rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
ến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương......................................................... 35

2.2. Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma

túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.............................................. 40
Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH
DƯƠNG................................................................................................................. 51
3.1. Những yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
…………………………………………………………………………………51
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
52


KẾT LUẬN............................................................................................................ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự


: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

KTBC

: Khởi tố bị can

KTVAHS

: Khởi tố vụ án hình sự

VAHS

: Vụ án hình sự

TAND

: Tòa án nhân dân

THQCT

: Thực hành quyền công tố

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TTHS

: Tố tụng hình sự


Một từ năm 2014 đến năm 2018.
Bảng 2.7: Kết quả khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án về ma tuý trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương từ năm 2014 đến năm 2018.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại bước vào Thế kỷ 21 với những thành tựu vĩ đại trong nghiên cứu
và ứng dụng khoa học công nghệ, khẳng định khả năng chinh phục thế giới tự nhiên

để phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó con người cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức được coi là thảm họa
mang tính toàn cầu đó là ma tuý đi đôi với đại dịch HIV/AIDS. Thực tế ở Việt Nam
cho thấy tình hình vi phạm, tội phạm về ma túy có diễn biến phức tạp trên hầu hết
các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng, có điều kiện
kinh tế, xã hội phát triển, tập trung dân cư đông nhưng đa số là dân nhập cư, trong
đó có thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; cách hoạt động ngày càng
tinh vi, có chiều hướng gia tăng về số vụ, về tính chất nguy hiểm và hậu quả gây ra
ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để từng bước ngăn chặn, giảm dần tệ nạn ma túy
tiến đến triệt tiêu ma túy ra khỏi đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành
một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện và đầy đủ trong công tác phòng, chống, xử lý
tệ nạn ma túy. Nhưng thực tế cho thấy đấu tranh với các tội phạm về ma túy thật sự

là một cuộc chiến đầy cam go và gian khổ, đôi khi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm
chí là cả tính mạng của những cán bộ, chiến sỹ trực tiếp đấu tranh đối với loại tội
phạm này. Bởi lẽ, kinh doanh ma túy đem lại một khoản tiền lời kếch xù, lợi nhuận
lớn mà ít có ngành nghề kinh doanh nào có thể so sánh được. Ma túy thường nhỏ
gọn, dễ cất giấu, dễ bán, dễ tiêu thụ, dễ vận chuyển, khó phát hiện và nếu bị phát
hiện thì mức hình phạt dành cho tội phạm về ma túy luôn nghiêm khắc hơn các tội
phạm khác. Nhiều tội danh như sản xuất trái phép chất ma túy; Tàng trữ trái phép
chất ma túy; Vận chuyển trái phép chất ma túy; Mua bán trái phép chất ma túy;
Chiếm đoạt chất ma túy; Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hay chiếm đoạt tiền chất

phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm ma túy.
Với những lý do nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để làm nội dung
nghiên cứu viết Luận văn Thạc sỹ Luật học là hoàn toàn phù hợp, có ý nghĩa lý luận
2


và thực tiễn, mang tính thời sự cao, góp phần nâng cao chất lượng THQCT trong
giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
THQCT là một trong hai chức năng hiến định của VKSND, việc đảm bảo
thực hiện chức năng này cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách tư

pháp của Đảng và Nhà nước ta, đã được thể chế hóa trong Nghị quyết số 08 ngày
21/01/2002 của Bộ chính trị. THQCT được thực hiện từ khi KTVAHS và trong suốt
quá trình tố tụng, đảm bảo không để bỏ lọt tội phạm và người phạm tội cũng như
không làm oan người vô tội...
THQCT và KSHĐTP trong ngành KSND luôn được đổi mới, đi vào chiều
sâu và thực chất, ngày càng nâng cao về chất lượng, hạn chế được tình trạng bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội cũng như không làm oan người vô tội, bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, do nhiều
nguyên nhân dẫn đến THQCT trong các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là THQCT trong

giai đoạn điều tra các VAHS còn tồn tại nhiều hạn chế. KSV chưa có tâm thế sẵn
sàng thực hiện đầy đủ các thao tac nghiệp vụ theo đúng quy chế của ngành trong
khâu KSĐT nên hầu như các yêu cầu điều tra chưa sâu, sát, chưa phản ánh đúng
thực trạng của hồ sơ các vụ án hình sự nên vẫn còn để xảy ra việc trả hồ sơ để điều
tra bổ sung, tâm lý nể nang, ngại va chạm, sợ mích lòng giữa KSV với ĐTV và
CQĐT cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng KSĐT. Thực tế này thu hút sự
quan tâm không chỉ các cấp, các cơ ban, ban ngành đoàn thể mà cả những nhà

những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ
án về ma túy trong thời gian tới; đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một
số quy định của pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận,
pháp luật và thực trạng về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, luận văn này tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 05
năm (từ năm 2014 đến năm 2018).
4


Về chủ thể và không gian, luận văn này tập trung nghiên cứu việc THQCT
trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy xảy ra tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật;
các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ngành
Kiểm sát nhân dân về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; đặc biệt là quan
điểm của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên phương
pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp; nghiên cứu tài liệu, ….
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài
Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn đã làm rõ thêm khái niệm, đối
tượng, phạm vi và nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma
túy; Đánh giá ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của việc THQCT trong
giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu


1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ
án về ma túy
Theo từ điển Tiếng Việt thì “thực hành” có nghĩa là “làm để áp dụng lý
thuyết vào thực tiễn”, “thực hành” cũng đồng nghĩa với “thực hiện” [59, tr.973]. Để
thực hiện quyền công tố, VKSND phải sử dụng các quyền năng thuộc quyền công tố
trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Do vậy, theo tác giả, khái niệm thực hành quyền công tố được hiểu như sau:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKS trong việc truy cứu TNHS người
phạm tội và buộc tội họ trước Tòa án. Do đối tượng tác động của quyền công tố là
tội phạm và người phạm tội nên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là
hoạt động nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội, bảo
đảm việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội có căn cứ và hợp pháp, bảo đảm
mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải được khởi tố, điều tra, xử lý theo
pháp luật, không để lọt người, lọt tội, làm oan người vô tội.
Như vậy, trong các hoạt động của VKSND, bên cạnh khái niệm “Kiểm sát
việc tuân theo pháp luật” đã xuất hiện khái niệm “Quyền công tố và THQCT”[18,
tr.6]. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện cho đến nay, khái niệm về Quyền công tố còn có
nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Quyền công tố là quyền thay mặt cho Nhà
nước đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra Tòa án để xét xử nhằm bảo vệ lợi ích
Nhà nước, xã hội, công dân, bảo vệ trật tự pháp luật” [36, tr.84]. Theo đó, quyền
công tố được xác định trên cơ sở các khái niệm công tố Nhà nước và công tố xã hội.
Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS thực hiện theo luật định, thể
hiện được sự đồng nhất giữa khái niệm quyền công tố Nhà nước với khái niệm thẩm
quyền của VKS trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và các loại án
khác [18, tr.7].
7





nhận lời buộc tội của VKS đối với người phạm tội chính là bản án kết tội của Tòa
án. Từ đó, khái niệm THQCT trong TTHS có thể được hiểu như sau:
THQCT là hoạt động của VKS thực hiện việc nhân danh Nhà nước buộc tội
đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự
buộc tội đó; đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời; việc khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm
và không làm oan người vô tội.
Hiến pháp năm 2013 tại Điều 107 quy định: "VKS nhân dân THQCT, kiểm
sát các hoạt động tư pháp" [29, tr.72]. Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy
định: “VKS nhân dân là cơ quan THQCT, KSHĐTP của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” [30, tr.7,8] và một lần nữa được khẳng định tại Điều 20 BLTTHS
năm 2015: “VKS THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự,
quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi
phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được
phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người
phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội” [28, tr.17].
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ
án, áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý
người phạm tội, pháp nhân phạm tội [28, tr.16].
THQCT là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc
buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử VAHS [30, tr.8].
KSHĐTP là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành
vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực
hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi

một cá nhân hay tổ chức như các tội danh khác.
Các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy và tiền
chất ma túy được quy định trong Nghị định số 82/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban
10


hành ngày 19/7/2013, có hiệu lực từ ngày 15/9/2013, ban hành các danh mục chất
ma túy và tiền chất bao gồm 234 chất ma túy và 24 tiền chất để sản xuất ra chất ma
túy; Nghị định số 126/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/12/2015, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016, sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma
túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013
của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, bổ sung 15 chất vào
Danh mục “Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm,
nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hay trong lĩnh vực y tế theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền” và bổ sung 02 chất vào Danh mục “Các tiền chất”.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma tuý ở chỗ đe dọa nghiêm
trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh
phúc gia đình và trật tự công cộng [18, tr.12]. Tính nguy hiểm của loại tội phạm này
cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia), trong số 13 tội danh về ma
túy thì có 09 tội danh là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gồm 03 tội danh có mức
cao nhất của khung hình phạt là tử hình: khoản 4 các Điều 248; Điều 250; Điều 251;
06 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân: khoản 4 các
Điều 249; 252; 253, 255, 257, 258; 03 tội danh là tội phạm rất nghiêm trọng gồm:
02 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 10 năm tù: khoản 2 các
Điều 254, 259 và 01 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 10 năm
tù: khoản 2 Điều 256; Chỉ duy nhất có 01 danh có mức cao nhất của khung hình
phạt là đến 07 năm tù (khoản 2 Điều 247).
Không phải ngẫu nhiên mà những nhà làm luật Việt Nam lại xây dựng riêng
một chương "Các tội phạm về ma túy" trong BLHS và qua mỗi lần sửa đổi bổ sung,

hành các hoạt động điều tra, được bắt đầu từ khi vụ việc phạm tội xảy ra và trong
suốt quá trình điều tra đến khi kết thúc việc buộc tội. Do đó, THQCT trong giai
đoạn điều tra bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi việc điều tra kết thúc
hay đình chỉ vụ án. Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, CQĐT tiến hành các hoạt động
nghiệp vụ điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét,
lấy lời khai người làm chứng, đối chất, thực nghiệm điều tra, hỏi cung bị can,.... thì
khi đó VKS có trách nhiệm THQCT. Trong trường hợp không có tội phạm thì QCT
12


cũng bị triệt tiêu, theo đó, cũng chấm dứt mọi hoạt động tố tụng, trong đó có
THQCT [28, tr.145].
1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án

về ma túy
THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy là một hoạt động áp
dụng pháp luật vào thực tế nhằm truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi
phạm tội về ma túy [18, tr.15]. Hoạt động này được tiến hành bởi một chủ thể duy
nhất (độc quyền) là VKS.
Để thực hiện chức năng công tố, BLTTHS và Luật tổ chức VKSND quy định
cho VKS một hệ thống các quyền năng pháp lý rộng lớn, trong đó có những quyền
chỉ VKS được thực hiện, điển hình như quyền truy tố bị can ra trước Tòa án để xét
xử [18, tr.15]. Các CQĐT và các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng
được pháp luật giao cho một số quyền năng pháp lý cụ thể như: khởi tố, điều tra vụ
án hình sự, … nhưng đó chỉ là một số quyền năng tố tụng thuộc nội dung quyền
công tố. Trong đó, có những Lệnh, Quyết định bắt buộc phải được sự phê chuẩn của
VKS trước khi thi hành, mới có giá trị pháp lý.
Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT khi THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ

1.3.1. Quyền khởi khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra khởi tố hay thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can [28, tr.154]
VKS là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ THQCT nên đương nhiên
VKS cũng quyền KTVAHS, được quy định tại Điều 153 BLTTHS năm 2015: “VKS
ra quyết định KTVAHS trong 03 trường hợp: a) VKS hủy bỏ quyết định không
KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra; b) VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; c)
VKS trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tội phạm hay theo yêu cầu khởi tố của Hội
đồng xét xử” [28, tr.142]
Như vậy, VKS có quyền KTVAHS nhưng chỉ trong ba trường hợp: Một là,
14


sau khi ra Quyết định hủy bỏ quyết định không KTVAHS; Hai là, qua việc trực tiếp
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Ba là, VKS trực tiếp phát
hiện dấu hiệu tội phạm hay theo yêu cầu khởi tố VAHS của Hội đồng xét xử VAHS
nếu có căn cứ.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định KTVAHS, VKS phải gửi
Quyết định đó đến Cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra theo khoản 2, Điều
154 BLTTHS năm 2015 [28, tr.143]. Trong thực tế, trường hợp thứ hai và thứ ba
“VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm” là quy định mới được bổ sung trong
BLTTHS năm 2015 nên ít xảy ra hơn, còn trường hợp thứ nhất thì xảy ra nhiều và
khá phổ biến.
Điều 143 BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ để KTVAHS là khi xác định
có dấu hiệu tội phạm, không được khởi tố tùy tiện, chủ quan vì KTVAHS đánh dấu
sự mở đầu của quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Căn cứ KTVAHS được
BLTTHS quy định chặt chẽ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ
chung của BLTTHS, đó là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp

tr.135].
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ
bưu chính, điện thoại hay qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận
[28, tr.135].
Trường hợp VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác
minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hay phát hiện có dấu hiệu bỏ
lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì
trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày VKS có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ
lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có
liên quan cho VKS để xem xét, giải quyết [28, tr.136].
Điều luật quy định trách nhiệm chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố nhằm đảm bảo việc giải quyết được đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời
và tránh chồng chéo về thẩm quyền.
Bên cạnh việc KTVAHS, Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các
16


căn cứ không KTVAHS. Việc KTVAHS có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một vụ
việc có dấu hiệu của tội phạm và có được đưa vào quy trình giải quyết của tố tụng
hình sự hay không? Thực tế cho thấy, ở thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu
còn ít, việc xác định dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố không đơn giản.
Đặc biệt, đối với những vụ án cần tri thức khoa học trong những lĩnh vực khác như
xác định nguyên nhân chết, xác định chất lượng công trình xây dựng... KTVAHS
không có căn cứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ
chức. Ngược lại, không KTVAHS có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Điều luật quy định rõ ràng các căn cứ không KTVAHS nhằm tránh việc tùy
tiện trong giải quyết vụ việc.
Không được KTVAHS, khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc

quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2015, khi có đủ căn cứ để xác
định một người hay pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội
phạm thì CQĐT ra Quyết định KTBC [28, tr.170].
KTBC là hành vi tố tụng có ý nghĩa quan trọng, theo đó cơ quan có thẩm
quyền, thường là CQĐT, sau khi tiến hành một số hoạt động điều tra đã có đủ căn
cứ để xác định một người hay pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết
định KTBC là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra
tiếp theo hay áp dụng các biện pháp ngăn chặn như hỏi cung bị can, tạm giam bị
can để điều tra...
Trường hợp VKS hủy bỏ quyết định KTBC của CQĐT thì phải nêu rõ lí do.
CQĐT có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp theo quy định tại khoản 2
điều 167 BLTTHS.
Trường hợp VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03
ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, VKS phải ra quyết định phê
chuẩn hay quyết định hủy bỏ quyết định KTBC [28, tr. 171]. VKS cũng có quyền
quyết định KTBC trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ và kết luận điểu tra, VKS
phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội
phạm trong vụ án chưa bị khởi tố. Đồng thời với việc KTBC trong trường hợp này,
VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm Luận văn Kinh tế 0
4 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam Luận văn Luật 0
N Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn Luật 2
P Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh) Luận văn Luật 2
G Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp Luận văn Luật 1
A vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở các số liệu thực tiễn địa bàn TP Hà Nội) Luận văn Luật 0
K vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top