Nguồn Iod trong thức ăn là các sản phẩm ở biển và các loại rau trồng trên đất nhiều Iod. Phần lớn ngũ cốc, các hạt họ đậu và củ có lượng Iod thấp. Phương pháp chắc chắn và thực tế nhất để có lượng Iod đầy đủ là tăng cường Iod cho muối ăn. Nhu cầu Iot khuyến nghị:
Lượng iod khuyến cáo hàng ngày là 150 mcg. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần 220 mcg mỗi ngày và phụ nữ cho con bú cần 290 mcg mỗi ngày. Cách đơn giản để có đủ iod là dùng muối iod trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung cá, động vật có vỏ, thịt bò, thịt gà, sữa và các sản phẩm từ sữa vì những thực phẩm này cũng có thể chứa một lượng nhỏ iot. Một số thực phẩm giàu iod cần lưu tâm:
-Rong biển: Một tấm rong biển sấy khô cung cấp 11 – 19,89% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Cá tuyết: Chỉ 85g cung cấp 66% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Sữa chua: Ăn khoảng 250mg sữa chua cung cấp 50% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Muối iot: Dùng 1,5g muối cung cấp 47% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Tôm: Ăn 85g tôm cung cấp 23% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Trứng: Một quả trứng lớn cung cấp 16% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Cá ngừ đóng hộp: Chỉ 85g cá ngừ cung cấp 11% lượng khuyến cáo mỗi ngày
-Mận khô: Năm trái mận khô cung cấp 9% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
hay có thể tính toán hàm lượng I-ốt bổ sung hàng ngày với thống kê sau với 100g (1 lạng) thực phẩm:
-Tảo bẹ: 1,000 μg
-Tảo tía (khô): 1,800 μg
-Rau chân vịt: 164 μg
-Rau cần: 160 μg
-Cá biển: 80 μg
-Muối biển: 2 μg
-Sơn dược: 14 μg
-Cải thảo: 9.8 μg
-Trứng gà: 9.7 μg
Nhìn vào trên có thể thấy, bổ sung 1 lạng tảo bẹ mỗi ngày được đánh giá là dư thừa khá nhiều I-ốt, 1 lạng rau chân vịt mỗi ngày cùng các loại thực phẩm thông thường có thể giúp bổ sung đầy đủ lượng I-ốt yêu cầu hàng ngày.
Chúng ta cũng cần biết rằng hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg, càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng thấp. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp khoảng 10g muối vào cơ thể, thì chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu i-ốt. Các loại muối bổ sung I-ốt trên thị trường khoảng chứa khoảng 45 mcg I-ốt/gram muối. Mỗi muỗng nhỏ muối tương đương khoảng 5,69g tức >220 mcg I-ốt.
Cách sử dụng và bảo quản muối Iot cho cộng đồng:
Sử dụng muối Iod như muối thường. Dùng muối Iot để nấu ăn, chấm hoa quả, chấm thịt... ướp cá, ướp các loại thực phẩm, dùng muối Iod để muối dưa, cà và chế biến các loại thức ăn khác rất tốt
Khi nấu ăn, có thể cho muối Iot vào trước, trong, sau khi nấu đều được vì hàm lượng Iod trộn vào muối đã được tính toán đảm bảo lượng Iot mất đi trong quá trình bảo quản, lưu thông và khi chế biến hay nấu nướng vẫn cung cấp đủ Iod cho cơ thể con người.
Bảo quản muối Iod trong hộp hay lọ kín, để ở nơi khô ráo, mát không bị ánh nắng chiếu vào muối (tránh để muối quá gần bếp lửa). Sử dụng muối Iod là biện pháp hữu hiệu nhất phòng chống thiếu Iod, khuyến khích người dân sử dụng muối Iot, lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng muối Iod và phòng chống thiếu Iod vào các chương trình giáo dục dinh dưỡng đang triển khai tại xã/phường./.
Bs Nguyễn Xuân Cẩm (T/h)
Nhóm tuổi | Nhu cầu Iod (mcg/ngày) | Nhóm tuổi | Nhu cầu Iod (mcg/ngày) | |
Trẻ em (tháng tuổi) | 0-5 | 90 | Nam trưởng thành (19 tuổi trở lên) | 150 |
6-11 | 90 | |||
Trẻ nhỏ (năm tuổi) | 1-6 | 90 | Nữ trưởng thành (19 tuổi trở lên) | 150 |
7-9 | 120 | |||
Vị thành niên nam (năm tuổi) | 10-12 | 120 | Phụ nữ có thai (trong cả thời kỳ) | 200 |
13-18 | 150 | |||
Vị thành niên nữ (năm tuổi) | 10-12 | 120 | Bà mẹ cho con bú (trong cả thời kỳ) | 200 |
13-18 | 150 |
Lượng iod khuyến cáo hàng ngày là 150 mcg. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần 220 mcg mỗi ngày và phụ nữ cho con bú cần 290 mcg mỗi ngày. Cách đơn giản để có đủ iod là dùng muối iod trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung cá, động vật có vỏ, thịt bò, thịt gà, sữa và các sản phẩm từ sữa vì những thực phẩm này cũng có thể chứa một lượng nhỏ iot. Một số thực phẩm giàu iod cần lưu tâm:
-Rong biển: Một tấm rong biển sấy khô cung cấp 11 – 19,89% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Cá tuyết: Chỉ 85g cung cấp 66% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Sữa chua: Ăn khoảng 250mg sữa chua cung cấp 50% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Muối iot: Dùng 1,5g muối cung cấp 47% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Tôm: Ăn 85g tôm cung cấp 23% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Trứng: Một quả trứng lớn cung cấp 16% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
-Cá ngừ đóng hộp: Chỉ 85g cá ngừ cung cấp 11% lượng khuyến cáo mỗi ngày
-Mận khô: Năm trái mận khô cung cấp 9% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
hay có thể tính toán hàm lượng I-ốt bổ sung hàng ngày với thống kê sau với 100g (1 lạng) thực phẩm:
-Tảo bẹ: 1,000 μg
-Tảo tía (khô): 1,800 μg
-Rau chân vịt: 164 μg
-Rau cần: 160 μg
-Cá biển: 80 μg
-Muối biển: 2 μg
-Sơn dược: 14 μg
-Cải thảo: 9.8 μg
-Trứng gà: 9.7 μg
Nhìn vào trên có thể thấy, bổ sung 1 lạng tảo bẹ mỗi ngày được đánh giá là dư thừa khá nhiều I-ốt, 1 lạng rau chân vịt mỗi ngày cùng các loại thực phẩm thông thường có thể giúp bổ sung đầy đủ lượng I-ốt yêu cầu hàng ngày.

Chúng ta cũng cần biết rằng hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg, càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng thấp. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp khoảng 10g muối vào cơ thể, thì chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu i-ốt. Các loại muối bổ sung I-ốt trên thị trường khoảng chứa khoảng 45 mcg I-ốt/gram muối. Mỗi muỗng nhỏ muối tương đương khoảng 5,69g tức >220 mcg I-ốt.
Cách sử dụng và bảo quản muối Iot cho cộng đồng:
Sử dụng muối Iod như muối thường. Dùng muối Iot để nấu ăn, chấm hoa quả, chấm thịt... ướp cá, ướp các loại thực phẩm, dùng muối Iod để muối dưa, cà và chế biến các loại thức ăn khác rất tốt
Khi nấu ăn, có thể cho muối Iot vào trước, trong, sau khi nấu đều được vì hàm lượng Iod trộn vào muối đã được tính toán đảm bảo lượng Iot mất đi trong quá trình bảo quản, lưu thông và khi chế biến hay nấu nướng vẫn cung cấp đủ Iod cho cơ thể con người.
Bảo quản muối Iod trong hộp hay lọ kín, để ở nơi khô ráo, mát không bị ánh nắng chiếu vào muối (tránh để muối quá gần bếp lửa). Sử dụng muối Iod là biện pháp hữu hiệu nhất phòng chống thiếu Iod, khuyến khích người dân sử dụng muối Iot, lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng muối Iod và phòng chống thiếu Iod vào các chương trình giáo dục dinh dưỡng đang triển khai tại xã/phường./.
Bs Nguyễn Xuân Cẩm (T/h)