anhlaknock_out

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Lời mở đầu

Bất cứ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải sản xuất ra của cải vật chất. Hoạt động đó của con người là hoạt động tự giác và có ý thức.
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Mục đích của nền sản xuất xã hội là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng cao của toàn xã hội. Xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu con người ngày càng cao. Sản phẩm sản xuất ra không chỉ có chất lượng tốt mà còn phải có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời sản phẩm đó cũng phải có giá thành hợp lý.Điều đó đặt ra cho chúng ta là không chỉ dừng lại ở việc sản xuất ra sản phẩm tốt mà còn phải tìm cách quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí giảm giá thành để tăng lợi nhuận đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển không ngừng và cân đối của nền sản xuất xã hội.
Việc thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặt ra cho chúng ta những vấn đề cấp bách. Bên cạnh đó thực thi chế độ hạch toán kinh tế mới đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải trang trải được toàn bộ các chi phí phát sinh bằng thu nhập, mặt khác phải đảm bảo có lãi.Yêu cầu ấy chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả các loại tài sản, vật tư lao động tiền vốn.
Mục tiêu chính của các doanh nghiệp hiện nay là lợi nhuận. Nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất thì việc đạt được lợi nhuận mong muốn thì lại xuất phát từ việc hạch toán chính xác kết quả sản xuất kinh doanh, đề ra những biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Làm thế nào để tính đúng, tính đủ giá thành là một trong những đề tài nóng bỏng, cần bàn và đang được quan tâm hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức đó và qua một thời gian tìm hiểu về công ty may 10, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10”.
Luận văn được trình bày theo các nội dung cơ bản sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại ở doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may 10
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất
Trong cơ chế thị trường.

I. Những vấn đề chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm.
1. Khái niệm chi phí sản xuất:
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình bỏ ra các chi phí. Chi phí doanh nghiệp bỏ ra bao gồm chi phí về lao động vật hoá: Các đối tượng lao động và tư liệu lao động, chi phí về lao động sống: tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp coàn chi ra các khoản về dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chí phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp chi ra sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là tháng, quý.
2. Phân loại chi phí sản xuất.
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất có rất nhiều loại. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí cần phân loại chi phí. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất theo từng loại, từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
Có thể phân loại chi phí sản xuất theo những cách cơ bản sau:
a. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của các chi phí không phân biệt vào việc chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu.
+ Chi phí nhân công.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền
b. Phân loại theo mục đích, công dụng chi phí và chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo tiêu thức phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các loại sau.
- Chi phí chế tạo sản phẩm
- Chi phí bán hàng
- Chi phí hoạt động khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chung, chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
c. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia ra làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí đã xác định trong doanh nghiệp và được hạch toán thẳng vào từng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở chứng từ ban đầu về chi phí phát sinh.
- Chi phí gián tiếp: là nhứng chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và được phân bổ cho các đối tượng đó theo các tiêu chuẩn phân bổ thích hợp
d. Phân loại theo mối quan hệ sản lượng
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí được chia thành
- Chi phí cố định: là các chi phí có tính chất ổn định so với sự thay đổi về khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ hay kết quả sản xuất trong kỳ. Tuy vậy sự ổn định đó cũng có mức độ giới hạn nhất định, tức là khi có sự thay đổi quá lớn về kết quả sản xuất sẽ có sự thay đổi về các chi phí cố định đó.
- Chi phí biến đổi: là các chi phí thay đổi về lượng theo mối quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ, đã hoàn thành trong kỳ
3. Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí lao động sống và lao đông vật hoá cho đơn vị khối lượng sản phẩm, dịch vụ và khối lượng lao vụ nhất định.
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm nhất và hạ được giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán và xác định hiệu qủa kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
4. Phân loại giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh, trên cở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng đựơc xác định trước khi bắt đầu sản xuất, được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kế hoạch.
- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là căn cứ để tính giá vốn và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ là căn cứ xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp.
5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau.
Tuy có sự khác nhau, nhưng giữa chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ với nhau cụ thể là tài liệu tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất sẽ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Ngược lại thông qua giá thành sản phẩm từng giai đoạn sản xuất để xem xét, đánh giá tình hình tiết kiệm hay lãng phí và chi phí sản xuất trong giai đoạn đó có phù hợp không. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
II. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí có thể là từng nhóm, từng mặt hàng sản phẩm, từng
Tài liệu tham khảo


+ Kế toán - Kiểm toán và Phân tích Tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính
PTS. Ngô Thế Chi
PTS. Đoàn Xuân Tiến
PTS. Vương Đình Huệ
+ Hệ thống Kế toán Doanh ngiệp - NXB Tài chính
+ Thuế và Kế toán thuế
PGS. PTS. NGô Thế Chi
PTS. Vũ Công Ty















Mục lục

ChươngI: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường.
I. Những vấn đề chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm
II. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
III. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
IV. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở
V. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
VI. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10
I. Đặc điểm chung của công ty may 10
II. Đặc điểm chung về công tác kế toán của Công ty may 10
III Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty may 10
IV. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10

Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10
I Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10
II Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Kết luận

Trước yêu cầu ngày càng chặt chẽ của thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện, cải tiến tổ chức công tác kế toán. Có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại trong sự cạnh tranh gay gắt.
Qua thời gian thực tập tại Công ty May 10 giúp em có được kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán-tài chính, có được sự nhìn nhận giữa lý luận và thực tiễn tạo thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời cũng qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cuả chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của Công ty. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc có những tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu Công ty sớm có biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của Công ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương, của các cán bộ trong Công ty May 10 cùng nỗ lực của bản thân, em đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng giải quyết những tồn tại đó. Em mong rằng, những phương hướng này góp phần tích cực trong việc hoàn thiện công tác kế toán, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Song với thời gian thực tập không dài, kinh nghiệm thực tế chưa có nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp của các cán bộ Tài chính - Kế toán và những ý kiến của thầy cô để em có thêm hiểu biết về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Một lần nữa, em xin chân thành Thank những ý kiến đóng góp đó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top