trinhquocdong

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 20
M U
Nhà xuất bản: Đại học Kinh tế
Ngày: 2012
Được tạo ra: 2013-11-05
Đã thay đổi: 2013-11-07
Chủ đề: Quản lý tài chính
Ngân sách nhà nước
Tài chính ngân hàng
Miêu tả: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại thành phồ Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2011. Chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại thành phồ Đà Lạt, cũng như nguyên nhân của các hạn chế. Phát hiện các nhân tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý ngân sách. Đề xuất Phương hướng, giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Lạt.
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nƣớc và quản lý ngân

sách 6
1.1 Những quy định chung về ngân sách nhà nước 6
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nƣớc. 6
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc 6
1.1.3 Cơ cấu của Ngân sách Nhà nƣớc 8
1.1.4 Hệ thống của Ngân sách Nhà nƣớc. 11
1.1.5 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nƣớc 12
1.1.6 Phân cấp ngân sách nhà nƣớc 13
1.2 Quản lý ngân sách nhà nước 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của quản lý Ngân sách nhà nƣớc 15
1.3 Nội dung quản lý của ngân sách thành phố thuộc tỉnh 16
1.3.1 Đặc điểm quản lý ngân sách trên địa bàn TP thuộc tỉnh 16
1.3.2 Lập dự toán ngân sách 18
1.3.3 Chấp hành ngân sách 20

4
1.3.4 Kế toán và quyết toán ngân sách 26

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách ………… 30
1.4.1 Nhân tố khách quan 30
1.4.2 Nhân tố chủ quan 32
1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý NSNN cấp thánh phố 33
1.5.1 Đối với công tác quản lý điều hành ngân sách 33
1.5.2 Đối với công tác quản lý thu ngân sách 33
1.5.3 Đối với công tác quản lý chi ngân sách 34
1.6 Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số TP trực thuộc tỉnh 34
1.6.1 Thành phố Nha Trang 34
1.6.2 Thành phố Mỹ Tho 35
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt

- Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2011 37
2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy
quản lý ngân sách thành phố Đà Lạt 37
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Đà
Lạt……………………………………………………………………37
2.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố
Đà Lạt 42
2.2 Công tác quản lý ngân sách thành phố Đà Lạt 45
2.2.1 Lập dự toán ngân sách 45
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách 50

5
2.2.3 Quyết toán ngân sách 62
2.2.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát 64
2.3 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách cấp 67
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc về công tác quản lý điều hành, thu chi NS 67
2.3.2. Hạn chế trong quản lý NS từ năm 2009-2011 78
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 90
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 95
3.1 Dự báo và phương hướng phát triển kinh tế xã hội. 95
3.1.1 Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội 95
3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội 96
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách 98
3.2.1 Khuyến khích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 99
3.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 101
3.2.3 Nhóm giải pháp thu ngân sách 102
3.2.4 Nhóm giải pháp chi ngân sách 109
3.2.5 Tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính 113
3.2.6 Thực hiện công khai tài chính các cấp. 114

3.3. Một số kiến nghị 115
3.3.1 Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính Phủ 115
3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh 116
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan tài chính cấp trên 117

6
KẾT LUẬN 118

i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT: An toàn giao thông;
BTC: Bộ Tài Chính;
HCSN: Hành chính sự nghiệp;
HĐND: Hội đồng nhân dân;
KBNN: Kho bạc Nhà nƣớc;
KTXH: Kinh tế - xã hội;
NSĐP: Ngân sách địa phƣơng;
NSNN: Ngân sách Nhà nƣớc;
SXKD: Sản xuất kinh doanh;
TNCN: Thu nhập cá nhân;
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp;
TP: Thành phố;
TW: Trung ƣơng;
UBND: Uỷ ban nhân dân;
XDCB: Xây dựng cơ bản;
(%): Tỷ lệ phần trăm.

ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2005- 2010 39

Bảng 2.2. Dự toán thu, chi ngân sách thành phố Đà Lạt năm 2009-2011 47
Bảng 2.3: Thu, chi ngân sách thành phố Đà Lạt năm 2009-2011 51
Bảng 2.4: Thu ngân sách thành phố Đà Lạt năm 2009-2011 52
Bảng 2.5: Chi ngân sách địa phƣơng năm 2009-2011 59
Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố giai
đoạn 2011-2020 96


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới đất nƣớc hơn 25 năm qua đã mang lại những thành
tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam giữ vững tốc
độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh và ổn định, hệ thống tài chính ngân sách đƣợc
đổi mới và lành mạnh hóa, tiềm lực tài chính quốc gia không ngừng tăng lên.
Ngân sách Nhà nƣớc đã có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu huy động và
phân phối, sử dụng nguồn lực ngân sách đã đạt hiệu quả ngày càng cao, quy
mô thu chi ngân sách không ngừng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu tài chính
phục vụ cho quản lý Nhà nƣớc và phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố an ninh
quốc phòng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả
kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, đặc biệt
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi Nhà nƣớc phải đổi
mới và sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ, chính sách tài chính, tiền
tệ; đặc biệt là chính sách thu, chi ngân sách Nhà nƣớc. Thông qua việc sử
dụng chính sách tài chính để Nhà nƣớc quản lý thống nhất nền tài chính quốc

gia, động viên các nguồn lực xã hội để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh
tế, đáp ứng yêu cầu của cuộc đổi mới đất nƣớc.
Ngân sách nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của mỗi quốc gia. Ngân sách
nhà nƣớc cung cấp nguồn lực để nhà nƣớc có thể thực hiện đƣợc vai trò
nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn lịch sử.

2
Tại Việt Nam, công tác quản lý ngân sách có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, thông qua quản lý ngân sách chính quyền
các cấp có thể định hƣớng đầu tƣ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hƣớng
của Nhà nƣớc; tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển,
nâng cao đời sống xã hội.
Trong bối cảnh chung của đất nƣớc; thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới. Qua 10
năm thực hiện Luật ngân sách, cân đối ngân sách thành phố đang ngày càng
vững chắc, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, không những đảm bảo đƣợc
những yêu cầu chi thiết yếu của các phòng, ban, đơn vị chức năng của Thành
phố, sự nghiệp kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng mà còn dành
phần kinh phí đáng kể cho đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay
công tác quản lý thu, chi ngân sách của thành phố vẫn còn nhiều khiếm
khuyết, hạn chế. Thu ngân sách vẫn chƣa bao quát các nguồn thu trên địa bàn,
vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, tăng trƣởng
chƣa vững chắc; chính sách động viên nguồn thu còn yếu, chính sách thuế
chƣa thật sự công bằng, chƣa là công cụ điều tiết sản xuất kinh doanh, chƣa
trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Hiệu quả
các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tƣ còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn
đến hiệu quản đầu tƣ thấp, gây lãng phí; chi thƣờng xuyên còn vƣợt quá định
mức, dự toán.

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý ngân sách Nhà
nước tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn tốt nghiệp
nhằm nghiên cứu và trả lời các câu hỏi: Thực trạng quản lý NSNN, quản lý
thu, chi ngân sách tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng nhƣ thế nào? Cần
có những giải pháp gì để tăng cƣờng quản lý NSNN, quản lý thu, chi ngân

3
sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách Nhà
nƣớc, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả?
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu có liên quan đến quản lý ngân sách, quản lý thu, chi
ngân sách ở nƣớc ta trong những năm qua có một số công trình nghiên cứu
nhƣ:
Luận án tiến sỹ “Sử dụng công cụ chính sách tài chính để phát triển nền
kinh tế trong quá trình hội nhập” của tác giả Lê Công Toàn năm 2003.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách
Nhà nƣớc” của tác giả Nguyễn Việt Cƣờng, năm 2001.
Đối với thành phố Đà Lạt, cho đến nay chƣa có một công trình nghiên
cứu nào ở cấp Bộ, cấp Nhà Nƣớc, chỉ có một luận văn cử nhân kinh tế: “công
tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Lạt” của
sinh viên Nguyễn Thị Thu Hƣơng - Trƣờng Đại học Đà Lạt. Nhƣng đề tài viết
còn chung chung, giải pháp chƣa cụ thể, rỏ ràng.
Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra,
vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của thành phố
để công tác quản lý ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc và quản lý ngân
sách. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại
thành phồ Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2011. Chỉ ra những kết
quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nƣớc tại

thành phồ Đà Lạt, cũng nhƣ nguyên nhân của các hạn chế.

4
Phát hiện các nhân tố gây ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác quản lý
ngân sách. Đề xuất Phƣơng hƣớng, giải pháp và đƣa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: là quản lý ngân sách tại thành phố
Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về vấn đề quản lý ngân sách
tại thành phố Đà lạt – Tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2009-2011, bao gồm
các vấn đề thu chi, các số liệu có liên quan trong giai đoạn này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, đối chiếu
so sánh, sử dụng cơ sở lý luận…. để đánh giá công tác quản lý ngân sách tại
thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh các phƣơng pháp trên, luận
văn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia hay những
ngƣời đang làm việc tại cơ quan Thuế, Tài chính các cấp trong địa bàn thành
phố để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn vận dụng lý luận về ngân sách nhà nƣớc và quản lý ngân
sách để phân tích, đánh giá, làm rõ những ƣu điểm, hạn chế công tác quản lý
ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng.
Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và định
hƣớng đến năm 2020; Từ đó đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại thành phố
Đà Lạt trong thời gian tới .

5

Với kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan của thành phố Đà Lạt trong việc lãnh đạo, điều hành công tác
quản lý ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nƣớc và quản lý
ngân sách.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Đà
Lạt – Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2011.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách
Nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2015.
Em xin chân thành Thank sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Ban giám hiệu,
PGS. TS nguyễn Ngọc Thanh cùng tập thể các Thầy, Cô giáo trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp em đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều;
Tuy nhiên năng lực, thời gian có hạn; Vì vậy luận văn cũng không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận đƣợc góp ý của quí Thầy, cô
và quí bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.




6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
1.1 Những quy định chung về ngân sách nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nƣớc.

Luật Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác
định: Ngân sách Nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã
đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc.
1.1.2.1 Đặc điểm của Ngân sách Nhà nƣớc.
Bản chất của ngân sách nhà nƣớc còn có thể đƣợc nhìn nhận một cách
rỏ nét thông qua các đặc điểm của nó. Về bản chất, ngân sách nhà nƣớc đƣợc
thể hiện thông qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất, quy mô quỹ ngân sách nhà nƣớc và các hình thức thu, chi
ngân sách nhà nƣớc đều quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lƣợng phát triển
của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Hay nói cách khác, sự phát triển
kinh tế sẽ là cơ sở cho sự hình thành nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc; sự
phát triển của xã hội về cơ bản sẽ đặt ra những đòi hỏi về nhu cầu chi của
ngân sách nhà nƣớc, song các nhu cầu này chỉ có khả năng đáp ứng khi kinh
tế có sự phát triển.
Thứ hai, các quan hệ phân phối của ngân sách nhà nƣớc chủ yếu trên
nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp. Cần nhận thức rõ đặc điểm
này để lựa chọn và áp dụng các biện pháp trong quản lý thu, chi và phân cấp

7
ngân sách nhà nƣớc cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng
thời gian cụ thể.
Thứ ba, sự vận động và phát triển của ngân sách nhà nƣớc luôn phải
đƣợc kế hoạch hóa một cách cao độ. Nền tảng cho việc kế hoạch hóa cho
ngân sách nhà nƣớc là các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà nhà nƣớc
đã đề ra cho các khoảng thời gian khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn.
Thứ tƣ, công khai, minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng
trong quá trình quản lý ngân sách nhà nƣớc. Ở đâu làm tốt đƣợc công khai,

minh bạch ngân sách, thì ở đó công tác xã hội hóa huy động nguồn thu ngân
sách sẽ đạt tốt và chi ngân sách sẽ bị ít thất thoát, lãng phí.
1.1.2.2 Vai trò của ngân sách nhà nƣớc:
- Ngân sách nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nƣớc. Vai trò của
ngân sách nhà nƣớc luôn gắn liền với vai trò của nhà nƣớc theo từng giai đoạn
nhất định. Đối với nền kinh tế thị trƣờng, ngân sách nhà nƣớc đảm nhận vai
trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
- Ngân sách nhà nƣớc là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội,
định hƣớng phát triển sản xuất, điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh
đời sống xã hội.
- Vai trò ngân sách Nhà nƣớc là đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện
chức năng Nhà nƣớc, duy trì sự tồn tại của hệ thống chính trị từ Trung ƣơng
tới địa phƣơng. Ngân sách Nhà nƣớc là công cụ quan trọng để thúc đẩy sự
phát triển về kinh tế, tạo đà tăng trƣởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô của Nhà
nƣớc, bù đắp những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trƣờng, thực hiện tiến
trình công bằng xã hội. Ngoài việc đảm bảo ngân sách cho chi thƣờng xuyên.

8
Nhà nƣớc cần tác động vào quá trình phát triển kinh tế bằng các kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn và kế hoạch dài hạn. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài
chính của Nhà nƣớc phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nƣớc chủ động thực hiện
chính sách tài khoá nới lỏng hay thắt chặt, thực hiện kích cầu đầu tƣ, tiêu
dùng nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
- Ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo chi thƣờng xuyên cho sự hoạt động của
bộ máy hành chính, đảm bảo công bằng xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải
thiện môi trƣờng sinh thái, giữ gìn an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền đất
nƣớc và trật tự xã hội.
1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nƣớc:
Ngân sách nhà nƣớc bao gồm hai phần: Thu và chi ngân sách

1.1.3.1. Thu ngân sách nhà nƣớc
- Khái niệm thu NSNN: thu NSNN là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực
của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ
NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc.
- Đặc điểm thu ngân sách nhà nƣớc: Nguồn tài chính đƣợc tập trung
vào NSNN chính là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cƣ đƣợc chuyển
giao cho nhà nƣớc. Do vậy, thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh
trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nƣớc với các
chủ thể trong xã hội. Việc xác định các khoản thu phải trên cơ sở giải quyết
hài hoà giữa lợi ích Nhà nƣớc với lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã
hội.
- Phân loại thu NSNN: Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa
thiết thực trong việc phân tích, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN. Có
3 cách phân loại phổ biến, đó là:

9
+ Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN đƣợc chia làm
hai nhóm là thu trong nƣớc và thu ngoài nƣớc. Cách phân loại này phản ánh
cơ cấu của nền kinh tế, thông qua đó có thể đánh giá tính hiệu quả, tính hợp lý
của nền kinh tế.
+ Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế, các khoản thu
đƣợc chia làm hai loại: Thu thƣờng xuyên và thu không thƣờng xuyên. Cách
phân loại này để thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền
kinh tế và mức độ ổn định vững chắc của nguồn thu ngân sách.
+ Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN:
Có thể chia các khoản thu NSNN thành thu trong cân đối và thu thu bù
đắp thiếu hụt NSNN. Cách phân loại này cho phép đánh giá sự lành mạnh của
NSNN và có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức điều hành NSNN.
. Thu trong cân đối NSNN: Bao gồm các khoản thu nhƣ thu thuế, phí,
lệ phí; Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc (bao gồm thu nhập từ vốn góp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hiền Trần

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 20
M U
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
ad cho em xin link tải tài liệu này với, em Thank ad ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top