rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Xây dựng các thước đo, biến số nhằm hoàn thiện mô hình đánh giá tác động của bất bình đẳng giới (BBĐG) trong giáo dục và việc làm tới tăng trưởng kinh tế (TTKT) dựa trên mô hình TTKT Tân cổ điển và tới phát triển con người (PTCN) dựa trên khung phân tích đã được các học giả Klasen và Lamanna (2009), Seguino (2000), Hill và King (1995) phát triển; hoàn thiện phương pháp phân rã Blinder-Oaxaca ứng dụng cho phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến BBĐG dựa trên số liệu VHLSS;
2. BBĐG trong giáo dục và việc làm ở Việt Nam chỉ ra bất lợi và thiệt thòi cho nữ giới với các biểu hiện như: nữ có tỷ lệ nữ biết đọc biết viết và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn, lao động nữ thường làm công việc giản đơn hơn, tỷ lệ nữ nắm giữa các vị trí quản lý thấp hơn, lương của lao động nữ chỉ bằng từ 17% đến 25% so với lương LĐ nam...
3. Phân tích vi mô và vĩ mô đều cho thấy BBĐG trong giáo dục và việc làm có tác động tiêu cực đến TTKT. Phân tích vĩ mô cho cũng cho thấy chỉ số phát triển giới (mức độ BBĐG thấp hơn) tương quan dương với chỉ số PTCN. Tuy nhiên, phân tích vi mô cho thấy BBĐG trong giáo dục có tác động tiêu cực đến giáo dục con cái và chăm sóc sức khỏe gia đình; BBĐG trong việc làm có tác động tiêu cực đến giáo dục cho con cái nhưng có tác động tích cực tới chăm sóc sức khỏe gia đình;
4. Phân rã Blinder- Oaxaca chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới BBĐG hay tới mức độ tác động của BBĐG tới TTKT và PTCN. Các yếu tố này bao gồm: dân tộc, đặc điểm kinh tế hộ gia đình, vùng sinh sống, hỗ trợ phát triển, đặc điểm cơ sở hạ tầng và sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ trọng nông nghiệp, số doanh nghiệp, sự tồn tại của các làng nghề (đối với BBĐG trong giáo dục); và bao gồm: dân tộc, ngành, nghề, khu vực kinh tế, khu vực sinh sống (đối với BBĐG trong việc làm).
5. Để thúc đẩy phát triển ở Việt Nam cần thực hiện các giải pháp giảm BBĐG chung, giảm BBĐG trong giáo dục và việc làm kết hợp với các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của BBĐG trong giáo dục và việc làm tới TTKT và PTCN.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ, HỘP ................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .....................................................................................1
2. Mục đích, ý nghĩa của luận án.........................................................................................3
2.1 Mục đích của luận án ........................................................................................................3
2.2 Ý nghĩa của luận án ..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG
GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .........................6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển.................6
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển..................6
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bình đẳng giới tới phát triển................15
1.1.3 Các đóng góp và vấn đề còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu đã tổng quan....................26
1.2 Hướng nghiên cứu của luận án....................................................................................27
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................27
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................28
1.2.3 Vấn đề mới của luận án: các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu...................................30
1.2.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN....................................................................34
2.1 Các khái niệm cơ bản ...................................................................................................34 2.1.1 Giới và bất bình đẳng giới ...........................................................................................34 2.1.2 Phát triển ......................................................................................................................36 2.2 Lý luận và phương pháp đánh giá tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới tăng trưởng kinh tế ...................................................................................37

iv
2.2.1 Lý luận về tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới tăng trưởng kinh tế ...................................................................................................................................37 2.2.2 Phương pháp đánh giá tác động của bất bình đẳng giới về giáo dục và việc làm tới tăng trưởng kinh tế................................................................................................................41 2.3 Lý luận và phương pháp đánh giá tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới phát triển con người..................................................................................44 2.3.1 Lý luận về tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới phát triển con người ..............................................................................................................................44 2.3.2 Phương pháp đánh giá tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển con người .......46 2.3.2 Phương pháp đánh giá tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển con người .......47 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới hay mức độ tác động của bất bình đẳng giới...............................................................................................................................49 2.4.1 Thông qua phân tích định tính .....................................................................................50 2.4.2 Thông qua phân tích định lượng..................................................................................57
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM .....................61
3.1 Khái quát thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam ...............................................61 3.1.1 Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục..............................................................61 3.1.2 Thực trạng bất bình đẳng giới về việc làm ..................................................................62 3.2 Khái quát thực trạng phát triển ở Việt Nam..............................................................71 3.2.1 Tăng trưởng kinh tế .....................................................................................................71 3.2.2 Phát triển con người.....................................................................................................72 3.3 Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.......................................................................................................................73 3.3.1 Phân tích vĩ mô ............................................................................................................73 3.3.2 Phân tích vi mô ............................................................................................................75 3.4 Tác động của bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm tới phát triển con người ở Việt Nam................................................................................................................78 3.4.1 Phân tích vĩ mô ............................................................................................................78 3.4.2 Phân tích vi mô ............................................................................................................80

