Download Luận văn Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010

Download Luận văn Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010 miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của Luận văn 2
CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
 
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông 3
1.1.2. Các loại hình dịch vụ viễn thông 3
1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ viễn thông 4
1.1.4. Kinh doanh dịch vụ viễn thông 5
1.2. CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
1.2.1. Tổng quan về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông 6
1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10
1.2.2.1. Tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10
1.2.2.2. Mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 10
1.2.2.3. Các cách chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 11
1.3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 23
1.3.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23
1.3.2. Quy trình hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 23
1.3.2.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường 23
1.3.2.2. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 33
1.3.2.3. Điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 34
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010
 
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 38
2.1.3. Tổ chức bộ máy 39
2.2. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG 40
2.2.1.Nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô 40
2.2.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường ngành 57
2.2.3. Đánh giá môi trường nội bộ 67
2.2.4. Ma trận tổng hợp SWOT của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 74
2.3 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 81
2.3.1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược phát triển của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 81
2.3.2. Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006 - 2010 82
2.3.3. Đánh giá chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2006-2010 85
2.4. ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010 93
 
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐẾN NĂM 2010
 
3.1. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường 95
3.2. Khẳng định tầm nhìn chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông 98
3.3. Điều chỉnh mục tiêu chiến lược của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 98
3.4. Các giải pháp chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đến năm 2010 100
3.5. Các giải pháp chiến lược chức năng để triển khai chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông thành công 103
3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 109
3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty truyền thông đa phương tiện 109
3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 110
 
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thông Việt nam được khẳng định trong các quyết định phê duyệt về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt nam đến năm 2010 đều ưu tiên phát triển dịch vụ viễn thông nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và theo hướng hội tụ công nghệ. Bưu chính, Viễn thông phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và tin học.
Thách thức:
Nhà nước chủ trương mở rộng cấp phép khai thác dịch vụ bưu chính, viễn thông cho các nhà khai thác trong nước, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ viễn thông. Các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia kinh doanh theo hình thức liên doanh đối với các loại dịch vụ viễn thông cơ bản với phần góp vốn hạn chế, tiến đến không hạn chế cấp phép kinh doanh trong nước cho các dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế, mở cửa hoàn toàn việc khai thác và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.
Đánh giá những thay đổi và tác động của các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông:
Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt - Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001 đã cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước, nhưng đã đưa ra lộ trình cho phép các nhà đầu tư Mỹ tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông theo hình thức liên doanh, mức cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông này tương đương mức cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia thị trường dịch vụ viễn thông với trên 2 tỷ USD dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC từ rất sớm. Hiệp định tiếp cận thị trường Việt Nam-EU có hiệu lực từ đầu năm 2005 cũng đã cho phép các nhà đầu tư EU tham gia thị trường dịch vụ viễn thông như các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hồ sơ xin thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông nào.
Nhưng vào thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 7/11/2006 vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông.
Trong đàm phán gia nhập WTO, dịch vụ viễn thông đã chịu sức ép mở cửa rất lớn, đặc biệt từ phía các thành viên chủ chốt của WTO như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dựa trên triển vọng kết quả vòng đàm phán Doha và mức cam kết quá cởi mở của các nước mới gia nhập WTO như Căm-pu-chia, Jordani, ả -rập Xê-út, các nước đã yêu cầu Việt Nam cam kết lộ trình xoá bỏ mọi hạn chế về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Mức cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được các nước coi chỉ là mức khởi điểm để đàm phán.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA VN-HK) hiện chỉ cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắt BCC; nước ngoài góp vốn, chia lời, không tham gia điều hành) và liên doanh (JV) 49% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản; BCC và JV 50% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. BTA VN-HK chưa cho phép nước ngoài nắm đa số vốn và thành lập công ty 100%. Những hạn chế này cho phép Việt Nam nắm đa số vốn và quyền kiểm soát, qua đó đảm bảo chủ quyền kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh và quốc phòng. Những hạn chế này cũng phù hợp với chủ trương mở cửa từng bước và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam.
- Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, được thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định.
Chọn lựa đối tác liên doanh:
- Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam hiện chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép. Quy định như vậy nhằm tập trung cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp viễn thông hiện có, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên trong liên doanh. Hạn chế này cũng cho phép hạn chế số lượng các JV có thể thành lập trong thời gian đầu để giảm bớt áp lực cạnh tranh, kiểm soát được thị trường.
- Cam kết gia nhập WTO: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng bên nước ngoài vẫn phải liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép.
Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 03 năm sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh nhưng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng ta cho phép nước ngoài tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập.
Cung cấp dịch vụ qua biên giới:
- Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam quy định nước ngoài phải có thoả thuận thương mại với nhà khai thác Việt Nam được cấp phép làm dịch vụ viễn thông quốc tế. Ngoài việc cho phép kiểm soát an ninh thông tin một cách khả thi, hạn chế này còn cho phép tạo ra thị trường thông tin vệ tinh cho các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao tính thương mại của dự án phóng vệ tinh Việt Nam VINASAT. Việc kiểm soát các cổng thông tin quốc tế và dịch vụ thuê kênh quốc tế cũng là những điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo an ninh thông tin.
- Cam kết gia nhập WTO: Việt Nam cam kết 03 năm sau khi gia nhập mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ta cũng cam kết lộ trình cho phép bên nước ngoài, được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng 2 chiều) trên các tuyến cáp cong -xooc xiom mà Việt Nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán sỉ dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế được cấp phép tại Việt Nam. Bốn năm sau khi gia nhập bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu...
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top