daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................ vii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ....................... vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ........................... 22
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP ................. 22
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 22
1.1.2. Các quan điểm về nội dung công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán ...
.............................................................................................................. 28
1.2. ĐẶC ĐIỂM, NHU CẦU THÔNG TIN VÀ YÊU CẦU TỔ CHỨC HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ................................ 31
1.2.1. Tổng quan về công ty chứng khoán ....................................................... 31
1.2.2. Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán tại công ty chứng khoán ............... 34
1.2.3. Nhu cầu thông tin và yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công
ty chứng khoán .................................................................................................. 35
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ............................................................... 39
1.3.1. Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý ...................................... 41
1.3.2. Tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào .......................................................... 41
1.3.3. Tổ chức quá trình xử lý dữ liệu ............................................................. 43
1.3.4. Tổ chức lưu trữ dữ liệu.......................................................................... 46
1.3.5. Tổ chức hệ thống kiểm soát ................................................................... 47
1.3.6. Tổ chức hệ thống báo cáo ..................................................................... 48
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THÔNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .............................................. 50iv
1.4.1. Tiêu chí đánh giá việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý ... 51
1.4.2. Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức dữ liệu đầu vào ............................... 51
1.4.3. Tiêu chí đánh giá tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu ................................... 52
1.4.4. Tiêu chí đánh giá tổ chức lưu trữ dữ liệu .............................................. 53
1.4.5. Tiêu chí đánh giá tổ chức hệ thống kiểm soát ........................................ 53
1.4.6. Tiêu chí đánh giá tổ chức hệ thống báo cáo .......................................... 54
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ................................ 56
1.5.1. Môi trường ngành ................................................................................. 57
1.5.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ........................................................ 58
1.5.3. Phần mềm kế toán ................................................................................. 58
1.5.4. Mức độ tham gia của nhà quản lý vào tổ chức hệ thống thông tin kế toán .
.............................................................................................................. 59
1.5.5. Năng lực của kế toán viên ..................................................................... 59
1.5.6. Môi trường kiểm soát trong công ty chứng khoán ................................. 59
1.6. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI .............................................................. 60
1.6.1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại CTCK Mỹ .................................... 60
1.6.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại CTCK Pháp............................... 61
1.6.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại CTCK Nhật Bản ........................ 62
1.6.4. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Trung Quốc ............................... 63
1.6.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................ 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 66
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............ 67
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................ 67
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán và công ty
chứng khoán tại Việt Nam ................................................................................. 67
2.1.2. Quy định pháp lý về lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam .......................... 69v
2.1.3. Hoạt động kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt
Nam .................................................................................................................. 70
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán Việt Nam ........................... 72
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................. 75
2.2.1. Thực trạng việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý ............... 75
2.2.2. Thực trạng tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào ........................................... 77
2.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu ................................................ 81
2.2.4. Thực trạng tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin ......................................... 90
2.2.5. Thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát .................................................... 91
2.2.6. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo ....................................................... 96
2.2.7. Đánh giá chung công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty
chứng khoán Việt Nam .................................................................................... 101
2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM ................................................................................................................... 102
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 102
2.3.2. Kết quả phân tích định lượng................................................................. 104
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................... 111
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 111
2.4.2. Các hạn chế trong công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công
ty chứng khoán Việt Nam ................................................................................ 113
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 117
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 121
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM................................................................................................................... 122
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 ................ 122
3.1.1. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán ........................................... 122vi
3.1.2. Nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán ....................................... 123
3.1.3. Định hướng quản lý nhà nước với các công ty chứng khoán .................. 124
3.1.4. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-
2025 ................................................................................................................ 124
3.2. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................... 127
3.2.1. Hệ thống thông tin kế toán xử lý được lượng dữ liệu lớn. ...................... 127
3.2.2. Hệ thống thông tin kế toán xử lý được những giao dịch phức tạp .......... 128
3.2.3. Hệ thống thông tin kế toán có khả năng kiểm soát tốt ............................ 128
3.2.3. Hệ thống thông tin kế toán trở thành công cụ hữu hiệu để hỗ trợ quản lý và
điều hành ........................................................................................................ 128
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................... 129
3.3.1. Giải pháp cho việc xác định yêu cầu thông tin và nhu cầu quản lý ........ 129
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức dữ liệu đầu vào........................................ 132
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu .............................. 134
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống lưu trữ ...................................... 139
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát ................................... 141
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo ..................................... 145
3.3.7. Một số giải pháp khác ........................................................................... 147
3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................... 152
3.4.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán và kế toán .......... 152
3.4.2. Tăng cường hoạt động kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước ..... 154
3.4.3. Các kiến nghị khác ................................................................................ 157
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 158
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... i
PHỤ LỤC.............................................................................................................. xivii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Viết tắt Thuật ngữ Tiếng Anh Giải thích thuật ngữ
AIS Accounting Information
System Hệ thống thông tin kế toán
Block chain Chuỗi khối
ERP Enterprise Resources
Planning
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp
FAIS Financial Accounting
Information System Hệ thống thông tin kế toán tài chính
IFRS International Financial
Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
MAIS Management Information
System Hệ thống thông tin kế toán quản trị
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Viết tắt Giải thích thuật ngữ
ATTC An toàn tài chính
BCTC Báo cáo tài chính
BCQT Báo cáo kế toán quản trị
CMCN Cách mạng công nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
CTCK Công ty chứng khoán
GTHL Giá trị hợp lý
HTTT Hệ thống thông tin
KTNB Kiểm toán nội bộ
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
KSNB Kiểm soát nội bộ
NĐT Nhà đầu tư
QTRR Quản trị rủi ro
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TK Tài khoản
TSTC Tài sản tài chính
TTCK Thị trường chứng khoán
UNCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nướcviii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Nhu cầu loại thông tin liên quan đến quyết định quản lý ....................... 35
Bảng 1.2: Tổng hợp tiêu chí đánh giá công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại
công ty chứng khoán ............................................................................................. 55
Bảng 2.1: Đánh giá việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý ................ 77
Bảng 2.2: Tổng hợp dữ liệu thường sử dụng trong CTCK VICS ............................ 78
Bảng 2.3: Đánh giá công tác tổ chức dữ liệu đầu vào ............................................. 81
Bảng 2.4: Số lượng tài khoản kế toán các công ty chứng khoán đang sử dụng ....... 82
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống xử lý ................................................ 89
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá hệ thống lưu trữ .......................................................... 91
Bảng 2.7: Các bộ phận kiểm soát tại 10 công ty chứng khoán lớn.......................... 95
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá tổ chức kiểm soát ....................................................... 96
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống báo cáo .......................................... 100
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán ............ 101
Bảng 2.11: Tổng hợp các thang đo chính thức ..................................................... 103
Bảng 2.12: Thống kê mô tả biến quan sát ............................................................ 104
Bảng 2.13: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo .......................................... 105
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu 107
Bảng 2.15: Phương sai trích của các nhân tố ban đầu........................................... 107
Bảng 2.16: Ma trận xoay của nhân tố khám phá .................................................. 108
Bảng 2.17: Kết quả hồi quy đa biến ..................................................................... 109
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................... 110ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các HTTT trong doanh nghiệp .............................................................. 23
Hình 1.2: Các thành phần của AIS ......................................................................... 26
Hình 1.3: Đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán tài chính ................................. 27
Hình 1.4: Đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán quản trị ................................... 27
Hình 1.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức AIS trong doanh nghiệp ................... 57
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của UBCKNN ................................................................. 71
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán tại một số CTCK ................ 74
Hình 2.3: Lưu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại CTCK
Stanley Brothers .................................................................................................... 79
Hình 2.4: Lưu đồ hệ thống sổ nghiệp vụ môi giới tại CTCK Stanley Brothers ....... 83
Hình 2.5: Các loại tài sản tài chính trình bày theo giá trị hợp lý và giá gốc trên BCTC
của Công ty cổ phần chứng khoán SSI ................................................................... 85
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức AIS tại các
CTCK Việt Nam.................................................................................................. 102x
BẢNG TỔNG HỢP THUẬT NGỮ CHÍNH TRONG LUẬN ÁN
Thuật
ngữ Khái niệm Nguồn
Hệ thống
Là một tổng thể bao gồm các bộ
phận, thành phần hay nhiều hệ
thống con có mối quan hệ với nhau
để thực hiện một hay nhiều mục
tiêu chung nhất định
Jame A. Hall (2018)
Hệ thống
thông tin
Là toàn bộ các thành phần liên
quan, hoạt động tương tác với
nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và
cung cấp các thông tin cho mục
đích lập kế hoạch, kiểm soát, phối
hợp, phân tích và ra quyết định
Jame A. Hall (2018)
Hệ thống
thông tin
kế toán
Là một tập hợp các thành phần có mối
quan hệ tương tác với nhau để thực
hiện các nhiệm vụ thu thập, ghi chép,
xử lý và báo cáo thông tin theo nhu
cầu của người sử dụng
Quan điểm của tác giả
Công tác
tổ chức
hệ thống
thông tin
kế toán
Là những hoạt động kết hợp các thành
phần trong AIS với nhau để thực hiện
nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin theo
nhu cầu của người sử dụng.
Quan điểm của tác giả
Nội dung
công tác
tổ chức
hệ thống
thông tin
kế toán
Gồm 6 hoạt động:
(1) Xác định yêu cầu thông tin và nhu
cầu quản lý;
(2) Tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào;
(3) Tổ chức quá trình xử lý dữ liệu;
(4) Tổ chức hệ thống lưu trữ;
(5) Tổ chức hệ thống kiểm soát;
(6) Tổ chức hệ thống báo cáo.
Quan điểm của tác giả1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, thông tin ngày càng trở thành yếu tố quan
trọng tạo nên sức mạnh cho một doanh nghiệp. Thông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời
không chỉ giúp doanh nghiệp quản trị nội bộ tốt mà còn giúp nắm bắt được cơ hội kinh
doanh, tạo nên lợi thế so với các đối thủ trên thị trường. Kế toán là một trong những
công cụ quản lý tài chính hữu hiệu nhất đối với doanh nghiệp, cung cấp những thông
tin hữu ích cho nhà quản lý trong công tác lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát hoạt
động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, thông tin kế toán còn giúp các đối tượng sử
dụng bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư (NĐT), ngân hàng, đối tác, các cơ quan
quản lý… nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,
từ đó đưa ra các quyết định kinh tế. Để thực hiện được những nhiệm vụ này, hệ thống
thông tin kế toán (Accounting Information System – AIS) cần được tổ chức tốt để
cung cấp các thông tin trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so
sánh. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức AIS, nếu doanh nghiệp không xác định rõ nhu
cầu thông tin và quản lý, tổ chức tốt hệ thống chứng từ, tài liệu để phản ánh các giao
dịch không tốt, không sử dụng đúng tài khoản để hạch toán, không trình bày đúng nội
dung báo cáo theo quy định hay có sai sót, gian lận thì đều làm ảnh hưởng tới chất
lượng thông tin đầu ra. Thông tin không chính xác, không đáng tin cậy sẽ gây ảnh
hưởng đến tất cả những người sử dụng thông tin, từ chính doanh nghiệp cho đến NĐT,
ngân hàng, đối tác. Vì vậy, việc tổ chức AIS hiệu quả là nhu cầu cấp thiết đối với
doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nhanh, thị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã ra đời và có phiên giao dịch đầu tiên vào
ngày 28/07/2000. Trong gần 20 năm hoạt động, TTCK đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc tích lũy
và tập trung vốn của nền kinh tế. Công ty chứng khoán (CTCK) là một định chế tài
chính trung gian trên thị trường, tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng
khoán, từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị
trường thứ cấp. Ngoài ra, các CTCK cũng thông qua thị trường để huy động vốn cho
mình đồng thời tạo thêm nguồn cung hàng hóa cho thị trường. Như vậy, CTCK có sức2
ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Chính vì vậy sức
khỏe tài chính và tình hình kinh doanh của các CTCK luôn được quan tâm theo dõi,
không phải chỉ bởi các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từ phía các nhà đầu tư (NĐT)
mở tài khoản tại công ty. Bên cạnh đó, hoạt động của CTCK phức tạp, chứa nhiều rủi
ro nên cần có công cụ theo dõi, kiểm soát và hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định
điều hành và quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, AIS tại CTCK có vai trò rất quan
trọng, không chỉ cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động của doanh nghiệp,
mà còn cung cấp thông tin cho các thành viên khác trên thị trường, góp phần tạo lập
một TTCK minh bạch và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức AIS tại CTCK Việt Nam đang tồn tại một số vấn đề
bất cập như hệ thống kế toán tài chính (KTTC) phức tạp nhưng vẫn thiếu cơ sở pháp
lý để kế toán những tài sản tài chính (TSTC) sử dụng giá trị hợp lý (GTHL); hệ thống
kế toán quản trị (KTQT) được tổ chức khá đơn giản, chưa thể hiện tốt vai trò hỗ trợ
cho nhà quản lý; phần mềm kế toán (PMKT) và hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT)
cho hoạt động kế toán không theo kịp sự thay đổi của hệ thống giao dịch; Báo cáo tài
chính (BCTC) của CTCK vẫn có những khoản mục rủi ro do liên quan đến các khoản
phải thu từ hỗ trợ vốn cho NĐT và cổ phiếu chưa niêm yết… Những vấn đề trên cho
thấy công tác tổ chức AIS trong các CTCK Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, ảnh
hưởng không nhỏ đến chính doanh nghiệp và những người sử dụng thông tin khác.
