congchualove_hoangtu55
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh 10
1.1. Khái quát về hợp đồng 10
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10
1.1.2.2. Phân loại hợp đồng dân sự 12
1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 14
1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự 14
1.1.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 17
1.2. Khái quát về hợp đồng liên doanh 19
1.2.1. Khái quát về liên doanh và doanh nghiệp liên doanh 20
1.2.1.1. Khái niệm chung 20
1.2.1.2. Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh 23
1.2.2. Khái quát về hợp đồng liên doanh 28
1.2.2.1. Khái niệm chung về hợp đồng liên doanh 28
1.2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam 29
1.2.2.3. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng liên doanh 31
Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành 37
2.1. Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37
2.1.1. Nội dung hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37
2.1.1.1. Nội dung về chủ thể 39
2.1.1.2. Nội dung về loại hình doanh nghiệp 39
2.1.2.3. Nội dung về lĩnh vực và ngành nghề và phạm vi kinh doanh 41
2.1.1.4. Nội dung về vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, cách góp vốn điều lệ. 43
2.1.1.5. Tiến độ thực hiện dự án 48
2.1.1.6. Nội dung liên quan tới thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án 49
2.1.1.8. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh. 49
2.1.1.8. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh. 51
2.1.1.9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp 53
2.1.1.10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cách giải quyết tranh chấp 53
2.1.1.11. Các nội dung khác 55
2.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh. 55
2.2.1. Những bất cập trong quy định nội dung của hợp đồng liên doanh 61
2.2.1.1. Bất cập trong quy định về khái niệm doanh nghiệp liên doanh. 61
2.2.1.2. Bất cập trong quy định về lựa chọn đối tác liên doanh 62
2.2.1.3. Bất cập trong quy định về cách góp vốn và tiến trình góp vốn của các bên tham gia 63
2.2.1.4. Bất cập trong quy định về các nguyên tắc tài chính, phân chia lợi nhuận và xử lý thua lỗ. Error! Bookmark not defined.
2.2.1.5. Bất cập trong việc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh 65
2.2.1.6. Bất cập trong các quy định khác 66
2.3. Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng liên doanh 68
2.3.1. Số liệu doanh nghiệp liên doanh qua các năm 68
2.3.2. Một số vụ việc thực tế 70
2.3.2.1. Vụ tranh chấp giữa các thành viên tại Công ty Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn 70
2.3.2.2. Vụ tranh chấp trong việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp giải thể tại Công ty liên doanh bao bì giấy Triển Hưng 75
2.3.2.3. Tranh chấp trong vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp tại liên doanh Nhã Quán 77
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 79
2.4.1. Đánh giá chung 79
2.4.2. Những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 80
Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82
3.1.1. Dự báo sự phát triển của doanh nghiệp liên doanh trong thời gian tới 82
3.1.1.1. Các cơ sở để dự báo 82
3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh của Việt Nam trong thời gian tới 84
3.2.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh phân chia theo ngành, vùng và đối tác Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1. Định hướng thu hút đầu vốn đầu tư trong một số ngành Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng Error! Bookmark not defined.
3.2.1.3. Định hướng thu hút vốn theo đối tác Error! Bookmark not defined.
3.2.2.Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh Error! Bookmark not defined.
