boutique_84

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Danh mục biểu đồ………………………………………………................ vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU........................................................................................... 5
1.1. Lý luận về dạy học giải bài tập toán……..........……………………... 5
1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc giải bài tập toán…..........…………….. 5
1.1.2. Chức năng của bài tập toán…………………………..........………. 6
1.2. Kỹ năng………………………………………………………............ 7
1.2.1. Khái niệm kỹ năng…………………………………………............ 7
1.2.2. Sự hình thành kỹ năng………………………………………........... 8
1.2.3. Rèn luyện kỹ năng ………….………….…………………….......... 9
1.2.4. Phân biệt giữa kỹ năng và năng lực………….……………............. 11
1.3. Giải toán và kỹ năng giải toán………….……...........…….…………. 12
1.3.1. Kỹ năng giải toán………….………….…………...........…………. 12
1.3.2. Sự hình thành kỹ năng giải toán………….……………..........…… 13
1.3.3.Các mức độ của kỹ năng giải toán………….………………............. 14
1.3.4. Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh………….......... 14
1.4. Dạy học phương pháp giải bài tập toán……………..........………….. 15
1.5. Chứng minh toán học và dạy học chứng minh…………..........……... 19
1.5.1. Chứng minh ………………………………………..........………... 19
1.5.2. Phương pháp tìm tòi chứng minh…………………..........………… 19
1.6. Một số kỹ năng giải một bài toán hình học……………..........……… 20
1.6.1. Kỹ năng vẽ hình……………………………………….........……... 20
1.6.2. Kỹ năng tìm hướng giải ………………………………..........…….. 20
1.6.3. Kỹ năng trình bày lời giải……………………………..........……… 21
1.6.4. Kỹ năng nghiên cứu lời giải bài toán (phát hiện lỗi sai, đặc biệt
hóa, khái quát hóa, tương tự hóa).………………….................………….. 21
1.7. Dạy học rèn luyện kỹ năng giải toán thể tích khối da diện ….........… 21
1.7.1. Phân tích CT – SGK……………………………………..........…… 21
1.7.2.Các dạng toán thể tích khối đa diện………………………..........….. 22
1.7.3. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giải toán thể tích khối đa diện ở
THPT Trần Hưng Đạo và trường THPT Phụ Dực - Thái Bình.….....…… 22
Kết luận chương 1....................................................................................... 27
Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI
TOÁN THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN....................................................... 28
2. 1. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán thể tích khối đa diện... 28
2.1.1. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và vẽ đúng hình theo yêu cầu đề bài… 28
2.1.2. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã biết để phân tích bài
toán.............................................................................................................. 30
2.1.3. Rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải.…….…….….........….……… 40
2.1.4. Rèn luyện kỹ năng tìm nhiều cách giải cho một bài toán…............. 46
2.1.5. Rèn luyện kỹ năng phát triển bài toán……………………..........… 52
2.1.6. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm
trong quá trình giải bài tập……………………………………………….. 57
2.2. Hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán về thể tích đa
diện.............................................................................................................. 60
2.2.1. Các kiến thức cơ bản :…………………………..........……………. 60
2.2.2. Các dạng toán cơ bản………………………………….........……... 62
2.2.3. Một số bài tập nâng cao …………………………...................……. 84
Kết luận chương 2……………………………………….........………….. 91
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................ 92
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm……..........……….. 92
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm………………..........………… 92
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm……………………..........…... 92
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………………………......... 92
3.3. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm…………………........... 93
3.3.1. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm sư phạm………………........... 93
3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm……………………………............ 94
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ………………………….........…… 94
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm………………………………….......... 95
3.5.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm…………….......... 95
3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm………………………………........... 100
Kết luận chương 3…………………………………………………........... 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………….......... 113
1. Kết luận................................................................................................... 113
2. Khuyến nghị............................................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 114
PHỤ LỤC................................................................................................... 116
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây đổi mới giáo dục là một đề tài được cả xã
hội quan tâm, theo dõi. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính
sách đổi mới giáo dục nhằm phát triển giáo dục với mục tiêu đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, phẩm chất tốt, có trình độ
thẩm mĩ và lòng yêu đất nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Một trong những khâu then chốt của đổi mới giáo dục là đổi mới nội
dung và phương pháp giáo dục. Định hướng phương pháp dạy học được chỉ
rõ trong Luật Giáo dục (1998): “...Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, làm viêc
theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...”
Việc đổi mới đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các bậc học, môn học trong đó có
môn Toán. Trong trường THPT, Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan
trọng vì nó là môn khoa học cơ bản làm nền tảng cho nhiều ngành khoa học
khác và nó giúp người học rất nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, giải quyết các tình huống trong cuộc sống từ
đó đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho người dạy. Dạy toán là dạy kiến thức, tư
duy và tính cách (Nguyễn Cảnh Toàn) trong đó kỹ năng làm toán có vị trí đặc
biệt, vì không có kỹ năng làm toán sẽ không phát triển được tư duy. Như vậy
rèn luyện kỹ năng giải toán là rất cần thiết.
Trong chương trình môn Toán Trung học phổ thông nội dung kiến thức về thể
tích khối đa diện là một nội dung không dễ dạy và không dễ học. Nó cần đến
rất nhiều kiến thức hình học ở lớp dưới và nó thường gặp trong các kỳ thi tốt
nghiệp, đại học – cao đẳng. Qua thực tế giảng dạy tui thấy học sinh thường bỏ
qua phần này vì các em nghĩ nó quá khó và tâm lí “ngại” học hình học không
gian. Từ những kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy theo tui kiến thức về
hình học không gian không hề khó mà do các em chưa có kỹ năng học và giải
toán. Từ đó tui đã tổng kết, sắp xếp một cách hệ thống các biện pháp rèn
luyện kĩ năng giải các bài toán về thể tích khối đa diện chương trình hình học
12 THPT.
Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài:
“Rèn luyện kĩ năng giải toán thể tích khối đa diện cho học sinh lớp 12
trung học phổ thông”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp góp
phần rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về thể tích khối đa diện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng giải toán.
- Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải toán của học sinh trong khi học
nội dung thể tích khối đa diện.
- Đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện kỹ năng giải các bài
toán về thể tích khối đa diện.
- Qua thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
đề tài để áp dụng vào giảng dạy.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hình thành kỹ năng giải toán của học sinh
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học môn Toán ở trường THPT
5. Vấn đề nghiên cứu
Dạy các bài toán “ Thể tích khối đa diện” trong chương trình hình học
12 như thế nào để rèn luyên kỹ năng giải toán cho học sinh?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu rèn luyện cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông theo những biện
pháp đề xuất trong luận văn sẽ rèn luyện cho học sinh có kĩ năng giải toán,
đồng thời sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, phát huy tính tích cực
trong việc tiếp thu kiến thức mới và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt
mục tiêu dạy học môn Toán.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi các trường Trung
học phổ thông hiện nay, đơn cử là trường Trung học phổ thông Trần Hưng
Đạo, THPT Phụ Dực tỉnh Thái Bình.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này để thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2012 đến năm 2014.
8. Những đóng góp của Luận văn
- Cung cấp cơ sở lý luận về kỹ năng, kỹ năng giải toán.
- Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh khi dạy
nội dung " thể tích khối đa diện” hình học 12 ban cơ bản.
- Hệ thống hóa các kỹ năng cần rèn cho học sinh khi dạy nội dung " thể
tích khối đa diện” hình học 12 ban cơ bản.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho học
sinh và giáo viên sư phạm Toán ở trường Trung học phổ thông.
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu và phân tích tài liệu về
lí luận dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu liên quan đến môn
học.
- Phương pháp điều tra: Điều tra khả năng rèn luyện các kỹ năng giải
toán cho học sinh khi dạy học nội dung “Thể tích khối đa diện ” lớp 12 Trung
học phổ thông; chất lượng của học sinh trước và sau thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của lớp thầy cô đi trước về phương pháp
dạy học môn học; phân tích kết quả học tập của học sinh nhằm tìm hiểu thực
trạng về rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh trong quá trình giảng dạy
nội dung “Thể tích khối đa diện” lớp 12 Trung học phổ thông.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học thực nghiệm tại
trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT Phụ Dực - Thái Bình; cung cấp bài tập
và kiểm tra kết quả sau thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các số liệu thu được sau khi
điều tra.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nhiên cứu
Chương 2 : Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán thể tích khối đa diện
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý luận về dạy học giải bài tập toán
G.Polya cho rằng: “ Trong toán học, nắm vững bộ môn toán quan trọng
hơn rất nhiều so với một kiến thức thuần túy mà ta có thể bổ sung nhờ một
cuốn sách tra cứu thích hợp. Vì vậy cả trong trường trung học cũng như trong
các trường chuyên nghiệp, ta không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến
thức nhất định, mà quan trọng hơn nhiều là phải dạy cho họ đến mức độ nào
đó nắm vững môn học. Vậy thế nào là nắm vững môn toán? Đó là biết giải
toán!” [13, tr. 82]. Trên cơ sở đó ta có thể thấy rõ hơn vị trí, vai trò và ý nghĩa
của bài tập toán trong trường THPT .
1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc giải bài tập toán
a.Vai trò
Trong dạy học toán ở trường THPT, bài tập toán có vai trò vô cùng
quan trọng, theo Nguyễn Bá Kim: “ Ở trường phổ thông, dạy toán là dạy
hoạt động toán học. Đối với học sinh có thể xem giải toán là hình thức chủ
yếu của hoạt động học toán. Các bài tập toán ở trường phổ thông là một
phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học
sinh nắm vững những tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo,
ứng dụng toán học vào thực tiễn. Hoạt động giải bài tập toán là điều kiện để
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học toán ở trường phổ thông. Vì vậy, tổ chức
có hiệu quả việc dạy học giải bài tập toán có vai trò quyết định đối với chất
lượng dạy học toán’’ [6, tr. 201].
Cũng theo Nguyễn Bá Kim: “ Bài tập toán có vai trò quan trọng trong
môn toán. Điều căn bản là bài tập có vai trò mang hoạt động của học sinh.
Thông qua giải bài tập, học sinh phải thực hiện những hoạt động nhất định
bao gồm cả nhận dạng và thể hiện định nghĩa, đinh lí, quy tắc hay phương
pháp, những hoạt động toán học học phức hợp, những hoạt động trí tuệ phổ
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích bước đầu kiểm
chứng tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp rèn luyện kỹ năng cho
học sinh và giúp học sinh có cái nhìn hệ thống về thể tích khối đa diện.
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm gồm có:
- Biên soạn tài liệu theo hướng rèn luyện kỹ năng giải toán cho học
sinh thông qua nội dung dạy học chuyên đề “Thể tích khối đa diện ” với từng
tiết học và buổi học cụ thể. Tài liệu thực nghiệm được trình bày dưới dạng
một số đề kiểm tra.
- Chọn lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng; tiến hành dạy thực
nghiệm một số tiết học.
- Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm về phương pháp và cách tiến
hành thực nghiệm.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm theo các góc độ: chất lượng, hiệu quả
và tính khả thi của việc xây dựng hệ thống bài tập theo hướng rèn luyện kỹ
năng giải toán.
- Phân tích và xử lý kết quả của thực nghiệm.
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tui thực nghiệm sư phạm quy trình dạy học theo hướng rèn
luyện kỹ năng giải toán cho học sinh phần “Thể tích khối đa diện”. Thực
nghiệm sư phạm được thực hiện song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Để lựa chọn mẫu thực nghiệm sát đối tượng học sinh, chúng tui tiến
hành thực hiện:
- Trao đổi với giáo viên dạy môn Toán, giáo viên chủ nhiệm lớp để
biết tình hình học tập của học sinh.
- Xem xét kết quả học tập môn Toán của học sinh trong năm học lớp
10 và lớp 11.
- Điều tra, tìm hiểu năng lực học tập, mức độ hứng thú của học sinh
đối với môn Toán.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nhuhaodhv

New Member
Bạn ơi, link bị die rồi, bạn còn tài liệu này không cho mình xin với. Thank bạn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng cao THPT Luận văn Sư phạm 0
H Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh thông qua chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao theo hướng dạy học tích cực Luận văn Sư phạm 0
U Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần mềm tiến hóa sinh học 12 THPT Luận văn Sư phạm 0
K Rèn luyện kĩ năng giải toán về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, quan hệ song song cho học sinh lớp 11 THPT : Giáo dục học Luận văn Sư phạm 0
N Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 THPT Luận văn Sư phạm 0
J Sử dụng blog để rèn luyện kĩ năng viết cho sinh viên Đại học Thương mại Hà Nội Ngoại ngữ 0
C Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh THPT xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn Tài liệu chưa phân loại 0
L Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở Tài liệu chưa phân loại 0
H Dạy học định lí Toán học ở trường THPT theo hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh Luận văn Sư phạm 0
S rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm cho Học sinh THCS theo hướng dạy học tích cực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top