Trong khi đó, hệ thống kế toán của CTCK là hệ thống kế toán doanh nghiệp đầu tiên
tại Việt Nam được sửa đổi theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Những kết quả đạt được
hay khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai hệ thống kế toán tại CTCK sẽ là bài
học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp khác khi áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước có những hướng dẫn và điều
chỉnh hợp lý trong lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam giai đoạn
2020-2025. Không những thế, với tư cách là định chế tài chính trung gian trên thị
trường, hoạt động của CTCK đang và sẽ bị tác động lớn bởi CMCN 4.0, đòi hỏi HTTT
nói chung và AIS nói riêng phải ngày một hoàn thiện để tận dụng được các cơ hội
cũng như vượt qua thách thức mà CMCN 4.0 mang lại. Có như vậy, HTTT và AIS
mới trở thành một công cụ quản lý hiệu quả, tạo nên sức mạnh nội bộ cũng như lợi thế
cạnh tranh cho CTCK. Thực tế trên đòi hỏi phải có nghiên cứu sâu rộng để hoàn thiện3
công tác tổ chức AIS trong các CTCK nhằm nâng cao hiệu quả của HTTT này, đáp
ứng nhu cầu trong bối cảnh mới. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam” để thực
hiện luận án tiến sỹ.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các chủ đề nghiên cứu chính và công trình tiêu biểu
AIS là hệ thống thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu về các nghiệp vụ kinh tế
trong tổ chức để cung cấp thông tin cho những người ra quyết định (Romney &
Steinbart, 2015). AIS là một đề tài rộng, được quan tâm và nghiên cứu từ trước những
năm 1960 trên thế giới. DeLone và McLean – hai nhà khoa học hàng đầu thế giới về
HTTT đã đề xuất phân chia lịch sử nghiên cứu về HTTT thành 05 giai đoạn: trước
năm 1960 - Kỷ nguyên xử lý dữ liệu; từ năm 1960 đến năm1980 - Kỷ nguyên Báo
cáo quản trị và hệ thống hỗ trợ ra quyết định; từ năm 1980 đến năm 1990 - Kỷ nguyên
máy tính cá nhân; từ năm 1990 đến năm 2000 - Kỷ nguyên mạng máy tính và hệ
thống quản trị doanh nghiệp; từ năm 2000 đến hiện tại - Kỷ nguyên định hướng khách
hàng (DeLone và McLean, 2016). Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ
làm thay đổi cách thức tổ chức và vận hành AIS, các nghiên cứu về AIS trên thế giới
và tại Việt Nam từ sau năm 2000 thường đề cập đến vấn đề về tổ chức, xây dựng,
thiết kế AIS trong các loại hình doanh nghiệp cụ thể, nghiên cứu AIS trên các khía
cạnh KTTC, KTQT hay kết hợp cả hai, có thể chia thành các chủ đề chính dưới đây.
2.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán trong một doanh nghiệp hoặc
một ngành
Đây là những nghiên cứu có tính thực nghiệm cao, hướng tới việc hoàn thiện AIS cho
một hay một nhóm doanh nghiệp cụ thể, có xét đến những đặc trưng của ngành nghề
kinh doanh. Điển hình như nghiên cứu của Mahdi Saleh (2010) khẳng định AIS góp
phần đáng kể trong việc cải thiện hệ thống BCTC của các công ty, tập đoàn ở Iran.
Noor & Molcolm (2007) đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết của AIS trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia, đó là: hệ thống CNTT, hiểu biết của nhà
quản lý về CNTT, cam kết của nhà quản lý, sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài, sự4
hỗ trợ của chuyên gia bên trong và quy mô của công ty. Ahmad (2013) đã khẳng định
sự tác động của AIS đến chất lượng BCTC nộp cho cơ quan thuế ở Jordan.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Vũ Bá Anh (2015), Nguyễn Hoàng Dũng (2017),
Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Trần Thị Quỳnh Giang (2018), Đàm Bích Hà (2019),
Trần Thị Kim Phú (2019) … đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện tổ chức AIS trong các
doanh nghiệp thương mại, dệt may, xây lắp, xi măng, thép… Các tác giả đã tập hợp
cơ sở lý luận về tổ chức AIS gắn với các loại hình doanh nghiệp, sau đó tiến hành
khảo sát thực trạng và sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để đưa ra
kết quả đánh giá. Trên cơ sở đó, các tác giả nêu lên các vấn đề cần hoàn thiện đối với
tổ chức AIS tại các doanh nghiệp này gắn với mục tiêu, chiến lược, nhu cầu thông tin
của doanh nghiệp.
Trong số các lĩnh vực được nghiên cứu, lĩnh vực chứng khoán có khá ít công trình
nghiên cứu được công bố, trong đó nổi bật là luận án của Nguyễn Mạnh Thiều (2011)
về “Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam”. Luận án tập
trung vào các khía cạnh tổ chức chứng từ, tài khoản, hệ thống báo cáo, hệ thống bảo
mật của các CTKC, trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá những kết quả đạt
được cũng như tồn tại, hạn chế, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế
toán trong các CTCK Việt Nam. Ngoài ra, chủ đề về kế toán tại CTCK còn có nghiên
cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hà (2008), Trần Lan Hương (2009), Nguyễn Thu Huyền
(2011), Trần Thị Như Ý (2014)… Cũng giống như Nguyễn Mạnh Thiều (2011), các
nghiên cứu này tập trung vào hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo, kiểm tra
và nhân sự kế toán, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và công cụ bảng hỏi
để làm rõ thực trạng tổ chức công tác kế toán trong CTCK trên địa bàn Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các công trình này nhìn nhận kế toán như một
hoạt động chức năng của doanh nghiệp chứ không phân tích dưới góc độ là một HTTT
phục vụ quản lý.
2.1.2. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng công
nghệ thông tin và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học là AIS trong
môi trường ứng dụng CNTT, đặc biệt trong các doanh nghiệp sử dụng hệ thống hoạch5
định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP). Trong điều kiện
tin học hóa, AIS là hệ thống dựa trên máy tính và phần mềm để xử lý dữ liệu và hỗ
trợ việc ra quyết định kinh tế. Salehi (2010) đã chỉ ra rằng, nếu tổ chức dữ liệu kế
toán một cách riêng lẻ, độc lập thì không giúp khai thác, kế thừa các dữ liệu và thông
tin từ các bộ phận chức năng khác trong tổ chức cũng như việc chia sẻ thông tin kế
toán đến các bộ phận một cách hiệu quả. Do vậy, cần một hệ thống để phối hợp đồng
bộ nguồn lực về thông tin, nhằm khai thác, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả,
chia sẻ dữ liệu chung cho các hoạt động, cho phép người sử dụng truy vấn dữ liệu
trong môi trường thực (Marnewick, Labuschagne, 2005). Hệ thống đó chính là hệ
thống ERP, trong đó AIS đóng vai trò là hạt nhân (Deshmukh, 2006). Các nghiên cứu
của Dantes và Hasibuan (2012), Fiona và Santiago (2006) cho rằng AIS là thành phần
quan trọng bậc nhất của hệ thống ERP, thậm chí ERP được đánh giá là “tương lai của AIS”
(Grabski, 2011).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Quốc Thông (2017) khẳng định vai trò của AIS
trong môi trường ERP và đề xuất mô hình đánh giá tính hữu hiệu của AIS tích hợp.
Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn (2011) chỉ ra các đặc điểm của AIS
khi áp dụng CNTT và các biện pháp để kiểm soát như: Bảo vệ AIS khỏi sự thâm nhập
bất hợp pháp; Giám sát hoạt động truy cập vào hệ thống; Bảo vệ thiết bị máy tính
khỏi những rủi ro dẫn đến hư hỏng và ngưng hoạt động; Sử dụng các kỹ thuật công
nghệ để ngăn chặn những hành vi phá hoại hệ thống; An ninh đối với việc lưu trữ dữ
liệu kế toán; An ninh đối với việc truyền dữ liệu và các kế hoạch phục hồi và xây
dựng lại dữ liệu đã mất. Trần Thanh Thúy (2011) chỉ ra rằng việc ứng dụng ERP sẽ
tác động đến AIS trên hai phương diện là quy trình làm việc và tổ chức bộ máy. Các
đặc trưng của quy trình làm việc trong điều kiện ứng dụng ERP như tính phân quyền,
liên kết, phân chia trách nhiệm, tính kiểm soát là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến tổ
chức AIS. Các hoạt động huấn luyện và đào tạo, thiết kế hệ thống, xác định nhu cầu
thông tin cần có sự tham gia nhiều nhất của bộ phận kế toán khi ứng dụng ERP.
Có thể thấy chủ đề về AIS trong bối cảnh ứng dụng CNTT ở mức cao và ERP là chủ
đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu không chỉ trên thế giới mà
còn ở Việt Nam, nhất là khi CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và tác động mạnh6
mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, là lĩnh vực tiềm năng mở ra nhiều
hướng nghiên cứu mới.
2.1.3. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin kế toán quản trị (Management Accounting Information Systems
– MAIS) là một hệ thống con của AIS, thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin theo
nhu cầu quản lý riêng trong từng doanh nghiệp. Có khá nhiều nghiên cứu đã được
thực hiện liên quan đến hệ thống này. Gerdin (2005), Lee và Cobia (2013) chỉ ra rằng
MAIS góp phần làm gia tăng hiệu quả, năng lực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng
trưởng kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, Gerdin (2005) đã nghiên cứu thiết kế
MAIS phù hợp trong doanh nghiệp sản xuất thông qua phân tích dữ liệu thực nghiệm
thu được từ bảng câu hỏi gửi đến 160 nhà quản lý sản xuất. Kết quả nghiên cứu khẳng
định ảnh hưởng của bộ máy quản lý và sự phụ thuộc của các phòng ban đến thiết kế
MAIS trong doanh nghiệp.
Cũng về vấn đề này, tại Việt Nam có các nghiên cứu của Hồ Mỹ Hạnh (2013), Lê
Thị Hồng (2016), Phạm Thị Hồng Hạnh (2018), Lê Thành Hưng (2018)… với mục
tiêu xây dựng MAIS hữu hiệu tại các doanh nghiệp ngành viễn thông, dệt may, khai
thác, chế biến đá ốp lát… Các tác giả đã đề cập và khẳng định vấn đề về tính ứng
dụng của MAIS trong các lĩnh vực đều có đặc trưng khác nhau và nghiên cứu sâu về
ứng dụng MAIS trong các nhòm ngành cụ thể. Các công trình nghiên cứu nói trên là
cơ sở để tác giả kế thừa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về MAIS - một hệ thống con
trong AIS doanh nghiệp, để từ đó nghiên cứu thực trạng về vấn đề này trong các
doanh nghiệp khảo sát.
2.1.4. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về AIS dưới góc độ của hệ thống
thông tin kế toán tài chính (Financial Accounting Information Systems – FAIS). Các
công trình này không nghiên cứu về MAIS và không đặt trong mối quan hệ với các
HTTT khác trong doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của tác giả C.D. Elena và
cộng sự (2005), chỉ ra FAIS bao gồm nhiều phân hệ: kế toán tổng hợp, kế toán thanh
toán, kế toán tiền, kế toán tài sản cố định… Chúng có mối liên hệ với nhau trong hệ7
thống và làm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu suất kinh doanh của doanh
nghiệp. Wild, Shaw & Chiappetta (2009), Richard (2012), Nguyễn Thanh Quý
(2004), Nguyễn Hữu Đông (2012) nghiên cứu FAIS theo các phần hành kế toán tiền,
kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm… trong các
doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau. Wikinson và Cerullo (1997), Romney và
Steinbart (2015), Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn (2013) lại nghiên cứu
FAIS theo các chu trình kinh doanh chính trong doanh nghiệp như chu trình bán hàng
và thu tiền, chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình sản xuất và tài chính. Vũ Bá
Anh (2015) nhấn mạnh FAIS là hạt nhân của tất cả các HTTT trong doanh nghiệp,
nhất là trong điều kiện ứng dụng CNTT và dựa vào cấu trúc của HTTT để tiếp cận
bao gồm các yếu tố: con người, dữ liệu, thủ tục, phần cứng, phần mềm. Cho dù các
tác giả đi theo hướng nào để giải quyết vấn đề và xây dựng AIS thì FAIS vẫn đều
phải tuân thủ và đảm bảo những nguyên tắc kế toán và quy định chặt chẽ của pháp
luật.
2.1.5. Các nghiên cứu về chất lượng (hiệu quả, sự thành công…) của hệ thống thông
tin kế toán
Nghiên cứu thuộc chủ đề này tập trung vào việc tìm ra mô hình và cách thức đo lường
hiệu quả và chất lượng của AIS. Có rất nhiều thước đo sự thành công của một HTTT,
các yếu tố đó có quan hệ phụ thuộc với nhau, tạo nên mô hình về sự thành công của
HTTT (DeLone và McLean, 1992). Mô hình nổi tiếng nhất là mô hình của DeLone
và McLean (2003) với 06 yếu tố: Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất
lượng dịch vụ, việc sử dụng thông tin, sự hài lòng của người sử dụng và lợi ích ròng.
Sajady (2008) cho rằng AIS hiệu quả là khi nó hỗ trợ tốt hơn cho quá trình ra quyết
định của nhà quản lý, tăng tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), nâng
cao chất lượng BCTC, gia tăng kết quả hoạt động, làm cho quá trình xử lý nghiệp vụ
thuận tiện hơn. Taposh K.N (2014) đưa ra 7 tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của
AIS là: Hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả; Bảo mật hiệu quả; Quản lý chứng từ tốt;
Phân chia kế toán theo hoạt động; Công bố thông tin đầy đủ; Quản lý chi phí tốt;
Kiểm toán bên ngoài và kiểm toán nội bộ (KTNB) độc lập với nhau. Yuvaraj và
Kibert (2013) thì cho rằng các tiêu chí để đo lường hiệu quả của AIS chính là lợi ích8
mà nó mang lại như làm tăng chất lượng BCTC, làm tăng kết quả hoạt động và làm
cho hệ thống KSNB hoạt động tốt hơn.
Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu thuộc chủ đề này. Các nhà khoa học Việt
Nam kế thừa mô hình của các nhà khoa học trên thế giới như mô hình của DeLone
và McLean, mô hình của Gable… Điển hình như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Bình
(2016) sử dụng mô hình của Gable, & cộng sự (2003) để đánh giá chất lượng AIS
thông qua 9 biến quan sát: dễ sử dụng, dễ học hỏi/tìm hiểu, đáp ứng yêu cầu của
người dùng, đầy đủ các chức năng cần thiết, sự chính xác của hệ thống, sự linh hoạt,
sử dụng những công nghệ mới, sự tích hợp và khả năng tùy biến.
2.1.6. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán
Một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm đó là xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến AIS. Các mô hình nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để nhận diện các
yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến AIS. Zsuzsanna (2012) chia
các yếu tố này thành hai nhóm: các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không tác
động được (môi trường kinh tế, kỹ thuật, chính trị, pháp luật…) và các yếu tố chủ
quan mà doanh nghiệp có thể tác động được (quy mô, hình thức pháp lý của doanh
nghiệp, hình thức sở hữu, điều kiện công nghệ trong doanh nghiệp, hoạt động quản
trị và hành vi tổ chức…). Binod Guragai và cộng sự (2017) thì cho rằng, các yếu tố
ảnh hưởng đến AIS được chia thành 4 nhóm là: (1) Môi trường bên ngoài (các chuẩn
mực, luật lệ, quy định của chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp…); (2) Các yếu tố
kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, thiết bị liên lạc…); (3) Các yếu tố con người (thái
độ, nhận thức, văn hóa, năng lực, cam kết…); (4) Các yếu tố thuộc về tổ chức (chiến
lược, cấu trúc và môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp). Các
yếu tố cụ thể thuộc các nhóm trên được nhiều nhà khoa học nhận diện như Ahmad
Al Hiyari và cộng sự (2013), Alamin Adel và cộng sự (2015), Ashari (2008), Deni
Iskandar (2015), Thaer và cộng sự (2014), Zsuzsanna (2012), Nguyễn Xuân Phương
(2009), Đào Ngọc Hạnh (2014), Trương Thị Cẩm Tuyết (2016), Nguyễn Hữu Bình
(2016), Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018)… Xét riêng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
AIS, tại Việt Nam có những công trình tiêu biểu như nghiên cứu của Tô Hồng Thiên
(2017), Lưu Thị Thanh Huệ (2013), Đào Nhật Minh (2013)…9
Các nghiên cứu trên đã cung cấp công cụ và phương pháp để nhận diện các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác tổ chức AIS trong doanh nghiệp, là cơ sở để tác giả tham
khảo khi thực hiện đánh giá các yếu tố tác động đến tổ chức AIS trong các CTCK.
2.2. Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
AIS là một lĩnh vực rộng lớn và đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới với nhiều
khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu về AIS lần lượt được công bố theo dòng thời
gian và theo bối cảnh phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia. Tại Việt Nam, các
nhà khoa học đã kế thừa và phát triển các lý thuyết và mô hình về AIS đã được nghiên
cứu trên thế giới và vận dụng một cách phù hợp với điều kiện phát triển về kinh tế và
công nghệ ở Việt Nam. Các chủ đề nghiên cứu cũng rất quen thuộc và tiếp cận với
những vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết trong lĩnh vực kế toán như ERP. Với cơ
sở lý luận ngày càng hoàn thiện kết hợp với các phương pháp nghiên cứu tiên tiến,
các kết quả nghiên cứu về sau ngày càng đáng tin cậy, có tính thuyết phục và tính
ứng dụng cao. Từ việc tổng hợp các nghiên cứu về AIS có thể rút ra những nhận xét
sau:
 Thứ nhất, các nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của AIS trong doanh
nghiệp và sự cần thiết phải có AIS hiệu quả phục vụ cho các mục tiêu quản trị của
doanh nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bản thân thông tin kế toán không
tự tạo ra chất lượng mà chính AIS mới quyết định chất lượng thông tin mà nó
cung cấp. Tuy nhiên, theo tác giả không chỉ bản thân AIS quyết định chất lượng
của thông tin mà việc sắp xếp, tổ chức AIS như thế nào cũng có vai trò quyết định
trong việc tạo ra thông tin. Nếu các thành phần của AIS tốt nhưng lại không được
tổ chức hiệu quả thì cũng không thể tạo ra thông tin đầu ra có chất lượng tốt và
không được coi là một AIS thành công. Chính vì vậy, cần có thêm những nghiên
cứu về tổ chức AIS.
 Thứ hai, một trong những chủ đề nghiên cứu phổ biến nhất là nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến AIS. Các nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng với quy mô mẫu khác nhau. Các yếu tố được phát hiện rất đa dạng,
tùy theo cách tiếp cận của các tác giả, nhưng đều có thể chia thành 4 nhóm theo
khung ETHOs của Binod Guragai và cộng sự (2015). Ngoài ra, có nhiều yếu tố10
cùng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của AIS, ví dụ như năng lực của đội
ngũ nhân viên hay mức độ ứng dụng CNTT đều ảnh hưởng đến cả chất lượng,
hiệu quả và sự thành công của AIS. Như vậy, có nhiều yếu tố được khám phá có
thể sử dụng để nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả và thành công của AIS. Tuy
nhiên, hiện tại đang thiếu những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác tổ chức AIS.
 Thứ ba, AIS trong các doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng mang tính đặc
thù ngành, tuy nhiên hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về AIS trong các
CTCK – là những công ty ứng dụng CNTT hiện đại nhất và có lợi ích công chúng
lớn, đòi hỏi AIS phải được tổ chức thật hợp lý và hiệu quả nhằm cung cấp các
thông tin kế toán có chất lượng tốt nhất. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu là về
công tác kế toán trong CTCK chứ không phân tích dưới góc độ AIS. Vì vậy, cần
có những nghiên cứu về tổ chức AIS trong CTCK để củng cố các vấn đề về
phương pháp luận và làm rõ thực trạng tổ chức AIS trong các CTCK Việt Nam.
 Thứ tư, tại Việt Nam, tuy các chủ đề nghiên cứu đã được mở rộng theo các hướng
nghiên cứu mới trên thế giới nhưng do bị ảnh hưởng bởi lối nghiên cứu truyền
thống nên đa phần các nghiên cứu về AIS ở Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính. Chính vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu về AIS kết
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận hiện đại hơn.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ việc đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nghiên cứu,
tác giả nhận thấy đang có khoảng trống trong nghiên cứu hoàn thiện tổ chức AIS tại
các CTCK Việt Nam bởi các lý do sau đây:
 Về mặt lý luận
Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam đang thiếu những nghiên cứu về tổ chức AIS
trong bối cảnh ứng dụng CNTT và CMCN 4.0. Vấn đề hoàn thiện tổ chức AIS tại
Việt Nam chủ yếu được tiếp cận theo cách thức cũ, trong đó nhấn mạnh vai trò của
chứng từ, tài khoản, báo cáo và bộ máy kế toán. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không
còn phù hợp khi hệ thống kế toán đã và sẽ gắn kết chặt chẽ với HTTT trong doanh11
nghiệp, sử dụng tiến bộ CNTT và kết quả của CMCN 4.0. Chính vì vậy, cần có những
nghiên cứu mới về tổ chức AIS dưới góc độ là một HTTT trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện nay, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức AIS còn ít
về số lượng và chưa thực sự tốt về chất lượng. Trong các nghiên cứu này, nổi bật là
nghiên cứu của Lưu Thị Thanh Huệ (2013) và Tô Hồng Thiên (2017). Tuy nhiên
nghiên cứu của Lưu Thị Thanh Huệ (2013) sử dụng biến độc lập là AIS trong môi
trường CNTT được đánh giá qua 3 thang đo: (1) Hệ thống kế toán rất tốt, hiện đại;
(2) Cơ sở hạ tầng cho HTTT kế toán rất tốt; (3) Chất lượng thông tin đầu ra (từ phần
mềm quản lý kế toán) đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Theo ý kiến
của tác giả, các thang đo trên chưa thực sự phù hợp. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến công tác tổ chức AIS thì biến độc lập phải được đo bằng các chỉ
tiêu liên quan đến nội dung tổ chức AIS. Đồng quan điểm với tác giả trong việc đánh
giá biến phụ thuộc, Tô Hồng Thiên (2017) sử dụng 4 thang đo để đánh giá “tổ chức
AIS” là: (1) hệ thống dữ liệu đầu vào; (2) hệ thống xử lý dữ liệu; (3) hệ thống lưu trữ
dữ liệu; (4) hệ thống BCTC. Theo tác giả, cách tiếp cận này là phù hợp nhưng 4 thang
đo trên chưa đủ để đánh giá bởi nội dung tổ chức AIS ngoài “tổ chức dữ liệu đầu
vào”, “tổ chức xử lý dữ liệu”, “tổ chức lưu trữ dữ liệu”, “tổ chức hệ thống báo cáo”
còn có “xác định nhu cầu thông tin, nhu cầu quản lý” và “tổ chức hệ thống kiểm soát”.
Như vậy thang đo của Tô Hồng Thiên đã thiếu mất hai nội dung của tổ chức AIS.
Thêm vào đó, thang đo “Hệ thống BCTC” cũng chưa bao hàm đủ nội dung của “Tổ
chức hệ thống báo cáo” bởi chưa đề cập đến hệ thống báo cáo quản trị (BCQT). Chính
vì vậy, cần có thêm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức AIS, trong đó
đánh giá công tác tổ chức AIS trên tất cả nội dung: xác định nhu cầu thông tin và nhu
cầu quản lý, tổ chức dữ liệu đầu vào, tổ chức quá trình xử lý, tổ chức lưu trữ dữ liệu,
tổ chức hệ thống báo cáo và tổ chức hệ thống kiểm soát.
 Về phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu về tổ chức AIS tại Việt Nam đa phần sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, gần đây, đã có một số nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng. Tuy nhiên, mô hình sử dụng trong các nghiên cứu định lượng cũng chưa
bao trùm hết nội dung của tổ chức AIS, các thang đo cũng chưa thực sự có ý nghĩa và12
đáng tin cậy. Chính vì vậy cần có một nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định tính
và định lượng, sử dụng các thang đo phù hợp và hiệu quả hơn.
 Về mặt thực tiễn
Luận án nghiên cứu AIS dưới góc độ một thành phần của HTTT trong doanh nghiệp
là hướng nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của kế toán và có tính thực tiễn cao.
Thêm vào đó, luận án nghiên cứu về AIS trong các CTCK là một chủ đề đang rất
thiếu tại Việt Nam và cả trên thế giới. Trong khi đó, chứng khoán là lĩnh vực áp dụng
nhiều công nghệ hiện đại để cung cấp các dịch vụ tài chính nên HTTT nói chung và
AIS nói riêng có những yêu cầu khắt khe hơn so với các doanh nghiệp khác. Chính
vì vậy, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá công tác tổ chức AIS
trong các CTCK, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác này.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức
hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chưng khoán Việt Nam” để thực hiện luận
án tiến sỹ của mình.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác
tổ chức AIS tại các CTCK Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định được khung lý thuyết về công tác tổ chức AIS tại CTCK để làm cơ sở cho
quá trình nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt
Nam.
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu13
- Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận nội dung công tác tổ chức AIS kế toán tại
CTCK theo quy trình xử lý và giới hạn nội dung công tác tổ chức AIS tại CTCK
trong các hoạt động: Xác định nhu cầu thông tin và nhu cầu quản lý, tổ chức dữ
liệu đầu vào, tổ chức xử lý dữ liệu, tổ chức lưu trữ dữ liệu, tổ chức hệ thống kiểm
soát, và tổ chức hệ thống báo cáo.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tổ chức AIS tại 40 CTCK
trong tổng số 75 CTCK đang hoạt động (tính đến hết năm 2018), đạt tỷ lệ 53,3%.
Các công ty được khảo sát bao gồm cả những công ty lớn (có vốn điều lệ từ 300
tỷ đồng trở lên), công ty trung bình (vốn điều lệ từ 150 tỷ đến dưới 300 tỷ) và
công ty nhỏ (từ 50 đến dưới 150 tỷ). Tỷ lệ các công ty được khảo sát theo quy mô
tương tự như tỷ lệ của ngành để đảm bảo tính thay mặt của mẫu.
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu về tổ chức AIS tại các CTCK được thu thập trong giai
đoạn 2015-2019. Dữ liệu điều tra, khảo sát được thu thập trong năm 2018 và 2019.
Các giải pháp được đề xuất hướng tới giai đoạn 2020-2025.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Sau khi tìm hiểu và so sánh các lý thuyết nền cũng như các công trình nghiên cứu
liên quan đến công tác tổ chức AIS, tác giả thiết lập các câu hỏi nghiên cứu cho luận
án như sau:
Câu hỏi 1: Công tác tổ chức AIS tại CTCK gồm những nội dung gì, được đánh giá
qua tiêu chí nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt Nam như thế nào, có
những hạn chế gì và nguyên nhân do đâu?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào tác động đến công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt
Nam và mức độ tác động như thế nào?
Câu hỏi 4: Các giải pháp nào để hoàn thiện công tác tổ chức AIS tại các CTCK Việt
Nam?
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nguồn dữ liệu14
Luận án sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó, dữ liệu thứ cấp là
những dữ liệu đã có sẵn, được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau như:
- Các văn bản pháp luật về kế toán như: Luật Kế toán 88/2015, Luật Chứng
khoán 2006, Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán CTCK,
các nghị định liên quan đến quản lý hóa đơn, chứng từ trong doanh nghiệp,
các văn bản pháp luật khác liên quan đến kế toán và quản lý hoạt động trên
TTCK.