3.3. Các giải pháp cụ thể 87
3.3.1. Nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của nhà nước 87
3.3.1.1. Bổ sung các điều khoản liên quan đến các nội dung chủ yếu 89
3.3.1.2. Bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành những nội dung chủ yếu khác 90
3.3.1.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính 92
3.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao thực thi hiệu quả hợp đồng liên doanh 93
3.3.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án liên doanh 93
3.3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 94
3.3.2.3. Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh 96
3.3.3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh 95
3.3.3.1. Trước khi quyết định liên doanh, các doanh nghiệp Việt nam cần xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của đơn vị mình. 95
3.3.3.2. Bố trí cán bộ có năng lực phẩm chất vào các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp liên doanh 97
3.3.3.3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thanh đối tác tin cậy trong doanh nghiệp liên doanh. 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới – đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng như việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp liên doanh ngày càng tăng đáng kể. Ở Việt Nam hiện có khoảng 943 doanh nghiệp liên doanh trên tổng số hơn 4000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 23,6% theo số liệu thống kê đến năm 2007. Tuy nhiên con số trên đồng thời cho thấy liên doanh chưa phải là hình thức được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng một trong số đó xuất phát từ cách quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các doanh nghiệp liên doanh của Pháp luật Việt Nam
Việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp liên doanh hiện nay chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật dân sự 2005 và hệ thống văn bản dưới luật liên quan, được thể hiện chủ yếu bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng liên doanh. Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành các hợp đồng đó, người nghiên cứu có thể có được cái nhìn tổng quan về tình hình thực thi các hợp đồng liên doanh tại Việt Nam: những điểm hoàn chỉnh cũng như những bất cập còn tồn tại. Qua đó, có thể đưa ra những đề xuất giải pháp hợp lý để hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh hoạt động liên doanh nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung, nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam qua hình thức liên doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vì những lý do trên em xin chọn đề tài: ”Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là dựa trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liên doanh nói riêng; đồng thời dựa trên việc đánh giá thực trạng thực hiện hợp đồng liên doanh tại Việt Nam để phân tích những bất cập còn tồn tại cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện loại hình hợp đồng này.
Nhiệm vụ của khóa luận:
- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đánh giá được những bất cập tồn tại trong quy định cũng như trong thực tiễn thực thi hợp đồng liên doanh.
- Đề xuất một số các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng liên doanh đồng thời tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 1988 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm bài em đã sử dụng những kiến thức được học kết hợp với phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, phân tích, thống kê, so sánh, suy luận.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh
Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hằng – giảng viên bộ môn Luật khoa Quản trị kinh doanh, cô đã giúp đỡ em từ quá trình xây dựng đề cương cũng như chỉ ra những điểm cần khắc phục giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do lượng kiến thức có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa có nhiều nên bài làm của em vẫn còn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được lời nhận xét góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài làm cũng như lượng kiến thức của mình.
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh
1.1. Khái quát về hợp đồng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam
Trên lý thuyết, mỗi hệ thống pháp luật lại có quan niệm khác nhau về hợp đồng; trong mỗi hệ thống ấy, từng ngành luật lại có các quy định riêng khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu về hợp đồng, cần xác định rõ giác độ nghiên cứu trong từng hệ thống pháp luật, từng ngành luật cụ thể để có được cái nhìn chính xác về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên đương sự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực với các bên giao kết và không làm phát sinh nghĩa vụ với bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, có nghĩa là các nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước, không phải các nghĩa vụ tự nhiên hay của đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh trong hợp đồng dân sự phải có tính chất tài sản, nghĩa là phải định giá được bằng tiền.
Từ khái niệm đó, hợp đồng mang những đặc điểm chính như:
Thứ nhất, hợp đồng là một hành vi hợp pháp. Điều đó có nghĩa là sự thỏa thuận của các bên đương sự phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu sự thỏa thuận đó lại trái với quy định của pháp luật thì bị coi là vô hiệu và trong trường hợp đó hợp đồng chưa được thành lập.
Thứ hai, hợp đồng là sự thỏa thuận có ý chí. Trong hợp đồng thể hiện ý chí thống nhất của các bên đương sự. Trong ý chí thống nhất đó có cả ý chí tự nguyện của mỗi bên.
Thứ ba, hợp đồng là một hành vi hợp pháp nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước.1
Hợp đồng khác các hành vi hợp pháp khác ở chỗ là các hành vi hợp pháp này cũng làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ quan hệ dân luật nhưng hậu quả pháp lý không được đề ra từ trước. Ví dụ như khi tàu bị tai nạn và được cứu. Ở đây đã phát sinh quan hệ dân sự về việc trả chi phí cứu tàu giữa bên tàu gặp nạn và bên cứu tàu. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý này không được hai bên thỏa thuận từ trước.
Hợp đồng là phương tiện chủ yếu trong lưu thông dân sự. Hợp đồng có thể được kí kết giữa công dân với công dân, giữa pháp nhân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với công dân. Tuy nhiên, khi kí kết hợp đồng, các chủ thể phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng do pháp luật đề ra.
Nguyên tắc đầu tiên là tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Các chủ thể dân sự khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể có quyền tự do lựa chọn bên đương sự, tự do giao dịch, đàm phán, tự do kí kết hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mình. Tuy nhiên, ý chí tự do đó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với ý chí của nhà nước. Bởi nếu để các bên tự do vô hạn trong việc ký kết hợp đồng thì hợp đồng dân sự sẽ dễ dàng trở thành phương tiện bóc lột của các tầng lớp người khác nhau trong xã hội và trở thành nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Nguyên tắc này được đưa ra hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Dân luật là nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác.2
Nguyên tắc thứ hai các chủ thể phải tuân theo khi tham gia giao kết hợp đồng là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Nguyên tắc này yêu cầu không được ép buộc ký kết hợp đồng, không được lừa dối, gian lận trong ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời có thiện chí tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để thực hiện đúng hợp đồng. Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hay bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện những tư tưởng pháp lý chủ đạo của pháp luật dân sự ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật thì những hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Việc đề ra hai nguyên tắc trên trong việc giao hết hợp đồng thể hiện phương châm, tư tưởng của pháp luật dân sự Việt Nam trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự dựa trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của công cộng cũng như tôn trọng quyền được bình đẳng, tự nguyện cam kết trong các giao dịch dân sự.
1.1.2.2. Phân loại hợp đồng dân sự
Hợp đồng được phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau.
- Dựa vào sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự, hợp đồng được phân ra thành hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng trong đó chỉ có bên ký kết có quyền, còn bên ký kết còn lại phải gánh vác nghĩa vụ. Ví dụ như trong hợp đồng bảo lãnh, chỉ bên bảo lãnh có nghĩa vụ.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên tham gia giao kết đều có quyền lợi và phải gánh vác nghĩa vụ. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng chuyên chở hàng hóa.
- Dựa vào tính chất đền bù của hợp đồng, người ta chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo đó một bên ký kết được hưởng một quyền lợi nào đó phải đền bù cho bên kia một giá trị tương ứng, ví dụ như trong hợp đồng hàng đổi hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng không đền bù là hợp đồng một bên được hưởng quyền lợi mà không phải bù lại gì cho bên kia, ví dụ hợp đồng tặng biếu.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý, hợp đồng được chia thành hợp đồng ước hẹn và hợp đồng thực tế.
Hợp đồng ước hẹn trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết phát sinh ngang nhau ngay sau khi kí kết khi các bên chủ thể thỏa thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh vào lúc ký hợp đồng mà phát sinh vào thời điểm khi một trong các bên tiến hành một hành vi cụ thể nào đó. Ví dụ, trong hợp đồng vay nợ, người cho vay giao tiền mới phát sinh quan hệ vay nợ.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào hợp đồng khác, ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính. Chẳng hạn hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng vay tiền.
Ngoài ra, tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 406, khoản 5 và 6 còn quy định thêm hình thức hợp đồng vì lợi ích người thứ ba, hợp đồng có điều kiện.
Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba là hợp đồng mà các bên ký kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cha mẹ ký cho con cái.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện đó được coi là điều kiện để thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng các yêu cầu.
Tóm lại, hợp đồng được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện khoa học pháp lý… .Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa khá quan trọng, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định được những điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Đồng thời việc phân loại đó cũng sẽ giúp các chủ thể khi tham gia hợp đồng nắm bắt được rõ hơn tính chất của hợp đồng và dễ dàng hơn trong việc thực hiện hợp đồng.
1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự
Để xây dựng được hợp đồng dân sự, các bên phải tham gia đàm phán, ký kết. Việc đàm phán ký kết hợp đồng có thể diễn ra trực tiếp khi các bên gặp gỡ nhau hay thông qua các hình thức khác như thư từ, công văn, fax … . Một bên sẽ đưa ra đề nghị ký kết và bên được đề nghị sẽ trả lời chấp nhận đề nghị đó.
Đề nghị ký kết hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của một bên muốn tiến hành giao dịch hợp đồng với bên khác. Khi một bên đề nghị bên kia ký kết hợp đồng mà trong đó có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì bên đó phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thời hạn đã đề ra đó.
Đề nghị được coi là đã chấm dứt khi:
Hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị mà bên được đề nghị không trả lời.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu và nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liên doanh nói riêng để qua đó chú trọng vào việc soản thảo các điều khoản của hợp đồng liên doanh sao cho có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là trong những liên doanh mà đối tác liên doanh là những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế lớn và kinh nghiệm quản lý lâu năm.
KẾT LUẬN
Qua 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam, thực tế đã chứng minh đầu tư trực tiếp nước ngoài qua hình thức doanh nghiệp liên doanh đã góp một phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh đã đóng vai trò như lực lượng khởi động cho qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa cơ sở hạn tầng, phát triển nền kinh tế thị trường và kích thích phát triển kinh tế. Để đạt được những thành tựu nói trên không thể không công nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc xúc tiến, khuyến khích đầu tư mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là những cải cách trong hệ thống luật pháp đầu tư và cụ thể là những quy định về hợp đồng liên doanh – cơ sở pháp lý cơ bản để thành lập lên các doanh nghiệp liên doanh. Những thay đổi này đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập nên một môi trường pháp lý thống nhất, minh bạch và ổn định nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế thi hành, các quy định của nhà nước về hợp đồng liên doanh cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều các vướng mắc, bất cập làm cho hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế, thậm chí còn dẫn đến các xung đột giữa các bên tham gia ký kết. Từ thực tế đó, khóa luận tốt nghiệp “Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: những bất cập và giải pháp tháo gỡ” được thực hiện và đạt được một số kết quả sau:
- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh 10
1.1. Khái quát về hợp đồng 10
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam 10
1.1.2.2. Phân loại hợp đồng dân sự 12
1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 14
1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự 14
1.1.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 17
1.2. Khái quát về hợp đồng liên doanh 19
1.2.1. Khái quát về liên doanh và doanh nghiệp liên doanh 20
1.2.1.1. Khái niệm chung 20
1.2.1.2. Đặc điểm và phân loại các hình thức doanh nghiệp liên doanh 23
1.2.2. Khái quát về hợp đồng liên doanh 28
1.2.2.1. Khái niệm chung về hợp đồng liên doanh 28
1.2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam 29
1.2.2.3. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng liên doanh 31
Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành 37
2.1. Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37
2.1.1. Nội dung hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam 37
2.1.1.1. Nội dung về chủ thể 39
2.1.1.2. Nội dung về loại hình doanh nghiệp 39
2.1.2.3. Nội dung về lĩnh vực và ngành nghề và phạm vi kinh doanh 41
2.1.1.4. Nội dung về vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, cách góp vốn điều lệ. 43
2.1.1.5. Tiến độ thực hiện dự án 48
2.1.1.6. Nội dung liên quan tới thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án 49
2.1.1.8. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh. 49
2.1.1.8. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh. 51
2.1.1.9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp 53
2.1.1.10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cách giải quyết tranh chấp 53
2.1.1.11. Các nội dung khác 55
2.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh. 55
2.2.1. Những bất cập trong quy định nội dung của hợp đồng liên doanh 61
2.2.1.1. Bất cập trong quy định về khái niệm doanh nghiệp liên doanh. 61
2.2.1.2. Bất cập trong quy định về lựa chọn đối tác liên doanh 62
2.2.1.3. Bất cập trong quy định về cách góp vốn và tiến trình góp vốn của các bên tham gia 63
2.2.1.4. Bất cập trong quy định về các nguyên tắc tài chính, phân chia lợi nhuận và xử lý thua lỗ. Error! Bookmark not defined.
2.2.1.5. Bất cập trong việc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh 65
2.2.1.6. Bất cập trong các quy định khác 66
2.3. Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng liên doanh 68
2.3.1. Số liệu doanh nghiệp liên doanh qua các năm 68
2.3.2. Một số vụ việc thực tế 70
2.3.2.1. Vụ tranh chấp giữa các thành viên tại Công ty Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn 70
2.3.2.2. Vụ tranh chấp trong việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp giải thể tại Công ty liên doanh bao bì giấy Triển Hưng 75
2.3.2.3. Tranh chấp trong vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp tại liên doanh Nhã Quán 77
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 79
2.4.1. Đánh giá chung 79
2.4.2. Những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng liên doanh tại Việt Nam 80
Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh 82
3.1.1. Dự báo sự phát triển của doanh nghiệp liên doanh trong thời gian tới 82
3.1.1.1. Các cơ sở để dự báo 82
3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh của Việt Nam trong thời gian tới 84
3.2.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh phân chia theo ngành, vùng và đối tác Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1. Định hướng thu hút đầu vốn đầu tư trong một số ngành Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng Error! Bookmark not defined.
3.2.1.3. Định hướng thu hút vốn theo đối tác Error! Bookmark not defined.
3.2.2.Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh Error! Bookmark not defined.
3.3. Các giải pháp cụ thể 87
3.3.1. Nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của nhà nước 87
3.3.1.1. Bổ sung các điều khoản liên quan đến các nội dung chủ yếu 89
3.3.1.2. Bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành những nội dung chủ yếu khác 90
3.3.1.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính 92
3.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao thực thi hiệu quả hợp đồng liên doanh 93
3.3.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án liên doanh 93
3.3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 94
3.3.2.3. Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh 96
3.3.3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh 95
3.3.3.1. Trước khi quyết định liên doanh, các doanh nghiệp Việt nam cần xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của đơn vị mình. 95
3.3.3.2. Bố trí cán bộ có năng lực phẩm chất vào các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp liên doanh 97
3.3.3.3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thanh đối tác tin cậy trong doanh nghiệp liên doanh. 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới – đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng như việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp liên doanh ngày càng tăng đáng kể. Ở Việt Nam hiện có khoảng 943 doanh nghiệp liên doanh trên tổng số hơn 4000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 23,6% theo số liệu thống kê đến năm 2007. Tuy nhiên con số trên đồng thời cho thấy liên doanh chưa phải là hình thức được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng một trong số đó xuất phát từ cách quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các doanh nghiệp liên doanh của Pháp luật Việt Nam
Việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp liên doanh hiện nay chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật dân sự 2005 và hệ thống văn bản dưới luật liên quan, được thể hiện chủ yếu bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng liên doanh. Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành các hợp đồng đó, người nghiên cứu có thể có được cái nhìn tổng quan về tình hình thực thi các hợp đồng liên doanh tại Việt Nam: những điểm hoàn chỉnh cũng như những bất cập còn tồn tại. Qua đó, có thể đưa ra những đề xuất giải pháp hợp lý để hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh hoạt động liên doanh nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung, nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam qua hình thức liên doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vì những lý do trên em xin chọn đề tài: ”Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là dựa trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liên doanh nói riêng; đồng thời dựa trên việc đánh giá thực trạng thực hiện hợp đồng liên doanh tại Việt Nam để phân tích những bất cập còn tồn tại cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện loại hình hợp đồng này.
Nhiệm vụ của khóa luận:
- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đánh giá được những bất cập tồn tại trong quy định cũng như trong thực tiễn thực thi hợp đồng liên doanh.
- Đề xuất một số các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng liên doanh đồng thời tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 1988 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm bài em đã sử dụng những kiến thức được học kết hợp với phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, phân tích, thống kê, so sánh, suy luận.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh
Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hằng – giảng viên bộ môn Luật khoa Quản trị kinh doanh, cô đã giúp đỡ em từ quá trình xây dựng đề cương cũng như chỉ ra những điểm cần khắc phục giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do lượng kiến thức có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa có nhiều nên bài làm của em vẫn còn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được lời nhận xét góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài làm cũng như lượng kiến thức của mình.
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh
1.1. Khái quát về hợp đồng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam
Trên lý thuyết, mỗi hệ thống pháp luật lại có quan niệm khác nhau về hợp đồng; trong mỗi hệ thống ấy, từng ngành luật lại có các quy định riêng khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu về hợp đồng, cần xác định rõ giác độ nghiên cứu trong từng hệ thống pháp luật, từng ngành luật cụ thể để có được cái nhìn chính xác về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên đương sự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực với các bên giao kết và không làm phát sinh nghĩa vụ với bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, có nghĩa là các nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước, không phải các nghĩa vụ tự nhiên hay của đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh trong hợp đồng dân sự phải có tính chất tài sản, nghĩa là phải định giá được bằng tiền.
Từ khái niệm đó, hợp đồng mang những đặc điểm chính như:
Thứ nhất, hợp đồng là một hành vi hợp pháp. Điều đó có nghĩa là sự thỏa thuận của các bên đương sự phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu sự thỏa thuận đó lại trái với quy định của pháp luật thì bị coi là vô hiệu và trong trường hợp đó hợp đồng chưa được thành lập.
Thứ hai, hợp đồng là sự thỏa thuận có ý chí. Trong hợp đồng thể hiện ý chí thống nhất của các bên đương sự. Trong ý chí thống nhất đó có cả ý chí tự nguyện của mỗi bên.
Thứ ba, hợp đồng là một hành vi hợp pháp nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước.1
Hợp đồng khác các hành vi hợp pháp khác ở chỗ là các hành vi hợp pháp này cũng làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ quan hệ dân luật nhưng hậu quả pháp lý không được đề ra từ trước. Ví dụ như khi tàu bị tai nạn và được cứu. Ở đây đã phát sinh quan hệ dân sự về việc trả chi phí cứu tàu giữa bên tàu gặp nạn và bên cứu tàu. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý này không được hai bên thỏa thuận từ trước.
Hợp đồng là phương tiện chủ yếu trong lưu thông dân sự. Hợp đồng có thể được kí kết giữa công dân với công dân, giữa pháp nhân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với công dân. Tuy nhiên, khi kí kết hợp đồng, các chủ thể phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng do pháp luật đề ra.
Nguyên tắc đầu tiên là tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Các chủ thể dân sự khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể có quyền tự do lựa chọn bên đương sự, tự do giao dịch, đàm phán, tự do kí kết hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mình. Tuy nhiên, ý chí tự do đó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với ý chí của nhà nước. Bởi nếu để các bên tự do vô hạn trong việc ký kết hợp đồng thì hợp đồng dân sự sẽ dễ dàng trở thành phương tiện bóc lột của các tầng lớp người khác nhau trong xã hội và trở thành nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Nguyên tắc này được đưa ra hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Dân luật là nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác.2
Nguyên tắc thứ hai các chủ thể phải tuân theo khi tham gia giao kết hợp đồng là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Nguyên tắc này yêu cầu không được ép buộc ký kết hợp đồng, không được lừa dối, gian lận trong ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời có thiện chí tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để thực hiện đúng hợp đồng. Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hay bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện những tư tưởng pháp lý chủ đạo của pháp luật dân sự ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật thì những hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Việc đề ra hai nguyên tắc trên trong việc giao hết hợp đồng thể hiện phương châm, tư tưởng của pháp luật dân sự Việt Nam trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự dựa trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của công cộng cũng như tôn trọng quyền được bình đẳng, tự nguyện cam kết trong các giao dịch dân sự.
1.1.2.2. Phân loại hợp đồng dân sự
Hợp đồng được phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau.
- Dựa vào sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự, hợp đồng được phân ra thành hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng trong đó chỉ có bên ký kết có quyền, còn bên ký kết còn lại phải gánh vác nghĩa vụ. Ví dụ như trong hợp đồng bảo lãnh, chỉ bên bảo lãnh có nghĩa vụ.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên tham gia giao kết đều có quyền lợi và phải gánh vác nghĩa vụ. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng chuyên chở hàng hóa.
