blog_hmd

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc ta cùng với toàn thể nhân loại đã bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, thiên niên kỷ thứ III. Đây là thời kỳ mà khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông mới tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt. Thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức và làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ IX đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010 là “… Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại …”. Đại hội Đảng cũng đã khẳng định “phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cộng nghiệp hoá - hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Như vậy trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nói chung, cho mỗi ngành học, bậc học và mỗi nhà trường nói riêng, cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục câu hỏi: “ cần làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là chất lượng dạy học cho mỗi nhà trường”
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ VI khoá IX. Ngày 14/7/2002, đã đánh giá qua 5 năm thực hiện nghị quyết TW II “khoá VIII”, giáo dục nước ta có nhiều bước phát triển. Tuy nhiên vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và tồn tại như: chất lượng giáo dục thấp, nội dung phương pháp dạy học còn lạc hậu … hội nghị đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu cần đổi mới công tác quản lý và vai trò của công tác quản lý trong tình hình mới.
Trường trung học cơ sở là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nước CHXHCN Việt Nam, trực tiếp đảm nhiệm giáo dục từ lớp 6 đến lớp 9 cho tất cả trẻ em từ 11 tuổi đến 17 tuổi.
Thực hiện quyết định số 03/2002/QĐ - BGD - ĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ngày 24/1/2002 về việc ban hành chương trình trung học cơ sở bắt đầu thực hiện đại trà trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 – 2003. Mục tiêu của chương trình trung học cơ sở mới là: “….Củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức trí tuệ, thể chất thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề, hay đi vào cuộc sống lao động”.
Với yêu cầu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo rèn luyện thói quen và khả năng tự học tinh thần hợp tác của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Đổi mới phương pháp dạy học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Những thay đổi quan trọng về nội dung và phương pháp dạy học nhằm đạt tới mục tiêu của chương trình. Đây là vấn đề then chốt của giáo dục trung học cơ sở.
Những đổi mới trong công tác quản lý được xem là khâu đột phá để nâng cao chất lượng học tập của người học. Bởi vì, mọi sự thành công hay thất bại trong giáo dục đều bắt nguồn và có một phần nguyên nhân từ quản lý.
Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, từng bước đang được đô thị hoá nhanh chóng. Những cánh đồng xanh đang nhường chỗ cho những công trình văn hoá quốc gia, các trường Đại học, những khu công nghiệp vừa và nhỏ, những khu đô thị tập trung dân cư lớn, các trường THCS của huyện Từ Liêm đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng như đại trà, có nhiều trường đã đạt là trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên cương vị là một cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn, từ thực tiễn công tác của mình với góc nhìn khoa học quản lý tui nhận thấy:
Công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở ở huyện Từ Liêm vẫn còn những vấn đề bất cập, các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng chưa được khoa học, đồng bộ, còn nhiều lúng túng, chưa đáp ứng được với sự phát triển chung, cần trao đổi, bổ sung, rút kinh nghiệm kịp thời để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi sự phát triển của kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Từ những lý do nêu trên tui lựa chọn đề tài:
“Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội”.

2.Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học:
Có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội nếu Hiệu trưởng các trường áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp đề xuất được .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 . Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở nói riêng.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng của trường THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội và nguyên nhân các thực trạng.
5.3 Đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng 21 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu: 6 trường tiên tiến, 12 trường trung bình và 3 trường yếu kém.
Khảo sát thực nghiệm: 3 trường tiên tiến , 03 trường trung bình, 3 trường yếu kém.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo về quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS. Nghiên cứu tìm tài liệu, sách, báo… về quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
7.2 Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động dạy học và thái độ của giáo viên trước các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
7.3 Phương pháp điều tra:
Xây dựng bảng hỏi, nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở
Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên, cán bộ quản lý phòng giáo dục và Đào tạo huyện Từ Liêm.
7.4 Phương pháp thực nghiệm:
Thực nghiệm một số biện pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện từ liêm – thành phố Hà Nội.
7.5 Phương pháp toán thống kê:
Sử dụng phương pháp toán học thống kê giúp ta xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được. Nhờ đó ta xác định được kết quả một cách khách quan các biện pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng theo chương trình Trung học cơ sở.

cấu trúc luận văn
Phần mở đầu: Đề cập đến một số vấn đề chung của đề tài
Kết quả nghiên cứu bố trí thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS.
Chương II: Thực trạng quản lý dạy học của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm – TP Hà Nội.
Chương III: Biện pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm – TP Hà Nội.
Kết luận – khuyến nghị:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS TP Nam định Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoạt động quản lý kho hàng của gemadept logistics company với vinmart Luận văn Kinh tế 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top