Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình hàng không giá rẻ trên thế giới đã có lịch sử ra đời và phát triển hơn 30 năm với sự khởi nguồn từ hãng hàng không Mỹ Southwest Airlines vào năm 1971. Sau đó, mô hình này đã phát triển rầm rộ ở châu Âu rồi lan sang châu Á. Cho đến thời điểm hiện nay, hàng không giá rẻ đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam mặc dù vẫn còn hết sức mới mẻ, với một số hãng hàng không giá rẻ quốc tế như: Tiger Airways, Air Asia... Một điều đặc biệt là Việt Nam đã hình thành được hàng loạt hãng hàng không giá rẻ của riêng mình, dẫn đầu là Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines). Thí điểm thực hiện mô hình hàng không giá rẻ từ năm 2004, đến đầu năm 2007, Pacific Airlines đã chính thức trở thành người tiên phong cho hàng không giá rẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng đứng trước một số hãng lớn như Tiger Airways, Air Asia… thì áp lực cạnh tranh cho Pacific Airlines và hãng nội địa khác là không hề nhỏ, đặc biệt là khi các doanh nghiệp Việt Nam đều có hạn chế chung khi đương đầu với các tập đoàn nước ngoài là thiếu vốn và kinh nghiệm.
Vì vậy hiểu biết thị trường và xây dựng chiến lược cho các hãng hàng không giá rẻ trở thành vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Đứng trước tính cấp thiết như vậy, việc lựa chọn nghiên cứu chiến lược cạnh tranh, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp tham gia ngành để có những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn, từ đó tìm hướng đi phù hợp cho Pacific Airlines giúp Pacific Airlines cạnh tranh thắng lợi và trở thành người tiên phong thành công cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thế nào là hàng không giá rẻ và kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này?
Khả năng áp dụng mô hình hàng không giá rẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay như thế nào?
Chiến lược cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam điển hình là Pacific Airlines?
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống những lí luận chung về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho hàng hoá, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu. Dựa trên cơ sở đó, đề tài đã phân tích và đánh giá một số hãng hàng không giá rẻ có mặt tại thị trường Việt Nam và Pacific Airlines, chỉ rõ một số những điểm mạnh, điểm yếu của hàng không Việt Nam nói chung và hàng không giá rẻ nói riêng. Kết hợp giữa lí luận và thực tiễn đề tài đã đưa ra một số đề xuất về các quan điểm và giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của hàng không giá rẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là khi hàng không giá rẻ Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích mô hình hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ trên thế giới và khu vực Đông Nam Á như: Southwest Airlines, Tiger Airways, Air Asia..., từ đó xem xét trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam và hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ nội địa. Đề tài chỉ tập trung đưa ra một số giải pháp về kinh tế chứ không đưa ra các giải pháp kĩ thuật nhằm giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đã sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.
Trong điều kiện thực hiện chưa có khảo sát thực tế nên nhóm thực hiện chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế trên cơ sở thông tin thứ cấp.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu chính của đề tài bao gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về chiến lược cạnh tranh.
Chương 2: Chiến lược cạnh tranh của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới.
Chương 3: Môi trường kinh doanh ngành hàng không giá rẻ ở Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp chiến lược cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
Mặc dù nhóm thực hiện đã nỗ lực rất cao trong quá trình nghiên cứu song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn.
