baby.mummum

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu:
Từ nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, định hướng nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, đến nay nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Không vận dụng máy móc cơ chế thị trường, không cứng nhắc trong quản lý, chúng ta đã vận dụng linh hoạt cơ chế thị trường theo tình hình thực tế của đất nước và theo xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Không “đóng cửa” nền kinh tế như thời kì bao cấp mà thực hiện “hoà nhập” và cùng phát triển. Điều đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta được tiếp cận với những công nghệ mới vừa tạo ra những thách thức cho nền kinh tế. Với cơ chế quản lý mới,nền kinh tế đất nước có nhiều khởi sắc trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ…. Dần dần đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí phù hợp với xu thế phát triển.
Trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ngành ngân hàng. Có thể nói ngân hàng là “xương sống” của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng phản ánh rõ nét đời sống kinh tế của toàn xã hội.Vì vậy, bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, chính phủ cũng rất quan tâm tới việc đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội; là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước. Không những cho vay, nó còn thu hút tiền gửi từ trong dân cư để đầu tư vào các dự án phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Là sinh viên năm cuối của khoa Toỏn Kinh Tế, với mong muốn được nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ đồng thời có cơ hội áp dụng các kiến thức được học vào thực tế nhằm chuẩn bị ra trường; bên cạnh đó được ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hoá tạo điều kiện, em đã và đang được thực tập tại phòng tín dụng của NHNN&PTNT Thanh Hoá.
Trong quá trình thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, nhân viên của ngõn hàng và của phòng tín dụng em đã có điều kiện tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của ngõn hàng. Sau một thời gian thực tập, em muốn tập trung tìm hiểu sâu hơn về tình hình rủi ro tín dụng và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh Hoá.
Do vậy, em đã chọn đề tài: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngõn Hàng Nụng Nghiệp và Phỏt Triển Nụng Thụn Thanh Hoỏ
Em xin trân trọng Thank sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên phòng tín dụng và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Chuyên đề tốt nghiệp của em nội dung chính gồm 3 chương:
Chương I: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh Hoỏ
Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh Hoỏ
Chương I: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại:

I. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Trước khi đi vào tìm hiểu về rủi ro trong hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quan về ngân hàng thương mại và về hoạt động kinh doanh chủ yếu và thu lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng_ hoạt động tín dụng.
1.Ngân hàng thương mại.
1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng ra đời từ thế kỉ 15 và ban đầu hoạt động kinh doanh ngân hàng có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh của những người chủ kim hoàn. Thời xưa, khi vàng còn được sử dụng phổ biến làm tiền tệ, những thương nhân giàu có thường gửi vàng vào các kho vốn rất an toàn của những người chủ kim hoàn nhờ giữ hộ. Khi nhận vàng, những người chủ kim hoàn đó sẽ cấp cho người gửi vàng một tờ giấy biên nhận để khi có nhu cầu, những thương nhân này sẽ dùng chúng để lấy vàng ra.
Khi giữ vàng, những người chủ kim hoàn này nhận thấy rằng không phải tất cả người gửi vàng đều lấy vàng ra cùng một lúc, điều đó có nghĩa là số vàng rút ra luôn nhỏ hơn số vàng trong kho. Do vậy, họ đã nghĩ ra cách dùng số vàng dôi ra đó đem cho vay tạm thời để thu thêm một khoản lãi. Từ chỗ thu lệ phí giữ hộ, những người chủ kim hoàn đã quyết định trả tiền cho những người gửi vàng để khuyến khích họ. Như vậy, những người chủ kim hoàn này đã thực hiện chức năng trung gian tín dụng khi thu hút những khoản vốn nhàn rỗi để đem cho những nơi thiếu vốn vay.
Dần dần, do hoạt động kinh doanh không chỉ bó gọn trong một vùng, một quốc gia đã xuất hiện nhu cầu chuyển đổi giữa các loại tiền để thanh toán, cùng với nó là hoạt động đổi tiền và thanh toán hộ. . Do vậy, từ Bank nghĩa là “ngân hàng” có nguồn gốc từ từ Banco trong tiếng Latinh có nghĩa là “ bàn đổi tiền” có thể xuất phát từ nguyên nhân đó.
Cứ như vậy, cho đến khi trong xã hội xuất hiện các tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động ngân hàng với 3 nghiệp vụ cơ sở là : nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, nghiệp vụ thanh toán hộ thì lúc đó ngân hàng thực sự ra đời.
Có thể thấy rằng ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là người cho vay chủ yếu đối với các cá nhân, hộ gia đình, với các tổ chức kinh tế và với chính phủ. Không chỉ cung cấp vốn và nhận tiền gửi, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ rất đa dạng khác như bảo lãnh, tư vấn, thanh toán …
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng phụ thuộc vào luật pháp mỗi nước. Theo luật pháp nước Mĩ : Bất kì tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết sec hay rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng.
Theo luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam thì ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng như các hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Như vậy, ta thấy rằng người ta thường định nghĩa các ngân hàng theo chức năng và nhiệm vụ của nó. Đối với mỗi quốc gia, tuỳ vào quy định của luật pháp mà chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng là khác nhau. Tuy nhiên, có thể định nghĩa một cách tổng quan nhất là: Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất_ đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán_ và thực hịên nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Tính đa dạng và phát triển của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì ngân hàng thương mại dù ở bất kì quốc gia nào cũng là nhóm trung gian tài chính lớn nhất. Tổng tài sản có của ngân hàng thương mại có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại còn có vai trò quan trọng trong quá trình cung ứng tiền tệ ra lưu thông do các tài khoản tiền gửi không kì hạn (đặc
+Đối với những khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan hay các khoản nợ của các doanh nghiệp cần thiết phải duy trì vì các mục tiêu kinh tế xã hội thì cần có sự giúp đỡ, tài trợ của nhà nước để xoá nợ, khoanh nợ hay giãn nợ.
+ Những khoản nợ không thể đòi được cần chuyển giao cho công ty xử lý nợ.
+ Định kì hạn nợ cho phù hợp và điều chỉnh các cam kết hỗ trợ khách hàng để thu hồi các khoản nợ.
5. Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp và tính điểm khách hàng.
Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp và tính điểm khách hàng được coi là căn cứ quan trọng trong việc thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Từ các thông tin thu thập được về khách hàng, ngân hàng sẽ tính toán được các chỉ tiêu về tài chính và phi tài chính và là cơ sở để thẩm định khách hàng. Với hệ thống tính điểm, ngân hàng sẽ chia khách hàng thành từng nhóm khác nhau và tính điểm cho từng nhóm khách hàng này. Mỗi nhóm khách hàng tuỳ từng trường hợp vào điểm số sẽ phản ánh mức độ rủi ro khác nhau và tuỳ từng nhóm mà có cách giải quyết phù hợp. Do vậy, việc xây dựng hệ thống tính điểm khách hàng sẽ giúp cho việc phân tích khách hàng trước khi cho vay diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn tránh rủi ro có thể xảy ra cho khoản cho vay của ngân hàng.












Kết luận

Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác ,hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở nên một yếu tố không thể thiếu được đối với nền kinh tế .Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi Ngân hàng.Vấn đề chủ yếu là làm thế nào hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.Chính vì vậy,việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về rủi ro tín dụng có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó bằng cách sử dụng tổng hợp và linh hoạt các biên pháp phòng chống rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng.
Nhận thức được vấn đề này, qua những kiến thức đã trang bị trong quá trình học tập tại trường DHKTQD Hà Nội và qua tìm hiểu thực tế tại NHNo & PTNT Thanh Hoá, em đã nghiên cứu về tình hình rủi ro của công tác tín dụng, qua đó phân tích nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.
Do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên bài viết này không tránh khỏi những khiếm khuyết, tuy nhiên em mong rằng với những suy nghĩ của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam trên con đường CNH-HĐH.
Em xin chân thành Thank thầy giáo Nguyễn Khắc Minh cùng tập thể cán bộ tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Hoá đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.





Danh mục tài liệu tham khảo

1. Frederic S.Miskin ,Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,Đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản thống kê.
2. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ,Khoa Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Lý Thuyết tài chính- Tiền tệ tập 1, 2 (Trường Đại học Kính tế quốc dân – Khoa Ngân hàng) năm 1996.
5. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật tổ chức tín dụng .
6. Các báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2004, 2005,2006 của Ngân hàng NNo&PTNT Thanh Hoá.
7. Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
8. Các văn bản, tài liệu có liên quan của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Thanh Hoá
9. Các Tài liệu liên quan đến hoạt động tính dụng, thông tin rủi ro.
10.Sổ tay tín dụng NHNN&PTNT Việt Nam.

Mục lục.
Lời mở đầu…………………………………………………………………..1
ChươngI: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại……………………2
I. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại…………………………………………………………………………...3
1. Ngân hàng thương mại…………………………………………………….3
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại……………………………………….3
1.2. Vai trò, chức năng của các ngân hàng thương mại………………………6
1.3.Các nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại………………………….10
2. Tín dụng………………………………………………………………….11
2.1. Khái niệm………………………………………………………………11
2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng…………………………………………..13
2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế……………………...16
II. Rủi ro và lý thuyết phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại………………………………………………………………………….16
1. Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng………………16
1.1. Khái niệm………………………………………………………………16
1.2. Phân loại………………………………………………………………..18
2. Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại…………………………………………………………………………..19
2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng………………………………………19
2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng………………………………………..19
2.3. Nguyên nhân từ thị trường……………………………………………...19
3. Các chỉ tiêu đánh gía rủi ro trong hoạt động ngân hàng………………….20
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng…………………………………...20
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản……………………………….20
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất…………………………………….20
III. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tín dụng……………..21
1. Rủi ro tín dụng…………………………………………………………...21
1.1. Khái niệm…………………………………………………………….21
1.2. Phân loại rủi ro tín dụng……………………………………………...22
2. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng………………………………………..22
2.1 Những dấu hiệu phát sinh từ khách hàng……………………………….22
2.2 Những dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng………25
3. ảnh hưởng và tác động của rủi ro tín dụng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng…………………………………………………………………...26
4. Các chỉ tiêu đánh gía rủi ro tín dụng……………………………………..27
5. Nhân tố gây ra rủi ro tín dụng……………………………………………29
5.1. Những nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng…………………………...30
5.2. Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng………………………….31
5.3. Những nguyên nhân khác………………………………………………32
6. Nguyên lý phòng ngừa rủi ro tín dụng…………………………………...32
Chương II. Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh hoá ………... 34
I. Lịch sử hình thành và phát triển …………….. 34
II. Tổ chức bộ máy……………………………. 34
III.Tình hình hoạt động kinh doanh…………………………. 37
1.Kết quả hoạt động kinh doanh ………………………………….37 2.Thực trạng hoạt động cho vay …………………….39
IV.Thực trạng công tác thẩm định tại ngân hàng…………………………...41
1.Thẩm định khách hàng …………………………..41
2.Thẩm định tình hình kinh doanh ……………………………………...42
3.Thẩm định dự án đóng tàu HOANG SON STAR…………………………44
4.Thẩm định dự án vay vốn lưu động……………………………………….47
5.Tổng hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng………………………………50
6.Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay………………………………………51

7.Kết luận và đề xuất……………………………………………………….52
Chương III. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH ……….55
I. Định hướng phát triển của NH………………………………….. 55
1. Mục tiêu kinh doanh năm 2007…………………………………………..55
2. Dự kiến triển khai hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH ………56
II. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH ………………...57
Kết luận……………………………………………………………………..63
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………..64

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 1
D Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đặt phòng của khách sạn Sea and Sand Luận văn Kinh tế 2
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đặt phòng cho khách đoàn nội địa tại khách sạn Tam Kỳ Luận văn Kinh tế 1
A Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch Trần Xuân Soạn Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp cạnh tranh cho ngành hàng giấy vở của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà Luận văn Kinh tế 2
N ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Văn phòng phẩm Cửu Long Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
A Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank 6 Kiến trúc, xây dựng 0
H Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại GPMB ở quận Cầu Giấy- TP Hà Nội qua dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top