữu tư nhân.
Luật đất đai đặt nền tảng pháp lý cho việc thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất. Lần đầu tiên luật đất đai ghi nhận 5 quyền của người sử dụng đất mà trước đây chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Ghi nhận nguyên tắc và các điều kiện cơ bản, ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên khi chuyển quyền sử dụng đất.
Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 28/10/1995 là một bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Lần đầu tiên Bộ luật quy định tương đối đầy đủ các nguyên tắc cơ bản về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự tạo thành một hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất trong mối quan hệ biện chứng qua lại để áp dụng cho từng loại giao dịch dân sự, trong đó có điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. Chuyển quyền sử dụng đất nhìn chung đã được Bộ luật dân sự quy định tương đối toàn diện với những quy định có tính chuẩn mực cho các hành vi của các chủ thể tham gia chuyển quyền sử dụng đất. Những quy định này nhằm từng bước đưa giao dịch chuyển quyền sử dụng đất vào khuôn khổ pháp luật, làm cho các giao dịch này càng ổn định lành mạnh. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, các chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai còn chưa thống nhất, cùng với sự buông lỏng quản lý đất đai ý thức chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân còn thấp nên đã dẫn đến những hậu quả trong các giao dịch dân sự về chuyển quyền sử dụng đất nói chung và điều kiện chuyển quyền sử dụng đất nói riêng. Có nhiều vi phạm pháp luật trong việc giao kết và thực hiện điều kiện chuyển quyền sử dụng đất dẫn tới những tranh chấp kéo dài làm mất ổn định trật tự, kỷ cương trong quan hệ chuyển quyền sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Nhà nước về việc giám sát các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trong xã hội.
Để giải quyết nhanh chóng và đúng đắn những tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất đòi hỏi công sức và quyết tâm cả từ hai phía Nhà nước và nhân dân. Quản lý chặt chẽ việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất phải đảm bảo tuân theo các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất đúng pháp luật, trên cơ sở tôn trọng quyền sở hữu tuyệt đối của Nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân giành được.
Chúng tui hy vọng rằng luận văn tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài Điều kện chuyển quyền sử dụng đất sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự nói chung. Để đưa quan hệ chuyển quyền sử dụng đất đi vào nề nếp, giải quyết các trường hợp vi phạm một cách đúng đắn./.
tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp 1992.
2. Bộ luật dân sự - 1995.
3. Luật đất đai 1988-1993.
4. Giáo trình luật dân sự - Trường ĐH Luật Hà Nội - 1993.
5. Giáo trình luật đất đai - Trường ĐH Luật Hà Nội - 1994.
6. Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề ruộng đất nông dân - Torapedonicop- NXB Sự thật, Hà Nội - 1983.
7. Mác - Ăng ghen - Tuyển tập - Tập 23 - NXB Sự thật - Hà Nội 1979.
8. Mác - Ăng ghen - Quốc hữu hoá đất đai.
9. V.I. Lênin - Pháp chế XHCN - NXB Sự thật - Hà Nội 1977.
10. Những quy định về quản lý và sử dụng ruộng đất - NXB Nông nghiệp - 1980.
11. Một số vấn đề đổi mới quan hệ đất đai - Tạp chí Thông tin lý luận, 1993.
12. Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
13. Tạp chí Cộng sản.
14. Công báo 1998,1999,2000.
15. Tạp chí Địa chính.
16. Hỏi đáp pháp luật - 1994.
17. Tin nhanh văn bản pháp luật 1999-2000.
18. Tạp chí Pháp lý - 1999-2000.
19. Tạp chí Kiểm sát.
20. Đất đai và nhà ở - NXB Chính trị quốc gia - 1994.
mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Chuyển quyền sử dụng đất 2
I-/ Khái niệm chung về chuyển quyền sử dụng đất 2
1-/ Khái niệm 2
2-/ Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất. 2
3-/ Hình thức chuyển quyền sử dụng đất. 2
II-/ Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất. 2
Chương II: Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
I-/ Khái niệm về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
1-/ Khái niệm. 2
2-/ ý nghĩa và tầm quan trọng của quy định điều kiện chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự. 2
II-/ điều kiện chung về chuyển quyền sử dụng đất 2
1-/ Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật về đất đai. 2
2-/ Trong thời hạn còn được sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép chuyển quyền sử dụng đất. 2
3-/ Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất khi đất đó không có tranh chấp. 2
4-/ Người chuyển quyền sử dụng đất chỉ được phép chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai. 2
III-/ Điều kiện riêng về chUYểN quyền sử dụng đất. 2
1-/ Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 2
2-/ Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất. 2
3-/ Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất. 2
4-/ Điều kiện cho thuê, quyền sử dụng đất. 2
5-/ Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất. 2
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất 2
I-/ Một số ý kiến quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
II -/ Những đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. 2
Kết luận 2
tài liệu tham khảo 2
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: