phuhung2350
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương : Luận văn ThS. Văn học : 60 22 34
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Nguyễn, Bình Phương
Văn học Việt Nam
Tiểu thuyết
Nghệ thuật tự sự
Miêu tả: 100 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thông qua những phương diện của nghệ thuật tự sự, những yếu tố hình thức để làm rõ những nét đặc sắc, những giá trị nội dung của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Trên cơ sở đó luận văn khái quát những nét chính về mặt phong cách, những điểm đặc trưng cho “lối viết” Nguyễn Bình Phương ở lĩnh vực tiểu thuyết; khẳng định vị thế cũng như những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vào sự phong phú cũng như sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
MỞ ĐẦU...................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài...................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi..................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu...................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 7 6. Cấu trúc luận văn........................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG......................................................................... 8 Chƣơng 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG............................
1.1. Một số vấn đề lý thuyết................................................................. 9
1.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương......................................................................................... 1.2.1. Trần thuật từ ngôi thứ ba............................................................ 11 1.2.2. Trần thuật từ ngôi thứ nhất.......................................................... 33 Chƣơng 2: KẾT CẤU VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG.................................................
2.1. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương........................ 37
2.1.1. Kết cấu đa tầng, xoắn kép.............................................................................. 38
2.1.2. Kết cấu phân mảnh......................................................................................... 44
2.1.3. Kết cấu liên văn bản.......................................................................... 51
2.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.........................................................................................
9
11
37
57
2.2.1. Một số vấn đề lý thuyết................................................................................... 57 2.2.2. Thời gian sự kiện......................................................................................... 59 2.2.3. Thời gian phi tuyến tính................................................................................. 61
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG . ...............................................
3.1. Ngôn ngữ trần thuật................................................................................. 72 3.1.1. Ngôn ngữ mang tính đa tạp, hỗn loạn, đậm sắc thái của ngôn ngữ đời sống
hiện đại.....................................................................................................................
3.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, lạ hóa và đầy chất thơ........................................... 77 3.1.3. Các kiểu diễn ngôn trong ngôn ngữ trần thuật.............................................. 82 3.2. Giọng điệu trần thuật........................................................................................ 86 3.2.1. Giọng điệu giễu nhại, hài hước...................................................................... 87 3.2.2. Giọng điệu trung tính khách quan.................................................................. 89 3.2.3. Giọng điệu trữ tình chiêm nghiệm, suy tư, triết lý.......................................... 92 KẾT LUẬN.................................................................................. 97 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 100
72
72
MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong bức tranh văn học Việt Nam đương đại, tiểu thuyết ngày càng khẳng định được vị trí trung tâm, tính chất “máy cái” của bản chất thể loại. Điều này thể hiện qua bản thân sự phát triển của tiểu thuyết và bên cạnh đó còn thể hiện ở sự phát triển của lý luận, nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết.
Từ sau 1975, trên diễn đàn văn học Việt Nam chứng kiến những điểm nhấn bước ngoặt của tiểu thuyết: từ “mùa” đầu tiên với những nhà văn tiên phong như Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Ma Văn Kháng..., làn sóng thứ hai được đánh dấu với tên tuổi của những Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng... Mười năm trở lại đây, tiểu thuyết Việt Nam phát triển thực sự sôi nổi với sự xuất hiện rầm rộ các tác phẩm của cả các nhà văn đã có thành tựu lẫn các cây bút trẻ, từ đó đã hình thành nên một làn sóng thứ ba được định danh bởi những ngòi bút có ý thức rõ rệt trong việc cách tân, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết như Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng... Trong làn sóng đổi mới tiểu thuyết đó, Nguyễn Bình Phương là một gương mặt nổi bật thay mặt cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Tính đến thời điểm này, Nguyễn Bình Phương đã cho ra đời 8 tiểu thuyết: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Xe lên xe xuống. Nếu như hai tiểu thuyết đầu tay còn chưa thực sự ấn tượng thì các tiểu thuyết còn lại của Nguyễn Bình Phương lại là những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo. Cùng thống nhất trong một “lối viết” Nguyễn Bình Phương song mỗi một tiểu thuyết nói trên của anh lại đánh dấu một sự sáng tạo mới, một bước tìm tòi mới của nhà văn trẻ này về thi pháp tiểu thuyết. Bởi vậy trong nhiều năm trở lại đây, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương luôn được coi là hiện tượng điển hình của trào lưu đổi mới thi pháp tiểu thuyết và luôn được dư luận chú ý.
Xuất phát từ đó, chúng tui chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu của luận văn. Khám phá, lý giải và tìm ra những đặc điểm trong “lối viết tiểu
1
thuyết” Nguyễn Bình Phương để từ đó từng bước chúng tui sẽ có những nhận định chung nhất về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là trào lưu đổi mới tiểu thuyết.
1.2. Chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu nhưng chúng tui không tiếp cận trên tất cả mọi vấn đề trong tiểu thuyết của nhà văn này mà chỉ tập trung vào vấn đề nghệ thuật tự sự.
Trong nhiều năm gần đây, lý thuyết tự sự học đã được vận dụng rất thường xuyên trong lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. Tính hấp dẫn của lý thuyết này không chỉ vì nó mới (so với các lý thuyết khác đã được ứng dụng ở nước ta trước đó) mà quan trọng là bởi tính hiệu quả của nó trong việc khám phá ý nghĩa của tác phẩm trên chính cơ sở cấu trúc văn bản.
Việc ứng dụng lý thuyết tự sự cũng gắn liền với thực tế phát triển của văn xuôi đương đại. Trong dòng chảy khá ồ ạt với sự xuất hiện liên tục của hàng loạt các tiểu thuyết hiện nay, diễn đàn tiểu thuyết đã đặt ra một câu hỏi: “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?”. Và gắn liền với câu hỏi này, có thể chưa phải là một câu trả lời, mà có thể chỉ là một giả định, một thử nghiệm, đó chính là sự vận động nhằm đổi mới tư duy tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã từng được diễn đạt sự đổi mới tư duy này qua hai mệnh đề: đó là sự chuyển biến từ “kể nội dung” sang “viết nội dung”. Hay nói cách khác, bên cạnh tầm quan trọng của chủ đề và đề tài (vốn được đặt ra từ trước) thì một vấn đề không kém quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay là ở chỗ: không phải là “kể cái gì” mà là “kể như thế nào”. Chính vấn đề “kể như thế nào” là một sự mở đường cho việc lý thuyết tự học học, trần thuật học ngày càng được coi như là một trong những phương pháp “đắc địa”, khả thủ nhất để giải mã hành trình của sự viết, sự phiêu lưu của hành động viết trong một tự sự. Nói một cách cụ thể nhất, tự sự học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tiểu thuyết này - tự sự này được viết như thế nào, thông qua những cách thức gì. Từ cách hiểu như trên, chúng tui quan niệm nghệ thuật tự sự - trong một thể loại cụ thể của tự sự - tiểu thuyết, chính là nghệ thuật viết tiểu thuyết.
Hiện nay đang có khá nhiều quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu về vấn đề tên gọi thuật ngữ. Cùng triển khai theo một phương pháp tuy nhiên có ý kiến đề xuất là “tự sự học”, cũng có những bài viết lại sử dụng tên gọi “trần thuật học”. Ở công trình này, chúng tui áp dụng theo khái niệm được nêu trong sách Tự sự học - Một số vấn đề
2
lý luận và lịch sử - một trong những công trình đầu tiên tập hợp về lý thuyết tự sự học ở Việt Nam: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc” [38, tr.11]. Chính vì thế, ở luận văn này chúng tui đặt vấn đề tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chính là đi vào tìm hiểu các cách trần thuật mà nhà văn đã lựa chọn, đã sử dụng để xây dựng thế giới tiểu thuyết của mình, qua đó chuyển tải các vấn đề đương đại. Đó cũng chính là nét đặc sắc nhất, đóng góp lớn nhất và cũng là yếu tố khẳng định vị thế của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên văn đàn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Là một gương mặt nổi bật với phong cách độc đáo, lối viết mới mẻ, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu phê bình.
Chưa có một công trình nghiên cứu dày dặn về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương song tác phẩm của nhà văn này vẫn được đề cập đến thường xuyên trong các bài viết được in trong nhiều cuốn sách, được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành với tư cách là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại. Có thể kể đến như:
- Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát (Nguyễn Thị Bình) trong sách Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại (Bùi Việt Thắng) trong sách Tiểu thuyết đương đại (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2006)
- Dòng tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (1986 - 2000) (Bùi Việt Thắng) (Tạp chí Nhà văn tháng 10/2006)
- Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây (Nguyễn Thị Bình) (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11/2005)
- Một cách tiếp cận văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (Bích Thu) (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11/2006)
3
Lối trần thuật của người kể chuyện hàm ẩn ở đây vừa thể hiện qua những đối thoại trực tiếp để dẫn dắt câu chuyện lại vừa qua những phiến đoạn miêu tả nội tâm, cảm giác bên trong của nhân vật. Người kể chuyện ở Người đi vắng với điểm nhìn đằng sau đã bộc lộ rõ hơn khả năng toàn tri, toàn năng của mình trong việc bao quát hiện thực thể hiện ở việc đi vào miêu tả những biểu hiện tâm trạng, những xúc cảm, tri giác bên trong của các nhân vật. Nhiều nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết được soi sáng ở góc độ nội tâm, là Thắng, Hoàn, Kỷ, Thư, Chung, ông Khánh, Lập Nham, Đội Cấn (tr16-17, 32- 33...). Với điểm nhìn không hạn chế, người kể chuyện hàm ẩn đi sâu vào ngõ ngách bên trong nội tâm nhân vật, “đọc vị” cả những bí mật được giấu kín: “Lão Bính chạnh lòng, có cảm giác đang bị kéo giật lại quá khứ và bắt đầu mở miệng kể lể về ngày thơ bé của mình với ông Điều... Đó là một bí mật khổ sở của lão, bởi vì lão không có ai để kêu ca mách bảo... Hôm lão và ông Điều cưỡi trâu từ bãi tha ma về, cả hai đã nhìn thấy một con vật... Đó là bí mật thứ hai giữa lão với ông Điều” [30, tr.89-90-91] hay lối trần thuật mang tính chất biết trước, biết tuốt: “Cai Xuyên đánh mặt sang Đội Trường kín đáo nhếch môi khinh bỉ, sau này ở núi Pháo ông còn lặp lại một lần nữa” [30, tr.29].
Ở Người đi vắng với số lượng nhân vật khá đông đảo, mỗi nhân vật đều được lựa chọn để khắc họa một nét tâm trạng nào đó nên tiểu thuyết đi sâu, bộn bề những tình tiết, sự kiện đi kèm với đó là rất nhiều mảnh tâm trạng, tâm sự khác nhau của nhân vật. Mặc dù điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn là chủ đạo nhưng trong tiểu thuyết vốn có số lượng nhân vật khá đông này không ít lần, điểm nhìn trần thuật được người kể chuyện đặt vào nhân vật, tái hiện hiện thực qua góc nhìn của nhân vật.
Ở mạch hiện tại nhân vật thường xuyên được trao điểm nhìn trần thuật là Thắng. Xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết (vì hầu hết các câu chuyện trong thời điểm hiện tại đều xoay quanh cuộc sống của Thắng - hay những người liên quan đến Thắng) nhân vật này luôn được đặt trong tình trạng chìm sâu trong suy tư: suy tư về cuộc sống gia đình, những e sợ và linh cảm về một sự đổ vỡ vô hình. Từ điểm nhìn của Thắng, người đọc đi vào đời sống nội tâm của nhân vật, khám phá những điều ẩn giấu bên trong, cả những ẩn ức của đời sống cá nhân, đến những suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện, con người quanh mình. Cùng với Thắng, điểm nhìn trong Người đi vắng còn được đặt vào nhiều nhân vật khác: Kỷ, Cương, Sơn... Là cuốn tiểu thuyết của những nỗi ám ảnh, mỗi
20
nhân vật trong truyện đều mang trong mình một nỗi ám ảnh hay một nỗi lo sợ nào đó đeo bám, bởi thế, khi điểm nhìn trần thuật được đặt vào những nhân vật này thì ngôn ngữ trần thuật mang âm hưởng của ngôn ngữ độc thoại nội tâm hay là ngôn ngữ của cảm giác - chính xác hơn nhân vật “nhìn” bằng cách “cảm” và những hiện thực được “cảm” đó cũng là một thứ “hiện thực” đặc biệt, mang màu sắc kì ảo (tr. 117,172, 257).
Ở tiểu thuyết này, còn có một điểm nhìn trần thuật đặc biệt được đặt vào Hoàn - vợ Thắng. Mặc dù Hoàn chỉ xuất hiện trong phần đầu câu chuyện, sau khi bị tai nạn Hoàn luôn trong tình trạng hôn mê, không có ý thức về cuộc sống xung quanh, nhưng những câu chuyện được kể từ điểm nhìn của Hoàn lại chiếm một số lượng không ít. Trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối, tác giả Tạ Duy Anh đã tái hiện câu chuyện qua điểm nhìn trần thuật của một thai nhi vẫn nằm trong bụng mẹ. Cũng là một điểm nhìn trần thuật đặc biệt nhưng nếu ở tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là cái nhìn của một sự sống sắp sửa hình thành thì ở tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương lại là cái nhìn của một sự sống sắp lụi tàn, đang tranh chấp với cái chết, và hiện thực từ điểm nhìn trần thuật đặc biệt này cũng được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt - là những giấc mơ vô thức. Có thể nói mặc dù Hoàn là nhân vật “đi vắng” nhiều nhất trong truyện nhưng câu chuyện từ điểm nhìn của Hoàn lại xuất hiện nhiều hơn các nhân vật khác trong truyện với 8 lần: Hoàn tự nhìn mình trong gương (tr.61-62); lúc làm tình với Cương (tr.63-63); thời điểm trước lúc Hoàn bị tai nạn (tr.66) và những giấc mơ vô thức lúc Hoàn trong tình trạng hôn mê (tr.52-157; 231; 295; 380). Dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nhân vật tức là người kể chuyện đã “tựa vào nhân vật” để kể, ở Người đi vắng, ấy là tựa vào một nhân vật mất ý thức và kể bằng vô thức. Cũng như phần đông các nhân vật trong Người đi vắng, Hoàn là người luôn mang trong mình một nỗi bất an. Nỗi bất an hiện hữu trong đời thực của Hoàn đã trở thành một hình hài cụ thể trong những giấc mơ của cô: Hoàn tìm về quá khứ, tìm lại tuổi thơ của mình, và giấc mơ đó luôn hiện hữu hình ảnh đứa bé gái cô độc, tuyệt vọng - chính Hoàn của ngày xưa. Không tìm thấy mình ở thực tại, quay về quá khứ để tìm lại mình nhưng rồi Hoàn lại cũng “cảm giác chán nản, thù ghét”; những ước mơ được thêu dệt, được ấp ủ từ quá khứ dường như đã không trở thành hiện thực, để rồi khi quay về, người phụ nữ đã trưởng thành lại cật vấn cô bé gái của tuổi thơ rằng “những thứ ấy đâu rồi”. Con người chênh vênh trong thực
21
tại, muốn quay về quá khứ để tìm lại mình nhưng lại cũng không bằng lòng, quay lưng với quá khứ, để rồi rốt cuộc, cái cuối cùng mà con người ấy tìm thấy, nhận ra trên hành trình đi tìm mình chính là nỗi cô đơn, trống trải và tuyệt vọng đến cùng cực.
Khi hiện thực được tái hiện qua những giấc mơ vô thức tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cuốn người đọc vào một thế giới mộng mị, hồng hoang. Ngôn ngữ trần thuật ở đây càng kể càng rối, càng mù mịt, mờ nhoè. Chính từ điểm nhìn của Hoàn mà xuất hiện những lối trần thuật lạ. Có khi trong giấc mơ của Hoàn, trong câu chuyện được kể từ điểm nhìn của Hoàn lại bị chen ngang bởi tiếng nói của người phụ nữ treo cổ tự vẫn dưới cây xà cừ cùng tiếng nói của thai nhi trong bụng cô ta: “Hoàn ngừng chớp mắt vì không muốn đi sâu vào cuộc đời người khác. Hoàn quay đi. Tại sao em không muốn nhìn chị nữa (...) Giá như không có cái thai trong bụng chị đỡ nặng nợ hơn (...) Chị biết nó đi mà không giữ lại... Mình là một cái thai, mình bỏ đi mặc dù chẳng bao giờ tự ái.” [30, tr.155]. Như vậy trong cùng một trang văn bản nhưng có đến ba điểm nhìn trần thuật, ba tiếng nói, ba giọng điệu khác nhau, tất cả đều cùng hiện diện trong cùng một giấc mơ vô thức của người đang sống trong tình trạng hôn mê. Câu chuyện con người cật vấn với chính bản thân mình/lương tâm mình không phải là hiếm trong văn học Việt Nam, nhưng có lẽ lần đầu tiên ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương người đọc bắt gặp một đoạn hội thoại lạ như trong giấc mơ của Hoàn, khi hai con người ở hai thời điểm khác nhau của một chủ thể đối thoại với nhau: “Hoàn hỏi khuôn mặt đứa con gái: - Mày là tao ngày xưa phải không? - Vâng ạ! (...) Chị là em ấy ạ? (...) - Sao chị bỏ em? (...) - Mày nói dối, ngày xưa mày hứa cho tao rất nhiều thứ, thế những thứ ấy đâu rồi? Con ranh điêu toa!” [30, tr.157]. Nhưng cũng trong một giấc mơ khác: “Con bé con đang chờ Hoàn, hai bàn tay nó huơ sát mặt nước như người mù tìm đường. Con bé cô đơn tuyệt vọng, xung quanh nó không có một ai, không một sự dìu dắt. Hoàn nhận ra mình không có mụ đỡ. Mọi đứa trẻ đều có mụ đỡ đến năm 12 tuổi. Hoàn thì không. Con bé ấy từ lúc sinh ra đã cô đơn. Giờ nó ngồi kia, vẫn một mình chịu đựng nhẫn nại” [30, tr.232]. Con bé - Hoàn - mình - nó đều là những từ - đại từ chỉ một người, nhưng mỗi một lần thay đổi cách dùng từ dường như chính là một lần điểm nhìn dịch chuyển: có khi nhân vật tự mình quan sát mình, có lúc lại biến sự quan sát về mình thành sự quan sát về kẻ khác, “con bé” chính là một phần của Hoàn nhưng có lúc lại trở thành một hiện
22
thực ngoài Hoàn. Đi vào giấc mơ của nhân vật người đọc những tưởng sẽ tìm được những câu trả lời cho những câu hỏi về Hoàn, những tưởng sẽ lí giải được những nỗi bất an ở người phụ nữ này, nhưng càng dõi theo những giấc mơ lại càng mông lung, ngờ vực. Chọn một điểm nhìn trần thuật đặc biệt từ một nhân vật đặc biệt, gia tăng điểm nhìn, giọng điệu và dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, phủ lên hiện thực ít nhiều màu sắc của cái kì ảo, Nguyễn Bình Phương đã làm nhòa đi tất cả mọi đường viền ranh giới giữa sự khả tri và bất khả tri, tất cả nhằm khắc đậm một cảm giác rõ nét về sự “đi vắng”. Đó là cô đơn, là lo sợ, mệt mỏi, là những bất an, bí ẩn và hơn cả là những khoảng trống vô hình không thể lấp đầy trong tâm hồn con người hiện đại.
Mạch truyện quá khứ chủ yếu được tái hiện qua điểm nhìn người kể chuyện hàm ẩn, tuy nhiên truyện viết về cuộc khởi nghĩa lịch sử nhưng với cảm hứng đời thường nên bên cạnh việc tái diễn lại diễn biến cuộc chiến đấu thì người kể chuyện còn tập trung lột tả tâm trạng con người đời thường của các nhân vật trong mạch truyện này, vì thế có một vài phiến đoạn điểm nhìn trần thuật lại được dịch chuyển vào hai nhân vật chính của mạch truyện này là Lập Nham và Đội Cấn. Qua những điểm nhìn này hiện thực được tái hiện ngập những mảng màu đầy cảm xúc, đầy chất tự sự, bộc bạch. Và ở đó người đọc thấy dáng những con người đời thường, có sự bất lực vì nghiệp lớn không thành, có cả nỗi đau vì phải hi sinh tình cảm riêng tư vì nghiệp chung cao cả, và có cả những nỗi hoang mang trống trải của một
- Tiểu thuyết như là trạng thái kiếm tìm ý nghĩa của đời sống (Phạm Xuân Thạch) (Báo Văn nghệ, số 45, tháng 11/2006)
- Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết (Đoàn Ánh Dương) (Tạp chí Văn học, số 4/2008)
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dành được sự quan tâm sôi nổi và rộng rãi nhất trên các trang web, báo điện tử với nhiều cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau, thậm chí có lúc trái chiều:
- Chùm bài viết của tác giả Thụy Khuê trong Sóng từ trường II (Nguyễn Bình Phương) (
- Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đoàn Cầm Thi) (
- Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương (Đoàn Cầm Thi) (
- Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc Hân) (http:/tienve.org)
- Cấp độ hiện thực và sự hão huyền trong ý thức trong Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Chí Hoan) (
Các bài viết ở các tạp chí chuyên ngành nói trên chủ yếu là những nghiên cứu nhận diện một cách khái quát nhất diện mạo và các xu hướng cũng như đặc điểm chính của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới trong đó có đề cập (điểm qua) đến tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một trong những ví dụ điển hình cho những sáng tạo, cách tân táo bạo cũng như ghi nhận những thử nghiệm, nỗ lực làm mới của tiểu thuyết này.
Bài viết của các tác giả như Phạm Xuân Thạch, Nguyễn Chí Hoan, Đoàn Ánh Dương, Thụy Khuê, Đoàn Cầm Thi là những bài viết trong số không nhiều những nghiên cứu có đề cập đến Nguyễn Bình Phương trong đó vừa đi sâu, làm rõ nhiều phương diện cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn này vừa đề cập đến những vấn đề mang tính học thuật. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đã đi từ những tìm hiểu về cấu trúc tiểu thuyết Ngồi để khái quát lên ý nghĩa của tác phẩm được chuyển tải. Bài viết của Đoàn Ánh Dương có cái nhìn hệ thống chặng đường tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, khám phá, ghi nhận những thành công của nhà văn này trên hai phương diện cách huyền thoại và thi pháp tiểu thuyết.
4
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Nguyễn, Bình Phương
Văn học Việt Nam
Tiểu thuyết
Nghệ thuật tự sự
Miêu tả: 100 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thông qua những phương diện của nghệ thuật tự sự, những yếu tố hình thức để làm rõ những nét đặc sắc, những giá trị nội dung của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Trên cơ sở đó luận văn khái quát những nét chính về mặt phong cách, những điểm đặc trưng cho “lối viết” Nguyễn Bình Phương ở lĩnh vực tiểu thuyết; khẳng định vị thế cũng như những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vào sự phong phú cũng như sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
MỞ ĐẦU...................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài...................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi..................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu...................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 7 6. Cấu trúc luận văn........................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG......................................................................... 8 Chƣơng 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG............................
1.1. Một số vấn đề lý thuyết................................................................. 9
1.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương......................................................................................... 1.2.1. Trần thuật từ ngôi thứ ba............................................................ 11 1.2.2. Trần thuật từ ngôi thứ nhất.......................................................... 33 Chƣơng 2: KẾT CẤU VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG.................................................
2.1. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương........................ 37
2.1.1. Kết cấu đa tầng, xoắn kép.............................................................................. 38
2.1.2. Kết cấu phân mảnh......................................................................................... 44
2.1.3. Kết cấu liên văn bản.......................................................................... 51
2.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.........................................................................................
9
11
37
57
2.2.1. Một số vấn đề lý thuyết................................................................................... 57 2.2.2. Thời gian sự kiện......................................................................................... 59 2.2.3. Thời gian phi tuyến tính................................................................................. 61
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG . ...............................................
3.1. Ngôn ngữ trần thuật................................................................................. 72 3.1.1. Ngôn ngữ mang tính đa tạp, hỗn loạn, đậm sắc thái của ngôn ngữ đời sống
hiện đại.....................................................................................................................
3.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, lạ hóa và đầy chất thơ........................................... 77 3.1.3. Các kiểu diễn ngôn trong ngôn ngữ trần thuật.............................................. 82 3.2. Giọng điệu trần thuật........................................................................................ 86 3.2.1. Giọng điệu giễu nhại, hài hước...................................................................... 87 3.2.2. Giọng điệu trung tính khách quan.................................................................. 89 3.2.3. Giọng điệu trữ tình chiêm nghiệm, suy tư, triết lý.......................................... 92 KẾT LUẬN.................................................................................. 97 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 100
72
72
MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong bức tranh văn học Việt Nam đương đại, tiểu thuyết ngày càng khẳng định được vị trí trung tâm, tính chất “máy cái” của bản chất thể loại. Điều này thể hiện qua bản thân sự phát triển của tiểu thuyết và bên cạnh đó còn thể hiện ở sự phát triển của lý luận, nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết.
Từ sau 1975, trên diễn đàn văn học Việt Nam chứng kiến những điểm nhấn bước ngoặt của tiểu thuyết: từ “mùa” đầu tiên với những nhà văn tiên phong như Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Ma Văn Kháng..., làn sóng thứ hai được đánh dấu với tên tuổi của những Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng... Mười năm trở lại đây, tiểu thuyết Việt Nam phát triển thực sự sôi nổi với sự xuất hiện rầm rộ các tác phẩm của cả các nhà văn đã có thành tựu lẫn các cây bút trẻ, từ đó đã hình thành nên một làn sóng thứ ba được định danh bởi những ngòi bút có ý thức rõ rệt trong việc cách tân, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết như Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng... Trong làn sóng đổi mới tiểu thuyết đó, Nguyễn Bình Phương là một gương mặt nổi bật thay mặt cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Tính đến thời điểm này, Nguyễn Bình Phương đã cho ra đời 8 tiểu thuyết: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Xe lên xe xuống. Nếu như hai tiểu thuyết đầu tay còn chưa thực sự ấn tượng thì các tiểu thuyết còn lại của Nguyễn Bình Phương lại là những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo. Cùng thống nhất trong một “lối viết” Nguyễn Bình Phương song mỗi một tiểu thuyết nói trên của anh lại đánh dấu một sự sáng tạo mới, một bước tìm tòi mới của nhà văn trẻ này về thi pháp tiểu thuyết. Bởi vậy trong nhiều năm trở lại đây, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương luôn được coi là hiện tượng điển hình của trào lưu đổi mới thi pháp tiểu thuyết và luôn được dư luận chú ý.
Xuất phát từ đó, chúng tui chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu của luận văn. Khám phá, lý giải và tìm ra những đặc điểm trong “lối viết tiểu
1
thuyết” Nguyễn Bình Phương để từ đó từng bước chúng tui sẽ có những nhận định chung nhất về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là trào lưu đổi mới tiểu thuyết.
1.2. Chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu nhưng chúng tui không tiếp cận trên tất cả mọi vấn đề trong tiểu thuyết của nhà văn này mà chỉ tập trung vào vấn đề nghệ thuật tự sự.
Trong nhiều năm gần đây, lý thuyết tự sự học đã được vận dụng rất thường xuyên trong lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. Tính hấp dẫn của lý thuyết này không chỉ vì nó mới (so với các lý thuyết khác đã được ứng dụng ở nước ta trước đó) mà quan trọng là bởi tính hiệu quả của nó trong việc khám phá ý nghĩa của tác phẩm trên chính cơ sở cấu trúc văn bản.
Việc ứng dụng lý thuyết tự sự cũng gắn liền với thực tế phát triển của văn xuôi đương đại. Trong dòng chảy khá ồ ạt với sự xuất hiện liên tục của hàng loạt các tiểu thuyết hiện nay, diễn đàn tiểu thuyết đã đặt ra một câu hỏi: “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?”. Và gắn liền với câu hỏi này, có thể chưa phải là một câu trả lời, mà có thể chỉ là một giả định, một thử nghiệm, đó chính là sự vận động nhằm đổi mới tư duy tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã từng được diễn đạt sự đổi mới tư duy này qua hai mệnh đề: đó là sự chuyển biến từ “kể nội dung” sang “viết nội dung”. Hay nói cách khác, bên cạnh tầm quan trọng của chủ đề và đề tài (vốn được đặt ra từ trước) thì một vấn đề không kém quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay là ở chỗ: không phải là “kể cái gì” mà là “kể như thế nào”. Chính vấn đề “kể như thế nào” là một sự mở đường cho việc lý thuyết tự học học, trần thuật học ngày càng được coi như là một trong những phương pháp “đắc địa”, khả thủ nhất để giải mã hành trình của sự viết, sự phiêu lưu của hành động viết trong một tự sự. Nói một cách cụ thể nhất, tự sự học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tiểu thuyết này - tự sự này được viết như thế nào, thông qua những cách thức gì. Từ cách hiểu như trên, chúng tui quan niệm nghệ thuật tự sự - trong một thể loại cụ thể của tự sự - tiểu thuyết, chính là nghệ thuật viết tiểu thuyết.
Hiện nay đang có khá nhiều quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu về vấn đề tên gọi thuật ngữ. Cùng triển khai theo một phương pháp tuy nhiên có ý kiến đề xuất là “tự sự học”, cũng có những bài viết lại sử dụng tên gọi “trần thuật học”. Ở công trình này, chúng tui áp dụng theo khái niệm được nêu trong sách Tự sự học - Một số vấn đề
2
lý luận và lịch sử - một trong những công trình đầu tiên tập hợp về lý thuyết tự sự học ở Việt Nam: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc” [38, tr.11]. Chính vì thế, ở luận văn này chúng tui đặt vấn đề tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chính là đi vào tìm hiểu các cách trần thuật mà nhà văn đã lựa chọn, đã sử dụng để xây dựng thế giới tiểu thuyết của mình, qua đó chuyển tải các vấn đề đương đại. Đó cũng chính là nét đặc sắc nhất, đóng góp lớn nhất và cũng là yếu tố khẳng định vị thế của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên văn đàn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Là một gương mặt nổi bật với phong cách độc đáo, lối viết mới mẻ, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu phê bình.
Chưa có một công trình nghiên cứu dày dặn về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương song tác phẩm của nhà văn này vẫn được đề cập đến thường xuyên trong các bài viết được in trong nhiều cuốn sách, được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành với tư cách là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại. Có thể kể đến như:
- Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát (Nguyễn Thị Bình) trong sách Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại (Bùi Việt Thắng) trong sách Tiểu thuyết đương đại (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2006)
- Dòng tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (1986 - 2000) (Bùi Việt Thắng) (Tạp chí Nhà văn tháng 10/2006)
- Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây (Nguyễn Thị Bình) (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11/2005)
- Một cách tiếp cận văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (Bích Thu) (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11/2006)
3
Lối trần thuật của người kể chuyện hàm ẩn ở đây vừa thể hiện qua những đối thoại trực tiếp để dẫn dắt câu chuyện lại vừa qua những phiến đoạn miêu tả nội tâm, cảm giác bên trong của nhân vật. Người kể chuyện ở Người đi vắng với điểm nhìn đằng sau đã bộc lộ rõ hơn khả năng toàn tri, toàn năng của mình trong việc bao quát hiện thực thể hiện ở việc đi vào miêu tả những biểu hiện tâm trạng, những xúc cảm, tri giác bên trong của các nhân vật. Nhiều nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết được soi sáng ở góc độ nội tâm, là Thắng, Hoàn, Kỷ, Thư, Chung, ông Khánh, Lập Nham, Đội Cấn (tr16-17, 32- 33...). Với điểm nhìn không hạn chế, người kể chuyện hàm ẩn đi sâu vào ngõ ngách bên trong nội tâm nhân vật, “đọc vị” cả những bí mật được giấu kín: “Lão Bính chạnh lòng, có cảm giác đang bị kéo giật lại quá khứ và bắt đầu mở miệng kể lể về ngày thơ bé của mình với ông Điều... Đó là một bí mật khổ sở của lão, bởi vì lão không có ai để kêu ca mách bảo... Hôm lão và ông Điều cưỡi trâu từ bãi tha ma về, cả hai đã nhìn thấy một con vật... Đó là bí mật thứ hai giữa lão với ông Điều” [30, tr.89-90-91] hay lối trần thuật mang tính chất biết trước, biết tuốt: “Cai Xuyên đánh mặt sang Đội Trường kín đáo nhếch môi khinh bỉ, sau này ở núi Pháo ông còn lặp lại một lần nữa” [30, tr.29].
Ở Người đi vắng với số lượng nhân vật khá đông đảo, mỗi nhân vật đều được lựa chọn để khắc họa một nét tâm trạng nào đó nên tiểu thuyết đi sâu, bộn bề những tình tiết, sự kiện đi kèm với đó là rất nhiều mảnh tâm trạng, tâm sự khác nhau của nhân vật. Mặc dù điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn là chủ đạo nhưng trong tiểu thuyết vốn có số lượng nhân vật khá đông này không ít lần, điểm nhìn trần thuật được người kể chuyện đặt vào nhân vật, tái hiện hiện thực qua góc nhìn của nhân vật.
Ở mạch hiện tại nhân vật thường xuyên được trao điểm nhìn trần thuật là Thắng. Xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết (vì hầu hết các câu chuyện trong thời điểm hiện tại đều xoay quanh cuộc sống của Thắng - hay những người liên quan đến Thắng) nhân vật này luôn được đặt trong tình trạng chìm sâu trong suy tư: suy tư về cuộc sống gia đình, những e sợ và linh cảm về một sự đổ vỡ vô hình. Từ điểm nhìn của Thắng, người đọc đi vào đời sống nội tâm của nhân vật, khám phá những điều ẩn giấu bên trong, cả những ẩn ức của đời sống cá nhân, đến những suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện, con người quanh mình. Cùng với Thắng, điểm nhìn trong Người đi vắng còn được đặt vào nhiều nhân vật khác: Kỷ, Cương, Sơn... Là cuốn tiểu thuyết của những nỗi ám ảnh, mỗi
20
nhân vật trong truyện đều mang trong mình một nỗi ám ảnh hay một nỗi lo sợ nào đó đeo bám, bởi thế, khi điểm nhìn trần thuật được đặt vào những nhân vật này thì ngôn ngữ trần thuật mang âm hưởng của ngôn ngữ độc thoại nội tâm hay là ngôn ngữ của cảm giác - chính xác hơn nhân vật “nhìn” bằng cách “cảm” và những hiện thực được “cảm” đó cũng là một thứ “hiện thực” đặc biệt, mang màu sắc kì ảo (tr. 117,172, 257).
Ở tiểu thuyết này, còn có một điểm nhìn trần thuật đặc biệt được đặt vào Hoàn - vợ Thắng. Mặc dù Hoàn chỉ xuất hiện trong phần đầu câu chuyện, sau khi bị tai nạn Hoàn luôn trong tình trạng hôn mê, không có ý thức về cuộc sống xung quanh, nhưng những câu chuyện được kể từ điểm nhìn của Hoàn lại chiếm một số lượng không ít. Trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối, tác giả Tạ Duy Anh đã tái hiện câu chuyện qua điểm nhìn trần thuật của một thai nhi vẫn nằm trong bụng mẹ. Cũng là một điểm nhìn trần thuật đặc biệt nhưng nếu ở tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là cái nhìn của một sự sống sắp sửa hình thành thì ở tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương lại là cái nhìn của một sự sống sắp lụi tàn, đang tranh chấp với cái chết, và hiện thực từ điểm nhìn trần thuật đặc biệt này cũng được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt - là những giấc mơ vô thức. Có thể nói mặc dù Hoàn là nhân vật “đi vắng” nhiều nhất trong truyện nhưng câu chuyện từ điểm nhìn của Hoàn lại xuất hiện nhiều hơn các nhân vật khác trong truyện với 8 lần: Hoàn tự nhìn mình trong gương (tr.61-62); lúc làm tình với Cương (tr.63-63); thời điểm trước lúc Hoàn bị tai nạn (tr.66) và những giấc mơ vô thức lúc Hoàn trong tình trạng hôn mê (tr.52-157; 231; 295; 380). Dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nhân vật tức là người kể chuyện đã “tựa vào nhân vật” để kể, ở Người đi vắng, ấy là tựa vào một nhân vật mất ý thức và kể bằng vô thức. Cũng như phần đông các nhân vật trong Người đi vắng, Hoàn là người luôn mang trong mình một nỗi bất an. Nỗi bất an hiện hữu trong đời thực của Hoàn đã trở thành một hình hài cụ thể trong những giấc mơ của cô: Hoàn tìm về quá khứ, tìm lại tuổi thơ của mình, và giấc mơ đó luôn hiện hữu hình ảnh đứa bé gái cô độc, tuyệt vọng - chính Hoàn của ngày xưa. Không tìm thấy mình ở thực tại, quay về quá khứ để tìm lại mình nhưng rồi Hoàn lại cũng “cảm giác chán nản, thù ghét”; những ước mơ được thêu dệt, được ấp ủ từ quá khứ dường như đã không trở thành hiện thực, để rồi khi quay về, người phụ nữ đã trưởng thành lại cật vấn cô bé gái của tuổi thơ rằng “những thứ ấy đâu rồi”. Con người chênh vênh trong thực
21
tại, muốn quay về quá khứ để tìm lại mình nhưng lại cũng không bằng lòng, quay lưng với quá khứ, để rồi rốt cuộc, cái cuối cùng mà con người ấy tìm thấy, nhận ra trên hành trình đi tìm mình chính là nỗi cô đơn, trống trải và tuyệt vọng đến cùng cực.
