Chia sẻ cho anh em luận văn thạc sỹ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do, mục đích nghiên cứu:
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam từng bước đi
vào quỹ đạo của văn học thế giới. Nhiều thể loại mới ra đời và có những
thành công đáng kể, đóng góp cho lịch sử văn học những tác giả và tác phẩm
tiêu biểu, trong nhiều thể loại đó không thể không kể đến phóng sự. Nhờ
những ưu thế riêng về thể loại: tính xác thực, tính thời sự, tính xã hội - chính
trị , cùng với sự “chắp cánh” của báo chí, phóng sự đã nhanh chóng đến với
công chúng, tạo môi trường công luận rộng rãi, kịp thời và phát huy được
hiệu quả nghệ thuật tích cực trong đời sống. Ngay từ đương thời và càng
ngày phóng sự càng được khẳng định là một trong những thể loại quan trọng
của văn học và báo chí nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Với đội ngũ đông đảo hàng trăm cây bút tài năng, có tên tuổi trong
làng văn, làng báo Việt Nam; với di sản phóng sự đồ sộ từng được công bố
trên các báo đương thời và được ấn bản thành sách; với nội dung và ý nghĩa
xã hội, lịch sử, văn học, khoa học…phong phú và giá trị nghệ thuật đặc sắc,
phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 thực sự là một thành tựu, một bộ phận quan
trọng tạo nên diện mạo, thành tựu chung của cả một giai đoạn văn học.
- Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố được đánh giá là ba cây
bút phóng sự xuất sắc của giai đoạn này. Tam Lang được vinh danh người
mở đầu cho thể loại phóng sự; Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông
vua phóng sự đất Bắc”, người đưa phóng sự Việt Nam phát triển đến đỉnh
cao và Ngô Tất Tố được tôn vinh là “nhà báo có biệt tài”, người tạo nên độ
sâu cho thể phóng sự. Sáng tác của các nhà văn này có vị trí và đóng góp lớn
cho sự phát triển của thể loại phóng sự và thành tựu của phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945.
Sau hòa bình (1954), đất nước chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc, tuy
không xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chung về phóng sự 1930 -
1945, nhưng giới nghiên cứu cũng đã quan tâm tới những hiện tượng, những
cây bút phóng sự nổi trội, đặc biệt là Vũ Trọng Phụng. Cùng với đó, một số
công trình nghiên cứu văn học sử và giáo trình giảng dạy trong các trường
đại học, đã đề cập đến phóng sự 1930 - 1945. Trong bộ: Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam 1930 -1945 (NXB Văn học, H., 1964) nhóm tác giả đã dành
gần 3 trang cho phóng sự giai đoạn này. Tuy nhiên việc đánh giá lại có phần
khe khắt, chưa thỏa đáng: “Phóng sự 1930 - 1945, xét về cơ bản không thuộc
trào lưu hiện thực. Nó có nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa…đối tượng miêu
tả…thường là sinh hoạt của bọn lưu manh…các nhà viết phóng sự không
chú ý đến những vấn đề lớn do mâu thuẫn trong xã hội làm nảy sinh
ra…nhiều tập phóng sự thực ra chỉ là những chuyện nghe lỏm” [tr.104,105].
Tách riêng ra, nhóm tác giả này chỉ đề cao Việc làng của Ngô Tất Tố, Ngục
Kon Tum của Lê Văn Hiến và Vượt ngục của Cựu Kim Sơn, trong khi đó
kịch liệt bài bác phóng sự của các cây bút Tam Lang, Trọng Lang và Vũ
Trọng Phụng. Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 5,
NXB Giáo dục, H.1978), Nguyễn Trác đã có cách nhìn nhận khách quan,
công bằng hơn về phóng sự giai đoạn 1930 - 1945. Ông đề cao ý thức nhập
cuộc của các nhà phóng sự và nội dung xã hội của phóng sự “Họ đã đi vào
bóng tối của những thành phố lớn đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút…để
tâm theo dõi quá trình trụy lạc của thanh niên, cuộc sống khốn khổ của
những gái đĩ me Tây, cảnh sát phạt lừa bịp nhau của những người sống bằng
nghề đỏ đen” [tr.137]. Sau khi phân tích, giới thiệu bốn thiên phóng sự đặc
sắc của Vũ Trọng Phụng, tác giả khẳng định: những tác phẩm trên đã đưa
Vũ Trọng Phụng lên hàng “Ông Vua phóng sự đất Bắc”. Có thể nói trong bài
khái quát về văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 đó Nguyễn Trác đã
phác họa tương đối cụ thể, chuẩn xác diện mạo cùng một số cây bút tiêu biểu
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do, mục đích nghiên cứu:
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam từng bước đi
vào quỹ đạo của văn học thế giới. Nhiều thể loại mới ra đời và có những
thành công đáng kể, đóng góp cho lịch sử văn học những tác giả và tác phẩm
tiêu biểu, trong nhiều thể loại đó không thể không kể đến phóng sự. Nhờ
những ưu thế riêng về thể loại: tính xác thực, tính thời sự, tính xã hội - chính
trị , cùng với sự “chắp cánh” của báo chí, phóng sự đã nhanh chóng đến với
công chúng, tạo môi trường công luận rộng rãi, kịp thời và phát huy được
hiệu quả nghệ thuật tích cực trong đời sống. Ngay từ đương thời và càng
ngày phóng sự càng được khẳng định là một trong những thể loại quan trọng
của văn học và báo chí nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Với đội ngũ đông đảo hàng trăm cây bút tài năng, có tên tuổi trong
làng văn, làng báo Việt Nam; với di sản phóng sự đồ sộ từng được công bố
trên các báo đương thời và được ấn bản thành sách; với nội dung và ý nghĩa
xã hội, lịch sử, văn học, khoa học…phong phú và giá trị nghệ thuật đặc sắc,
phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 thực sự là một thành tựu, một bộ phận quan
trọng tạo nên diện mạo, thành tựu chung của cả một giai đoạn văn học.
- Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố được đánh giá là ba cây
bút phóng sự xuất sắc của giai đoạn này. Tam Lang được vinh danh người
mở đầu cho thể loại phóng sự; Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông
vua phóng sự đất Bắc”, người đưa phóng sự Việt Nam phát triển đến đỉnh
cao và Ngô Tất Tố được tôn vinh là “nhà báo có biệt tài”, người tạo nên độ
sâu cho thể phóng sự. Sáng tác của các nhà văn này có vị trí và đóng góp lớn
cho sự phát triển của thể loại phóng sự và thành tựu của phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945.
Sau hòa bình (1954), đất nước chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc, tuy
không xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chung về phóng sự 1930 -
1945, nhưng giới nghiên cứu cũng đã quan tâm tới những hiện tượng, những
cây bút phóng sự nổi trội, đặc biệt là Vũ Trọng Phụng. Cùng với đó, một số
công trình nghiên cứu văn học sử và giáo trình giảng dạy trong các trường
đại học, đã đề cập đến phóng sự 1930 - 1945. Trong bộ: Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam 1930 -1945 (NXB Văn học, H., 1964) nhóm tác giả đã dành
gần 3 trang cho phóng sự giai đoạn này. Tuy nhiên việc đánh giá lại có phần
khe khắt, chưa thỏa đáng: “Phóng sự 1930 - 1945, xét về cơ bản không thuộc
trào lưu hiện thực. Nó có nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa…đối tượng miêu
tả…thường là sinh hoạt của bọn lưu manh…các nhà viết phóng sự không
chú ý đến những vấn đề lớn do mâu thuẫn trong xã hội làm nảy sinh
ra…nhiều tập phóng sự thực ra chỉ là những chuyện nghe lỏm” [tr.104,105].
Tách riêng ra, nhóm tác giả này chỉ đề cao Việc làng của Ngô Tất Tố, Ngục
Kon Tum của Lê Văn Hiến và Vượt ngục của Cựu Kim Sơn, trong khi đó
kịch liệt bài bác phóng sự của các cây bút Tam Lang, Trọng Lang và Vũ
Trọng Phụng. Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 5,
NXB Giáo dục, H.1978), Nguyễn Trác đã có cách nhìn nhận khách quan,
công bằng hơn về phóng sự giai đoạn 1930 - 1945. Ông đề cao ý thức nhập
cuộc của các nhà phóng sự và nội dung xã hội của phóng sự “Họ đã đi vào
bóng tối của những thành phố lớn đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút…để
tâm theo dõi quá trình trụy lạc của thanh niên, cuộc sống khốn khổ của
những gái đĩ me Tây, cảnh sát phạt lừa bịp nhau của những người sống bằng
nghề đỏ đen” [tr.137]. Sau khi phân tích, giới thiệu bốn thiên phóng sự đặc
sắc của Vũ Trọng Phụng, tác giả khẳng định: những tác phẩm trên đã đưa
Vũ Trọng Phụng lên hàng “Ông Vua phóng sự đất Bắc”. Có thể nói trong bài
khái quát về văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 đó Nguyễn Trác đã
phác họa tương đối cụ thể, chuẩn xác diện mạo cùng một số cây bút tiêu biểu
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links