Download Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cá tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và định giá Việt Nam

Download Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cá tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và định giá Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3
1.1 Trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.1 Khái niệm trọng yếu 3
1.1.2 Vai trò của trọng yếu 4
1.1.3 Quy mô và bản chất của khoản mục nghiệp vụ trong mối quan hệ với trọng yếu 6
1.1.3.1 Quy mô trong mối quan hệ với trọng yếu 6
1.1.3.2 Bản chất của khoản mục, nghiệp vụ trong mối quan hệ với trọng yếu. 7
1.1.4 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính 10
1.1.4.1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 11
1.1.4.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC 12
1.1.4.3 Ước tính tổng số sai sót cho từng khoản mục 13
1.1.4.4 Ước tính tổng số sai sót có thể chấp nhận được 13
1.1.4.5 So sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu về trọng yếu hay ước lượng ban đầu về trọng yếu đã có sự điều chỉnh 13
1.2 Rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
1.2.1 Khái niệm rủi ro kiểm toán 14
1.2.2 Các bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán 16
1.2.2.1 Rủi ro tiềm tàng 16
1.2.2.2 Rủi ro kiểm soát 16
1.2.2.3 Rủi ro phát hiện 17
1.2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 17
1.2.3.1 Mô hình rủi ro kiểm toán 17
1.2.3.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 22
1.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán 24
1.2.4.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng 24
1.2.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát 27
1.2.4.3 Xác định rủi ro phát hiện 33
1.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến phương pháp kiểm toán. 34
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE.,LTD) 35
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 35
2.1.1.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2002 35
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004 35
2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 10 năm 2006 35
2.1.1.4 Giai đoạn từ tháng 10 năm 2006 đến nay 35
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 35
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 35
2.1.4 Thành tựu đạt được 35
2.1.5 Đặc điểm về tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 35
2.1.5.1 Đặc điểm về quy trình kiểm toán 35
2.1.5.2 Đặc điểm về hệ thống hồ sơ kiểm toán 35
2.1.5.3 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng 35
2.2 Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại VAE.,Ltd 35
2.2.1 Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty VAE. 35
2.2.1.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC 35
2.2.1.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ 35
2.2.1.4 Ước lượng ban đầu về trọng yếu 35
2.2.1.5 Phân bổ ước lượng trọng yếu ban đầu cho các khoản mục 35
2.2.1.6 Xác định nội dung kiểm toán dựa vào đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 35
2.2.2 So sánh quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của 2 khách hàng là công ty X và công ty Y 35
2.2.2.1 Điểm giống nhau trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của công ty X và công ty Y. 35
2.2.2.2 Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của công ty X và công ty Y. 35
2.2.3 Quy trình chung đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty VAE 35
2.2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toánBCTC 35
2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC 35
2.2.3.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ 35
2.2.3.4 Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ BCTC. 35
2.2.3.5 Phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính. 35
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VAE.,LTD 35
3.1 Nhận xét về quy trình tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại VAE., Ltd. 35
3.1.1 Ưu điểm 35
3.1.1.1 Vận dụng các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực KT quốc tế vào thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro KT 35
3.1.1.2 Có sự phân công trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro KT 35
3.1.1.3 Đánh giá Trọng yếu và Rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc 35
3.1.2 Nhược điểm 35
3.1.2.1 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán với khách hàng có quy mô nhỏ 35
3.1.2.2 Đánh giá, rủi ro kiểm toán khi chấp nhận hợp đồngKT 35
3.1.2.3 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với việc đánh giá rủi ro kiểm soát. 35
3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 35
3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan chức năng 35
3.2.2 Kiến nghị với công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 35
3.2.2.1 Kiến nghị để khắc phục những nhược điểm trong công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro tại công ty 35
3.2.2.2 Các kiến nghị khác nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro 35
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Cuối cùng ban giám đốc sẽ là người soát xét để đưa ra quyết định. Phòng hành chính có nhiệm vụ kiểm tra lại hình thức, cách trình bày của bản báo cáo. Qua tất cả các bước trên báo cáo kiểm toán sẽ chính thức được phát hành.
Trong quá trình kiểm toán, các nhân viên kiểm toán sẽ tiến hành công việc theo đúng kế hoạch đề ra. Mọi ý kiến thắc mắc, vấn đề phát sinh sẽ phải hỏi ý kiến của trưởng nhóm, không được tự ý quyết định. Trưởng nhóm có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, chấn chỉnh thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm.
Việc kiểm soát chất lượng sẽ được thể hiện thông qua bảng câu hỏi đã được xây dựng. Khách hàng sẽ trả lời theo ba cách: có, không, không áp dụng và phải giải thích về phương án lựa chọn của mình. Cuối cùng là cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên.
Ngoài ra công ty còn xem xét các giấy tờ làm việc đã được lưu và hồ sơ kiểm toán hay chưa, xem xét việc thực hiện công việc đã được đề ra trước đó. Việc tuân thủ các quy định về hồ sơ kiểm toán cũng góp phần vào việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại VAE.,Ltd
Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty VAE.
Để hiểu rõ hơn về quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty, ta tìm hiểu về 2 khách hàng mà năm 2007, công ty đã cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là công ty X và Công ty Y. Trong đó, Công ty X là khách hàng truyền thống của VAE từ năm 2004 và công ty Y là khách hàng kiểm toán năm đầu của VAE.
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính
Đối với Công ty X:
Công ty X là công ty liên doanh trong lĩnh vực xuất khẩu giầy da cao cấp giữa bên Việt Nam và bên Hồng Kông. Công ty X được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1201/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15/10/2003. Các thông tin cơ sở về công ty X đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán bao gồm:
Các bên tham gia liên doanh: Bên Việt Nam là Công ty sản xuất giầy A góp 30% vốn bằng quyền sử dụng đất. Bên Hồng Kông góp 70% bằng tiền mặt.
Tổng số vốn đăng kí kinh doanh: 50.100.000.000 VNĐ
Trụ sở chính: Thanh Xuân – Hà Nội
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất và xuất khẩu giầy da cao cấp sang thị trường Châu Âu.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị bao gồm 6 thành viên, 3 thành viên mang quốc tịch Việt Nam và 3 thành viên mang quốc tịch Hồng Kông.
….
Năm nay, nhóm thực hiện kiểm toán cho công ty không thay đổi. Theo đánh giá của kiểm toán viên tiền nhiệm và tìm hiểu các thông tin bổ sung về công ty, kiểm toán viên nhận thấy
Tính liêm chính của Ban giám đốc của khách hàng được đánh giá cao
Công ty cung cấp đầy đủ các tài liệu mà kiểm toán viên yêu cầu, tích cực hợp tác
Tình hình kinh doanh trong năm qua ổn định
Vì vậy, kiểm toán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty X là ở mức trung bình. Do đó, công ty đã ký hợp đồng kiểm toán với Công ty X.
Đối với Công ty Y :
Trước tiên tiến hành đánh giá tính độc lập của Kiểm toán viên với khách hàng thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn.
Biểu 2.1: Câu hỏi đánh giá tính độc lập của Kiểm toán viên
Câu hỏi về tính độc lập của Kiểm toán viên
Khách hàng : Công ty Y
Câu hỏi

Không
1_ Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành kiểm toán hay không?
X
2_ Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng hay không?
X
3_ Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của khách hàng không?
X
4_ Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không?
X
5_ Kiểm toán viên có kí kết hợp đồng gia công với khách hàng không?
X
6_ Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không?
X
7_ Kiểm toán viên có làm đại lí bán sản phẩm cho khách hàng không?
X
8_ Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thiết với những người trong bộ máy quản lí của công ty khách hàng hay không?
X
9_ Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính cho khách hàng không?
X
10_ Kết luận : Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán khách hàng đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập?
X
Sau đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập các thông tin cơ sở về công ty Y.
Loại hình doanh nghiệp: Là công ty TNHH có hai thành viên trở lên (12 thành viên góp vốn)
Cơ cấu tổ chức: gồm có Ban Giám Đốc, Hội đồng thành viên, các phòng nghiệp vụ và các tổ đội sản xuất
Ngành nghề kinh doanh: Thi công các công trình giao thông dân dụng; các công trình cầu đường; sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; Kinh doanh thương mại tổng hợp; Thu mua, xuất nhập khẩu nông sản…
Sản phẩm chính: Các công trình giao thông; đường bê tông, cống thoát nước, khu chung cư, tập thể, sản phẩm phục vụ ngành xây dựng..
Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan
Tình hình kinh doanh của Công ty: Qua tìm hiểu, kiểm toán viên nhận thấy trong mấy năm gần đây, Công ty ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng với tốc độ ổn định. Như vậy tình hình kinh doanh của Công ty Y được đánh giá là có triển vọng phát triển.
Như vậy qua tìm hiểu các thông tin sơ bộ về Công ty Y, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kinh doanh mà VAE sẽ gặp phải khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng này là ở mức trung bình. Do đó, Công ty chấp nhận ký kết hợp đồng kiểm toán.
Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính
Vì Công ty X là khách hàng kiểm toán truyền thống, có quy mô vốn lớn, là công ty liên doanh nên số lượng người quan tâm đến báo cáo tài chính là khá nhiều. Điều này dẫn đến khả năng nếu Báo cáo tài chính của công ty có sai phạm trọng yếu thì sẽ dẫn đến tác hại ở mức độ khá lớn. Vì vậy kiểm toán viên dự kiến rủi ro kiểm toán mong muốn đối với công ty X ở mức độ thấp. Đối với Công ty Y, vì đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên nên để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm toán mong muốn cũng được dự kiến ở mức độ thấp
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính
Đối với công ty X:
Kiểm toán viên nhận thấy công ty X kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giầy da cao cấp sang thị trường châu Âu. Trong khi đó, châu Âu là một thị trường khá ổn định đối với việc xuất khẩu giầy da cao cấp. Mức tăng trưởng thị trường là khá cao. Công ty có khả năng duy trì sản xuất và cung cấp sản phẩm ra thị trường ở mức độ cao. Tuy nhiên, giá nguyên liệu ngày càng tăng, gây áp lực cho công ty trong việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Kiểm toán viên cũng đánh giá khách hàng có cơ cấu tổ chức tốt, đội ngũ hội đồng quản trị và ban giám đốc có năng lực và kinh nghiệm. Đội ngũ kế toán cũng có trình độ tốt. Đây là khách hàng hàng năm của công ty nên xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên nhận thấy ý kiến ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu đường biển Luận văn Kinh tế 6
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top