Khi hiện thực được tái hiện qua những giấc mơ vô thức tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cuốn người đọc vào một thế giới mộng mị, hồng hoang. Ngôn ngữ trần thuật ở đây càng kể càng rối, càng mù mịt, mờ nhoè. Chính từ điểm nhìn của Hoàn mà xuất hiện những lối trần thuật lạ. Có khi trong giấc mơ của Hoàn, trong câu chuyện được kể từ điểm nhìn của Hoàn lại bị chen ngang bởi tiếng nói của người phụ nữ treo cổ tự vẫn dưới cây xà cừ cùng tiếng nói của thai nhi trong bụng cô ta: “Hoàn ngừng chớp mắt vì không muốn đi sâu vào cuộc đời người khác. Hoàn quay đi. Tại sao em không muốn nhìn chị nữa (...) Giá như không có cái thai trong bụng chị đỡ nặng nợ hơn (...) Chị biết nó đi mà không giữ lại... Mình là một cái thai, mình bỏ đi mặc dù chẳng bao giờ tự ái.” [30, tr.155]. Như vậy trong cùng một trang văn bản nhưng có đến ba điểm nhìn trần thuật, ba tiếng nói, ba giọng điệu khác nhau, tất cả đều cùng hiện diện trong cùng một giấc mơ vô thức của người đang sống trong tình trạng hôn mê. Câu chuyện con người cật vấn với chính bản thân mình/lương tâm mình không phải là hiếm trong văn học Việt Nam, nhưng có lẽ lần đầu tiên ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương người đọc bắt gặp một đoạn hội thoại lạ như trong giấc mơ của Hoàn, khi hai con người ở hai thời điểm khác nhau của một chủ thể đối thoại với nhau: “Hoàn hỏi khuôn mặt đứa con gái: - Mày là tao ngày xưa phải không? - Vâng ạ! (...) Chị là em ấy ạ? (...) - Sao chị bỏ em? (...) - Mày nói dối, ngày xưa mày hứa cho tao rất nhiều thứ, thế những thứ ấy đâu rồi? Con ranh điêu toa!” [30, tr.157]. Nhưng cũng trong một giấc mơ khác: “Con bé con đang chờ Hoàn, hai bàn tay nó huơ sát mặt nước như người mù tìm đường. Con bé cô đơn tuyệt vọng, xung quanh nó không có một ai, không một sự dìu dắt. Hoàn nhận ra mình không có mụ đỡ. Mọi đứa trẻ đều có mụ đỡ đến năm 12 tuổi. Hoàn thì không. Con bé ấy từ lúc sinh ra đã cô đơn. Giờ nó ngồi kia, vẫn một mình chịu đựng nhẫn nại” [30, tr.232]. Con bé - Hoàn - mình - nó đều là những từ - đại từ chỉ một người, nhưng mỗi một lần thay đổi cách dùng từ dường như chính là một lần điểm nhìn dịch chuyển: có khi nhân vật tự mình quan sát mình, có lúc lại biến sự quan sát về mình thành sự quan sát về kẻ khác, “con bé” chính là một phần của Hoàn nhưng có lúc lại trở thành một hiện
22
thực ngoài Hoàn. Đi vào giấc mơ của nhân vật người đọc những tưởng sẽ tìm được những câu trả lời cho những câu hỏi về Hoàn, những tưởng sẽ lí giải được những nỗi bất an ở người phụ nữ này, nhưng càng dõi theo những giấc mơ lại càng mông lung, ngờ vực. Chọn một điểm nhìn trần thuật đặc biệt từ một nhân vật đặc biệt, gia tăng điểm nhìn, giọng điệu và dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, phủ lên hiện thực ít nhiều màu sắc của cái kì ảo, Nguyễn Bình Phương đã làm nhòa đi tất cả mọi đường viền ranh giới giữa sự khả tri và bất khả tri, tất cả nhằm khắc đậm một cảm giác rõ nét về sự “đi vắng”. Đó là cô đơn, là lo sợ, mệt mỏi, là những bất an, bí ẩn và hơn cả là những khoảng trống vô hình không thể lấp đầy trong tâm hồn con người hiện đại.
Mạch truyện quá khứ chủ yếu được tái hiện qua điểm nhìn người kể chuyện hàm ẩn, tuy nhiên truyện viết về cuộc khởi nghĩa lịch sử nhưng với cảm hứng đời thường nên bên cạnh việc tái diễn lại diễn biến cuộc chiến đấu thì người kể chuyện còn tập trung lột tả tâm trạng con người đời thường của các nhân vật trong mạch truyện này, vì thế có một vài phiến đoạn điểm nhìn trần thuật lại được dịch chuyển vào hai nhân vật chính của mạch truyện này là Lập Nham và Đội Cấn. Qua những điểm nhìn này hiện thực được tái hiện ngập những mảng màu đầy cảm xúc, đầy chất tự sự, bộc bạch. Và ở đó người đọc thấy dáng những con người đời thường, có sự bất lực vì nghiệp lớn không thành, có cả nỗi đau vì phải hi sinh tình cảm riêng tư vì nghiệp chung cao cả, và có cả những nỗi hoang mang trống trải của một
- Tiểu thuyết như là trạng thái kiếm tìm ý nghĩa của đời sống (Phạm Xuân Thạch) (Báo Văn nghệ, số 45, tháng 11/2006)
- Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết (Đoàn Ánh Dương) (Tạp chí Văn học, số 4/2008)
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dành được sự quan tâm sôi nổi và rộng rãi nhất trên các trang web, báo điện tử với nhiều cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau, thậm chí có lúc trái chiều:
- Chùm bài viết của tác giả Thụy Khuê trong Sóng từ trường II (Nguyễn Bình Phương) (
You must be registered for see links
)- Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đoàn Cầm Thi) (
You must be registered for see links
)- Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương (Đoàn Cầm Thi) (
You must be registered for see links
)- Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc Hân) (http:/tienve.org)
- Cấp độ hiện thực và sự hão huyền trong ý thức trong Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Chí Hoan) (
You must be registered for see links
)Các bài viết ở các tạp chí chuyên ngành nói trên chủ yếu là những nghiên cứu nhận diện một cách khái quát nhất diện mạo và các xu hướng cũng như đặc điểm chính của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới trong đó có đề cập (điểm qua) đến tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một trong những ví dụ điển hình cho những sáng tạo, cách tân táo bạo cũng như ghi nhận những thử nghiệm, nỗ lực làm mới của tiểu thuyết này.
Bài viết của các tác giả như Phạm Xuân Thạch, Nguyễn Chí Hoan, Đoàn Ánh Dương, Thụy Khuê, Đoàn Cầm Thi là những bài viết trong số không nhiều những nghiên cứu có đề cập đến Nguyễn Bình Phương trong đó vừa đi sâu, làm rõ nhiều phương diện cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn này vừa đề cập đến những vấn đề mang tính học thuật. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đã đi từ những tìm hiểu về cấu trúc tiểu thuyết Ngồi để khái quát lên ý nghĩa của tác phẩm được chuyển tải. Bài viết của Đoàn Ánh Dương có cái nhìn hệ thống chặng đường tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, khám phá, ghi nhận những thành công của nhà văn này trên hai phương diện cách huyền thoại và thi pháp tiểu thuyết.
4
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: