firstlove_85dn
New Member
Download miễn phí Đề tài Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đến nghành điện tử - Viễn thông - một trong số những nghành công nghiệp chủ lực của Việt Nam và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành điện tử - viễn thông - một trong những ngành được coi là “mũi nhọn”- một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam đã chịu rất nhiều tác động sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhìn nhận lại thực trạng và những tác động của WTO trong những năm qua, từ đó tập trung nghiên cứu thảo luận về những xu hướng phát triển mới của ngành điện tử, điện lạnh - viễn thông; xu hướng liên kết sản xuất trong các doanh nghiệp điện tử; xu hướng phát triển nguồn nhân lực; phân tích về thị trường bán lẻ: cơ hội và thách thức của ngành sau khi gia nhập WTO cũng như những phân tích về hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp. Những vấn đề về cạnh tranh, về vai trò của Hiệp hội đối với các thành viên trong thời kỳ hội nhập cũng được các đại biểu đề cập tới.
1. Khi Việt Nam tham gia vào WTO, nền kinh tế đã có những biểu hiện tích cực như:
- Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, năng lực sản xuất và kinh doanh của các ngành tăng lên rõ rệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng hầu hết các ngành hàng nước ta đều đạt mức tăng trưởng cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu ước tính, năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng còn 7%); kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thuộc các ngành hàng đều tăng rõ rệt.
- Tốc độ tăng trưởng cao (GDP năm 2007 đạt 8,48%; năm 2008 ước đạt 6,23%), vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (năm 2007 đạt 20,3 tỉ USD tăng 69,2% năm 2008 ước đạt 60 tỉ USD);
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng (kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,56 tỉ USD, tăng 21,9% so với chỉ tiêu đặt ra 17,4%, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước tăng 31,8%, tăng gần 12%, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 399.000 tỉ đồng, tăng hơn 76.000 tỉ đồng so với chỉ tiêu của
Quốc hội). Hàng hóa của Việt Nam có cơ hội thâm nhập được thị trường các nước thành viên WTO thuận lợi hơn do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử; có điều kiện tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu
- Thâm hụt thương mại giảm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng (từ 574.046 tỉ đồng năm 2007 lên 601.478,2 tỉ đồng - tính đến hết tháng 11-2008);
- Các doanh nghiệp Việt Nam đã có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành hàng; tạo điều kiện cho các loại thị trường phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế và theo định hướng. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã có tác động tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc phát triển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm cũng như mở ra các kênh tài chính tạo cơ hội lựa chọn tiếp, cận tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc các ngành ưu tiên như đóng tàu hay phát triển năng lượng mới.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành xuất khẩu chủ lực, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, các ngành cung cấp các nguyên liệu vật tư cho sản phẩm, các ngành cạnh tranh kém như dệt may, xe máy và phụ tùng, nhựa, chế biến rau quả... suy giảm);
- Tăng việc làm, tăng năng suất lao động nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động; số người thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng lên, công tác xóa đói giảm cùng kiệt đạt hiệu quả và phát huy tác dụng...
Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý hơn, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. Do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm, ứng dụng những cách quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến...để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tận dụng cơ chế của WTO để giải quyết các tranh chấp với các nước thành viên khác nhằm bảo vệ quyền lợi trong các cuộc tranh chấp thương mại, sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu.
- Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng…
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…
2. Những khó khăn và tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp điện tử - viễn thông nói riêng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn.
- Việc mở cửa thị trường dẫn đến sức ép cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh ở thị trường trong nước mà còn phải cạnh tranh ở thị trường thế giới. Nhiều khoản trợ cấp hay có tính trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành hàng cho một số ngành trước đây buộc phải bãi bỏ theo cam kết gia nhập WTO.
- Quy mô của doanh nghiệp điện tử - viễn thông nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trường cạnh tranh quốc tế còn có hạn, thiếu sự liên kết và chỉ tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các ngành hàng, nên phải lệ thuộc nhiều vào các trung gian thương mại nước ngoài. Năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Các doanh nghiệp phải đối mặt với các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù các hàng rào phi thuế quan được cắt giảm đối với một số mặt hàng và một số thị trường như hạn ngạch xuất khẩu ngành dệt may vào thị trường Hoa Kỳ và EU…, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo quy định riêng của một số nước. Các mặt hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Các mặt hàng công nghiệp chế biến và cơ khí luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá.
- Sự phát triển của một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, ngành điện, giao thông và một số lĩnh vực dịch vụ công chưa phát triển khiến doanh nghiệp trả giá dịch vụ cao hơn, làm giảm năng lực cạnh tranh.
- Xử lý mâu thuẫn giữa một bên là mở cửa, giảm thuế để hạ giá thành đầu vào cho sản xuất và để cho người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa giá rẻ, một bên là muốn bảo hộ để duy trì sản xuất trong nước. Phần lớn các ngành hàng vừa được sản xuất trong nước lại vừa được nhập khẩu. Với chủ trương bảo hộ một số ngành, chúng ta đang thực hiện chính sách thuế nhập khẩu cao đối với sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thuế nhập khẩu thấp hơn đối với nguyên liệu và linh kiện, chi tiết rời để khuyến khích sản xuất và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, nhiều ngành sản xuất không tranh thủ cơ hội này để phát triển sản xuất và cải tiến công nghệ mà chỉ trông chờ vào chính sách bảo hộ, vì vậy khi thực hiện cam kết gia nhập WTO thì những hàng hóa này được sản xuất ra luôn có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, khó tiêu thụ ở cả thị trường trong và ngoài nước
Tốc độ tăng trưởng tuy có cao nhưng đã chậm lại, lạm phát tăng cao vượt xa mức dự báo; thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động, hệ thống ngân hàng bộc lộ những hạn chế, yếu kém gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, tác động không nhỏ đến tâm lý của doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng; nguồn nhân lực trong nước không đáp ứng được với những yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến việc mất cân đối giữa cung cầu lao động gây nên khả năng tái cùng kiệt tăng cao; áp lực cạnh tranh gay gắt... cũng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt đó là chỉ kể từ ngày 1-1-2009, Việt Nam sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, điều đó đồng nghĩa với việc sự bảo hộ của Nhà nước đối với các ngành sản xuất trong nước, bao gồm cả các ngành điện tử sẽ không còn nữa. Những quy định ràng buộc khi gia nhập WTO đã có những tác động tới doanh nghiệp, song cho tới thời điểm này, theo các chuyên gia, các nhà quản lý, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về luật WTO, chưa kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chưa vạch ra hướng đi rõ ràng cho mình trong giai đoạn mới. Mặt khác, cùng với việc các sản phẩm điện tử nguyên chiếc được sản xuất từ các nước khác và sự tham gia sản xuất các hãng điện tử nổi tiếng ngay tại thị trường trong nước đã làm cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã khó khăn càng ít có khả năng cạnh tranh hơn.
những hạn chế của lao động Việt Nam nhờ đó mà xây dựng chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại.
- Trong quá trình toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã gây nên những tác động mạnh mẽ vào tất cả các nước nhất là các nước đang phát triển, làm xuất hiện hai xu thế đối lập, vừa thúc đẩy di chuyển lao động vừa hạn chế dòng di chuyển này. Một mặt, nhu cầu của thị trường kinh doanh ở nhiều nước phát triển và các nước khan hiếm lao động đã tạo ra một dòng chảy lao động từ những nước đang phát triển và dư thừa lao động tới những nước này. Mặt khác, sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển trở thành một yếu tố có tác dụng giữ lao động tại chỗ, hạn chế dòng di chuyển lao động quốc tế, nhưng lại thúc đẩy dòng di chuyển lao động trong nước, từ nông thôn ra thành thị, từ những khu vực kém phát triển tới những nơi phát triển hơn và có thu nhập cao hơn. Một đặc điểm nữa là sự dịch chuyển lao động quốc tế nhưng không vượt qua được biên giới quốc gia. Ngày nay, một người có thể vẫn ở quốc gia mình nhưng làm việc cho một công ty ở quốc gia khác thông qua mạng Internet. Như vậy, dù không có sự di chuyển lao động, trên thực tế lao động vẫn được quốc tế hoá, vẫn có sự phân công và ràng buộc lẫn nhau. Đây là một đặc điểm mới của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay. Sự di chuyển lao động trên thị trường các nước đang phát triển, đã và đang làm tăng thu nhập của người lao động. Đa số các nhà kinh tế đều thừa nhận, ở những nền kinh tế mở, năng suất lao động tăng nhanh hơn và 90% sự khác biệt về tiền lương được giải thích bởi sự khác biệt về năng suất lao động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm biến động thị trường lao động. Dòng di chuyển lao động ở Việt Nam từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu công nghiệp, từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao là sự dịch chuyển tuân theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, sự di chuyển lao động theo quy luật thị trường nhiều khi không phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự bất hợp lý trong việc tập trung quá nhiều lao động có trình độ cao ở các đô thị nhưng lại thiếu lao động ở những vùng kinh tế khó khăn. Đồng thời, sự di chuyển lao động bao giờ cũng phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự can thiệp và trợ giúp kịp thời, hiệu quả từ phía Nhà nước. Đây là một thách thức lớn xét từ góc độ quản lý thị trường lao động.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành điện tử - viễn thông - một trong những ngành được coi là “mũi nhọn”- một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam đã chịu rất nhiều tác động sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhìn nhận lại thực trạng và những tác động của WTO trong những năm qua, từ đó tập trung nghiên cứu thảo luận về những xu hướng phát triển mới của ngành điện tử, điện lạnh - viễn thông; xu hướng liên kết sản xuất trong các doanh nghiệp điện tử; xu hướng phát triển nguồn nhân lực; phân tích về thị trường bán lẻ: cơ hội và thách thức của ngành sau khi gia nhập WTO cũng như những phân tích về hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp. Những vấn đề về cạnh tranh, về vai trò của Hiệp hội đối với các thành viên trong thời kỳ hội nhập cũng được các đại biểu đề cập tới.
1. Khi Việt Nam tham gia vào WTO, nền kinh tế đã có những biểu hiện tích cực như:
- Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, năng lực sản xuất và kinh doanh của các ngành tăng lên rõ rệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng hầu hết các ngành hàng nước ta đều đạt mức tăng trưởng cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu ước tính, năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng còn 7%); kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thuộc các ngành hàng đều tăng rõ rệt.
- Tốc độ tăng trưởng cao (GDP năm 2007 đạt 8,48%; năm 2008 ước đạt 6,23%), vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (năm 2007 đạt 20,3 tỉ USD tăng 69,2% năm 2008 ước đạt 60 tỉ USD);
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng (kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,56 tỉ USD, tăng 21,9% so với chỉ tiêu đặt ra 17,4%, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước tăng 31,8%, tăng gần 12%, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 399.000 tỉ đồng, tăng hơn 76.000 tỉ đồng so với chỉ tiêu của
Quốc hội). Hàng hóa của Việt Nam có cơ hội thâm nhập được thị trường các nước thành viên WTO thuận lợi hơn do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử; có điều kiện tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu
- Thâm hụt thương mại giảm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng (từ 574.046 tỉ đồng năm 2007 lên 601.478,2 tỉ đồng - tính đến hết tháng 11-2008);
- Các doanh nghiệp Việt Nam đã có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành hàng; tạo điều kiện cho các loại thị trường phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế và theo định hướng. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã có tác động tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc phát triển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm cũng như mở ra các kênh tài chính tạo cơ hội lựa chọn tiếp, cận tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc các ngành ưu tiên như đóng tàu hay phát triển năng lượng mới.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành xuất khẩu chủ lực, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, các ngành cung cấp các nguyên liệu vật tư cho sản phẩm, các ngành cạnh tranh kém như dệt may, xe máy và phụ tùng, nhựa, chế biến rau quả... suy giảm);
- Tăng việc làm, tăng năng suất lao động nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động; số người thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng lên, công tác xóa đói giảm cùng kiệt đạt hiệu quả và phát huy tác dụng...
Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý hơn, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. Do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm, ứng dụng những cách quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến...để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tận dụng cơ chế của WTO để giải quyết các tranh chấp với các nước thành viên khác nhằm bảo vệ quyền lợi trong các cuộc tranh chấp thương mại, sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu.
- Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng…
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…
2. Những khó khăn và tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp điện tử - viễn thông nói riêng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn.
- Việc mở cửa thị trường dẫn đến sức ép cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh ở thị trường trong nước mà còn phải cạnh tranh ở thị trường thế giới. Nhiều khoản trợ cấp hay có tính trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành hàng cho một số ngành trước đây buộc phải bãi bỏ theo cam kết gia nhập WTO.
- Quy mô của doanh nghiệp điện tử - viễn thông nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trường cạnh tranh quốc tế còn có hạn, thiếu sự liên kết và chỉ tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các ngành hàng, nên phải lệ thuộc nhiều vào các trung gian thương mại nước ngoài. Năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Các doanh nghiệp phải đối mặt với các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù các hàng rào phi thuế quan được cắt giảm đối với một số mặt hàng và một số thị trường như hạn ngạch xuất khẩu ngành dệt may vào thị trường Hoa Kỳ và EU…, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo quy định riêng của một số nước. Các mặt hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Các mặt hàng công nghiệp chế biến và cơ khí luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá.
- Sự phát triển của một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, ngành điện, giao thông và một số lĩnh vực dịch vụ công chưa phát triển khiến doanh nghiệp trả giá dịch vụ cao hơn, làm giảm năng lực cạnh tranh.
- Xử lý mâu thuẫn giữa một bên là mở cửa, giảm thuế để hạ giá thành đầu vào cho sản xuất và để cho người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa giá rẻ, một bên là muốn bảo hộ để duy trì sản xuất trong nước. Phần lớn các ngành hàng vừa được sản xuất trong nước lại vừa được nhập khẩu. Với chủ trương bảo hộ một số ngành, chúng ta đang thực hiện chính sách thuế nhập khẩu cao đối với sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thuế nhập khẩu thấp hơn đối với nguyên liệu và linh kiện, chi tiết rời để khuyến khích sản xuất và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, nhiều ngành sản xuất không tranh thủ cơ hội này để phát triển sản xuất và cải tiến công nghệ mà chỉ trông chờ vào chính sách bảo hộ, vì vậy khi thực hiện cam kết gia nhập WTO thì những hàng hóa này được sản xuất ra luôn có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, khó tiêu thụ ở cả thị trường trong và ngoài nước
Tốc độ tăng trưởng tuy có cao nhưng đã chậm lại, lạm phát tăng cao vượt xa mức dự báo; thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động, hệ thống ngân hàng bộc lộ những hạn chế, yếu kém gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, tác động không nhỏ đến tâm lý của doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng; nguồn nhân lực trong nước không đáp ứng được với những yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến việc mất cân đối giữa cung cầu lao động gây nên khả năng tái cùng kiệt tăng cao; áp lực cạnh tranh gay gắt... cũng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt đó là chỉ kể từ ngày 1-1-2009, Việt Nam sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, điều đó đồng nghĩa với việc sự bảo hộ của Nhà nước đối với các ngành sản xuất trong nước, bao gồm cả các ngành điện tử sẽ không còn nữa. Những quy định ràng buộc khi gia nhập WTO đã có những tác động tới doanh nghiệp, song cho tới thời điểm này, theo các chuyên gia, các nhà quản lý, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về luật WTO, chưa kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chưa vạch ra hướng đi rõ ràng cho mình trong giai đoạn mới. Mặt khác, cùng với việc các sản phẩm điện tử nguyên chiếc được sản xuất từ các nước khác và sự tham gia sản xuất các hãng điện tử nổi tiếng ngay tại thị trường trong nước đã làm cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã khó khăn càng ít có khả năng cạnh tranh hơn.
những hạn chế của lao động Việt Nam nhờ đó mà xây dựng chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại.
- Trong quá trình toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã gây nên những tác động mạnh mẽ vào tất cả các nước nhất là các nước đang phát triển, làm xuất hiện hai xu thế đối lập, vừa thúc đẩy di chuyển lao động vừa hạn chế dòng di chuyển này. Một mặt, nhu cầu của thị trường kinh doanh ở nhiều nước phát triển và các nước khan hiếm lao động đã tạo ra một dòng chảy lao động từ những nước đang phát triển và dư thừa lao động tới những nước này. Mặt khác, sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển trở thành một yếu tố có tác dụng giữ lao động tại chỗ, hạn chế dòng di chuyển lao động quốc tế, nhưng lại thúc đẩy dòng di chuyển lao động trong nước, từ nông thôn ra thành thị, từ những khu vực kém phát triển tới những nơi phát triển hơn và có thu nhập cao hơn. Một đặc điểm nữa là sự dịch chuyển lao động quốc tế nhưng không vượt qua được biên giới quốc gia. Ngày nay, một người có thể vẫn ở quốc gia mình nhưng làm việc cho một công ty ở quốc gia khác thông qua mạng Internet. Như vậy, dù không có sự di chuyển lao động, trên thực tế lao động vẫn được quốc tế hoá, vẫn có sự phân công và ràng buộc lẫn nhau. Đây là một đặc điểm mới của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay. Sự di chuyển lao động trên thị trường các nước đang phát triển, đã và đang làm tăng thu nhập của người lao động. Đa số các nhà kinh tế đều thừa nhận, ở những nền kinh tế mở, năng suất lao động tăng nhanh hơn và 90% sự khác biệt về tiền lương được giải thích bởi sự khác biệt về năng suất lao động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm biến động thị trường lao động. Dòng di chuyển lao động ở Việt Nam từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu công nghiệp, từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao là sự dịch chuyển tuân theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, sự di chuyển lao động theo quy luật thị trường nhiều khi không phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự bất hợp lý trong việc tập trung quá nhiều lao động có trình độ cao ở các đô thị nhưng lại thiếu lao động ở những vùng kinh tế khó khăn. Đồng thời, sự di chuyển lao động bao giờ cũng phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự can thiệp và trợ giúp kịp thời, hiệu quả từ phía Nhà nước. Đây là một thách thức lớn xét từ góc độ quản lý thị trường lao động.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế Việt Nam, tác động của toàn cầu hóa tới kinh tế việt nam, những tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến giáo dục Việt Nam, hội nhập kinh tế khu vực có liên quan gì đến toàn cầu hóa, tác động toàn cầu hóa tới tăng trưởng kinh tế việt nam, Hội nhập kinh tế và tác động tới ngành dịch vụ Việt Nam, tác động của toàn câu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế., nhung-tac-dong-cua-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-den-giao-duc-viet-nam., Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Last edited by a moderator: