Download miễn phí Chuyên đề Phương pháp tính và động thái chỉ só giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN 2
1.2 Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán. 2
1.2.2 Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị 2
1.2.3 Chỉ số giá bình quân Laspeyres 2
1.2.4 Chỉ số giá bình quân Paascher 2
1.2.5 Chỉ số giá bình quân Fisher 2
1.3 Ưu nhược điểm của từng loại quyền số 2
1.4 Phương pháp tính chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam 2
1.5 Nguyên nhân gây ra tính không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán. 2
1.6 Kỹ thuật trừ khử tính không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán. 2
1.6.1 Bớt cổ phiếu khỏi rổ thay mặt 2
1.6.2 Thêm cổ phiếu vào rổ thay mặt 2
1.6.3 Thay cổ phiếu trong rổ thay mặt 2
1.6.4 Tách cổ phiếu trong rổ thay mặt 2
1.6.5 Gộp cổ phiếu trong rổ đại diện. 2
1.6.6 Cổ phiếu giao dịch trong ngày không hưởng cổ tức. 2
1.6.7 Thưởng tiền mặt cho cổ đông và thưởng cổ phiếu để tăng vốn 2
1.6.8 Phát hành chứng quyền để tăng vốn 2
1.6.9 Phát hành thêm cổ phiếu đang niêm yết. 2
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHUỖI LỢI SUẤT CỦA CHỈ SỐ GIÁ 2
CHỨNG KHOÁN VN- INDEX
2.2 Biểu đồ chuỗi chỉ số giá chứng khoán VN-Index 2
2.3 Biểu đồ chuỗi lợi suất chỉ số giá chứng khoán R 2
2.4 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test ) 2
2.5 Lược đồ tương quan và mô hình ARIMA của chuỗi R 2
2.6 Ước lượng mô hình ARIMA 2
2.7 Đồ thị phần dư của mô hình ARMA (1,6) của R 2
2.8 Lược đồ tương quan bình phương các phần dư mô hình ARMA(1,6) 2
2.9 Ước lượng sự biến động của lợi suất R mô hình ARCH 2
2.10 Ước lượng sự biến động của lợi suất R mô hình GARCH 2
2.11 Kiểm định hiệu ứng đòn bẩy với chuỗi lợi suất R 2
2.12 Mô hình Garch M 2
2.13 Mô hình cơ cấu T- Garch ( The component GARCH ) 2
2.14 Mô hình cấu thành đối xứng (ASYMMETRIC COMPONENT) 2
PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHỈ SỐ GIÁ VN – INDEX 2
TỪ 28/07/2000 ĐẾN 25/04/2006
3.1 Thời kỳ 28/07/2000 đến 25/06/2001 2
3.2 Thời kỳ 25/06/2001 đến 08/03/2002 2
3.3 Thời kỳ 08/03/2002 đến 24/10/2003 2
3.4 Thời kỳ 24/10/2003 đến 01/04/2004 2
3.5 Thời kỳ 01/04/2004 đến 26/08/2005 2
3.6 Thời kỳ 26/08/20065đến 25/04/2006 2
KẾT LUẬN 2
MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ 2
PHỤ LỤC 2
Phụ lục 1. Một vài chỉ số giá chứng khoán trên thế giới 2
Chỉ số Hangseng (HSI) Hồng Công. 2
Chỉ số Dow Jone của Mỹ( Dow Jone Average) 2
Chỉ số NASDAQ của Mỹ 2
Chỉ số NYSEI của Mỹ 2
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản 2
Chỉ số KOSPI tổng hợp của Hàn Quốc. 2
Phụ lục 2. 10 sự kiện nổi bật trên TTCK Việt Nam năm 2005 2
Phụ lục 3. Các sự kiện trong và ngoài nước. 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_phuong_phap_tinh_va_dong_thai_chi_so_gia_chung_kho.vZsjGrk3k3.swf /tai-lieu/chuyen-de-phuong-phap-tinh-va-dong-thai-chi-so-gia-chung-khoan-viet-nam-vn-index-tu-ngay-28072000-den-25042006-77553/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Mô hình cấu thành đối xứng (ASYMMETRIC COMPONENT)
= 1 nếu < 0
= 0 nếu > 0
Sử dụng EVIEWS ta có:
Kết quả cho thấy thống kê Z = 3.605504 với giá trị P_value = 0.0003 giả thiết = 0 bị bác bỏ, ảnh hưởng của cú sốc âm là thực sự có ý nghĩa thống kê.
Như vậy sau khi nghiên cứu và ước lượng các mô hình ARCH, GARCH, T-ARCH, E-GARCH, COMPONENT ARCH và ASYMMETRIC COMPONENT ta đã thu được những kết luận có ý nghĩa thực tế quan trọng, trong đó phải kể đến ba kết luận quan trong nhất đó là :
Từ kết quả ước lượng mô hình ARMA(1,6) và GARCH(1,2) cho thấy lợi suất trung bình chỉ số giá VN-Index trong một phiên có liên hệ với sự thay đổi trong lợi suất của 1 phiên trước đó ( hệ số của biến AR(1)= 0.375451 dương thực sự và hệ số biến MA(6) =0.206266 dương thật sự ). Nó cho biết R – chuỗi lợi suất của chỉ số giá VN-Index có xu thế tăng theo thời gian.
Mức dao động trong lợi suất R của chỉ số giá VN-Index có khác nhau trong các phiên, nó vừa phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi suất (do hệ số của biến ARCH(1) =0.526262 dương thực sự) vừa phụ thuộc vào mức độ dao động của sự thay đổi này (do hệ số của biến GARCH(1)=0.312174 và GARCH(2)=0.255227 dương thực sự).
Từ kết quả ước lượng mô hình cấu thành đối xứng ở trên ta thấy hệ số của biến (RESID<0)*ARCH(1) 0 nên có thể kết luận rằng ảnh hưởng của các cú sốc âm, cú sốc dương lên lợi suất R của chỉ số giá VN-Index là khác nhau hay tồn tại hiệu ứng đòn bẩy đối với lợi suất R của chỉ số giá VN-Index.
PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHỈ SỐ GIÁ VN – INDEX TỪ 28/07/2000 ĐẾN 25/04/2006
Một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam trong năm 2000 đó là việc khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (TTGDCK) vào ngày 20/07/2000. Sau đó 8 ngày, ngày 28/07/2000, vào lúc 11 giờ, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện, và được đánh giá là thành công ngoài dự kiến.
Có thể nói, đây là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu với nỗ lực nhằm đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động, tạo thêm một kênh huy động vốn hữu hiệu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Trên mỗi thị trường đều có một “chỉ số chung” thay mặt cho thị trường, nó phản ánh xu thế biến động của cả thị trường đó. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số đó có tên “Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index”.
Ở phần 1 và phần 2 của bài viết chúng ta đã nắm bắt được phương pháp tính chỉ số giá VN-Index, các biện pháp trừ khử tính không liên tục trong quá trình tính toán và những đặc điểm về bản thân chỉ số giá VN-Index. Ở phần 3 này ta sẽ xem xét động thái của chỉ số giá VN-Index qua các thời kỳ từ khi hình thành cho đến nay. Trong quá trình phân tích thị trường chứng khoán qua 6 thời kỳ, ta thấy được xu thế chủ đạo trong mỗi thời kỳ, những dấu mốc lịch sử quan trọng của chuỗi VN-Index; những điều chỉnh mang tính chiến lược của Ủy ban chứng khoán Nhà nước,… Trong phần 3 ta có sự hỗ trợ của phần mềm MetaStock.
Thị trường chứng khoán gần 6 năm hoạt động:
Thời kỳ 28/07/2000 đến 25/06/2001
(Từ 100 điểm lên 571.04 điểm)
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, đó là cổ phiếu Công ty Cơ điện lạnh (REE ) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM). Đến phiên giao dịch thứ 4, có thêm 3 loại cổ phiếu mới được niêm yết, đó là Công ty cổ phần giấy Hải Phòng – HAPACO (HAP); Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương Sài Gòn- Transimex (TMS) và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF).
Trong giai đoạn này, có một số đặc điểm chính đáng lưu ý sau đây:
Biên độ dao động giá được điểu chỉnh: Ở phiên thứ nhất là 5%, đến phiên thứ 2 được điều chỉnh còn 2%, và đến ngày 13/06/2001 biên độ dao động giá là 7%.
Lượng “hàng hóa” là cổ phiếu các công ty niêm yết còn quá ít.
Nhà đầu tư trên thị trường chưa có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thông tin của các công ty niêm yết nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung thiếu tính minh bạch, tính chính xác và tính kịp thời.
Ngày 02/04/2001 ( phiên giao dịch thứ 102) đánh dấu sự kiện, một nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch Anh mua được 100 cổ phiếu TMS.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước quy định biên độ dao động giá chứng khoán là 2%. Hay khi đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư biết chắc chắn rằng vào phiên giao dịch tới họ không thể bị lỗ quá 2% cũng như không thể lãi quá 2% giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ. Do số lượng hàng hóa quá ít ỏi, sự mất cân bằng của cung – cầu quá lớn đã cộng với việc ấn định biên độ dao động giá đã làm cho giá liên tục tăng đạt mức trần . Chỉ số giá VN-Index tăng liên tục và đạt 145.83 điểm tại phiên giao dịch ngày 04/11/2000. Đến 13/6/2001, biên độ dao động giá sẽ là 7%. Đây thật sự là tin "giật gân" cho các nhà đầu tư. Đây là lần mở rộng biên độ đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, việc mở rộng biên độ dao động giá lần này dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Khi biên độ mở rộng, các nhà đầu tư sẽ phải thận trọng và cân nhắc kỹ hơn trước khi ra quyết định mua bán chứng khoán. Điều này rất có thể ảnh hưởng mạnh tới diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Một thị trường chứng khoán mà sau gần một năm hoạt động số lượng “hàng hóa” giao dịch trên thị trường vẻn vẹn có 5 cổ phiếu. Điều đó cho thấy sự mất cân bằng về cung-cầu một cách nghiêm trọng. Minh chứng rõ ràng nhất là các phiên giao dịch “khối lượng chào bán với giá thấp nhất là nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng chào mua với giá cao nhất ”. Trong giai đoạn này, đã có những câu chuyện như nhà đầu tư phải xếp hàng dài trước cổng công ty chứng khoán để chờ đến lượt mua chứng khoán, hay phải xếp hàng ở công ty chứng khoán từ tối hôm trước thì hôm sau mới có thể mua được cổ phiếu. Trước tình hình cung thì ít mà cầu lại quá nhiều, các công ty chứng khoán còn tiến hành phát các thẻ mua cho nhà đầu tư, ai may mắn nhận các thẻ 1,2,3 thì có cơ hội được mua cổ phiếu còn kém may mắn hơn thì lại chờ đến phiên sau. Thời kỳ này, ai có tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán thì chắc chắn có lãi.
Thông tin trên thị trường là cơ sở quan trọng nhất để nhà đầu tư xem xét, cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư. Thế nhưng, thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thiếu tính minh bạch, trung thực cũng như chưa kịp thời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lại chưa có hiểu biết đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các thông tin về lợi nhuận, chi phí, các chiến lược phát tiển của công ty trong tương lai các chỉ số tài chính EPS, P/E…gần như không được quan tâm bởi các nhà đầu tư cá nhân. Trong thời gian này hầu hết các giao dịch dựa vào “tin đồn”. Do đó, trên thị trường các giao ...