- Dựa vào tính chất đền bù của hợp đồng, người ta chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo đó một bên ký kết được hưởng một quyền lợi nào đó phải đền bù cho bên kia một giá trị tương ứng, ví dụ như trong hợp đồng hàng đổi hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng không đền bù là hợp đồng một bên được hưởng quyền lợi mà không phải bù lại gì cho bên kia, ví dụ hợp đồng tặng biếu.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý, hợp đồng được chia thành hợp đồng ước hẹn và hợp đồng thực tế.
Hợp đồng ước hẹn trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết phát sinh ngang nhau ngay sau khi kí kết khi các bên chủ thể thỏa thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh vào lúc ký hợp đồng mà phát sinh vào thời điểm khi một trong các bên tiến hành một hành vi cụ thể nào đó. Ví dụ, trong hợp đồng vay nợ, người cho vay giao tiền mới phát sinh quan hệ vay nợ.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào hợp đồng khác, ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính. Chẳng hạn hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng vay tiền.
Ngoài ra, tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 406, khoản 5 và 6 còn quy định thêm hình thức hợp đồng vì lợi ích người thứ ba, hợp đồng có điều kiện.
Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba là hợp đồng mà các bên ký kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cha mẹ ký cho con cái.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện đó được coi là điều kiện để thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng các yêu cầu.
Tóm lại, hợp đồng được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện khoa học pháp lý… .Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa khá quan trọng, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định được những điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Đồng thời việc phân loại đó cũng sẽ giúp các chủ thể khi tham gia hợp đồng nắm bắt được rõ hơn tính chất của hợp đồng và dễ dàng hơn trong việc thực hiện hợp đồng.
1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự
Để xây dựng được hợp đồng dân sự, các bên phải tham gia đàm phán, ký kết. Việc đàm phán ký kết hợp đồng có thể diễn ra trực tiếp khi các bên gặp gỡ nhau hay thông qua các hình thức khác như thư từ, công văn, fax … . Một bên sẽ đưa ra đề nghị ký kết và bên được đề nghị sẽ trả lời chấp nhận đề nghị đó.
Đề nghị ký kết hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của một bên muốn tiến hành giao dịch hợp đồng với bên khác. Khi một bên đề nghị bên kia ký kết hợp đồng mà trong đó có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì bên đó phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thời hạn đã đề ra đó.
Đề nghị được coi là đã chấm dứt khi:
Hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị mà bên được đề nghị không trả lời.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu và nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liên doanh nói riêng để qua đó chú trọng vào việc soản thảo các điều khoản của hợp đồng liên doanh sao cho có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là trong những liên doanh mà đối tác liên doanh là những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế lớn và kinh nghiệm quản lý lâu năm.
KẾT LUẬN
Qua 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam, thực tế đã chứng minh đầu tư trực tiếp nước ngoài qua hình thức doanh nghiệp liên doanh đã góp một phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh đã đóng vai trò như lực lượng khởi động cho qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa cơ sở hạn tầng, phát triển nền kinh tế thị trường và kích thích phát triển kinh tế. Để đạt được những thành tựu nói trên không thể không công nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc xúc tiến, khuyến khích đầu tư mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là những cải cách trong hệ thống luật pháp đầu tư và cụ thể là những quy định về hợp đồng liên doanh – cơ sở pháp lý cơ bản để thành lập lên các doanh nghiệp liên doanh. Những thay đổi này đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập nên một môi trường pháp lý thống nhất, minh bạch và ổn định nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế thi hành, các quy định của nhà nước về hợp đồng liên doanh cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều các vướng mắc, bất cập làm cho hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế, thậm chí còn dẫn đến các xung đột giữa các bên tham gia ký kết. Từ thực tế đó, khóa luận tốt nghiệp “Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: những bất cập và giải pháp tháo gỡ” được thực hiện và đạt được một số kết quả sau:
- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: