bebong_mimi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vì thế mới nói nhân lực là một trong 4 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Do đó đào tạo nguồn nhân lực luôn là công việc đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần lâm sản Nam Định nói riêng . Con người là yếu tố của quá trình sản xuất hiện nay, trình độ của cán bộ trong công ty chưa cao, chuyên môn tay nghề của công ty còn thấp. Do đó đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình đội tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân là công việc cần thiết đối với công ty. Để đảm trình độ cho các khâu quản lý kinh doanh chỉ đạo sản xuất, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng công ty cần:
* Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý
Thường xuyên gửi các cán bộ trẻ, có triển vọng đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo cán bộ kinh doanh uy tín trong nước và ngoài nước. Thông qua việc đào tạo giúp cho họ có những quan điểm mới về thị trường, nắm bắt và sử lý những thông tin về thị trường, và một số hình thức kinh doanh mới. Đồng thời củng cố nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu.
Xây dựng kế hoạch đào tạo cho một số cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu để họ có cơ hội nâng cao nghiệp vụ đồng thời cần kết hợp nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trên cơ sở đó không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tạo điều kiện thuận lợi và có những ưu đãi thoả đáng cho một số cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để tham quan trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thị trường. Riêng những cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu cần tạo cơ hội cho họ tiếp cận những công nghệ tiên tiến. Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá, mẫu mã theo đúng hợp đồng.
Đối với đội ngũ công nhân viên Công ty nên có kế hoạch cụ thể như mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân. Tổ chức các cuộc kiểm tra tay nghề công nhân trên cơ sở phân loại lao động để có kế hoạch đào tạo cho thích hợp. Đối với công nhân yếu tay nghề Công ty cần bồi dưỡng thêm về trình độ chuyên môn tay nghề và khả năng nắm bắt trình độ công nghệ kỹ thuật theo điều kiện cụ thể của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên động viên tinh thần cho người lao động, cần có những chính sách đãi ngộ thoả đãng đối với những người có thành tích cao. Có những chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý tạo động lực cho độ tích cực tham gia nghiên cứu và sản xuất.
Kết luận
Thị trường và tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu được nó luôn tồn tại song song với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Để xây dựng được những phương hướng và biện pháp tiêu thụ sản phẩm tối ưu, các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong đó điều cốt lõi xuyên suốt tư tưởng hành động của doanh nghiệp là phải tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, phải có khả năng đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, vững chắc mở rộng thị trường.
Điều đó có nghĩa là việc xây dựng các biện pháp tiêu thụ sản phẩm phải nhằm vào một loại sản phẩm hàng hoá, nhạy bén thích ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và của các đối tượng khách hàng khác nhau.
Mặc dù thời gian đi sâu tìm hiểu công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm, song qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty Cổ phần lâm sản Nam Định đến nay luận văn đã cơ bản hoàn thành .
Theo sự nhận xét chủ quan của bản thân em thì bản luận văn này không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với công ty mà nó còn có ý nghĩa cụ thể hoá phần lý luận đã học. Tuy nhiên sự đánh giá trên đây còn mang tính chủ quan do đó trong bản luận văn này không tránh khỏi những sai xót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các cô chú nơi thực tập và các thầy cô giáo trong khoa để một mặt nhằm nâng cao chất lượng bản luận văn này và mặt khác góp phần nâng cao nhận thức của riêng em.
Lời nói đầu
Hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng và gặp nhiều rủi ro, áp lực. Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi xu hướng mở cửa hợp tác hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới diễn ra mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp , công ty phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động của thị trường tiêu thụ sản phẩm – nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trước kia nước ta dưới thời kinh tế tập trung bao cấp nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm không được coi trọng lắm, nhất là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Còn ngày nay trong nền kinh tế thị trường tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được các doanh nghiệp nhận thức một cách đầy đủ và có sự đầu tư chính đáng.
Với công ty Cổ phần lâm sản Nam Định là một công ty cổ phần thực hiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hợp tác với Lào và chế biến lâm sản hàng hoá.
Công tác tiêu thụ được các doanh nghiệp ngày nay đánh giá là quan trọng nhất, chi phối mạnh mẽ tới các khâu khác là cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh vì phương châm của bất kỳ doanh nghiệp nào là: Sản suất những gì thị trường cần chứ không phải là tiêu thụ những gì có thể sản xuất được.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thực tế em đã chọn đề tài: “Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định”
Đề tài gồm ba phần :
phần I: Những lý luận chung về tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
phần II: Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian qua.
Phần III: Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị thường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian tới.
Với khả năng có hạn nên bản khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành Thank thầy giáo PGS.TS Phạm Hữu Huy đã trực tiếp hướng dẫn, Thank các cô chú anh chị nơi thực tập đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2004
Tác giả luận văn
Vũ Thị Định
Phần I
Những lý luận chung về tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
I. Thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở một doanh nghiệp .
1. Khái niệm thị trường:
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển thì khái niệm về thị trường đã trở nên quen thuộc, nó không còn xa lạ với bất cứ ai làm kinh doanh. Cho đến nay nền sản xuất hàng hoá đã phát triển qua nhiều thời kỳ, nó rất đa dạng và phong phú cho nên khái niệm về thị trường cũng rất đa dạng. Tuỳ theo từng thời kỳ, từng thời điểm, từng mục đích nghiên cứu khác nhau người ta cũng có những khái niệm khác nhau về thị trường.
- Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác - Lê nin: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá, giá cả dịch vụ và sản lượng. Nói đến thị trường trước hết là nói đến địa điểm rộng lớn hơn nữa là không gian mua bán, trao đổi, nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, là nói đến sự trao đổi mua bán các yếu tố gắn với yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hoá và cũng là nói đến cung cầu hàng hoá.
- Theo từ điển kinh tế học: Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra và hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng với quan hệ kinh tế giữa người với người liên kết lại với nhau thông qua trao đổi hàng hoá .như vậy thị trường theo nghĩa rộng là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá, cùng quan hệ kinh tế và quan hệ kinh tế giữa người với người trong xã hội. Theo nghĩa hẹp thị trường chỉ khu vực và không gian trao đổi hàng hoá , thị trường phát triển cùng với sản xuất và trao đổi hàng hoá , sản xuất và trao đổi đến đâu thì thị trường cũng phát triển đến trình độ đó.
- Theo quan điểm của Samuelson: Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định số lượng và giá cả hàng hoá hay dịch vụ.
Samuelson đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị trường, ông cho rằng thị trường không bị giới hạn về thời gian, không gian và địa điểm, thị trường chỉ cần người mua người bán thống nhất là đủ. Thị trường có thể là văn phòng, hội chợ, cú điện thoại, Fax... thị trường không nhất thiết người mua người bán trực tiếp gặp nhau mà có thể thông qua trung gian môi giới, thị trường có thể diễn ra mọi nơi, mọi lúc không phân biệt phạm vi hoạt động.
- Theo quan điểm Marketing: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu mong muốn đó.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Vì thế mới nói nhân lực là một trong 4 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Do đó đào tạo nguồn nhân lực luôn là công việc đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần lâm sản Nam Định nói riêng . Con người là yếu tố của quá trình sản xuất hiện nay, trình độ của cán bộ trong công ty chưa cao, chuyên môn tay nghề của công ty còn thấp. Do đó đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình đội tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân là công việc cần thiết đối với công ty. Để đảm trình độ cho các khâu quản lý kinh doanh chỉ đạo sản xuất, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng công ty cần:
* Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý
Thường xuyên gửi các cán bộ trẻ, có triển vọng đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo cán bộ kinh doanh uy tín trong nước và ngoài nước. Thông qua việc đào tạo giúp cho họ có những quan điểm mới về thị trường, nắm bắt và sử lý những thông tin về thị trường, và một số hình thức kinh doanh mới. Đồng thời củng cố nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu.
Xây dựng kế hoạch đào tạo cho một số cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu để họ có cơ hội nâng cao nghiệp vụ đồng thời cần kết hợp nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trên cơ sở đó không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tạo điều kiện thuận lợi và có những ưu đãi thoả đáng cho một số cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để tham quan trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thị trường. Riêng những cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu cần tạo cơ hội cho họ tiếp cận những công nghệ tiên tiến. Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá, mẫu mã theo đúng hợp đồng.
Đối với đội ngũ công nhân viên Công ty nên có kế hoạch cụ thể như mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân. Tổ chức các cuộc kiểm tra tay nghề công nhân trên cơ sở phân loại lao động để có kế hoạch đào tạo cho thích hợp. Đối với công nhân yếu tay nghề Công ty cần bồi dưỡng thêm về trình độ chuyên môn tay nghề và khả năng nắm bắt trình độ công nghệ kỹ thuật theo điều kiện cụ thể của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên động viên tinh thần cho người lao động, cần có những chính sách đãi ngộ thoả đãng đối với những người có thành tích cao. Có những chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý tạo động lực cho độ tích cực tham gia nghiên cứu và sản xuất.
Kết luận
Thị trường và tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu được nó luôn tồn tại song song với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Để xây dựng được những phương hướng và biện pháp tiêu thụ sản phẩm tối ưu, các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong đó điều cốt lõi xuyên suốt tư tưởng hành động của doanh nghiệp là phải tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, phải có khả năng đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, vững chắc mở rộng thị trường.
Điều đó có nghĩa là việc xây dựng các biện pháp tiêu thụ sản phẩm phải nhằm vào một loại sản phẩm hàng hoá, nhạy bén thích ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và của các đối tượng khách hàng khác nhau.
Mặc dù thời gian đi sâu tìm hiểu công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm, song qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty Cổ phần lâm sản Nam Định đến nay luận văn đã cơ bản hoàn thành .
Theo sự nhận xét chủ quan của bản thân em thì bản luận văn này không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với công ty mà nó còn có ý nghĩa cụ thể hoá phần lý luận đã học. Tuy nhiên sự đánh giá trên đây còn mang tính chủ quan do đó trong bản luận văn này không tránh khỏi những sai xót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các cô chú nơi thực tập và các thầy cô giáo trong khoa để một mặt nhằm nâng cao chất lượng bản luận văn này và mặt khác góp phần nâng cao nhận thức của riêng em.
Lời nói đầu
Hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng và gặp nhiều rủi ro, áp lực. Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi xu hướng mở cửa hợp tác hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới diễn ra mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp , công ty phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động của thị trường tiêu thụ sản phẩm – nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trước kia nước ta dưới thời kinh tế tập trung bao cấp nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm không được coi trọng lắm, nhất là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Còn ngày nay trong nền kinh tế thị trường tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được các doanh nghiệp nhận thức một cách đầy đủ và có sự đầu tư chính đáng.
Với công ty Cổ phần lâm sản Nam Định là một công ty cổ phần thực hiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hợp tác với Lào và chế biến lâm sản hàng hoá.
Công tác tiêu thụ được các doanh nghiệp ngày nay đánh giá là quan trọng nhất, chi phối mạnh mẽ tới các khâu khác là cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh vì phương châm của bất kỳ doanh nghiệp nào là: Sản suất những gì thị trường cần chứ không phải là tiêu thụ những gì có thể sản xuất được.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thực tế em đã chọn đề tài: “Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định”
Đề tài gồm ba phần :
phần I: Những lý luận chung về tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
phần II: Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian qua.
Phần III: Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị thường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian tới.
Với khả năng có hạn nên bản khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành Thank thầy giáo PGS.TS Phạm Hữu Huy đã trực tiếp hướng dẫn, Thank các cô chú anh chị nơi thực tập đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2004
Tác giả luận văn
Vũ Thị Định
Phần I
Những lý luận chung về tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
I. Thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở một doanh nghiệp .
1. Khái niệm thị trường:
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển thì khái niệm về thị trường đã trở nên quen thuộc, nó không còn xa lạ với bất cứ ai làm kinh doanh. Cho đến nay nền sản xuất hàng hoá đã phát triển qua nhiều thời kỳ, nó rất đa dạng và phong phú cho nên khái niệm về thị trường cũng rất đa dạng. Tuỳ theo từng thời kỳ, từng thời điểm, từng mục đích nghiên cứu khác nhau người ta cũng có những khái niệm khác nhau về thị trường.
- Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác - Lê nin: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá, giá cả dịch vụ và sản lượng. Nói đến thị trường trước hết là nói đến địa điểm rộng lớn hơn nữa là không gian mua bán, trao đổi, nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, là nói đến sự trao đổi mua bán các yếu tố gắn với yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hoá và cũng là nói đến cung cầu hàng hoá.
- Theo từ điển kinh tế học: Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra và hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng với quan hệ kinh tế giữa người với người liên kết lại với nhau thông qua trao đổi hàng hoá .như vậy thị trường theo nghĩa rộng là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá, cùng quan hệ kinh tế và quan hệ kinh tế giữa người với người trong xã hội. Theo nghĩa hẹp thị trường chỉ khu vực và không gian trao đổi hàng hoá , thị trường phát triển cùng với sản xuất và trao đổi hàng hoá , sản xuất và trao đổi đến đâu thì thị trường cũng phát triển đến trình độ đó.
- Theo quan điểm của Samuelson: Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định số lượng và giá cả hàng hoá hay dịch vụ.
Samuelson đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị trường, ông cho rằng thị trường không bị giới hạn về thời gian, không gian và địa điểm, thị trường chỉ cần người mua người bán thống nhất là đủ. Thị trường có thể là văn phòng, hội chợ, cú điện thoại, Fax... thị trường không nhất thiết người mua người bán trực tiếp gặp nhau mà có thể thông qua trung gian môi giới, thị trường có thể diễn ra mọi nơi, mọi lúc không phân biệt phạm vi hoạt động.
- Theo quan điểm Marketing: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu mong muốn đó.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: