dinhviet30_01

New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng của sự phát triển thương mại điện tử ở Việt nam hiện nay





LỜI NÓI ĐẦU 1

Phần I: Giới thiệu tổng quan về Thương mại điện tử 3

I.1. Khái niệm Thương mại điện tử 3

I.1.1. Khái niệm 3

I.1.2. Các bộ phận cấu thành Thương mại điện tử 4

I.1.3. Phân loại Thương mại điện tử 6

I.1.4. Lịch sử Thương mại điện tử 6

I.1.5. Bản chất của thương mại điện tử 7

I.2. Vai trò và lợi ích của Thương mại điện tử 8

I.2.1. Vai trò của Thương mại điện tử 8

I.2.2. Lợi ích của thương mại điện tử 9

I.3. Những hạn chế của Thương mại điện tử 11

Phần II: Thực trạng của sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 13

II.1. Lợi ích của Thương mại điện tử đối với Việt Nam 13

II.1.1. Lợi ích của Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp nói riêng 13

II.1.2. Lợi ích của Thương mại điện tử đối với toàn xã hội 13

II.2. Các điều kiện hạ tầng cho phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam 14

II.2.1. Các chính sách của nhà nước về việc phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử 14

II.2.2.Thực trạng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin: 16

II.2.3.Thưc trạng hạ tầng cơ sở nhân lực và kỹ năng nguồn nhân lực 21

II.2.4. Thực trạng chủ thể tham gia vào Thương mại điện tử và kỹ năng nguồn nhân lực 24

II.2.5.Thực trạng hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý 25

II.2.6. Thực trạng hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội 27

II.3. Những thách thức & nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện TMĐT ở Việt Nam 28

II.3.1.Thách thức & nguy cơ về cơ sở hạ tầng công nghệ 28

II.3.2.Thách thức & nguy cơ về hạ tầng cơ sở nhân lực 29

II.3.3.Thách thức & nguy cơ về bảo mật và an toàn 29

II.3.4.Thách thức & nguy cơ về thanh toán tự động 30

II.3.5.Thách thức & nguy cơ về bảo vệ sở hữu trí tuệ 30

II.3.6.Thực trạng & nguy cơ về bảo vệ người tiêu dùng 30

II.3.7.Thách thức & nguy cơ về vấn đề lệ thuộc công nghệ 31

Phần III: Giải pháp và định hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam 32

III.1. Các định hướng và giải pháp cụ thể 32

III.1.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 32

III.1.2. Môi trường pháp lý 32

III.1.3. Cơ sở nhân lực 33

III.2. Định hướng đối với Chính phủ 34

III.3. Phương hướng phát triển Thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam 35

III.4. Một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp tham gia Thương mại điện tử 38

KẾT LUẬN 41




Trong bối cảnh người tiêu dùng nước ta còn khá lạ lẫm với thương mại điện tử thì việc thu hút được khá nhiều sự quan tâm là một thành công rất lớn của trang web này.
Từ việc thiết kế trang web của PeaceSoft các doanh nghiệp Việt Nam nên rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình.
Thứ nhất, là việc lập một cửa hàng ảo. Tất cả các loại hàng từ sản phẩm thông dụng đến các sản phẩm quý hiếm, các sản phẩm công nghiệp đều có thể được bán trên mạng Internet. Các doanh nghiệp cần đăng ký lĩnh vực buôn bán và địa chỉ. Cửa hàng cần ở vị trí đặc biệt để thu hút sự chú ý và vị trí bày hàng cũng cần hấp dẫn. Để tìm được thị trường cần chọn ngôn ngữ có sức thu hút với khách hàng, tránh dùng những từ chung chung dễ lẫn trong hàng nghìn sự quy chiếu. Và điều quan trọng là phải biết mình tiếp xúc với đối tượng khách hàng nào. Một công ty nhỏ thì khó có thể tìm ra nhà phân phối hàng ở nước ngoài nhưng trên Internet họ có thể tìm thấy bạn hàng. cần đặc biệt quan tâm bảo đảm thời gian trả lời có thể chấp nhận được, nhất thiết không được để đối tác phải chờ đợi quá lâu trên mạng. Bởi tính đơn giản và nhanh chóng gắn liền với sự hoạt động trên mạng. Ngoài ra các doanh nghiệp không nên coi việc lập một vị trí bán hàng trên Internet là một dự án tin học, trước hết đó vẫn là một dự án tiếp thị, một dự án kinh doanh.
Thứ hai, là tự tổ chức để xử lý các đơn đặt hàng. Hiện nay các cataloge điện tử chuyên xử lý tự động cập nhật từ hệ thống xuất bản của doanh nghiệp. Tuy không đạt đến trình độ tự động hoá như vậy nhưng những người mới buôn bán trên Internet phải quan tâm làm sao đừng quên rằng thương mại điện tử là bán hàng từ xa. Khi chuyển qua buôn bán trên mạng Internet người tacòn buộc phải xem xét lại các cách vận hành, các doanh nghiệp nhỏ cần nhạy cảm với điều đó. Trên web cần giới thiệu với khách hàng một mức giá cả hợp lý tránh không làm cho họ e ngại với mức chi phí vận tải quá lớn. Đó là điều cốt yếu để thuyết phục khách hàng nhưng cũng là điều làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba, là quảng bá sản phẩm trên mạng. Một website không sống động là một vị trí chết. Điếu đó có nghĩa là trên web, nếu cataloge của bạn không thường xuyên được cập nhật thì website bán hàng của bạn mở ra trên “xa lộ thông tin” sẽ nhanh chóng trở thành một website tĩnh của những ngành nghề chết. Khác với xuất bản trên giấy, sự xuất bản trên Internet cho phép có thể sửa đổi. Đổi mới và cập nhật web thường xuyên là một cách để giữ khách hàng mỗi khi họ tình cờ hay vì hiếu kỳ nối kết với cửa hàng điện tử của bạn.
III.4. Một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp tham gia Thương mại điện tử
Dưới đây là một số khuyến nghị của những doanh nghiệp đi trước đúc kết lại dành cho các doanh nghiệp bắt đầu muốn quảng bá sản phẩm của mình trực tuyến theo hình thức B2B(Business to Business) và B2C(Business to Customer)
Đừng bao giờ chủ quan trong bảo mật: Doanh nghiệp phải có một server (máy chủ) tuyệt đối an toàn. Nếu chưa có thì hãy hỏi nhà phân phối Web server để sử dụng dịch vụ server của họ. Mặt khác, bạn sẽ phải có được giấy chứng nhận về độ an toàn của server.
Tạo cảm giác an toàn: Website của bạn phải tạo được lòng tin của những khách hàng có tiềm năng. Do vậy, cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo mật thông tin cho khách hàng. Hãy nhớ rằng cụm từ “secure server- máy chủ an toàn” có hiệu quả tác động kỳ diệu đối với khách hàng. Hãy tạo một đường dẫn (hyperlink) tới trang giới thiệu về khả năng bảo mật của hệ thống thanh toán của bạn.
Hãy thẳng thắn: Hãy trình bày một cách rõ ràng các thông tin chi tiết về công ty của bạn như số điện thoại, fax, địa chỉ trụ sở làm việc, email, thông tin giới thiệu về một số nhân vật chủ chốt trong công ty. Đó là những thông tin tối thiểu mà đối tác làm ăn của bạn muốn biết. Bạn cũng đừng quên trình bày với khách hàng một cách thẳng thắn về chất lượng sản phẩm, cách vận chuyển hàng, vấn đề hoàn trả và bảo mật hàng hoá.
Tiến hành kiểm tra từng bước: Không nên cố gắng thực hiện toàn bộ kế hoạch kinh doanh trực tuyến trước khi phát hiện ra những trở ngại gây khó khăn cho doanh nghiêp. Hãy xin lời khuyên của các chuyên gia để có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc. Kiểm tra từng bước trong kế hoạch kinh doanh trước khi thực hiện.
Tiến hành cùng lúc hai hệ thống thương mại: Trong khi thực hiện thương mại điện tử, doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh hiện tại. Trong trường hợp có bất kỳ điều gì bất trắc xảy ra với hệ thống thương mại điện tử thì bạn vẫn có thể lập hoá đơn, vận chuyển hàng theo lối thông thường.
Tạo tốc độ truy cập Website nhanh hơn: Nên giữ kích thước homepage dưói 20kb. Loại bỏ tất cả các đoạn không cần thiết. Sử dụng “Alt Text” đối với các hình ảnh để đảm bảo rằng khách hàng của bạn có thể đọc gì đó trong khi chờ website của bạn được tải xuống hoàn toàn. Thiết kế một hệ thống định hướng cho phép khách hàng chọn sản phẩm dễ dàng và nhanh hơn.
Tập trung vào việc bán hàng: Doanh nghiệp nên theo dõi tỷ lệ phần trăm khách mua hàng chứ không nên tập trung vào tổng số người truy nhập vì điều đó không có ý nghĩa gì. Chú ý đến sự chuyển đổi từ người xem sang người mua hàng, tìm hiểu thái độ của khách hàng xem tại sao họ mua hàng và tại sao không mua.
Có khả năng in nội dung ra giấy: Hãy chắc chắn rằng website của bạn có thể in ra được một khi người xem muốn in chúng ra. Nội dung sản phẩm và ảnh là hay được in nhất.
Cá nhân hoá từng khách hàng: Khi một khách hàng trở lại với website của bạn thì server phải nhận ra khách hàng đó và chỉ cho họ những chỉ dẫn tương tự. Đây có thẻ là bí quyết chính dẫn đến thành công trong thương mại điện tử. Hãy bàn với các chuyên gia công nghệ thông tin để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Thiết kế mẫu đặt hàng ngắn gọn: Luôn luôn đưa mẫu đơn ngắn gọn sau khi đã tiến hành uỷ thác mua hàng. Hệ thống cung nên gửi xác nhận ngay sau khi mua, có thể làm việc này bằng cách gửi thư ở chế độ trả lời tự động rrất đơn giản. Bước này giúp tạo niềm tin cho khách hàng cũng như có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian gửi fax, gọi điện thoại hay gửi email chỉ để hỏi::”Bạn đã nhận được đơn đặt hàng của chúng tui chưa?”
KẾT LUẬN

Như vậy, việc áp dụng thương mại điện tử là mục tiêu cần hướng đến của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức đang phát huy những vai trò tối đa của nó. Và nếu như các doanh nghiệp nước ta không theo kịp xu thế đó thì có thể mãi mãi không theo kịp nền kinh tế thế giới. Muốn tối đa hóa lợi nhuận, muốn trở thành những công ty đa quốc gia, những tập đoàn hùng mạnh trên thế giới thì ngay từ bây giờ trong việc xác định chiến lược phát triển của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến áp dụng thương mại điện tử. Đó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, vươn tầm ra thế giới. Với tiềm lực sản xuất kinh doanh như nhau thì tất nhiên doanh nghiệp nào biết áp dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp đó sẽ chiếm lĩnh thị phần lớn hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thương mại điện tử các doanh nghiệp cần dựa vào năng lực nội tại của mình để có những hình thức áp dụng hợp lý.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: sự phát triển của thanh toán điện tử ở việt nam hiện nay, thực trạng của thương mại điện tử hiện nay, thực trạng sử dụng sàn thương mại điện tử hiện nay của sinh viên, lịch sử phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam, thực trạng hiện nay của thương mại điện tử hiện nay, đề tài thực trạng thương mại điện tử hiện nay, định hướng phát triển thương mại điện tử ở việt nam hiện nay, thực trạng công nghệ tiên tiến robot ở việt nam hiện nay, thách thức thương mại điện tử ở việt nam hiện nay, hệ điều hành mã nguồn thương mại thực trạng hiện nay, thực trạng phát triển của thương mại điệnt ử ở việt nam hiện nay, thương mại điện tử của việt nam hiện nay, trình bày các điều kiện phát triển thương mại điện tử ở việt nam, sự phát triển của ngành gthương mại ở Việt nam hiện nay, yếu tố cản trở sự phát triển của thương mai điện tử, Thương mại điện tử và sự phát triển của nó ở việt nam, thực trạng phát triển thương mại điện tử ở việt nam, nguyên nhân của sự phát triển của một số hàng hóa dịch vụ ở VN hiện nay, Nguy cơ và thách thức của thuông mại điện tử việt nam, thực trạng ứng dụng thương mại điện tử hiện nay, thực trạng thương mại điện tử việt nam hiện nay, thực trạng thị trường thương mại điện tử ở việt nam hiện nay, II. Thực trạng lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử hiện nay.
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top