Drudwas

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI MỞ ĐẦU

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, việc đánh giá thực trạng cơ cấu ngành kinh tế, phân tích những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch của nó để khai thác tốt hơn các nguồn lực hiện có theo hướng có lợi cho xuất khẩu là rất cần thiết hiện nay.Với tư cách là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình CNH, vấn để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH luôn được các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm sâu sắc. Các công trình nghiên cứu luôn được quan tâm sâu sắc. Các công trình nghiên cứu về kinh tế học phát triển, về các bài học kinh nghiêm CNH của các nước đi trước, các phân tích chính sách CNH của các nước đi trước , các phân tích chính sách CNH khuyến nghị cho các nước đang phát triển đi sau hiện nay đểu coi vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những điểm trọng tâm của thời kỳ CNH
Ở Việt Nam, vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH đã được quan tâm từ rất lâu. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, tầm vóc lớn lao cả về phương diện lí luận lẫn phương diện thực tiễn đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà chúng ta đã là thành viên của WTO
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài này nhằm tìm hiểu những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ câú ngành kinh tế và kế hoạch chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2006_2010


Phần 1 : Các vấn đề lý luận về kế hoạch chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế

1. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1: Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành kinh tế trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau . Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế _xã hội nhất định , luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể .Như vậy cần hiểu cơ cấu ngành theo những nội dung sau:
Trước hết đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành .Số lượng ngành kinh tế không cố định nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội .Từ đầu thế kỷ 19 nhà kinh tế học Colin Clark căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của sản xuất đã chia thành ba nhóm ngành : khai thác tài nguyên thiên nhiên (gồm nông nghiệp và khai thác khoáng sản ); công nghiệp chế biến ; sản xuất sản phẩm vô hình.Liên hợp quốc sau này căn cứ vào rính chất hoạt động sản xuất đã chuyển hoạt động khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi ngành sản xuất sản phẩm vô hình là ngành dịch vụ
Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội , biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phâ thành ba khu vực hay gọi là ba ngành gộp : Khu vực 1 bao gồm các ngành nông_lâm _ngư nghiệp ; khu vực 2 là các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực ba là các ngành dịch vụ
Thứ đến cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau .Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và mặt chất lượng .Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP , lao động ,vốn )của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân ,còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau .Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hay gián tiếp .Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiêù còn mối quan hệ giá tiếp được thể hiện theo các cấp 1,2,3 …Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối quan hệ truyền thống ,xuyên suốt qua mọi giai đoạn phát triển xã hội .Nông nghiệp yêu cầu cần có sự tác động của công nghiệp đối với tất cả các yếu tố đầu vào ,cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra .Công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp phân bón hoá học , thuốc trừ sâu ,các công cụ sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hoá sản xuất .Sản phẩm nông nghiệp qua chế biến sẽ được nâng cao chất lượng và hiệu quả : làm cho sản phẩm trở nên đa dạng về mẫu mã phong phú về khẩu vị vận chuyển và dự trữ được thuận lợi .Ngược lại nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ,thực phẩm cho công nhân lao động ,cho mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp .Công nghiệp và nông nghiệp được gọi là ngành sản xuất vật chất thực hiện chức năng sản xuất trong quá trình tái sản xuất. Để những sản phẩm của hai ngành này đi vào tiêu dùng cho sản xuất hay tiêu dùng cho đời sống phải qua phân phối và trao đổi .Những chức nag này do hoạt động dịch vụ đảm nhận .Các hoạt động dịch vụ như thương mại vận tải thông tin ngân hàng bảo hiểm … đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục . Không có sản phẩm hàng hoá thì không có cơ sở cho các hoạt động dịch vụ tồn tại .Sản xuất hàng hoá càng phát triển , đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu dịch vụ càng lớn .Nói chung mối quan hệ của các ngành cả số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế .
Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỉ lệ giữa các ngành. Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng, chúng thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất đinh. Cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến động của nền kinh tế.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………….. 2
Phần 1: Lý luận về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế……….. 3
1. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế……….. 3
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế…………………………………………... 3
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế…………………………….. 4
1.2.1.Khái niệm …………………………………………………… 4
1.2.2. Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế ………………………. 5
1.2.3. Ý nghĩa của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế …… 6
2. Kế hoạch chuyển dịch ngành kinh tế ……………………………… 6
2.1. Khái niệm……………………………………………………… 6
2.2. Nhiệm vụ ……………………………………………………... 6
2.3. Vai trò của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ……… 7
2.4.Nội dung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ………… 7
Phần 2: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 06_10 ….. 12
1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ……………………… 12
1.1. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 06_10 …………………………………………………………………. 12
1.1.1. Định hướng ………………………………………………… 12
1.1.2. Mục tiêu ……………………………………………………. 13
1.1.3.Hệ thống các chỉ tiêu ……………………………………….. 14
1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế kỳ kế hoạch …………………………………………….. 15
2. Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện thực hiện kế hoạch thời kỳ 06_08
2.1. Năm 2006………………………………………………………. 18
2.2. Năm 2007……………………………………………………… 21
2.3. Năm 2008……………………………………………………… 22
2.4. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 06_08 …………………………………………………. 22
2.5. Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 06_10 ………………… 24
3. Định hướng và giải pháp thực hiện mục tiêu kế hoạch cho các năm tiếp theo …………………………………………………………………….. 25
3.1 . Định hướng cho thời kỳ 09_103. ……………………………….. 25
3.2.Hệ thống chỉ tiêu …………………………………………………. 26
3.3.Các giải pháp và đề xuất chính sách ……………………………... 26
KẾT LUẬN ……………………………………………………………. 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………… 30


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lập kế hoạch doanh thu và chi phí năm 2007 Luận văn Kinh tế 0
D Kế hoạch và Chiến lược Kinh Doanh cho Công ty Sản xuất và xây lắp Kết cấu thép Chiến lược kinh doanh 2
D Phát triển nguồn nhân lực tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh kon tum Quản trị Nhân lực 0
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset - Công ty CP giấy Viễn Đông Luận văn Kinh tế 0
D Kế hoạch hằng năm của Công ty Dệt Vĩnh Phú - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
V Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công đoạn xí nghiệp Vận tải Đường sắt Hà Quảng quý I năm 2004 Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty than Hà Lầm Luận văn Kinh tế 0
H vấn đề xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh máy tính và các thiết bị tin học của công ty FPT Khoa học Tự nhiên 0
S Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top