v
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới hay mức độ tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển ở Việt Nam ..................................................................................92 3.5.1 Kết quả phân tích định tính..........................................................................................92 3.5.1.1 Đối với bất bình đẳng giới chung .............................................................................92 3.5.1.2 Đối với bất bình đẳng giới trong giáo dục ..............................................................101 3.5.1.3 Đối với bất bình đẳng giới trong việc làm ..............................................................104 3.5.2 Kết quả phân tích định lượng.....................................................................................107 3.5.2.1 Đối với bất bình đẳng giới trong giáo dục ..............................................................107 3.5.2.2 Đối với bất bình đẳng giới trong việc làm ..............................................................110 3.6 Những phát hiện chính về thực trạng, tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến bất đẳng giới trong giáo dục và việc làm ở Việt Nam ..........................................................112
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................................117 4.1 Bối cảnh liên quan đến mục tiêu bình đẳng giới và thúc đẩy phát triển ở Việt Nam 117 4.1.1 Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế..................117 4.1.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển ở Việt Nam ..........................................................119 4.1.3 Quan điểm và mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam ..................................................122 4.2 Quan điểm và mục tiêu giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới nhằm thúc đẩy phát triển ở Việt Nam................................................................................................................126 4.3 Một số giải pháp giảm bất bình đẳng giới hay mức độ tác động tiêu cực của bất bình đẳng giới nhằm thúc đẩy phát triển ở Việt Nam...................................................128 4.3.1 Các giải pháp giảm bất bình đẳng giới ......................................................................129 4.3.2 Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng giới tới phát triển..........135
KẾT LUẬN........................................................................................................................140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................146 PHỤ LỤC...........................................................................................................................153 Phụ lục 1: Giải thích một số biến kiểm soát ......................................................................153

vi
Phụ lục 2: Các kiểm định đối với mô hình ước lượng tác động của bất bình đẳng giới tới tăng trưởng kinh tế theo cách tiếp cận vĩ mô......................................................................154 Phụ lục 3: Mô tả thống kê các biến kiểm soát trong mô hình ước lượng tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển con người ..............................................................................155 Phụ lục 4: Kết quả hồi quy hệ số của các biến kiểm soát đối với tác động của chênh lệch trình độ học vấn của bố và mẹ tới giáo dục của con và chăm sóc sức khỏe gia đình.........156 Phụ lục 5: Kết quả hồi quy hệ số của các biến kiểm soát đối với tác động của tình trạng việc làm của bố và mẹ tới giáo dục của con và chăm sóc sức khỏe gia đình .....................158 Phụ lục 6: Kết quả phân rã Blinder- Oaxaca đối với chênh lệch số năm đi học của nam và nữ ........................................................................................................................................160 Phụ lục 7: Kết quả phân rã Blinder- Oaxaca đối với chênh lệch lương của nam và nữ ....163 Phụ lục 8: Một số nội dung cơ bản của VHLSS 2012.......................................................165 Phụ lục 9: Kết quả kiểm định T-test đối với thu nhập trung bình đầu người trong gia đình có chủ hộ là nữ và chủ hộ là nam .......................................................................................173 Phụ lục 10: Phân tích chi tiết về khái niệm giới và các khía cạnh của bất bình đẳng giới 179

Chữ viết tắt
BBĐG CMKT CNCB LĐ LĐTBXH LLLĐ NCS PTCN TTKT SX SXKD THCS THPT XĐGN
Cụm từ tiếng Việt
Bất bình đẳng giới Chuyên môn kỹ thuật Công nghiệp chế biến Lao động
Lao động, thương binh, xã hội Lực lượng lao động
Nghiên cứu sinh
Phát triển con người
Tăng trưởng kinh tế Sản xuất
Sản xuất kinh doanh Trung học cơ sở Trung học phổ thông Xóa đói giảm nghèo
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt
FDI GDI GDP GII GSO HDI ICOR
ILO
LFS OLS UN UNDP
VHLSS WB
Cụm từ tiếng Anh
Foreign Direct Investment
Gender Development Index
Gros Domestic Products
Gender Inequality Index
General Statistic Office
Human Development Index
Incremental Capital Output Ratio
International Labor
Organization
Labour Force Survey Ordinary least squares United Nations
United Nations Development Program
Vietnam Household Living Stadard Survey
the World Bank
Cụm từ tiếng Việt
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chỉ số phát triển giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số bất bình đẳng giới
Tổng cục thống kê Việt Nam
Chỉ số phát triển con người
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Tổ chức lao động quốc tế
Điều tra lao động và việc làm
Ước lượng bình phương nhỏ nhất Liên hợp quốc
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
Ngân hàng Thế giới
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình ........................................................... 43 Bảng 2.2 Các biến phụ thuộc và biến giải thích được sử dụng ..................................... 49 Bảng 3.1 Tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân Việt Nam từ 10 tuổi trở lên
năm 2010 và 2012 .............................................................................................................. 61 Bảng 3.2 Khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2011 và 2012
theo giới tính...................................................................................................................... 62 Bảng 3.3 Khoảng cách về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính,
giai đoạn 2002-2012 .......................................................................................................... 63 Bảng 3.4 Cơ cấu lao động thất nghiệp theo giới tính, khu vực và
trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhóm tuổi năm 2012 ................................................ 64 Bảng 3.5 Tỷ trọng việc làm theo ngành và giới tính, 2012 ............................................ 66 Bảng 3.6 Khoảng cách về nghề nghiệp theo giới tính, năm 2012 (%)..........................67 Bảng 3.7 Tiền lương bình quân tháng theo giới tính, giai đoạn 2002-2012 ................. 68 Bảng 3.8 Khoảng cách về tiền lương theo trình độ chuyên môn,
kỹ thuật theo giới tính, năm 2012 .................................................................................... 69 Bảng 3.9 Tỷ lệ tiền lương bình quân tháng của nữ/nam theo khu vực kinh tế ........... 70 Bảng 3.10 Khoảng cách về tiền lương theo ngành nghề và theo giới tính, năm 2012 .71 Bảng 3.11 Tóm tắt thống kê các biến sử dụng trong mô hình ...................................... 73 Bảng 3.12 Tương quan giữa lnGDP và các biến độc lập...............................................74 Bảng 3.13 Tóm tắt kết quả hồi quy về tác động của GDI đối với GDP ....................... 74 Bảng 3.14 Giới tính của chủ hộ và tình trạng hôn nhân ............................................... 76 Bảng 3.15 Thu nhập bình quân đầu người theo giới tính của chủ hộ và
tình trạng hôn nhân .......................................................................................................... 77 Bảng 3.16 Mô tả các biến phụ thuộc và các giải thích chính ........................................ 80 Bảng 3.17 Kết quả hồi quy tác động của trình độ học vấn của bố và mẹ
tới giáo dục cho con cái và chăm sóc sức khỏe gia đình ................................................ 82 Bảng 3.18 Kết quả hồi quy tác động của tình trạng việc làm của bố và mẹ
tới giáo dục cho con cái và chăm sóc sức khỏe gia đình ................................................ 85

x
Bảng 3.19 Khác biệt trong đầu tư cho giáo dục cho con cái và
chăm sóc sức khỏe gia đình theo giới tính của chủ hộ ................................................... 90 Bảng 3.20 Tỷ lệ nam/nữ có bảo hiểm y tế năm 2012...................................................... 91 Bảng 3.21 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành ............................................. 96 Bảng 3.22 Năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 2007-2013 ......................................... 97 Bảng 3.23 Một số chỉ báo phát triển cơ bản của Việt Nam
qua số liệu điều tra VHLSS 2012..................................................................................... 98 Bảng 3.24 Trình độ học vấn của nam và nữ ở Việt Nam ............................................ 102 Bảng 3.25 Kết quả tổng quát về phân rã Blinder-Oaxaca cho
bất bình đẳng giới trong giáo dục.................................................................................. 108 Bảng 3.26 Kết quả tổng quát về phân rã Blinder-Oaxaca cho
khác biệt về tiền lương theo giới tính ............................................................................ 111
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ, HỘP
Sơ đồ 1.1 Phạm vi nội dung tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển ................29
Sơ đồ 1.2 Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của luận án ..............................................32
Sơ đồ 2.1 Tổng hợp các tác động của BBĐG trong giáo dục tới tăng trưởng kinh tế ..39
Sơ đồ 2.2 Tổng hợp các tác động của BBĐG trong việc làm tới tăng trưởng kinh tế ..41
Sơ đồ 2.3 Tổng hợp các tác động của BBĐG trong giáo dục và việc làm tới phát triển con người ...........................................................................................................................46
Đồ thị 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ............................................................................72 Đồ thị 3.2 Số năm đi học bình quân của nam và nữ theo độ tuổi ..................................81
Bản đồ 3.1 Chỉ số phát triển giới và chỉ số phát triển trung bình cấp tỉnh năm 2012..79
Hộp 4.1 Mục đích của công ước CEDAW ................................................................... 123 Hộp 4.2 Mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 ...........................................................................................................................125

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tại cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trên thế giới tháng 9 năm 2000, bình đẳng giới đã được là mục tiêu phát triển thứ 3 một trong 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, được ghi vào tuyên ngôn Thiên niên kỷ của UN và được 147 nước ký cam kết thực hiện. Từ góc độ nhân quyền, mục tiêu này nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người về phúc lợi liên quan đến sức khỏe, giáo dục, điều kiện sống và an ninh. Từ góc độ phát triển, giảm BBĐG được coi là biểu hiện của quá trình tiến bộ xã hội của một quốc gia. Những nhận định này đã khẳng định giá trị tốt đẹp của bình đẳng giới. Vì vậy, để hướng tới phát triển, cần tìm ra những biểu hiện và mức độ BBĐG để đánh giá và can thiệp kịp thời, đặc biệt là các hủ tục rất lạc hậu đối với phụ nữ và trực tiếp ảnh hưởng đến phúc lợi của họ [66].
Bình đẳng giới còn thu hút sự quan tâm của giới học thuật bởi nó vẫn tồn tại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [65, tr. 4] và ảnh hưởng đến các phương diện khác của phát triển (Dollar và Gatti, 1999, Klasen 2002, Klasen và Lamanna 2009). Chia sẻ quan điểm này, các tác giả Abu-Ghaida và Klasen (2004) đã ước tính những chi phí tính theo tỷ lệ TTKT và PTCN mà các nước đã phải trả giá khi không đạt được mục tiêu bình đẳng giới về giáo dục. Nhóm tác giả đã chứng minh rằng 45 quốc gia được khảo sát mà không đạt được những tiến bộ về bình đẳng giới trong giáo dục đã mất đi 0,1 đến 0,.3% TTKT. Ngoài ra, những quốc gia này cũng chịu những tác động tiêu cực về PTCN như: số trẻ em trên mỗi phụ nữ tăng thêm 0,1 đến 0,4; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em tăng thêm tương ứng 1,5 và 2,5%.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu về tác động của BBĐG tới phát triển ở một nhóm các quốc gia cho thấy chiều hướng và mức độ của tác động vẫn còn chứa đựng những tranh luận. Chẳng hạn, tác giả Seguino (2000) cho rằng chênh lệch lương theo giới có tác động tích cực đến TTKT của các nước áp dụng chiến lược

2
hướng về xuất khẩu thông qua việc tăng cường năng lực cạnh tranh của những ngành thâm dụng lao động nữ với mức lương thấp hơn [61]. Các tác giả Schober và Winer-Ebmer (2011) tiến hành nghiên cứu này với ba nhóm quốc gia và có kết luận hoàn toàn ngược lại: bất kỳ sự BBĐG trên phương diện nào cũng có tác động tiêu cực tới tăng trưởng [59]. Nhóm tác giả Dollar và Gatti (1999) đã chỉ ra rằng những quốc gia có trình độ phát triển cao hơn sẽ chịu tác động lớn hơn của BBĐG trong giáo dục. Các tác giả Klasen và Lamanna (2009) cũng đã kết luận rằng mức độ tác động có thay đổi theo khi xét thêm yếu tố khu vực. Tương tự, các tác giả Bandiera và Natraj (2013) cũng kết luận rằng các nghiên cứu về tác động của BBĐG cho đến nay chủ yếu dựa vào phân tích số liệu của một nhóm các quốc gia với rất nhiều khác biệt nên những phát hiện từ các nghiên cứu đó có thể đúng trong phạm vi một quốc gia, hay trong nhóm quốc gia cụ thể khác [26]. Vì vậy, để có cơ sở cho những hoạch định chính sách hiệu quả cho một quốc gia, cần tiến hành nghiên cứu riêng cho quốc gia ấy.
Ở Việt Nam, quan điểm của Đảng cộng sản cũng nhấn mạnh việc đảm bảo cơ hội và quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 24/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020. Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đã xác định tầm quan trọng của bình đẳng giới và việc lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách quốc gia [55]. Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới đánh giá là có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm BBĐG với chỉ số BBĐG (GII) xếp thứ 48 trên 131 quốc gia trong danh mục xếp hạng của UNDP năm 2012 [1]. Tuy nhiên, nếu so sánh với nam giới về địa vị và phúc lợi thì phụ nữ Việt Nam vẫn còn chịu bất lợi trên nhiều phương diện như việc làm, giáo dục, sức khỏe, địa vị xã hội... Cụ thể, Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia đại biểu quốc hội của là 24,4% [24] trong khi đó tỷ lệ này ở Thụy Điển là 44,7%, ở Phần Lan là 42,5%, ở Nam Phi là 41,1%; và tỷ lệ nam và nữ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số nam và nữ tương ứng

3
là 81,2 và 73,2; tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học trở lên đối với nữ và nam tương ứng là 24,7% và 28%, trong khi tỷ lệ này là gần 100% đối với cả nam và nữ ở các nước Pháp, Anh, Canada, Áo, Séc và xấp xỉ 49,5% đối với Anđôra; tỷ lệ chết trong 100.000 lượt phụ nữ mang thai và sinh con là 59 trong khi tỷ lệ này ở Estonia là 2, ở Singapo là 3, ở Thụy Điển, Italia và Belarus là 4, ở Ba Lan là 5 và ở Úc là 7 [71]. Ngoài ra, theo tổng kết của UN Women (2013), tỷ lệ nữ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà chỉ có 20%, trong khi con số này đối với nam là 52%, và tỷ lệ nam và nữ cùng đứng tên là 18% [20]. Hơn nữa, tỷ số giới tính khi sinh (tỷ lệ bé trai/100) đã tăng từ 107,3 (năm 2000) lên tới 113,8 (năm 2013) tính chung cho toàn quốc và đặc biệt lên tới 115,5 (năm 2013) tính riêng cho nông thôn. Điều này đã khẳng định thấy tư tưởng "trọng nam, khinh nữ", và hành động lựa chọn giới tính thai nhi trở nên rõ rệt khi có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại [21].
Trong điều kiện các chiến lược, giải pháp đã được ban hành nhưng thực tiễn BBĐG vẫn tồn tại như vậy thì việc tìm hiểu cụ thể hơn về biểu hiện và tác động của BBĐG tới phát triển ở Việt Nam rất có ý nghĩa.
2. Mục đích, ý nghĩa của luận án
2.1 Mục đích của luận án
Với thực trạng thành tựu hướng tới mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam chưa đáng kể, mặc dù đã có một số chính sách và chiến lược giảm BBĐG, luận án được thực hiện với mục đích trả lời câu hỏi cơ bản đặt ra liên quan quan đến BBĐG. Đó là ngoài ý nghĩa tiêu cực xét từ góc độ nhân quyền, BBĐG có tác động như thế nào tới phát triển? Và nếu có tác động (tích cực hay tiêu cực) thì để đạt được các mục tiêu phát triển ở Việt Nam, cần có những giải pháp nào liên quan đến BBĐG? Do chưa có nghiên cứu về Việt Nam về vấn đề cụ thể như vậy, đề tài “Tác động của bất bình đẳng giới tới phát triển ở Việt Nam” được lựa chọn cho luận án này.

nam giới (nữ phải có bằng giỏi/nam có bằng khá trở lên; nữ không quá 30 tuổi/ nam không quá 35 tuổi...)
Theo Ủy ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ, BBĐG chỉ sự khác biệt hay bất bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới về điều kiện sống, học tập, làm việc và tiếp cận, hưởng lợi các lợi ích từ xã hội [17].
Trong phạm vi luận án, BBĐG được định nghĩa là bất kỳ sự khác biệt nào về quyền, cơ hội và lợi ích giữa nam và nữ và/hay bất kỳ sự phân biệt đối xử theo giới trên một hay một số phương diện trong cuộc sống mà có thể quan sát và đo lường được.
4
BBĐG được biểu hiện trên rất nhiều khía cạnh và nội hàm của phát triển cũng tương đối rộng nên luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trên hai khía cạnh giáo dục và việc làm (đối với bất bình đẳng giới) và tăng trưởng kinh tế và phát triển con người (đối với phát triển). Cơ sở của phạm vi nghiên cứu được trình bày chi tiết hơn trong Mục 1.2.2 (Chương 1). Với trọng tâm nghiên cứu này, luận án tìm hiểu thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của BBĐG tới TTKT và PTCN, đồng thời đề xuất một số giải pháp liên quan tới BBĐG nhằm thúc đẩy phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án có thể được dùng làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top