- Số liệu báo cáo của cơ quan Nhà nước như số liệu của UBCKNN, SDGCK Hà
Nội và SGDCK TP Hồ Chí Minh, Tổng cục Thống kê, số liệu báo cáo của các
bộ/ngành…
- Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài như: Giáo trình, sách tham
khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn…
- Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp như: các dữ liệu về kế toán (hệ thống
chứng từ, tài khoản, sổ sách, BCTC, BCQT, báo cáo thuế), các quy trình, quy
chế, sơ đồ tổ chức, quy trình kinh doanh…
Ngoài dữ liệu thứ cấp, luận án còn sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp do tác giả tự thu
thập trong quá trình nghiên cứu từ việc phỏng vấn Ban giám đốc, Kế toán trưởng,
nhân viên kế toán, nhân viên các phòng ban khác trong các CTCK và dữ liệu thu thập
thông qua phiếu điều tra khảo sát.
6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu được xác định phù hợp với từng loại dữ liệu cần thu
thập. Để thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng các công cụ như internet, tìm kiếm
trên thư viện, đến trực tiếp doanh nghiệp để thu thập… Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả
phỏng vấn Ban giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên kế toán, nhân viên các phòng ban
khác trong công ty. Ngoài ra, tác giả quan sát thực tế các loại chứng từ, quá trình luân
chuyển chứng từ, quá trình ghi sổ kế toán, quá trình lập các báo cáo kế toán, văn hóa
doanh nghiệp, môi trường làm việc, sự phối hợp giữa các bộ phận... Thêm vào đó, tác
giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi để tìm hiểu về thực trạng
tổ chức AIS cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức AIS trong các CTCK.15
6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
6.3.1. Phương pháp phân tích định tính
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước đây
để làm rõ cơ sở lý luận về nội dung tổ chức AIS và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
AIS trong doanh nghiệp. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh và tổng hợp được sử
dụng để phân tích kết quả khảo sát, từ đó rút ra nhận định về thực trạng tổ chức AIS
tại các CTCK Việt Nam.
6.3.2. Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng để nhận diện và đánh giá tác động
của các yếu tố đến tổ chức AIS tại các CTCK Việt Nam. Dữ liệu sau khi thu thập qua
khảo sát được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS20 theo các bước sau:
Bước 1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát. Tác giả thực hiện thống kê mô tả cho các biến
quan sát để phân tích giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị trung bình của các
biến quan sát, từ đó đánh giá tổng quan về xu hướng của các biến và khả năng phù
hợp với mô hình nghiên cứu.
Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha để loại bỏ những
biến không liên quan đến công tác tổ chức AIS. Hệ số Cronbach alpha có giá trị biến
thiên trong khoảng [0,1]. Những biến có hệ số với tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3
sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là đạt yêu cầu. Thang
đo có độ tin cậy từ 0.8 đến gần 1 là thang đo lường tốt. Tuy nhiên, Cronbach alpha
quá lớn (α > 0.95) cho thấy có nhiều biến đo lường trong thang đo không có sự khác
biệt gì nhau. Hiện tượng này gọi là trùng lắp trong đo lường. Nếu hệ số của biến đo
lường nào ≥ 0.3 thì biến đó có thể được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang
đo và loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu, bước tiếp theo là thang đo của các
nhân tố được đánh giá giá trị của nó thông qua công cụ phân tích EFA. Mục đích của
việc phân tích EFA là để: (1) loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu (có trọng
số nhân tố < 0.5), (2) loại các nhân tố giả, (3) khám phá nhân tố mới. Một số tiêu
chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là giá trị hệ số KMO lớn hơn hay bằng 0.5,
kiểm định Bartlett có p – value nhỏ hơn 0.05, hệ số Eigenvalue tối thiểu bằng 1,16
phương sai giải thích tối thiểu là 50%. Trong đó, KMO là một trị số dùng để kiểm
định sự tương quan giữa các biến hay nói cách khác để xem xét sự thích hợp của việc
phân tích nhân tố, giá trị Eigen là thay mặt cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi nhân tố. Để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA sử dụng chỉ tiêu hệ số tải
nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ
số này càng lớn thì sự tương quan giữa biến và nhân tố càng lớn. Factor loading lớn
hơn 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì factor loading lớn hơn
0.55, còn nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải lớn hơn 0.75. Tuy nhiên, trên
thực tế áp dụng, nhiều nhà khoa học sử dụng hệ số tải 0.5 cho kích thước mẫu từ 120
đến 350 và 0.3 cho kích thước mẫu trên 350. Với quy mô mẫu của luận án là 225, tác
giả lựa chọn hệ số tải nhân tố phù hợp là 0.5 theo quan điểm của Hair và cộng sự
(1998).
Bước 4: Phân tích hồi quy đa biến. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
bội và phân tích phương sai ANOVA trong SPSS để kiểm định mô hình nghiên cứu
và xác định cụ thể trọng số của từng biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, từ đó
xây dựng phương trình hồi quy. Yêu cầu của hồi quy bao gồm:
- Hệ số R2 cho biết mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. R2 có ý nghĩa
là các biến độc lập giải thích được bao nhiêu % sự thay đổi của biến phụ thuộc. R2
càng gần 1 thì mô hình càng phù hợp với mẫu nghiên cứu; R2 càng gần 0 nghĩa là
mô hình ít phù hợp với mẫu nghiên cứu.
- Sig. của kiểm định F phải có giá trị nhỏ hơn 0.05 để kiểm chứng mức độ phù
hợp của mô hình hồi quy với tổng thể.
- Hệ số Beta của biến độc lập nào có giá trị Sig. < 0.05. thì biến độc lập đó
mới có tác động đến biến phụ thuộc.
- Không vi phạm đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF <2.
6.4. Quy trình nghiên cứu
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống lưu trữ
Vấn đề về lưu trữ dữ liệu tại CTCK hiện nay được thực hiện dưới cả dạng bản cứng
và dữ liệu điện tử. Một vấn đề bất cập mà các CTCK gặp phải trong quá trình lưu trữ
chứng từ và tài liệu kế toán đó là khối lượng chứng từ, tài liệu giấy quá nhiều trong
khi diện tích của các CTCK hạn chế và phải ưu tiên cho giao dịch. Trong điều kiện
CNTT ngày càng phát triển và CMCN 4.0 có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong
mọi lĩnh vực, CTCK có thể hướng đến việc số hóa và lưu trữ chứng từ, tài liệu điện140
tử trong đó có chứng từ, tài liệu kế toán, sử dụng chuỗi khối (Block chain) vừa ghi
nhận, theo dõi và lưu trữ các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện theo thời
gian thực (Realtime). Theo định hướng phát triển của TTCK, các hoạt động như mở
tài khoản giao dịch trực tuyến (e-contract), xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC),
hoạt động giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động (online-trading), quản lý danh mục
tự động (AI asset management), tư vấn tự động (Robo-Advisory), số hóa các TSTC
trên TTCK áp dụng công nghệ tài chính mới (Fintech)... sẽ được đẩy mạnh trong giai
đoạn 2020-2025. Đây là điều kiện thuận lợi và cũng đặt ra yêu cầu đối với các CTCK
trong việc số hóa các dữ liệu và tài liệu kế toán. Thực hiện được việc này sẽ nhằm
giảm bớt không gian lưu trữ, giữ nguyên trạng thái và chất lượng của chứng từ và
cũng tạo thuận lợi dễ dàng trong việc tìm kiếm và kiểm tra, kiểm soát. Khi thực hiện
số hóa chứng từ cần xác định rõ những loại chứng từ nào có thể lưu trữ theo dạng kỹ
thuật số, những loại giấy tờ nào vẫn phải lưu trữ theo dạng vật chất và thời gian lưu
trữ ra sao. Ngoài ra, CTCK nên xây dựng quy định về lưu trữ dữ liệu như quy định
về tạo folder, tạo file, cách đặt tên, cách sắp xếp… để việc lưu trữ khoa học và dễ
dàng tìm kiếm, sử dụng lại khi cần. Việc sao lưu dữ liệu từ PMKT sang các thiết bị
lưu trữ được thực hiện theo định kỳ, phù hợp với yêu cầu của PMKT và kế hoạch
hoạt động của CTCK.
Tuổi thọ của thiết bị lưu trữ và tính an toàn của dữ liệu khi lưu trữ theo dạng kỹ thuật
số cũng là vấn đề phải quan tâm. Với định hướng tăng cường ứng dụng CNTT vào
hoạt động của CTCK thì dữ liệu điện tử sẽ chiếm phần lớn dữ liệu và tài liệu tại
CTCK. Khi đó, việc lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật sau khi số hóa chứng từ và
tài liệu kế toán cần được CTCK chú trọng hơn. Hệ thống máy tính, máy trạm, máy
chủ, hệ thống server, đường truyền, các thiết bị lưu điện, thiết bị lưu trữ như ổ cứng,
đĩa mềm... cần được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động
trong CTCK nói chung và hoạt động lưu trữ nói riêng. Ngoài ra, việc bảo trì, bảo
dưỡng hệ thống cũng phải làm thường xuyên, liên tục để đảm bảo khả năng hoạt
động, không làm gián đoạn, ảnh hưởng tới hoạt động chung của công ty. Các thiết bị
trực tiếp lưu trữ dữ liệu như máy tính, ổ cứng… phải thường xuyên đánh giá lưu
lượng đã sử dụng và lưu lượng còn trống để có kế hoạch mở rộng kho lưu trữ khi cần.
Việc đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ141
liệu kế toán mà còn giúp cho công tác tổ chức AIS tốt hơn bởi kết quả nghiên cứu
định lượng đã chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố có ảnh hưởng tới công tác tổ
chức AIS tại CTCK. Tuy nhiên, khi đầu tư, nâng cấp trang thiết bị lưu trữ, các CTCK
cần cân nhắc vấn đề chi phí và lợi ích. Việc đầu tư cho CNTT có giá trị không nhỏ,
do đó các CTCK phải khai thác triệt để tài nguyên máy tính, phần mềm để phục vụ
cho hoạt động của công ty, tránh việc sử dụng tràn lan dư thừa, lãng phí không cần
thiết. Các CTCK cần xác định rõ yêu cầu về thiết bị cần đầu tư cho phù hợp với đặc
điểm hoạt động của công ty, tránh mua thiết bị quá cũ dẫn đến không đáp ứng được
nhu cầu công việc ngày càng tăng hay máy xử lý quá chậm, cũng tránh mua những
thiết bị quá tối tân gây ra lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát
Tổ chức hệ thống kiểm soát đã được CTCK chú trọng thực hiện, tuy đã xây dựng
được các quy định, quy chế và có cả bộ phận độc lập thực hiện nhưng vẫn còn những
hạn chế, trong đó nổi bật nhất là việc nhiều công ty kiểm soát mang tính hình thức và
phụ thuộc lớn vào chức năng kiểm soát sẵn có trên PMKT. Trong khi đó, môi trường
kiểm soát trong CTCK là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến công tác tổ chức AIS
tại các CTCK. Bởi vậy, các biện pháp cấp thiết cần thực hiện tại gồm:
 Một là, thiết lập môi trường kiểm soát chặt chẽ, xây dựng văn hóa tuân thủ
trong CTCK
Các nhà quản lý trong các CTCK phải ý thức được tầm quan trọng của công tác
kiểm tra, kiểm soát, từ đó quán triệt đến từng cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Các nhà quản lý trong CTCK cần thường xuyên xác định những rủi ro hiện hữu và
tiềm ẩn trong doanh nghiệp nói chung và trong AIS nói riêng, coi xây dựng quy trình
đánh giá và phân tích rủi ro, từ đó xây dựng các chiến lược để giảm thiểu tác hại của
rủi ro đến hoạt động kinh doanh, đảm bảo mục tiêu của CTCK. Việc này cần được
xem là vấn đề trọng tâm trong công tác tổ chức AIS. Nhà quản lý nên xác định rõ khẩu
vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro và định hướng chính sách QTRR với từng hoạt
động kinh doanh của CTCK và phải có người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc
đánh giá và quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, nhà quản lý cần xây dựng một môi trường văn hóa tuân thủ và đạo đức142
nghề nghiệp cho CTCK mà trong đó ban lãnh đạo công ty là những người đi đầu thực
hiện, thể hiện tính kỷ luật, tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp cùng với có những
quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của từng thành viên.
 Hai là, hoàn thiện tổ chức các cấp kiểm soát trong CTCK
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán là khâu không thể thiếu trong các
doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng giúp doanh nghiệp ra soát lại toàn bộ tổ
chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán, báo cáo… nhằm giảm thiểu rủi ro cho AIS. Để
hoàn thiện tổ chức kiểm soát AIS cần hoàn thiện cách thức tổ chức các cấp kiểm
soát và hoàn thiện biện pháp kiểm soát.
Như đã đề cập, về mặt lý thuyết, các CTCK có thể có 3 lớp kiểm soát, đó là: (i) Ban
hành và tuân thủ quy trình nội bộ cho các hoạt động kinh doanh với sự kiểm tra, giám
sát thường xuyên của hệ thống KSNB, (ii) Ban hành và tuân thủ hệ thống tổ chức,
quy trình QTRR thống nhất; (iii) Có sự giám sát của HĐQT và Ban Kiểm soát thông
qua Ủy ban chuyên trách là KTNB và/hay Ủy ban QTRR/Ủy ban Kiểm tra, giám
sát. Tương ứng với 03 lớp kiểm soát là 03 tuyến phòng thủ, trong đó: Tuyến phòng
thủ thứ nhất là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực thi và tuân thủ quy trình,
quy chế hoạt động kinh doanh; Tuyến phòng thủ số 2 là bộ phận giám sát và QTRR
có nhiệm vụ ban hành và thực thi quy trình QTRR trong CTCK; Tuyến phòng thủ số
3 là phòng KSNB trực thuộc Tổng giám đốc và ủy ban KTNB trực thuộc hội đồng
quản trị có nhiệm vụ kiểm soát sau. Mô hình khuyến nghị về các cấp kiểm soát được
thể hiện trong hình sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top