2.4.2. Hàng không giá rẻ với chất lượng cao
Hàng không giá rẻ là mô hình gắn liền với sự tối thiểu hoá về dịch vụ. Tuy nhiên một thách thức không nhỏ đó là: liệu hàng không giá rẻ có thể có đủ năng lực cạnh tranh khi hàng không truyền thống với chất lượng dịch vụ hơn hẳn giảm giá vé tới mức có thể cạnh tranh được với hàng không giá rẻ. Khi giá cả không chênh lệch nhiều thì rõ ràng khách hàng sẽ lựa chọn hãng nào có chất lượng dịch vụ cao hơn hẳn. Có thể nhận thấy, phần lớn giá vé hàng không giá rẻ thấp hơn so với giá vé hàng không truyền thống khoảng 20%-30%, mức cao hơn có thể là 50%. Với mức 20-30% thì rõ ràng khả năng hàng không truyền thống giảm giá để giá vé mặc dù cao hơn nhưng không chênh lệch quá nhiều so với hàng không giá rẻ là hoàn toàn có thể xảy ra. Các hãng hàng không truyền thống đang thực hiện chiến lược nếu không thắng được đối thủ thì phải tham gia chiến lược của họ. Như vậy, lúc này không phải giá mà chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định. Hàng không giá rẻ không có nghĩa là mức độ dịch vụ ở mức thấp. Ta có thể thấy điều này qua quan điểm kinh doanh của VietJet-một hãng hàng không giá rẻ của tư nhân đầu tiên của Việt Nam: cam kết cung cấp hàng không giá rẻ với mức độ dịch vụ như hàng không truyền thống. Yếu tố dịch vụ không chỉ được thể hiện ở những dịch vụ đi kèm mà còn thể hiện ở cả trình độ và thái độ của nhân viên, tiếp viên hàng không hay nói cách khác đó là yếu tố văn hoá hàng không. Để xây dựng chất lượng dịch vụ ta có thể tham khảo mô hình của Singapore Airlines (SIA).
Ra đời năm 1972 trên một đất nước nhỏ bé, ngay từ đầu chiến lược của SIA đã là đảm bảo chất lượng phục vụ đạt đẳng cấp quốc tế. Văn hoá phục vụ khách hàng gắn chặt trong chiến lược kinh doanh của hãng. Ngay từ khi tuyển nhân viên, hãng đã tổ chức 3 vòng phỏng vấn và một buổi tiệc trà để các nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng giao tiếp xã hội và sự tự tin của người dự tuyển. Sau đó là chương trình huấn luyện kéo dài bốn tháng kết hợp giữa học tập và thực hành. Thậm chí, học viên còn được dạy cách giặt đồng phục sao cho sạch. Mỗi năm, SIA chi 50 triệu Đô la Australia cho chương trình huấn luyện nhân viên kéo dài hơn 17 ngày. Thậm chí, cứ 6 tháng, hãng lại tiến hành kiểm tra răng miệng cho tất cả các tiếp viên của mình.
Hãng xây dựng được một đội ngũ nhân viên thống nhất mặc dù họ đến từ hơn 25 nước khác nhau trên toàn thế giới. SIA xuất bản rất nhiều bản tin nội bộ đăng tải những nhận xét tích cực và tiêu cực từ hành khách. Cứ sáu tháng, hãng lại tổ chức họp đánh giá tình hình kinh doanh, sức cạnh tranh, lợi nhuận và mức độ phục vụ khách hàng. SIA không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Hành khách hạng nhất và hạng thương gia có thể đặt ăn theo yêu cầu. Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên trang bị tai nghe nhạc, rượu vang Pháp và đồ ăn tự chọn cho hành khách hạng kinh tế.
Điều quan trọng nhất là SIA rất chú ý tới tỷ lệ ý kiến khen/chê thu thập trên số lượng 10.000 hành khách. Một phương pháp đo lường khác là chỉ số hài lòng của khách hàng xây dựng dựa trên 98 thông số phục vụ chính, đặc biệt chú trọng số liệu vận chuyển thực tế và quốc tịch của hành khách.
Kết quả, SIA có số lượng hành khách đông hơn so với các hãng khác mặc dù giá vé cao hơn bình thường và có mức lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, có được mô hình tham khảo tốt không phải là có tất cả. Yếu tố quan trọng là khả năng áp dụng. Trong điều kiện hàng không giá rẻ Việt Nam còn thiếu vốn, nhân lực thì đó không phải là bài toán dễ giải. Do vậy, sự nỗ lực, sáng tạo là yếu tố rất quan trọng. Chỉ có nỗ lực, sáng tạo thì hàng không giá rẻ Việt Nam mới có thể thắng lợi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu với thế giới và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, chính trị ổn định, khoa học công nghệ phát triển nhanh, hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đem lại những vận hội mới cho nước nhà. Tuy nhiên sự phát triển nào cũng có mặt trái của nó, chúng ta cần xác định rõ hướng đi và có các biện pháp chủ động, nhằm tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn, thách thức. Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng cơ sở hạ tầng là một yếu điểm của Việt Nam, trong khi nhu cầu phát triển ngày càng cao mà cơ sở hạ tầng và những ngành kinh doanh cơ bản phục vụ quốc dân chưa đủ đáp ứng thì mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược riêng cho mình.
Có thể nói, giao thông vận tải là ngành tối quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động vận tải đem lại lợi ích về mọi mặt cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư, tiêu dùng. Tuy vậy, hiệu quả vận tải của các loại hình ở Việt Nam nhìn chung chưa cao, cần được cải thiện trong thời gian tới. Trong khi đó, hàng không giá rẻ là loại hình kinh doanh tương đối mới mẻ đối với Việt Nam nhưng lại có khả năng đáp ứng nhu cầu cao với chi phí thấp, vì vậy hiểu biết vị thế của mình và cách áp dụng hợp lý mô hình này vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam là vấn đề vô cùng bức thiết.
Với công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu mong muốn đem lại cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về hàng không giá rẻ, từ đó hiểu về tầm quan trọng cũng như các giá trị mới mà mô hình này mang lại. Đó là khả năng hưởng thụ các dịch vụ có trình độ cao hơn với mức chi phí phù hợp thu nhập của tầng lớp trung lưu và bình dân. Với khuôn khổ của đề tài, chúng tui đã đưa ra một số chiến lược và hy vọng những đề xuất này có thể giúp ích cho các doanh nghiệp khi tham gia ngành hàng không giá rẻ, đặc biệt là Pacific Airlines với vị thế là người tiên phong trên thị trường Việt Nam.
PHỤ LỤC
Các chữ viết tắt trong báo cáo
1. LCA (low - cost - airlines): Hàng không giá rẻ
2. IATA (International Air Traffic Association): Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế
3. !CAO (International Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế
4. SCIC: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
5. WEF: Diễn đàn Kinh tế Thế giới
6. FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7. ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức
8. VNA (Vietnamairlines): Tổng công ty Hàng không Việt Nam
9. AIRSERCO: Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không
10. APLACO: Công ty nhựa cao cấp Hàng không
11. ALSIMEXCO: Công ty Cổ phần cung ứng Xuất nhập khẩu lao động
12. VASCO: Công ty bay dịch vụ Hàng không
13. SFC: Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam
14. PA (Pacific Airlines): Công ty Cổ phần Hàng không Thái Bình Dương
15. SIA (Singapore Airlines ): Hãng Hàng không Singapore
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1 Tổng quan về chiến lược cạnh tranh 3
1. Các quan niệm về cạnh tranh 3
2. Các cấp độ cạnh tranh 4
2.1 Cạnh tranh mong muốn 4
2.2 Cạnh tranh ngành hàng 4
2.3 Cạnh tranh chủng loại 4
2.4 Cạnh tranh nhãn hiệu 4
3. Lợi thế cạnh tranh quốc gia 4
4. Các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững 6
4.1 Chất lượng sản phẩm 6
4.2 Giá cả sản phẩm 6
4.3 Sự khác biệt hoá sản phẩm 6
4.4 cách phục vụ và thanh toán 6
4.5 Thương hiệu của doanh nghiệp 7
4.6 Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đại 7
4.7 Lợi thế về thông tin 7
4.8 Lợi thế của những yếu tố mới sáng tạo và sự mạo hiểm, rủi ro 7
Chương 2 Chiến lược cạnh tranh của một số hãng hàng không giá rẻ trên thế giới 8
1. Sự ra đời và phát triển của hàng không giá rẻ trên thế giới 8
1.1 Sự ra đời 8
1.2 Sự phát triển lan rộng 9
1.3 Mô hình và đặc điểm của hàng không giá rẻ 9
1.3.1 Mô hình hàng không giá rẻ 9
1.3.2 Đặc điểm của các hãng hàng không giá rẻ 11
2. Mô hình của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới 13
2.1 Ví dụ của Southwest Airlines (Mỹ) 13
2.2 Các hãng Đông Nam Á: Tiger Airways (Singapore), Air Asia (Malaysia), Nok Air (Thái Lan),... 15
2.2.1 Giới thiệu chung về hàng không giá rẻ ở khu vực 15
2.2.2 Một số mô hình cụ thể 15
2.2.3 Những thành công và hạn chế 17
Chương 3 Môi trường kinh doanh ngành hàng không giá rẻ ở Việt Nam 18
1. Môi trường quốc tế 18
1.1 Môi trường chính trị thế giới 18
1.2 Môi trường luật pháp thế giới 18
1.3 Môi trường kinh tế thế giới 18
1.4 Môi trường công nghệ thế giới 19
1.5 Môi trường văn hoá xã hội thế giới 19
2. Phân tích môi trường kinh tế quốc dân 19
2.1 Môi trường chính trị 19
2.2 Môi trường luật pháp Việt Nam 20
2.3 Môi trường kinh tế Việt Nam 20
2.4 Môi trường công nghệ Việt Nam 20
2.5 Môi trường nhân khẩu học 21
3. Môi trường ngành 21
3.1 Sản phẩm thay thế (các loại hình vận tải khác Hàng không giá rẻ) 21
3.1.1 Vận tải đường bộ 22
3.1.2 Vận tải đường sắt 23
3.1.3 Vận tải đường sông 23
3.1.4 Vận tải đường biển (chủ yếu vận tải hàng hóa) 23
3.1.5 Vận tải hàng không truyền thống 23
3.2 Khách hàng 25
3.2.1 Các đối tượng khách hàng của hàng không giá rẻ 25
3.2.2 Các dịch vụ khách hàng của hàng không giá rẻ 26
3.3 Nhà cung ứng 26
3.3.1 Các hãng máy bay 26
3.3.2 Hạ tầng sân bay 27
3.3.3 Nhiên liệu hàng không 28
3.3.4 Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam 28
3.4 Các doanh nghiệp sắp tham gia ngành 29
3.5 Các doanh nghiệp tham gia ngành 30
3.4.1 Tiger Airways (Singapore) 30
3.4.2 Thai AirAsia (liên doanh của AirAsia - Malaysia tại Thái Lan) 30
3.4.3 Jetstar (Singapore - Úc ) 31
3.4.4 Nok Air (Thái Lan) 31
3.4.5 Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines) 31
3.4.5.1 Giới thiệu chung 31
3.4.5.2 Lịch sử phát triển 31
3.4.5.3 Tình hình hiện tại 32
3.4.5.4 Mô hình hàng không giá rẻ của PA 35
Chương 4 Giải pháp cho các doanh nghiệp hàng không giá rẻ Việt Nam 40
1. Phân tích điểm mạnh, yếu của Hàng không giá rẻ Việt Nam 40
1.1 Ma trận SWOT 40
1.2 Mô hình nhạy cảm về giá và sự khác biệt 41
2. Đề xuất chiến lược 42
2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 42
2.1.1 Đầu tư xây dựng hạ tầng sân bay 42
2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp 43
2.2 Chiến lược phát triển 43
2.2.1 Chiến lược tăng trưởng 43
2.2.2 Con đường liên kết và đa dạng hóa 43
2.2.3 Các chiến lược chức năng 44
2.3 Chiến lược cạnh tranh 44
2.3.1 Chiến lược về giá 45
2.3.2 Chiến lược về hệ thống kênh phân phối và bán hàng 46
2.3.3 Chiến lược về chất lượng dịch vụ khách hàng và sự an toàn bay 46
2.4 Một số hướng đi mới cho hàng không giá rẻ 47
2.4.1 Hàng không giá rẻ đường dài 47
2.4.2. Hàng không giá rẻ với chất lượng cao 48
KẾT LUẬN 50
PHỤ LỤC 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
MỤC LỤC 54
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình hàng không giá rẻ trên thế giới đã có lịch sử ra đời và phát triển hơn 30 năm với sự khởi nguồn từ hãng hàng không Mỹ Southwest Airlines vào năm 1971. Sau đó, mô hình này đã phát triển rầm rộ ở châu Âu rồi lan sang châu Á. Cho đến thời điểm hiện nay, hàng không giá rẻ đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam mặc dù vẫn còn hết sức mới mẻ, với một số hãng hàng không giá rẻ quốc tế như: Tiger Airways, Air Asia... Một điều đặc biệt là Việt Nam đã hình thành được hàng loạt hãng hàng không giá rẻ của riêng mình, dẫn đầu là Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines). Thí điểm thực hiện mô hình hàng không giá rẻ từ năm 2004, đến đầu năm 2007, Pacific Airlines đã chính thức trở thành người tiên phong cho hàng không giá rẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng đứng trước một số hãng lớn như Tiger Airways, Air Asia… thì áp lực cạnh tranh cho Pacific Airlines và hãng nội địa khác là không hề nhỏ, đặc biệt là khi các doanh nghiệp Việt Nam đều có hạn chế chung khi đương đầu với các tập đoàn nước ngoài là thiếu vốn và kinh nghiệm.
Vì vậy hiểu biết thị trường và xây dựng chiến lược cho các hãng hàng không giá rẻ trở thành vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Đứng trước tính cấp thiết như vậy, việc lựa chọn nghiên cứu chiến lược cạnh tranh, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp tham gia ngành để có những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn, từ đó tìm hướng đi phù hợp cho Pacific Airlines giúp Pacific Airlines cạnh tranh thắng lợi và trở thành người tiên phong thành công cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thế nào là hàng không giá rẻ và kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này?
Khả năng áp dụng mô hình hàng không giá rẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay như thế nào?
Chiến lược cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam điển hình là Pacific Airlines?
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống những lí luận chung về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho hàng hoá, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu. Dựa trên cơ sở đó, đề tài đã phân tích và đánh giá một số hãng hàng không giá rẻ có mặt tại thị trường Việt Nam và Pacific Airlines, chỉ rõ một số những điểm mạnh, điểm yếu của hàng không Việt Nam nói chung và hàng không giá rẻ nói riêng. Kết hợp giữa lí luận và thực tiễn đề tài đã đưa ra một số đề xuất về các quan điểm và giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của hàng không giá rẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là khi hàng không giá rẻ Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích mô hình hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ trên thế giới và khu vực Đông Nam Á như: Southwest Airlines, Tiger Airways, Air Asia..., từ đó xem xét trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam và hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ nội địa. Đề tài chỉ tập trung đưa ra một số giải pháp về kinh tế chứ không đưa ra các giải pháp kĩ thuật nhằm giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đã sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.
Trong điều kiện thực hiện chưa có khảo sát thực tế nên nhóm thực hiện chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế trên cơ sở thông tin thứ cấp.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu chính của đề tài bao gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về chiến lược cạnh tranh.
Chương 2: Chiến lược cạnh tranh của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới.
Chương 3: Môi trường kinh doanh ngành hàng không giá rẻ ở Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp chiến lược cho hàng không giá rẻ Việt Nam.
Mặc dù nhóm thực hiện đã nỗ lực rất cao trong quá trình nghiên cứu song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn.
