negro_le

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................15
1.1. Các vấn đề chung liên quan đến chất lượng không khí.........................15
1.1.1. Chất lượng không khí và ô nhiễm không khí ..................................15
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí............................17
1.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố cây xanh mặt nước đối với chất lượng
không khí............................................................................................................20
1.1.4. Quản lý chất lượng không khí .........................................................23
1.2. Tổng quan về các phương pháp đánh giá chất lượng không khí...........25
1.2.1. Phương pháp thực nghiệm...............................................................25
1.2.2. Phương pháp mô hình hóa...............................................................25
1.2.3. Phương pháp đánh giá sử dụng chỉ số chất lượng không khí..........30
1.3. Tình hình nghiên cứu chất lượng không khí trên thế giới và ở
Việt Nam ................................................................................................................32
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................32
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ở Hà Nội................................41
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng chất lượng không khí
thành phố Hà Nội..................................................................................................49
1.4.1. Một số đặc điểm tự nhiên của thành phố Hà Nội ............................49
1.4.2. Hệ sinh thái đô thị và cảnh quan cây xanh ......................................52
1.4.3. Hiện trạng chất lượng không khí thành phố Hà Nội .......................54
Tiểu kết luận chương 1.....................................................................................57
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC HÀ NỘI...............................................59
2.1. Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá chất lượng không khí.........59
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường
không khí............................................................................................................59
2.1.2. Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC3 ...........................................60
2.1.3. Mô hình phát tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm liên tục của
Sutton.................................................................................................................63
2.2. Phương pháp tính tần suất vượt chuẩn..................................................64
2.2.1. Nội dung phương pháp ....................................................................64
2.2.2. Phương pháp tính TSVC để tính toán mức độ ô nhiễm TSP
do nhiều nguồn thải điểm công nghiệp và cơ sở số liệu ....................................66
2.3. Phương pháp tính toán và xây dựng bản đồ chuyên đề bằng công cụ
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ............................................................................72
2.3.1. Sử dụng công cụ GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho
mô hình lan truyền ô nhiễm TSP từ các nguồn thải điểm công nghiệp ............73
2.3.2. Sử dụng công cụ GIS trong xây dựng bản đồ phân bố mức độ ô
nhiễm TSP từ các nguồn thải điểm công nghiệp................................................74
2.3.3. Sử dụng GIS trong xây dựng các bản đồ chuyên đề và đánh giá
tổng hợp chất lượng không khí...........................................................................74
2.4. Phương pháp chập bản đồ môi trường ..................................................75
2.5. Phương pháp phân hạng CLKK theo tiêu chí và lượng hóa các
tiêu chí....................................................................................................................76
2.6. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu và phân tích tổng
hợp tài liệu thứ cấp...............................................................................................76
Tiểu kết luận chương 2.....................................................................................77
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHẤT
LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC HÀ NỘI TÍNH VỚI TSP ................................79

3.1. Ứng dụng mô hình ISC3 để đánh giá chất lượng môi trường không
khí khu vực Hà Nội (tính với TSP)........................................................................79
3.1.1. Các kịch bản tính toán .....................................................................79
3.1.2. Kết quả tính toán và nhận xét ..........................................................82
3.1.3. Khả năng ứng dụng của ISC3 trong đánh giá mức độ ô nhiễm
khu vực đô thị....................................................................................................87
3.2. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng không khí có tính đến yếu
tố giảm nhẹ ô nhiễm TSP ......................................................................................88
3.2.1. Phương pháp luận ............................................................................88
3.2.2. Xây dựng qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng không khí có
tính đến yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm TSP .............................................................92
3.2.3. Ứng dụng qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng không khí có
tính đến yếu tố giảm thiểu ô nhiễm TSP cho khu vực thành phố Hà Nội..........96
3.2.4. Khả năng ứng dụng của phương pháp đánh giá tổng hợp CLKK
có tính đến yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm TSP của cây xanh và mặt nước............125
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng không khí ở Hà Nội .......127
3.3.1. Xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định để quản lý chất lượng
không khí đô thị ở Hà Nội................................................................................127
3.3.2. Áp dụng “ Hệ thống kiểm soát phát thải cho các thành phố đang
phát triển đối với Hà Nội”................................................................................127
3.3.3. Giải pháp liên quan đến cây xanh mặt nước ..................................130
Tiểu kết luận chương 3...................................................................................132
KẾT LUẬN ....................................................................................................134
KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .....................................136
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................139
PHỤ LỤC LUẬN ÁN..................................................................................... i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở các đô thị, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển. Theo những nghiên cứu gần đây, việc phơi nhiễm bụi
lơ lửng, đặc biệt là những bụi có kích thước nhỏ hơn 10 µm tại 126 thành phố trên thế giới
có thể là nguyên nhân của khoảng 130 nghìn ca tử vong sớm [35].
Chất lượng môi trường không khí (chất lượng không khí) nói chung và không khí
đô thị nói riêng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các nguồn khí thải trong đô thị như công
nghiệp, giao thông, sinh hoạt, xây dựng có thể làm suy giảm chất lượng không khí
(CLKK). Tuy nhiên, nếu trong thành phố có nhiều cây xanh và diện tích mặt nước (hồ, ao,
sông) lớn thì CLKK cũng được cải thiện phần nào do tác dụng làm sạch không khí của cây
xanh và mặt nước theo cơ chế tự nhiên.
Cây xanh mặt nước có tác dụng làm sạch không khí, đặc biệt cây xanh được
xem như là một “máy” loại bỏ bụi rất hiệu quả [50, 59, 60, 67]. Ngoài chức năng làm
đẹp cảnh quan đô thị, cây xanh tại các khoảng không gian xanh đô thị có thể cải thiện
đáng kể CLKK đô thị [15, 49, 50, 55, 59, 60, 67, 69]. Cây xanh đô thị đóng vai trò
quan trọng trong loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí, như sunfua điôxit (SO2),
các ôxit nitơ (NOx), ôxit cacbon (CO) và bụi. Cây xanh đô thị có khả năng loại bỏ
chất ô nhiễm không khí khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí tượng địa phương và
đặc trưng của thảm thực vật. Theo ước tính của Nowalk David J., ở Chicago vào năm
1991, cây xanh đã loại bỏ được khoảng 5575 tấn chất ô nhiễm không khí, bao gồm
223 tấn CO, 706 tấn SO2, 806 tấn NO2, 1840 tấn PM10 và 2000 tấn O3. Ước tính giá
trị thành tiền hàng năm từ lợi ích loại bỏ chất ô nhiễm của cây xanh trong thành phố
lên tới 9,2 triệu đô la Mỹ [67].
Trên thế giới hiện nay, có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng không khí như
đánh giá trực tiếp thông qua số liệu quan trắc, mô hình hóa, chỉ số CLKK hay đánh giá
gián tiếp qua kiểm kê phát thải, chỉ thị sinh học, bộ chỉ thị môi trường v.v... Trong số đó,

hai phương pháp đánh giá chất lượng không khí phổ biến vẫn đang được sử dụng là
phương pháp thực nghiệm và mô hình hóa. Đối với phương pháp thực nghiệm, kết quả đo
đạc các thông số đặc trưng cho môi trường không khí nói chung và bụi lơ lửng tổng số
(TSP) nói riêng chính là giá trị cuối cùng tại điểm tiếp nhận. Giá trị này đã tính đến tác
động tổng hợp từ các nguồn phát thải có thể ảnh hưởng đến điểm tiếp nhận và khả năng
loại bỏ bụi của cây xanh, mặt nước. Tuy nhiên, thực tế số điểm đo ít hay số lần đo không
nhiều, tần suất đo thấp thì đánh giá dựa vào giá trị quan trắc chưa cho thấy bức tranh tổng
quát về CLKK vùng nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa có thể khắc phục được điều
này, song kết quả tính toán tại một điểm tiếp nhận nào đó mới cho thấy giá trị nồng độ chất
ô nhiễm do các nguồn phát thải gây ra mà chưa tính đến khả năng làm sạch không khí của
các tác nhân khác trong đó có yếu tố cây xanh và mặt nước. Vì vậy, giá trị nồng độ tính
được theo mô hình sẽ có sự sai khác ít nhiều so với thực tế, phụ thuộc vào độ che phủ của
cây xanh và diện tích mặt nước trong khu vực nghiên cứu.
Ngoại trừ bụi lơ lửng, hiện nay Hà Nội chưa bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng do
các chất ô nhiễm khác [1, 4, 7, 27, 37, 38]. Tuy nhiên, chất lượng không khí ở Hà Nội có
xu hướng bị suy giảm dưới các áp lực ngày càng tăng về dân số, công nghiệp, giao thông.
Tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm, tiến tới đánh giá và quản lý CLKK
ở Hà Nội vẫn luôn là công việc quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn rõ rệt. Mặc dù đã
có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng không khí ở Hà Nội, song do môi trường
có tính chất biến động liên tục đòi hỏi vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu, bổ
sung và đưa ra được những phương pháp đánh giá phù hợp hơn và có khả năng ứng
dụng thực tiễn trong tương lai.
Các nghiên cứu về CLKK ở Hà Nội trên cơ sở ứng dụng phương pháp mô hình hóa
mới chỉ dừng ở mức đánh giá thông qua giá trị của các yếu tố gây ô nhiễm từ các loại
nguồn thải khác nhau. Trong khi đó, những yếu tố môi trường có ảnh hưởng tốt đến CLKK
như cây xanh, mặt nước chưa được đưa vào trong các bài toán đánh giá định lượng cụ thể.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường không khí cho khu vực Hà Nội
có tính đến tổng hợp các yếu tố trên là cần thiết.
Với những phân tích ở trên, đề tài được lựa chọn cho nghiên cứu của luận án
là: “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vực
Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được chất lượng không khí khu vực nội thành Hà Nội do ảnh hưởng của
các loại nguồn thải theo các kịch bản khác nhau.
- Nghiên cứu, xây dựng được một phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng không
khí có tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm (độ che phủ của cây xanh, mặt nước),
làm cơ sở cho việc đánh giá và phân hạng chất lượng không khí khu vực Hà Nội cũ
(địa giới hành chính trước 1/8/2008), phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng
môi trường thành phố Hà Nội.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về chất lượng không khí, các yếu tố ảnh hưởng đến CLKK,
các phương pháp đánh giá CLKK và hiện trạng CLKK ở Hà Nội.
- Lập sơ đồ phân vùng mức độ ô nhiễm cho môi trường không khí Hà Nội (tính cho
TSP) dựa vào mô hình ISC3.
- Nghiên cứu, xây dựng qui trình đánh giá tổng hợp CLKK có tính đến các yếu tố
giảm nhẹ ô nhiễm (độ che phủ cây xanh, diện tích mặt nước).
- Nghiên cứu thử nghiệm lập bản đồ đánh giá tổng hợp CLKK theo qui trình trên cho
khu vực nội thành Hà Nội (có địa giới hành chính trước 1/8/2008).
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện CLKK ở Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Sự phát thải từ các hoạt động công nghiệp, giao thông và các hoạt động khác ở
mức độ cao đã và đang ảnh hưởng đến CLKK đô thị Hà Nội. Trong các yếu tố
gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội, bụi lơ lửng (TSP) được xem là yếu tố gây ô
nhiễm nhất [4, 6, 7, 18, 19, 35 - 38]. Theo các số liệu quan trắc nghiên cứu về
chất lượng không khí ở Hà Nội nhiều năm cho thấy, nhìn chung môi trường


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông vàm cỏ tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top