Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I
SƠ LƯỢT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRONG LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
Sông Sê San là sông có trữ năng thủy điện đứng thứ 3 sau sông Hồng và sông Đồng Nai. Sông Sê San là phụ lưu bên bờ trái của sông Mê Công. Sông bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Gia Lai – Kom Tum với 2 nhánh chính thượng nguồn là sông Prông Pôkô và sông ĐăkBla. Sau khi 2 nhánh này nhập với nhau tạo thành dòng chính sông Sê San rồi tiếp tục chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam ra hướng biên giới Việt Nam – Campuchia. Tại đây sông tiếp nhận sông Sa Thầy ở bờ phải rồi chảy vào đất Campuchia qua 2 tỉnh Ratanakiri và Stung Treng rồi đổ về sông Mê Công tại thị trấn Stung Treng. Tổng diện tích lưu vực sông Sê San trên đất Việt Nam là 11.450 km2 chủ yếu trong 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, bằng 61,65% tổng diện tích lưu vực sông Sê San (18.570km2 ). Đặc trưng hình thái một số nhánh sông chính của lưu vực sông Sê San trên đất Việt Nam được trình bày trong bảng 1.1
Bảng 1.1
TT Sông suối Diện tích
Lưu vực
(km2) Chiều dài
Sông (km) Độ rộng
Trung bình
(km) Độ dốc
Trung bình
(%o)
1 Sông ĐăkBla 3.050 145 - 8,1
2 Sông Krông Pôkô 3.530 121 20 6,5
3 Sông Sa Thầy 1.562 104 15 4,3
4 Sông Sê San 11.450 237 44 3,6
Địa hình lưu vực Sê San khá phức tạp, bị chia cắt mạnh. Phần phía Bắc của lưu vực địa hình là khối núi Ngọc Linh có đỉnh 2598 m, phần phía Tây là khối núi Ngọc Bin San có đỉnh cao 1939 m và phía Đông có dãy Ngọc Cơ Rinh cao 2025 m. Do đặc điểm địa hình vùng này chia cắt mạnh dẫn đến sự khác biệt đáng kể về khí hậu trên từng phần của lưu vực đặc biệt là chế độ mưa, độ ẩm không khí.
Khí hậu của lưu vực mang đặc điểm của khí hậu Tây Trường Sơn, thể hiện cả trong chế độ nhiệt, mưa, ẩm và nhiều yếu tố khác. Mùa mưa trên lưu vực từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2600 ÷ 3000 mm ở vùng núi phía Bắc và vùng cao nguyên Pleiku; ở phía Tây Nam lưu vực khoảng 1700 ÷ 1800 mm; ở vùng trũng KomTum do bị chắn gió và bị bao bởi các dãy núi, ở phía Nam lưu vực mưa vào khoảng 1700 mm.
Dòng chảy trên sông Sê San được chia làm 2 mùa: mùa kiệt và mùa lũ. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11, mùa kiệt bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
1.2 Kế hoạch phát triển thủy điện trong lưu vực
Nghiên cứu quy hoạch phát triển thủy điện trên sông Sê San trải qua thời gian dài do nhiều cơ quan khác nhau. Nghiên cứu mới nhất đã được Thủ tướng chính phủ thông qua tại văn bản số 496/CP-CN ngày 07/06/2001. Trên lưu vực sông Sê San có 6 công trình thủy điện lớn trên dòng chính với các thông số kỹ thuật trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2
TT Tên công trình Flv
(km2) MNDBT
(m) Whi
(106m3) Nlm
(MW) Năm XD Năm
VH
1 Thượng KonTum 350 1170 122,7 220 2006 2009
2 Pleikrông 3216 570 948 100 2004 2007
3 Ialy 7455 515 779 720 1993 2000
4 Sê San 3 7788 304,5 3,8 260 2002 2006
5 Sê San 3 A 8084 239 4,0 108 2002 2006
6 Sê San 4 9326 215 264 360 2005 2009
Trong 6 công trình trên hợp thành hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San với công suất lắp máy đến 1800 MW và sản lượng điện bình quân năm trên 8 tỷ kWh, cung cấp điện trực tiếp đến trạm 500kV Pleiku là “điểm giữa” của kệ thống điện. Trong đó 3 công trình gồm Ialy, Pleikrông, và Sê San 4 là những công trình có hồ điều tiết mùa và điều tiết năm sẽ có tác động đáng kể đến chế độ dòng chảy hạ lưu sông Sê San. Công trình Sê San 3 và Sê San 3A là công trình có hồ điều tiết ngày. Công trình Thượng Kon Tum là hồ điều tiết nhiều năm và chuyển dòng chảy về lưu vực sông Trà Khúc nhưng diện tích lưu vực của hồ rất nhỏ so với diện tích lưu vực của sông Sê San (<4%) cho nên không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng và dòng chảy trên toàn tuyến sông.
* Tổng hợp thông số cơ bản các công trình thuỷ điện trên sông Sê San (bảng 1.3)
Bảng 1.3
TT Nội dung ĐVT CÔNG TRÌNH
Thượng Kon tum Plei
krông Ialy Sê San 3 Sê San 3a Sê San 4
1 Vị trí xây dựng
- Trên sông Đakbla Krông pôkô Sê San Sê San Sê San Sê San
- Tỉnh Kon-Tum Kon-Tum Kon- Tum Kon- Tum Gia Lai Gia Lai
2 Thủy văn
Diện tích lưu vực Km2 350 3.224 7.455 7.788 8.084 9.326
Lưu lượng TB năm m3/s 15,2 128,0 264,0 274,0 286,0 330,0
3 Hồ chứa
Chế độ điều tiết Nhiều năm Năm Mùa Ngày đêm Ngày đêm Mùa
Mực nước dâng bình thường m 1.170 570,0 515,0 304,5 239,0 215,0
Mực nước chết m 1.146,0 537,0 490,0 303,2 238,5 210,0
Mực nước gia cường m 573,4 518,0 307,2
Dung tích toàn bộ 106 m3 173,7 1.048,7 1.037,0 92,0 80,6 893,3
Dung tích hữu ích 106 m3 122,7 948,1 779,0 3,8 4,0 264,2
Dung tích chết 106 m3 51,0 100,6 258,0 88,2 76,6 629,1
Diện tích mặt hồ Km2 8,6 53,3 64,5 3,4 8,8 58,4
4 Nhà máy
Lưu lượng TKế m3/s 31,5 367,6 420,0 486,0 500,0 698,0*
Cột nước tính toán m 820,0 31,0 190,0 60,5 21,5 55,0
Cột nước lớn nhất m 57,5 207,75 66,5 25,0 60,2
Cột nước nhỏ nhất m 22,3 168,14 49,5 19,5 53,7
Công suất lắp máy MW 220 100 720 260 108 360
Công suất đảm bảo MW 82,4 31,5 227,0 71,7 39,8 106,6
Điện lượng TB năm 106 kWh 944,5 417,2 3.650,0 1.224,6 499,4 1.388,1
Lưu lượng xả tràn (tần suất lũ P=0,1%) m3/s 5.165 13.733 17.058


Hình 1.1: Biểu đồ dự án thủy điện trên sông Sê san
1.3 CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN IALY
1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu
Sông Sê san là một trong các nhánh bên trái của sông Mê công, bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Gialai, Kontum và đổ vào sông Mê công gần thị trấn Xê rông tơ ren của Campuchia.
Thượng nguồn sông Sê san gồm hai nhánh lớn: Đackbla bắt nguồn từ phía Nam núi Ngọc Cơ rinh (2025m) chảy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, và nhánh Krông Pơ kô bắt nguồn từ phía Nam núi Ngọc linh (2500m) chảy theo hướng Bắc - Nam. Hai nhánh sông hợp lưu tại địa điểm cách thác nước Ialy về phía thượng lưu 16 km và chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến biên giới Việt nam - Campuchia.
Lưu vực sông Sê san nằm trọn trong vùng cao nguyên giữa hai tỉnh Gialai và Kontum phần phía Bắc Tây nguyên
Từ tháng 5 Gialai và Kontum thực sự bước vào mùa mưa, do đón gió mùa Tây Nam từ vịnh Thái lan thổi đến. Tháng mưa lớn nhất ở Gialai và Kontum thường là tháng 8 và tháng 9. Lưu vực sông Sê san nằm trong vùng nhiệt đới mang đặc điểm khí hậu Tây Trường Sơn và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 thời tiết mát dịu; Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 hằng năm thời tiết ít lạnh.
Lượng mưa trung bình năm của lưu vực là 2200mm. Số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm, lượng mưa của ngày lớn nhất là 282 mm.
Sông Sê san có hai mùa nước : Mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11. Mùa kiệt kéo dài từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Các tháng 6, 7 mức nước sông thường nâng lên do có lũ tiểu mãn. Mức nước cao nhất thường xảy ra vào các tháng 8 đến tháng 11.
1.3.2 Tầm quan trọng của NMTĐ Ialy đối với nền kinh tế quốc dân
Công trình thủy điện Ialy là thủy điện có nguồn điện lớn và có vị trí nằm ở cao nguyên Trung Bộ. Nhà máy thuỷ điện Ialy cung cấp một lượng điện năng đáng kể 3,6 tỉ kWh/ năm, hơn 10% sản lượng điện Quốc gia cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Miền Nam, giảm công suất lớn truyền tải điện 500kV từ NMTĐ Hoà Bình vào khu vực này.
Hệ thống điện Quốc gia hiện nay đang thiếu hụt công suất rất nhiều nên vận hành lưới điện trong những giờ cao điểm gặp rất nhiều khó khăn nên khi NMTĐ Ialy phát lượng công suất 720 MW sẽ làm tăng độ ổn định lưới điện trong các chế độ vận hành và cải thiện chất lượng điện năng (tần số và điện áp).
Vị trí địa lý của NMTĐ Ialy nằm ở đoạn giữa của đường dây 500kV sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành và khai thác đường dây truyền tải 500kV có hiệu quả hơn.
Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên từ trước đến nay có rất ít nguồn điện lớn tham gia vào lưới điện, nguồn điện dùng chủ yếu là truyền tải từ Miền Bắc vào kể từ khi đường dây 500kV đưa vào vận hành nên việc phát triển các phụ tải công nghiệp gặp rất nhiều hạn chế. Nên khi NMTĐ Ialy đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp trong vùng như:
+ Vùng cao nguyênTtrung Bộ: Phát triển công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su... và công nghiệp chế biến sản phẩm từ gỗ.
+ Vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung: Phát triển đông lạnh, chế biến thủy hải sản, công nghiệp ép dầu từ cây họ đậu và dừa, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển mở rộng khu cảng biển và thành lập các khu công nghiệp.
+ Ở Miền Nam có nền công nghiệp nhẹ phát triển với nhịp độ rất cao do đó NMTĐ Ialy sẽ cung cấp một phần điện năng đáng kể cho khu vực Miền Nam và tạo điều kiện cho việc duy trì nhịp độ phát triển công nghiệp và kinh tế khu vực này.
Từ những điều kiện trên NMTĐ Ialy đã có một vị trí quan trọng và đóng góp đáng kể cho lưới điện Quốc gia trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.3.3 Chọn thông số đặt cho công trình
- Căn cứ vào việc theo dõi khí tượng thủy văn và lưu lượng chảy của sông Sê san hơn 30 năm (Từ 1960 đến 1990); căn cứ vào địa lý vùng dân cư khu vực lòng hồ; căn cứ vào các cơ quan khảo sát thiết kế của Việt Nam và Nga; căn cứ vào các tính toán kinh tế kỹ thuật ... để chọn ra thông số chính cho công trình NMTĐ Ialy như sau:
+ Quy mô hồ chứa: Chọn mực nước dâng bình thường và mực nước chết; Mực nước dâng bình thường chọn càng cao thì hiệu ích năng lượng càng cao và tăng công suất đặt của nhà máy nhưng vốn đầu tư cao và phải đền bù nhiều. Và căn cứ vào các phương án dự trù đền bù khi tăng cho 1 m nước dâng và căn cứ vào việc phát triển các nhà máy thủy điện bậc thang trên NMTĐ Ialy nên đã chọn mức nước dâng bình thường là 515m. Nếu chọn mực nước > 515m thì gây vùng ngập lụt lớn cho vùng Kontum và số tiền đền bù sẽ rất cao. Mực nước chết nếu ta chọn ở mức thấp (So với MNDBT 515m) thì dung tích hữu ích của lòng hồ tăng nhưng sự sạt lở lòng hồ sẽ tăng và công tác bảo quản lòng hồ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nếu chọn MNC cao thì công suất đảm bảo và lượng điện trung bình hằng năm sẽ giảm. Do đó chọn MNC là 490m là tối ưu và thoả mãn các yêu cầu về hồ chứa và phát điện.
+ Công suất đặt nhà máy: Căn cứ vào quy mô hồ chứa và chiều cao cột nước và lưu lượng đổ vào dòng sông vào mùa lũ nên đã chọn công suất đặt của nhà máy là 720MW. Với công suất đặt là 720 MW thì ta có thể tận dụng được lượng nước thừa vào mùa lũ và giảm được lượng nước xã qua tràn. Với quy mô hồ chứa và lượng nước đổ vào hồ hằng năm nên ta không thể chọn công suất đặt NM cao hơn nữa. Nếu chọn cao hơn thì vào mùa lũ có thể phát nhiều điện nhưng vào mùa khô lại thiếu nước và chi phí vốn đầu tư lớn không thoã mãn được các chỉ tiêu kinh tế.
Tóm lại thông số chính của công trình là: MNDBT là 515m; MNC là 490m, công suất lắp đặt là 720MW là những thông số tối ưu nhất thoã mãn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong nhiều phương án đưa ra.
1.4 CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN IALY
1.4.1 Hồ chứa
1. Công dụng: Hồ chứa là một công trình quan trọng của NMTĐ Ialy dùng để tích và cấp nước cho các tổ máy để sản xuất điện và còn điều tiết lượng nước trong một năm để vận hành nhà máy.
2. Các thông số chính
- Diện tích lưu vực tính đến tuyến công trình là: 7455 km2.
- Lưu lượng trung bình nhiều năm: 259,9 m3/s.
- Mực nước dâng bình thường (MNDBT): 515m.
- Mực nược chết (MNC): 490m.
- Mực nước gia cường (MNGC) P=0,1% là: 518m.
- Diện tích mặt hồ tại MNDBT là: 64,5km2.
- Diện tích mặt hồ tại MNC là: 17,2km2.
- Dung tích toàn bộ là: 1037,09 x106m3.
- Dung tích hữu ích là: 779,02 x106m3.
- Dung tích chết là: 258,07 x106m3.
- Cột nước trung bình phát điện là: 192m.
Bảng 1.4: Số liệu dòng chảy trung bình nhiều năm

01 02 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
1960 93.1 74.4 67.0 54.5 84.5 350.3 274.7 619.3 531.3 87.8 486.0 296.7 251.6
1961 182.6 125.9 105.1 96.0 179.6 427.3 515.2 631.0 531.8 716.2 383.7 197.6 341.0
1962 156.8 113.6 81.9 77.7 92.4 168.4 274.1 423.9 435.4 44.9 246.0 162.0 189.8
1963 106.8 78.6 61.6 47.0 53.2 121.4 137.6 390.8 696.7 421.5 188.8 137.1 203.4
1964 91.5 78.3 50.6 45.2 106.5 217.0 252.0 394.6 806.0 520.8 777.0 300.5 303.3
1965 95.7 75.4 67.6 79.6 72.7 256.5 333.5 527.2 554.5 454.8 312.6 194.0 252.0
1966 69.5 61.3 49.1 44.3 150.4 75.3 337.1 432.2 579.6 320.9 185.8 219.4 210.4
1967 178.8 110.9 70.1 61.1 107.4 401.2 215.4 713.8 825.1 574.7 299.8 223.9 315.2
1968 148.3 82.9 45.8 34.0 30.6 37.9 77.4 522.7 520.9 402.0 274.6 166.3 195.3
1969 91.9 71.7 58.1 58.3 81.6 111.4 235.7 407.6 346.3 260.5 169.0 116.9 167.4
1970 74.4 65.1 62.6 60.6 134.1 356.9 279.1 475.9 414.4 502.4 626.9 231.3 273.6
1971 85.7 61.6 56.3 56.9 59.3 174.1 336.6 441.5 581.3 203.8 137.4 99.6 191.2
1972 107.4 74.5 61.7 63.8 119.5 291.9 447.7 479.5 695.2 572.4 425.5 318.9 304.8
1973 199.9 146.7 110.7 98.1 152.9 79.1 419.1 789.0 714.4 703.0 848.1 304.1 380.4
1974 129.5 101.5 84.2 99.9 87.8 241.4 150.9 567.4 426.2 355.1 456.4 238.9 244.9
1975 111.8 76.6 64.2 59.8 96.1 165.7 272.3 490.4 558.9 341.2 224.1 177.3 219.9
1976 106.2 72.5 60.9 56.7 90.8 155.0 257.1 466.4 527.0 326.0 214.1 168.7 208.5
1977 98.6 80.6 68.0 67.0 66.2 75.2 139.1 234.4 436.9 232.6 249.4 111.7 155.0
1978 82.1 53.0 57.4 60.3 77.1 132.0 220.2 582.3 645.1 412.3 276.7 189.1 232.3
1979 129.9 94.0 69.9 70.4 145.2 402.5 523.5 919.7 534.5 525.7 328.0 204.5 329.0
1980 148.2 108.6 83.4 78.4 178.6 250.6 356.6 321.5 582.6 577.3 633.3 271.4 299.2
1981 169.3 120.8 106.6 109.0 134.7 511.6 348.7 611.6 328.5 614.2 598.8 327.2 331.8
1982 171.5 131.9 107.0 108.7 102.4 269.5 452.0 389.7 663.8 316.5 218.6 149.3 256.7
1983 120.5 102.1 79.9 62.1 90.8 146.4 204.1 405.1 306.2 608.5 412.2 222.0 230.0
1984 159.1 120.0 105.5 132.8 140.9 352.5 230.2 722.0 679.7 483.2 430.3 241.3 316.5
1985 167.3 127.8 109.7 117.6 124.4 275.9 324.9 629.0 505.6 359.1 261.2 185.0 265.6
1986 159.8 136.5 123.9 118.6 287.8 208.4 356.6 530.9 616.4 485.9 318.7 288.4 302.7
1987 158.4 127.7 99.8 92.9 103.2 155.4 369.5 430.6 430.7 220.2 226.1 144.0 213.2
1988 118.0 99.6 90.0 82.9 147.3 250.3 222.6 339.3 211.2 581.3 283.5 188.5 217.9
1989 149.5 122.9 117.4 116.3 233.7 242.5 368.8 643.4 605.7 384.3 230.3 172.8 282.3
1990 108.6 100.1 79.6 77.0 136.2 243.6 229.2 339.9 443.0 650.0 421.9 213.7 253.6
1991 159.4 120.3 104.0 83.1 88.3 196.3 298.3 638.0 615.9 610.0 286.5 208.0 284.0
1992 151.4 120.0 108.4 104.4 130.7 180.4 220.0 512.1 503.1 500.5 358.9 200.0 257.5
1993 131.3 107.5 94.0 93.5 111.8 106.3 178.8 451.0 415.0 392.1 257.2 272.1 217.6
1994 217.5 103.0 87.0 95.0 116.0 173.0 525.0 594.0 965.0 417.0 242.0 190.0 310.4
1995 130.0 104.0 81.0 69.0 82.0 104.0 193.0 335.0 415.0 453.0 515.0 239.0 226.7
1996 141.0 111.0 84.0 94.0 137.0 160.0 335.0 598.0 978.0 615.0 1020.0 512.0 398.8
1997 301.0 231.0 184.0 192.0 245.0 231.0 425.0 703.0 704.0 593.0 363.0 229.0 366.8
1998 159.0 125.0 98.0 81.0 108.0 102.0 102.0 123.0 235.0 268.0 492.0 276.0 180.8
1999 137.0 100.0 74.0 92.0 172.0 280.0 334.0 644.0 425.0 461.0 526.0 329.0 297.8
2000 170.0 130.0 99.0 109.0 128.0 204.0 570.0 566.0 701.0 485.0 376.0 247.0 315.4
2001 155.0 99.0 99.0 86.0 173.0 226.0 456.0 649.0 550.0 394.0 272.0 184.0 278.6
2002 132.0 88.0 72.0 73.0 102.0 182.0 389.0 590.0 856.0 474.0 296.0 196.0 287.5
2003 131.0 94.0 75.0 78.0 95.0 167.0 180.0 335.0 547.8 648.0 347.4 202.5 241.7
2004 133.0 90.0 70.0 81.0 95.0 279.0 251.0 503.0 564.0 271.0 190.0 139.0 222.2
2005 86.0 66.0 51.0 59.0 67.0 79.0 233.0 774.0 700.0 428.0 338.0 240.0 260.1
2006 140.0 92.0 82.0 82.0 132.0 96.0 452.0 744.0 630.0 625.0 251.0 193.0 293.3
Bình quân 137.1 101.7 83.4 82.1 120.2 210.9 304.3 524.1 564.7 444.5 367.6 219.5 263.3


Hình 1.2: Biểu đồ lưu lượng về hồ Ialy từ năm 1960  2006
Bảng 1.5: Số liệu điều phối hồ chứa
DD/MM 1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9 1/10 1/11 1/12 31/12
Qmax 515 513.75 511.3 508.75 504.5 497.5 490 495 506 513.75 515 515 515
Qmin 512.5 511.25 507.5 502.5 496.25 490 490 490 490 503 511 515 512.5


Hình 1.3: Biểu đồ điều phối hồ chứa thuỷ điện Ialy năm 2000
1.4.2 Đập dâng
1. Công dụng: Dùng để chặn nước sông Sê san để tạo nên hồ chứa cho công trình NMTĐ Ialy, đập phải có độ vững chắc và độ rò rỉ qua thân đập nhỏ để đảm bảo yêu cầu tích nước hồ chứa.
2. Cấu tạo và các thông số chính:
- Cấu tạo là loại đập đá đổ lõi đập là đất sét dùng để chống thấm qua đập tiếp theo hai bên là lớp cát và bao ngoài cùng là lớp đá có nhiều kích cở, nền lõi đập được xử lý bằng khoan phun xi măng. Cấu tạo thân đập gồm có nhiều lớp khác nhau có tác dụng là làm cho đập vững chắc và hạn chế lượng nước thấm qua đập cũng như thay đổi dòng nước thấm đi theo những hướng khác nhau để giảm bào mòn thân đập.
- Cao trình đỉnh đập: 522m.
- Cao trình đỉnh lõi đập: 520m.
- Chiều dài theo đỉnh đập: 1190m.
- Chiều cao đập lớn nhất: 69m.
- Chiều rộng đỉnh đập: 10m.
- Chiều rộng chân đập: 330m .
1.4.3 Đập tràn xả lũ
1. Công dụng: Dùng để xả lượng nước thừa trong hồ chứa vào mùa lũ. Đập tràn có lưu lượng qua đập tràn phải đảm bảo xả hết tần suất lưu lượng lũ lớn nhất để bảo vệ công trình một cách an toàn, (không cho nước lũ tràn qua đập dâng).
2. Các thông số chính:
- Tổng chiều rộng của tràn nước: 90 m.
- Số cửa xả tràn: 6 cửa van hình cung
- Kích thước cửa van RxC: 15x16,3m.
- Cao trình ngưỡng tràn: 499,12m
- Cao trình đỉnh tràn: 522m.
- Lưu lượng xã lũ với tần suất P=0,1%: 13733m3/s.
- Chiều dài dốc nước: 159,16m
1.4.4 Cửa nhận nước
1. Công dụng: Dùng để tiếp nhận nước từ hồ chứa vào đường dẫn nước cấp cho turbine; dùng để đóng van trượt sự cố chặn không cho nước vào đường dẫn nước trong chế độ sự cố cũng như sửa chữa kiểm tra đường ống dẫn nước. Ngoài ra còn có tác dụng không cho rác, cây gỗ vào turbine .
2. Cấu tạo và các thông số chính:
Gồm có 4 khoang dẫn nước vào đường hầm áp lực; mỗi khoang có 3 dãy khe
+ Dãy khe thứ nhất đặt lưới chắn rác mỗi lưới chắn rác có 5 xec xi truyền động bằng cẩu chân dê có sức nâng 63 tấn.
+ Dãy khe thứ 2 đặt cửa phai sửa chữa dùng trong trường hợp sửa chữa phai sự cố. Thao tác truyền động bằng cẩu chân dê.
+ Dãy khe thứ 3 đặt phai sửa chữa sự cố dùng để bịt kín nước vào đường hầm trong trường hợp có sự cố, truyền động bằng kích nâng thủy lực có sức nâng 450 tấn.
- Lưu lượng qua cửa nhận nước: 420m3/s;
- Kích thước phai sửa chữa RxC: 4,5 x 7 m;
- Kích thước phai sửa chữa sự cố RxC: 4x 7m;
- Kích thước lưới chắn rác RxC: 7,6x14m.
1.4.5 Đường hầm dẫn nước vào
1. Công dụng: Dùng để dẫn nước từ CNN vào turbine của tổ máy. Trên đường hầm dẫn nước có bố trí các tháp điều áp dùng để giảm áp lực lên van đĩa và cánh hướng cũng như bảo vệ quá áp do quán tính của nước trong chế độ dừng bình thường cũng như dừng sự cố tổ máy (giảm áp lực nước va). Ngoài ra còn đảm bảo lưu lượng nước trong chế độ liên tục thay đổi công suất của tổ máy.
2. Cấu tạo và các thông số chính:
- Đoạn đường hầm chung của 2 tổ máy làm bằng bê tông cốt thép có chiều dài:
+ Đường hầm số 1: 3797,5m,
+ Đường hầm số 2: 3784,5m
+ Đường kính: 7m.
+ Độ dày bêtông: 0,5m.
quán tính của hệ thống nên không thể phản ứng tức thời được, nên moment thừa sẽ tạo ra làm tăng tốc độ của turbine, lúc này bộ phận cảm nhận tốc độ sẽ đo lường được độ lệch cũng như tốc độ gia tăng của tốc độ mà bộ điều chỉnh sẽ tác động đi điều chỉnh đóng cánh hướng với tốc độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ sai lệch và tốc độ gia tăng của tốc độ của máy phát trong phạm vi cho phép của điều kiện vật lý của các cơ cấu điều chỉnh.
Bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh tốc độ tổ máy về tốc độ không tải và tổ máy làm việc ở chế độ không tải không nối lưới. Tổ máy sẽ được nối lưới khi sự cố được khôi phục hay có sự điều động của trung tâm điều độ hệ thống điện.
* Đồ thị biễu diễn tốc độ và độ mở cánh hướng nước khi tiến hành sa thải phụ tải 100% công suất định mức.

4.6 Các chế độ dừng tổ máy
4.6.1 Dừng máy bình thường
Khi có lệnh dừng máy bình thường, bộ điều tốc tiến hành giảm tải bằng cách đóng cánh hướng về độ mở không tải. Khi độ mở cánh hướng đạt độ mở không tải tổ máy được tách khỏi lưới. Hạn chế điện ép cánh hướng về độ mở 0%, cánh hướng đóng hoàn toàn, khi cánh hướng bằng 0%, MΠO trở về tổ máy giảm dần tốc độ, đồng thời đóng van đĩa.
Khi tốc độ tổ máy bằng 15% tốc độ định mức, phát lệnh phanh tổ máy, tổ máy dừng hẳn. Trạng thái dừng được xác lập khi tốc độ bằng 0%, độ mở cánh hướng 0%.
4.6.2 Chế độ đóng nhanh
Khi có tín hiệu lớn điều khiển đóng cánh hướng НА, ví dụ trong trường hợp sa thải phụ tải, van trượt chính dịch chuyển với tốc độ tối đa dưới sự kiểm soát của hành trình giới hạn. Nếu vì lý do nào đó van trượt chính không thực hiện việc đóng cánh hướng được, sẽ có tín hiệu dừng nhanh đưa đến cơ cấu khởi động-dừng МПО để chuyển nó qua vị trí “STOP-A”. Khi cơ cấu МПО ở vị trí “STOP-A”, servomotor phụ được tách khỏi van thủy lực tỷ lệ và nối với đường dầu áp lực. Lúc đó van trượt chính dịch chuyển theo hướng đóng hoàn toàn cánh hướng.
4.6.3 Dừng sự cố tổ máy
Dừng sự cố tổ máy trong các trường hợp hư hỏng sau đây:
- Hư hỏng bộ điều tốc khi khởi động (lệnh khởi động, máy cắt máy phát mở, cánh hướng mở >50%);
- Hư hỏng bộ điều chỉnh khi ở chế độ tự động;
- Lồng tốc 115% tốc độ định mức mà van trượt chính không đóng về;
- Lồng tốc 130% tốc độ định mức có thời gian trì hoãn;
- Bảo vệ lồng tốc cơ khí tác động (>160% tốc độ định mức);
- Các bảo vệ từ bảo vệ phần điện.
Khi bảo vệ tác động sẽ đưa lệnh đến van trượt sự cố làm cho van trượt sự cố tác động, đưa trực tiếp dầu áp lực từ hệ thống vào khoang đóng của servomotor và thông khoang mở của servomotor với đường dầu xả, không qua van trượt chính. Cánh hướng đóng với tốc độ tối đa cho phép để bảo vệ an toàn cho turbine máy phát.
4.7 Các chế độ làm việc đặc biệt của tổ máy
4.7.1 Chế độ ổn định 2
Trong các trường hợp dao động tần số trong lưới lớn có thể dẫn đến tình trạng sự cố cho tổ máy, đồng thời nhằm giảm tác động phản ứng liên tục của bộ điều chỉnh ta chủ động chuyển tổ máy sang chế độ “ổn định 2”. Ở chế độ này thông số quyết định sự làm việc của tổ máy là DW19208 (Bp=50%), vì thế các thiết bị điều chỉnh không ghi nhận được các dao động tần số vì ở chế độ này đáp ứng với độ lệch tần số của bộ điều chỉnh thấp hơn nhiều.
4.7.2 Chế độ định vị điện tử
Đây là chế độ đặc biệt của bộ điều tốc, khi tổ máy đang làm việc ở chế độ công suất với công suất đặt nào đó tương ứng là độ mở Y% nào đó, lúc này bộ hạn chế điện ở giới hạn lớn nhất tương ứng với cột áp hiện tại để cho phép tăng giảm công suất của tổ máy.
Khi có lệnh chuyển sang chế độ “Định vị điện tử” thì lập tức bộ giới hạn điện điện tử sẽ hạn chế đến vị trí tương ứng với độ mở hiện tại trước đó (Y%), do đó ta không thể tăng công suất của tổ máy được nữa. Công suất được khống chế ngay tại giá trị công suất trước đó, bất chấp sự dao động của hệ thống.
Để phục hồi lại chế độ làm việc trước đó cần có lệnh thao tác của nhân viên vận hành bằng lệnh điều khiển “Phục hồi chế độ”.
CHƯƠNG V

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

Trong sự phát triển của khoa học công nghệ các thiết bị điều khiển dù hiện đại đến mấy cũng không thể tối ưu được. Vì vậy trong quá trình thiết kế hệ thống nhà thiết kế luôn tìm cách tối ưu thiết bị điều khiển. Đối với hệ thống điều tốc tại Ialy có các thiết bị điều khiển cần tối ưu như:
5.1 Tối ưu hoá bộ biến đổi điện - thủy lực:
5.1.1 Ưu, nhược điểm của bộ theo dõi khuếch đại điện - thủy lực hiện tại
* Ưu điểm
Bộ biến đổi điện - thủy lực ngày nay đã được các nhà thiết kế tối ưu bằng cách xây dựng một vi mạch vi xử lý, chức năng chính dùng để điều khiển van tỷ lệ và nhận các tín hiệu phản hồi từ hệ thống đưa về (phản hồi vị trí độ mở cánh hướng và vị trí van trượt chính), các tín hiệu này được đo lường, gia công và được xử lý bởi vi mạch trong bộ BEP-03.
* Nhược điểm
Bộ biến đổi điện – thủy lực này không có giao diện với người dùng (Human-Man Interface).
5.1.2 Tối ưu hoá
Mục đích của giao diện này nhằm thuận lợi cho người sử dụng có thể theo dõi được độ mở thực tế của Servomotor, của Main value trên màn hình giao diện.
Có thể thao tác đặt độ mở ngay trên màn hình khi chuyển Điều tốc sang vị trí điều khiển bằng tay.
5.2 Tối ưu hoá phương pháp điều khiển và giám sát hệ thống điều tốc tại trung tâm
Trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, thị trường điện với sự cạnh tranh ngày càng mạnh. Vì vậy việc giảm giá thành sản xuất điện ngày càng đặt ra, cũng như chất lượng và thương hiệu của mỗi nhà sản xuất cần nâng cao để thu hút khách hàng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc đó ngày càng dễ dàng hơn bằng việc vận hành và đem đến sự tối ưu hơn trong thiết bị.
5.2.1 Ưu, nhược điểm phương pháp điều khiển và giám sát hệ thống điều tốc tại trung tâm
* Ưu điểm
- Giám sát và điều khiển hệ thống điều tốc từ trung tâm điều khiển;
- Giám sát và theo dõi độ mở cánh hướng tại trung tâm điều khiển;
- Có khả năng chuẩn đoán các lỗi xảy ra bên trong của hệ thống điều tốc.
* Nhược điểm
Không theo dõi được sự làm việc của các tín hiệu cảm biến của hệ thống điều tốc;
Không theo dõi được trực tuyến sự làm việc của cơ cấu cơ khí thủy lực của hệ thống điều tốc.
5.2.2 Tối ưu hoá
Các thiết bị điều khiển ngày nay đều có cổng mạng để thực hiện giao tiếp với hệ thống điều khiển trung tâm. Vì vậy ta có thể dễ dàng thực hiện việc kết nối mạng qua cổng này. Ngoài ra nếu có thể mở rộng ta cũng có thể thực hiện việc sữa chữa, hiệu chỉnh chương trình một cách trực tuyến khi chúng ta ở bất kì một vị trí nào chỉ cần biết Password của chương trình và máy có truy cập internet.
Việc theo dõi, giám sát các thiết bị cảm biến của từng cơ cấu cơ khí sẽ được dễ dàng hơn khi chúng ta dùng chương trình thiết kế đồ họa 3D (phần mềm Avantech hiện tại, phần mềm WinCC của Siemens, phần mềm Vijeo Designer của hãng Schneider) và vẽ lại một cách thực tế các cơ cấu điều khiển của hệ thống, ứng với các vị trí cảm biến sẽ có các minh họa bằng đèn chỉ thị, khi đó nếu có hư hỏng thì cảm biến sẽ nhanh chóng phát hiện hơn.

PHẦN KẾT

Qua khảo sát, tìm hiểu hệ thống điều tốc turbine tổ máy Nhà máy thuỷ điện Ialy, ta rút ra những vấn đề sau:
- Quá trình công nghệ sản xuất điện của nhà máy thuỷ điện;
- Đặc điểm chủ yếu của nhà máy thuỷ điện so với các loại nhà máy khác;
- Những ưu, nhược điểm của nhà máy thuỷ điện;
- Đặc tính điều chỉnh tần số và công suất của tổ máy thuỷ lực;
- Các chế độ làm việc của hệ thống điều tốc trong hệ thống;
- Đặc tính động học của các khâu hiệu chỉnh tác động đến hệ thống điều chỉnh;
- Phương pháp hiệu chỉnh các thông số điều chỉnh để đạt được các đặc tính động và tĩnh của hệ thống điều chỉnh;
- Việc áp dụng công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm vào hệ thống điều tốc;
- Những chức năng ưu việt của hệ thống điều tốc hiện tại;
- Có thể tối ưu hoá và mở rộng hệ thống;
- Có thể cải tiến các thiết bị tự động trong nhà máy như hệ thống tự động duy trì dầu áp lực MHY, tự động giám sát turbine… dựa trên các thiết bị công nghệ phần cứng và phần mềm hiện tại.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, khảo sát kỹ thuật chế biến món ăn Á tại nhà hàng 243 Luận văn Kinh tế 4
D Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu và khảo sát khả năng hấo phụ ion Pb2+ trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
J Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu và khảo sát khả năng hấo phụ ion Pb2+ trong môi trườn InterNet 1
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của polystyren clay nanocompozit Kiến trúc, xây dựng 0
K tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết suất Chitin từ vỏ đầu tôm (công suất 400 m3 /ngày đêm) Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của khuôn in Luận văn Kinh tế 2
K Khảo sát nghiên cứu hệ truyền động thang máy dùng biến tần 4 góc phần tư Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top