2.4.2. Hàng không giá rẻ với chất lượng cao
Hàng không giá rẻ là mô hình gắn liền với sự tối thiểu hoá về dịch vụ. Tuy nhiên một thách thức không nhỏ đó là: liệu hàng không giá rẻ có thể có đủ năng lực cạnh tranh khi hàng không truyền thống với chất lượng dịch vụ hơn hẳn giảm giá vé tới mức có thể cạnh tranh được với hàng không giá rẻ. Khi giá cả không chênh lệch nhiều thì rõ ràng khách hàng sẽ lựa chọn hãng nào có chất lượng dịch vụ cao hơn hẳn. Có thể nhận thấy, phần lớn giá vé hàng không giá rẻ thấp hơn so với giá vé hàng không truyền thống khoảng 20%-30%, mức cao hơn có thể là 50%. Với mức 20-30% thì rõ ràng khả năng hàng không truyền thống giảm giá để giá vé mặc dù cao hơn nhưng không chênh lệch quá nhiều so với hàng không giá rẻ là hoàn toàn có thể xảy ra. Các hãng hàng không truyền thống đang thực hiện chiến lược nếu không thắng được đối thủ thì phải tham gia chiến lược của họ. Như vậy, lúc này không phải giá mà chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định. Hàng không giá rẻ không có nghĩa là mức độ dịch vụ ở mức thấp. Ta có thể thấy điều này qua quan điểm kinh doanh của VietJet-một hãng hàng không giá rẻ của tư nhân đầu tiên của Việt Nam: cam kết cung cấp hàng không giá rẻ với mức độ dịch vụ như hàng không truyền thống. Yếu tố dịch vụ không chỉ được thể hiện ở những dịch vụ đi kèm mà còn thể hiện ở cả trình độ và thái độ của nhân viên, tiếp viên hàng không hay nói cách khác đó là yếu tố văn hoá hàng không. Để xây dựng chất lượng dịch vụ ta có thể tham khảo mô hình của Singapore Airlines (SIA).
Ra đời năm 1972 trên một đất nước nhỏ bé, ngay từ đầu chiến lược của SIA đã là đảm bảo chất lượng phục vụ đạt đẳng cấp quốc tế. Văn hoá phục vụ khách hàng gắn chặt trong chiến lược kinh doanh của hãng. Ngay từ khi tuyển nhân viên, hãng đã tổ chức 3 vòng phỏng vấn và một buổi tiệc trà để các nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng giao tiếp xã hội và sự tự tin của người dự tuyển. Sau đó là chương trình huấn luyện kéo dài bốn tháng kết hợp giữa học tập và thực hành. Thậm chí, học viên còn được dạy cách giặt đồng phục sao cho sạch. Mỗi năm, SIA chi 50 triệu Đô la Australia cho chương trình huấn luyện nhân viên kéo dài hơn 17 ngày. Thậm chí, cứ 6 tháng, hãng lại tiến hành kiểm tra răng miệng cho tất cả các tiếp viên của mình.
Hãng xây dựng được một đội ngũ nhân viên thống nhất mặc dù họ đến từ hơn 25 nước khác nhau trên toàn thế giới. SIA xuất bản rất nhiều bản tin nội bộ đăng tải những nhận xét tích cực và tiêu cực từ hành khách. Cứ sáu tháng, hãng lại tổ chức họp đánh giá tình hình kinh doanh, sức cạnh tranh, lợi nhuận và mức độ phục vụ khách hàng. SIA không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Hành khách hạng nhất và hạng thương gia có thể đặt ăn theo yêu cầu. Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên trang bị tai nghe nhạc, rượu vang Pháp và đồ ăn tự chọn cho hành khách hạng kinh tế.
Điều quan trọng nhất là SIA rất chú ý tới tỷ lệ ý kiến khen/chê thu thập trên số lượng 10.000 hành khách. Một phương pháp đo lường khác là chỉ số hài lòng của khách hàng xây dựng dựa trên 98 thông số phục vụ chính, đặc biệt chú trọng số liệu vận chuyển thực tế và quốc tịch của hành khách.
Kết quả, SIA có số lượng hành khách đông hơn so với các hãng khác mặc dù giá vé cao hơn bình thường và có mức lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, có được mô hình tham khảo tốt không phải là có tất cả. Yếu tố quan trọng là khả năng áp dụng. Trong điều kiện hàng không giá rẻ Việt Nam còn thiếu vốn, nhân lực thì đó không phải là bài toán dễ giải. Do vậy, sự nỗ lực, sáng tạo là yếu tố rất quan trọng. Chỉ có nỗ lực, sáng tạo thì hàng không giá rẻ Việt Nam mới có thể thắng lợi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu với thế giới và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, chính trị ổn định, khoa học công nghệ phát triển nhanh, hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đem lại những vận hội mới cho nước nhà. Tuy nhiên sự phát triển nào cũng có mặt trái của nó, chúng ta cần xác định rõ hướng đi và có các biện pháp chủ động, nhằm tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn, thách thức. Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng cơ sở hạ tầng là một yếu điểm của Việt Nam, trong khi nhu cầu phát triển ngày càng cao mà cơ sở hạ tầng và những ngành kinh doanh cơ bản phục vụ quốc dân chưa đủ đáp ứng thì mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược riêng cho mình.
Có thể nói, giao thông vận tải là ngành tối quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động vận tải đem lại lợi ích về mọi mặt cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư, tiêu dùng. Tuy vậy, hiệu quả vận tải của các loại hình ở Việt Nam nhìn chung chưa cao, cần được cải thiện trong thời gian tới. Trong khi đó, hàng không giá rẻ là loại hình kinh doanh tương đối mới mẻ đối với Việt Nam nhưng lại có khả năng đáp ứng nhu cầu cao với chi phí thấp, vì vậy hiểu biết vị thế của mình và cách áp dụng hợp lý mô hình này vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam là vấn đề vô cùng bức thiết.
Với công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu mong muốn đem lại cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về hàng không giá rẻ, từ đó hiểu về tầm quan trọng cũng như các giá trị mới mà mô hình này mang lại. Đó là khả năng hưởng thụ các dịch vụ có trình độ cao hơn với mức chi phí phù hợp thu nhập của tầng lớp trung lưu và bình dân. Với khuôn khổ của đề tài, chúng tui đã đưa ra một số chiến lược và hy vọng những đề xuất này có thể giúp ích cho các doanh nghiệp khi tham gia ngành hàng không giá rẻ, đặc biệt là Pacific Airlines với vị thế là người tiên phong trên thị trường Việt Nam.
PHỤ LỤC
Các chữ viết tắt trong báo cáo
1. LCA (low - cost - airlines): Hàng không giá rẻ
2. IATA (International Air Traffic Association): Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế
3. !CAO (International Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế
4. SCIC: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
5. WEF: Diễn đàn Kinh tế Thế giới
6. FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7. ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức
8. VNA (Vietnamairlines): Tổng công ty Hàng không Việt Nam
9. AIRSERCO: Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không
10. APLACO: Công ty nhựa cao cấp Hàng không
11. ALSIMEXCO: Công ty Cổ phần cung ứng Xuất nhập khẩu lao động
12. VASCO: Công ty bay dịch vụ Hàng không
13. SFC: Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam
14. PA (Pacific Airlines): Công ty Cổ phần Hàng không Thái Bình Dương
15. SIA (Singapore Airlines ): Hãng Hàng không Singapore
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1 Tổng quan về chiến lược cạnh tranh 3
1. Các quan niệm về cạnh tranh 3
2. Các cấp độ cạnh tranh 4
2.1 Cạnh tranh mong muốn 4
2.2 Cạnh tranh ngành hàng 4
2.3 Cạnh tranh chủng loại 4
2.4 Cạnh tranh nhãn hiệu 4
3. Lợi thế cạnh tranh quốc gia 4
4. Các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững 6
4.1 Chất lượng sản phẩm 6
4.2 Giá cả sản phẩm 6
4.3 Sự khác biệt hoá sản phẩm 6
4.4 cách phục vụ và thanh toán 6
4.5 Thương hiệu của doanh nghiệp 7
4.6 Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đại 7
4.7 Lợi thế về thông tin 7
4.8 Lợi thế của những yếu tố mới sáng tạo và sự mạo hiểm, rủi ro 7
Chương 2 Chiến lược cạnh tranh của một số hãng hàng không giá rẻ trên thế giới 8
1. Sự ra đời và phát triển của hàng không giá rẻ trên thế giới 8
1.1 Sự ra đời 8
1.2 Sự phát triển lan rộng 9
1.3 Mô hình và đặc điểm của hàng không giá rẻ 9
1.3.1 Mô hình hàng không giá rẻ 9
1.3.2 Đặc điểm của các hãng hàng không giá rẻ 11
2. Mô hình của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới 13
2.1 Ví dụ của Southwest Airlines (Mỹ) 13
2.2 Các hãng Đông Nam Á: Tiger Airways (Singapore), Air Asia (Malaysia), Nok Air (Thái Lan),... 15
2.2.1 Giới thiệu chung về hàng không giá rẻ ở khu vực 15
2.2.2 Một số mô hình cụ thể 15
2.2.3 Những thành công và hạn chế 17
Chương 3 Môi trường kinh doanh ngành hàng không giá rẻ ở Việt Nam 18
1. Môi trường quốc tế 18
1.1 Môi trường chính trị thế giới 18
1.2 Môi trường luật pháp thế giới 18
1.3 Môi trường kinh tế thế giới 18
1.4 Môi trường công nghệ thế giới 19
1.5 Môi trường văn hoá xã hội thế giới 19
2. Phân tích môi trường kinh tế quốc dân 19
2.1 Môi trường chính trị 19
2.2 Môi trường luật pháp Việt Nam 20
2.3 Môi trường kinh tế Việt Nam 20
2.4 Môi trường công nghệ Việt Nam 20
2.5 Môi trường nhân khẩu học 21
3. Môi trường ngành 21
3.1 Sản phẩm thay thế (các loại hình vận tải khác Hàng không giá rẻ) 21
3.1.1 Vận tải đường bộ 22
3.1.2 Vận tải đường sắt 23
3.1.3 Vận tải đường sông 23
3.1.4 Vận tải đường biển (chủ yếu vận tải hàng hóa) 23
3.1.5 Vận tải hàng không truyền thống 23
3.2 Khách hàng 25
3.2.1 Các đối tượng khách hàng của hàng không giá rẻ 25
3.2.2 Các dịch vụ khách hàng của hàng không giá rẻ 26
3.3 Nhà cung ứng 26
3.3.1 Các hãng máy bay 26
3.3.2 Hạ tầng sân bay 27
3.3.3 Nhiên liệu hàng không 28
3.3.4 Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam 28
3.4 Các doanh nghiệp sắp tham gia ngành 29
3.5 Các doanh nghiệp tham gia ngành 30
3.4.1 Tiger Airways (Singapore) 30
3.4.2 Thai AirAsia (liên doanh của AirAsia - Malaysia tại Thái Lan) 30
3.4.3 Jetstar (Singapore - Úc ) 31
3.4.4 Nok Air (Thái Lan) 31
3.4.5 Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines) 31
3.4.5.1 Giới thiệu chung 31
3.4.5.2 Lịch sử phát triển 31
3.4.5.3 Tình hình hiện tại 32
3.4.5.4 Mô hình hàng không giá rẻ của PA 35
Chương 4 Giải pháp cho các doanh nghiệp hàng không giá rẻ Việt Nam 40
1. Phân tích điểm mạnh, yếu của Hàng không giá rẻ Việt Nam 40
1.1 Ma trận SWOT 40
1.2 Mô hình nhạy cảm về giá và sự khác biệt 41
2. Đề xuất chiến lược 42
2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 42
2.1.1 Đầu tư xây dựng hạ tầng sân bay 42
2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp 43
2.2 Chiến lược phát triển 43
2.2.1 Chiến lược tăng trưởng 43
2.2.2 Con đường liên kết và đa dạng hóa 43
2.2.3 Các chiến lược chức năng 44
2.3 Chiến lược cạnh tranh 44
2.3.1 Chiến lược về giá 45
2.3.2 Chiến lược về hệ thống kênh phân phối và bán hàng 46
2.3.3 Chiến lược về chất lượng dịch vụ khách hàng và sự an toàn bay 46
2.4 Một số hướng đi mới cho hàng không giá rẻ 47
2.4.1 Hàng không giá rẻ đường dài 47
2.4.2. Hàng không giá rẻ với chất lượng cao 48
KẾT LUẬN 50
PHỤ LỤC 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
MỤC LỤC 54
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: