tructhanh_0918

New Member
Download Tiểu luận Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO
Một tin vui, một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt
Nam: Ngày 07.11.2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), kết thúc quá trình đàm phán khó khăn và lâu dài 11 năm. Đó sẽ
là một bước tiến quan trọng trong cuộc trường chinh cải cách, hội nhập để tăng
trưởng và phát triển của nước ta, phản ánh quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta đối
với quá trình cải cách và phát triển của đất nước.
Gia nhập WTO có thể coi là sự khởi đầu của một giai đọan cải cách mới,
toàn diện cả về kinh tế, pháp luật, hành chính, giáo dục, đào tạo, văn hoá. Quá trình
phát triển sẽ năng động hơn, cơ cấu kinh tế sẽ phải điều chỉnh theo tín hiệu thị
trường, kéo theo chuyển dịch về lao động, đào tạo. Về mặt nào đó, sự phát triển sôi
động, với nhịp điệu cao hơn sẽ đem lại những cơ hội và cả những yếu tố bất định cao
hơn. Rủi ro trong kinh doanh, trong đầu tư sẽ nhiều hơn và đòi hỏi năng lực dự báo,
xử lý về chính sách và tình huống nhanh nhạy và quyết đoán hơn.
Gia nhập WTO không phải là mục đích tự thân, mà vào WTO chỉ là phương
tiện để đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu cháy bỏng của dân tộc ta là phát triển, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thoát khỏi cùng kiệt nàn, lạc hậu. Chậm còn hơn không, song
vì gia nhập sau nhiều nước, nên chúng ta đã phải chấp hận những điều kiện khắt khe
hơn..
Là một nền kinh tế chuyển đổi, đang tiếp tục quá trình cải cách và xây dựng
các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam là nước đi sau và xâm nhập thị trường
thế giới khi sự phân chia thị trường đã “an bài”. Việc xuất hiện của Việt Nam trên thị
trường quốc tế không phải là cuộc “múa võ vườn hoang” mà thực sự là vẽ lại bản đồ
thị trường thế giới, giành giật thị phần từ những đối thủ khác như đã diễn ra đối với
dệt may, da giày, gạo, cà phê v.v.. Bên cạnh thuận lợi, quá trình này không phải lúc
nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Chính vì vậy, việc vào WTO là một điều tất yếu để
giải quyết các vấn đề phát sinh trong khuôn khổ pháp lý và luật lệ chung, được thừa
nhận.
I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO:
1. Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và tinh thần "thượng
tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam:
Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã phải
ban hành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh, những
văn bản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt
Nam được gửi đến Ban thư ký WTO.
Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia
nhập WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng
trực tiếp cam kết của Việt nam liên quan đến 6 văn bản Luật và danh mục các văn bản
quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung theo lội trình mà ta đã đàm phán được, liên
quan đến 6 văn bản luật và 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử
thách về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế. Giờ đây, thực hiện những cam kết
không những là nghĩa vụ mà còn là danh dự quốc gia. Thực chất những "cam kết" với
quốc tế không là gì khác ngoài những ràng buộc về pháp luật, luật của đất nước và
luật của quốc tế.
Thế mà đúng vào lúc cần phát huy chức năng và thế mạnh của pháp luật
thì cơ quan thực thi pháp luật, nơi thể hiện tập trung nhất và nghiêm minh nhất sức
mạnh của pháp luật là Tòa án nhân dân tối cao lại cho thấy sự yếu kém của "cán cân
công lý". Một quy định mà công an hiểu thế này, viện kiểm sát hiểu thế kia, toà án
hiểu thế khác, hội đồng sơ thẩm hiểu một kiểu, cuối cùng phải biểu quyết (theo báo
Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh). Quả thật đây là một thực trạng đáng suy nghĩ và kịp thời
có những quyết sách.
Điều này có nguyên nhân xã hội của nó. Dễ thấy nhất là cái quán tính trọng
tình hơn lý vốn có sức trì kéo triền miên trong suốt chiều dài lịch sử. Thậm chí ngay
tại công đường mà quan tòa còn quen lối ứng xử "đã đưa đến trước cửa công, ngoài
thì là lý nhưng trong là tình". Lối ứng xử ấy đối lập hoàn toàn với tinh thần "thượng
tôn pháp luật", một thuộc tính của xã hội hiện đại.
Nhưng ngay khi đất nước bước vào thời kỳ thực hành công nghiệp hoá và hiện
đại hoá thì biến tướng của lối ứng xử ấy lại vẫn in đậm trong thói quen vận hành
guồng máy xã hội bằng chỉ thị, nghị quyết hơn là bằng sự công khai, minh bạch của
pháp luật. Sự thiếu hụt trầm trọng thẩm phán trong tòa án các cấp là hệ quả của cả quá
trình chứ không là đột xuất.
Mặc dầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nhà nước pháp quyền từ
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946, nhưng mãi đến Đại hội VIII
mới chính thức được đưa vào Văn kiện của Đảng. Đại hội X đòi hỏi phải "xây dựng
và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt
động và quyết định của các cơ quan công quyền".
Chính vì vậy, tinh thần thượng tôn pháp luật cần được xem là nền tảng của sự
vận hành guồng máy kinh tế, xã hội. Và giờ đây điều đó lại là điều kiện ràng buộc của
sự thành bại về kinh tế và chính trị khi chúng ta đã có những cam kết quốc tế. Vì thế,
"hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn
bản pháp luật" mà Đại hội X chỉ ra vừa là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống vừa là sự
đáp ứng yêu cầu gay gắt của hội nhập.
Nếu như "văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị" như nhận định của học giả
Đào Duy Anh (trong cuốn "Việt Nam văn hoá sử cương") thì giờ đây, nét văn hoá đó
đang là một thách đố gay gắt khi đất nước đang tiến sâu vào tiến trình hội nhập quốc
tế mà tinh thần "thượng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện những cam kết
quốc tế mà nước ta là một thành viên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tự chọn: hiểu biết về tổ chức WTO, cơ hội và thách thức với từng nhóm ngành Luận văn Kinh tế 0
K Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp Luận văn Luật 0
N Tìm hiểu về thách thức đổi mới kỹ năng đọc hiểu của sinh viên năm thứ nhất không chuyên Anh Ngoại ngữ 0
L Thách thức về nguồn nhân lực có kỹ năng trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu Tài liệu chưa phân loại 0
D Thách thức đối với Việt nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích sự khác biệt về văn hóa xã hội tại Pháp - Đánh giá cơ hội, thách thức cho hoạt động kinh doanh quốc tế Tài liệu chưa phân loại 0
W Mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng về tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO Văn hóa, Xã hội 0
T Bàn về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập sau khi Trung Quốc gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
L Thách thức đối với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO. Luận văn Kinh tế 0
B Đề án: Thách thức đối với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top