onlyanapple_a10
New Member
Download Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn miễn phí
. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh của khoai tây
1.1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định khả năng phân bố, thời vụ gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai tây. Tổng nhu cầu nhiệt độ cho khoai tây sinh trưởng và phát triển dao động từ 16000C đến
18000C. Yếu tố chính để khoai tây có thể phát triển rộng khắp thế giới là lựa chọn
được nhiều vùng có nhiệt độ gieo trồng thích hợp (Beukema et al., 1990)[65].
Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, khoai tây có thể thích ứng được với biên độ nhiệt độ từ 10 đến 250C, rộng hơn giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định, nhiệt độ không khí thích hợp cho phát triển thân lá khoai tây là 180C đến 200C. Nhiệt độ cao quá 250C thân lá dài ra, lá nhỏ đi, khả năng quang hợp giảm rõ rệt (Horton, 1987)[91].
Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực cây khoai tây chịu nóng kém. Khi thân củ bắt đầu hình thành và phát triển thì yêu cầu nhiệt độ thấp, nhiệt độ không khí thích hợp nhất cho thân củ phát triển là 180C đến 190C (nhiệt độ đất là 160C -
170C). Nhiệt độ từ 200C trở lên thì quá trình làm củ khoai tây bắt đầu bị kìm hãm,
nhiệt độ lớn hơn 250C hạn chế sự hình thành củ. Khi nhiệt độ vượt quá 250C thì hiệu suất quang hợp giảm, nhiệt độ lên tới 290C – 300C hô hấp tăng, dẫn tới tiêu hao chất hữu cơ trong củ, làm giảm năng suất khoai tây và chỉ số thu hoạch (Horton, 1987)[91]. Nhiệt độ cao kéo dài sẽ gây hiện tượng “thoái hóa do khí
hậu” dẫn đến năng suất và chất lượng giống giảm rõ rệt ở các đời sau (Van Dam
et al., 1995)[146].
Thí nghiệm của Kunkel et al., (1987)[103] về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thoái hóa giống khoai tây cho biết: Ở nhiệt độ 20 – 210C có 20% củ bị thoái hóa, nhiệt độ 240C có 50% củ bị thoái hóa và trên 250C có 75% củ bị thoái hóa. Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng đến sự thoái hóa giống sinh lý, mà còn thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại rệp truyền bệnh virus cho khoai tây. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoái hóa giống bệnh lý và giảm năng suất.
Như vậy, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 18 – 200C, thân củ phát triển là 18 – 190C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết rét, còn nhiệt độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virus phát triển mạnh. Để nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để có thời vụ thích hợp với từng vùng, đặc biệt là vụ Xuân ở miền bắc Việt Nam
1.1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô của củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và năng suất khoai tây là từ 20.000 – 50.000 lux (Allen et al., 1980)[58]. Trong điều kiện khí hậu giống nhau, không thiếu nước hay dinh dưỡng và không xuất hiện sâu bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất là do khả năng hấp thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Spitter, 1987; Van der Zaag et al., 1987)[138], [149].
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây khoai tây (Solanum Tuberosum.L) là cây lương thực của nhiều nước
châu Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực chủ yếu (Đường Hồng Dật,
2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng chất khô trong đó có 80 - 85% là tinh bột,
3 - 5% là protein và một số vitamin khác (Trần Như Nguyện và cs, 1990; Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[23], [40]. Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một đơn vị trồng trọt thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, cao hơn lúa nước 1,3 lần và cao hơn ngô 2,2 lần (Leviel, 1986)[163].
Khoai tây có tiềm năng năng suất khá cao tới 100 - 120 tấn/ha. Tuy nhiên sự biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz et al., 2001)[69] do khoai tây chịu tác động mạnh của những yếu tố từ bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16 - 170C; ánh sáng ngày dài thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, giai đoạn củ hình thành thì cây lại yêu cầu sánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ cũng thay đổi theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, trước khi hình thành củ ẩm độ cần là
60%, thời kỳ hình thành củ ẩm độ đất phải đạt 80%. Để đạt được năng suất cao, khoai tây còn yêu cầu lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha thích hợp với cây khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005)[7].
Đồng bằng Bắc bộ có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng
20 - 300C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng phát triển. Mặt khác, diện tích đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ lớn, hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển và mở rộng sản xuất loại cây trồng này. Trong những năm gần đây diện tích khoai tây cả nước dao động trong khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002)[3]. Do những ưu điểm của cây trồng này, nhà nước có chủ trương mở rộng diện tích ra các vùng sinh thái phù hợp. Tuy nhiên, do quỹ đất canh tác nông nghiệp ở đồng bằng thấp,
cùng với sức ép của việc đô thị hoá và công nghiệp hoá nên việc mở rộng diện tích khoai tây ở đồng bằng có nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề đó, việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất đai ở miền núi trong đó có mở rộng diện tích khoai tây được coi là hướng phát triển chiến lược và bền vững trong tương lai.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm
2006 thấp với 337,2 nghìn đồng/tháng, đặc biệt ở khu vực nông thôn chỉ có 162,5 nghìn đồng/tháng, bình quân lương thực là 289,4 kg thóc/người/năm (Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2006)[5]. Do thu nhập của người dân thấp nên tỷ lệ hộ đói cùng kiệt rất cao là 41,42%, nhiều hộ thiếu ăn 2 - 6 tháng/năm (Sở Lao động và TBXH)[27]. Thực tế Bắc Kạn có diện tích đất ruộng khá lớn: 13.273 ha (Sở NN&PTNT Bắc Kạn, 2006)[28], tuy nhiên hầu hết chỉ được cấy một vụ lúa Mùa, diện tích đất bỏ hoá trong vụ Đông (12.333 ha) và vụ Xuân (4.964 ha) rất phổ biến. Trong khi lực lượng lao động địa phương dư thừa, điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho nhiều cây trồng như ngô, khoai tây, đậu đỗ….. sinh trưởng, phát triển thì việc việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là mở rộng diện tích cây vụ Đông là một trong những giải pháp cần được quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng cao thu nhập tiến tới xóa đói giảm cùng kiệt cho nông dân.
Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Điều kiện thời tiết khí hậu ở
Bắc Kạn rất phù hợp với sinh trưởng của cây khoai tây với nhiệt độ bình quân từ
14,3 – 28,30C; lượng mưa từ 0,3 – 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 77 – 89%. Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ Đông và khẳng định được vị thế của mình nhưng việc mở rộng diện tích còn chậm. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, các giống khoai tây chủ yếu đang trồng đã bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao khoảng 53,2% đến 59%; trình độ canh tác của nông dân thấp, chưa có quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc biệt là trên đất ruộng một vụ lúa của địa phương. Để mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa, vấn đề cấp thiết là phải có bộ giống cho năng suất cao, ổn định và biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn chế năng suất khoai tây tại tỉnh Bắc Kạn.
2- Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa vào sản xuất thay thế giống cũ đã thoái hóa.
3- Xác định các biện pháp kỹ thuật trồng chủ yếu nhằm tăng năng suất khoai tây vụ Đông và sản xuất khoai tây củ giống vụ Xuân. Trên cơ sở đó bổ sung và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật thâm canh khoai ở tỉnh Bắc Kạn góp phần mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa.
4- Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng trong 7 giống khoai tây Hà Lan nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ Đông và vụ Xuân trên đất ruộng 1 vụ tại tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông gồm mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun tạo vồng.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất củ giống khoai tây trong điều kiện vụ Xuân bao gồm thí nghiệm về mật độ, thời vụ, phân bón, vun tạo vồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây bố trí tại xã Bằng Phúc huyện Chợ Đồn. Mô hình sản xuất thử
xây dựng tại xã Bằng Phúc và xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn; xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới; xã Tú Trĩ và xã Khuổi Lừa huyện Bạch Thông. Kết quả nghiên cứu áp dụng cho sản xuất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1- Đánh giá khả năng thích ứng của các giống khoai tây trong điều kiện sinh thái (khí hậu và đất đai) nhằm làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo đối
Last edited by a moderator: