Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Lời mở đầu
Các tổ chức tài chính trung gian là một thành phần rất quan trọng trong nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể thiếu kênh dẫn vốn từ những người có tiền nhưng muốn chi tiếu ít hơn tới những người ít tiền nhưng lại muốn chi tiêu nhiều hơn. Nghiên cứu vềvthị trường tài chính cho ta biết có hai kênh dẫn vốn chính là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì tài chính gián tiếp là kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế đang diễn ra sôi động , môi trường kinh doanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, khó khăn hơn thì hoạt động của các trung gian tài chính càng trở nên linh hoạt và cần thiết. Việc huy động vốn của các tổ chức trung gian tài chính trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay góp phần lớn trong sự thúc đẩy và phát triển kinh tế cho đất nước. Với các kênh huy động vốn linh hoạt của các trung gian tài chính, nền kinh tế đã có được một nguồn vốn dồi dào từ những người có vốn. Và cũng thông qua các trung gian tài chính mà lượng vốn lớn được đầu tư một cách có hiệu quả nhất giúp ổn định và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, các tổ chức trung gian tài chính vẫn còn những hạn chế như sự phát triển quá mức của các trung gian tài chính đã có lúc khiến thị trường tài chính Việt Nam được ví như một “lờ hơi”, hay sự chạy đua về đầu tư của các trung gian tài chính mà xem ra hiệu quả của các dự án đầu tư được thấy rõ.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tìm hiểu về thị trường tài chính, em nhận thấy hoạt động của các trung gian tài chính có vai trò vô cùng quan trọng và làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính là bài toán rất khó. Nhất là trong thời buổi kinh tế hiện nay, khi nền kinh tế có nhiều biến động thì sự hoạt động của các trung gian tài chính càng trở nên quan trọng. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài cho Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ của mình là “Thực trạnghoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay”. Kết cấu của đề án gồm hai phần:
I. Cơ sở lý luận về các tổ chức tài chính trung gian
II . Thực trạng của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay
Để tìm hiểu kỹ lưỡng và sâu sắc về tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Do trình độ còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không nhiều nên em chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Đề án chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và những người người quan tâm.
Danh mục bảng biểu từ viết tắt
Các từ viết tắt:
NHTM: Ngân hàng thương mại
CTCK : Công ty chứng khoán
HHBHVN: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
NHNN: Ngân hàng nhà nước
Bảng biểu
Biểu 1: Tình hình hoạt động vốn các Ngân hàng thương mại từ 2005 đến nay
Biểu 2: Tình hình hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại từ 2004-2009
Biểu 3: Mối quan hệ giữa tác động tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng tài chính , tín dụng các năm
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về các tổ chức tài chính trung gian
1. Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính
1.1 Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính
Hệ thống tài chính là hệ thống phức tạp về cấu trúc và chức năng. Có nhiều loại hình khác nhau trong các trong các tổ chức tài chính như : Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ…gọi chung là các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng. Đồng thời cũng có nhiều loại hình của thị trường tài chính như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu… Hệ thống tài chính này hàng năm đã chuyển một khối lượng vốn lớn từ những người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư. Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính mà ta cần biết :
Thứ nhất : trong số các công cụ và hình thức tạo vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính thì cổ phiếu và trái phiếu không phải là nguồn tài chính quan trọng.Việc phát hành những chứng khoán mua , bán trên thị trường không phải là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động của họ. Đồng thời các cổ phiếu và trái phiếu này được bán trực tiếp cho các cá nhân và tổ chức lại càng ít. Hầu hết các cổ phiếu , trái phiếu đã được những trung gian tài chính mua lại
Thứ hai: tài chính gián tiếp, tài chính này có liên quan đến hoạt động của những trung gian tài chính, quan trọng gấp nhiều lần so với tài chính trực tiếp, là tài chính trong đó các doanh nghiệp gom vốn trực tiếp từ những người cho vay trong cá thị trường tài chính . Trong các trung gian tài chính này, ngân hàng tạo ra nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất để tài trọ cho các doanh nghiệp. Trong số nguồn vốn của tài chính gián tiếp thì các khoản vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nhất trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp.
Thứ ba: hệ thống tài chính nằm trong số những bộ phận của nền kinh tế có vai trò quan trọng và được điều hành và quản lý một cách chặt chẽ nhất. Hệ thống tài chính là tổng hợp các quan hệ tài chính hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có mối quan hệ thống nhất với nhau. Xét về cấu trúc và sự vận động của hệ thống tài chính m ta thấy hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm và các dòng tài chính. Sự chuyển hóa không ngừng giữa các dòng tài chính vào các tụ điểm vốn và ngược lại , được thực hiện thông qua những trung gian tài chính và thị trường tài chính. Đó là những mạch máu chính của nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi chính phủ phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của hệ thống tài chính để đảm bảo sự lưu thông thông suốt các nguồn vốn và đảm bảo sự lành mạnh , ổn định của nền kinh tế
Thứ tư: vật thế chấp là một đặc điểm thường thấy của các hợp đồng vay nợ cho các gia đình và các doanh nghiệp. Vật thế chấp là vật sở hữu được thế cho người cho vay nếu người đi vay không thể thanh toán tiền nợ. Vay nợ có thế chấp là hình thức chủ yếu của hợp đồng vay nợ gia đình và cũng được dùng rộng rãi trong vay tiền kinh doanh. Trong các nguyên tắc cho vay của tín dụng ngân hàng như cho vay có mục đích, có vật tư tương đương làm bảo đảm (vật thế chấp) hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi thì cho vay có thế chấp là nguyên tắc quan trọng nhất. Vật thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đòi hỏi người đi vay ohari có đảm bảo đầy đủ giấy tờ hợp pháp xác nhận vật thế chấp dành riêng cho từng món vay , tránh tình trạng vật thế chấp được dùng cho nhiều món vay dẫn tới tình trạng đổ vỡ tín dụng . Chính vì vậy , trong cá hợp đồng tín dụng , những điều khoản được quy định ngặt nghèo, chặt chẽ.
Thứ năm: các hợp đồng nợ là những hợp đồng pháp lý điển hình và đặc biệt phức tạp , những hợp đồng này đặt ra những hạn chế cốt lõi đối với thái độ của người đi vay. Hợp đồng giao kèo hay hợp đồng vay tiền là những tài liệu pháp lý dài và điển hình với những điều khoản , giới hạn và định rõ những hoạt động nào đó mà người vay tiền có thể làm. Những quy định hạn chế không chỉ là một đặc điểm của những hợp đồng nợ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả cá hộ gia đình, cá nhân
1.2 Phí giao dịch và cấu trúc tài chính
Một đặc điểm quan trọng của các thị trường tài chính là ở chỗ chúng có các chi phí giao dịch và chi phí thông tin đáng kể. Phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người có vốn dư để cho vay. Những trung gian tài chính ra đời làm cầu nối cho người có vốn mong muốn tìm được người cần vốn để cho vay kiếm lời và giúp người cần vốn tiếp xúc được với người có vốn. Những người đó không thể gửi tiền , vay vốn ở những nơi không quen biết hay chưa đủ niềm tin mà không cần luật sư người trung gian môi giới hay những người làm chứng khác. Vì thế họ sẽ phải chịu sự tốn kém những chi phí giao dịch. Những trung gian tài chính sẽ làm tối thiểu hóa chi phì giao dịch giữa người có vốn và người cần vốn, và cho phép những người tiết kiệm có món nhỏ và những người vay món nhỏ thu được lợi nhờ sự hiện hữu của các thị trường tài chính. Những trung gian tài chính làm giảm chi phí giao dịch như thế nào?
Trước hết đó là vấn đề tiết kiệm do quy mô. Một giải pháp cho vấn đề chi phí giao dịch cao là góp những món cho vay của nhiều nhà đầu tư với nhau đảm bảo cho họ một lợi tức thỏa đáng , đồng thời có thể cho vay nhiều người với cá món tiền lớn, nhỏ khác nhau đem lại những lợi ích to lớn khác nhau. Tức là sự giảm chi phí giao dịch cho mỗi đồng tiền đầu tư khi quy mô giao dịch tăng lên. Sự hiện diện phương pháp tiết kiệm do quy mô trong các thị trường tài chính giúp giải thích vì sao những trung gian tài chính được phát triển và là một bộ phận quan trọng đến như vậy trong cấu trúc tài chính của chúng ta.
Sau đó đa dạng hóa mục đầu tư của các trung gian tài chính nhằm phân tán độ rủi ro cho chính những công ty tài chính và những người có vốn.
Nhờ sự hiểu biết , chuyên môn hóa trong nghề nghiệp các tổ chức tài chính trung gian có khả năng tốt hơn để mở rộng hiểu biết nhằm hạ thấp chi phí giao dịch. Những tổ chức trung gian tài chính trở thành những người lành nghề thực hiện các món cho vay , những hợp đồng vay nợ ít tốn kém vì tiếp thu những kiến thức pháp lý thích hợp.
Phương pháp tiết kiệm do quy mô là những yếu tố quan trọng trong việc hạ thấp cá chi phí cho các trung gian tài chính về những hạng mục như luật sư và kỹ thuật computer.
1.3 Rủi ro và cấu trúc tài chính
Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không biết tất cả những gì mà họ cần biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn. Sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được được gọi là thông tin không cân xứng.
Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn (đối nghịch ) - tức là những rủi ro không trả được nợ - là những người tích cực tìm vay nhất va do vậy là có nhiều khả năng được lựa chọn nhất .
Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạo đức) xét trên quan điểm của người cho vay , bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả.
Giải pháp giảm rủi ro những thông tin không cân xứng dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch là:
Cung cấp và bán những thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép những người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ về cá nhân hay doanh nghiệp cần tài trợ vốn cho các hoạt động đầu tư. Song giải pháp này không giải quyết được một cách đầy đủ vấn đề lựa chọn đối nghịch khi những người không chi tiền mua thông tin vẫn có thể hưởng lợi từ những thông tin người khác đã mua.
Sự điều hành của chính phủ nhằm tăng thông tin trong các thị trường. Quy chế của chính phủ hay bắt buộc hay khuyến nghị các bên đặc biệt là các bên có nhu cầu tài trọ vốn, phải cung cấp những thông tin cần thiết cho các bên liên quan để làm giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch.
Vấn đề thông tin không cân xứng và việc lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tài chính như vậy giúp giải thích vì sao các thị trường tài chính nằm trong số những bộ phần được điều hành một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Quy chế của chính phủ để tăng lượng thông tin cho các nhà đầu tư là cần thiết để giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch. Tuy vậy , quy chế của Chính phủ chỉ góp phần làm giảm bớt chứ không loại bỏ hoàn toàn vấn đề lựa chọn đối nghịch hay bị sai lệch theo chiều hướng có lợi cho bên cung cấp thông tin, gây khó khăn cho bên nhận thông tin khi ra quyết định.Vậy để đẩy mạnh dòng vốn từ người có vốn tới người cần vốn, khi có sự hiện diện của thông tin không cân xứng dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch cần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các trung gian tài chính trong cấu trúc tài chính . Một trung gian tài chính ví dụ như ngân hàng , do chuyên môn hóa trong lĩnh vực thu thập , xử lý và cung cấp thông tin giữa nhứng người cần vốn và người có vốn, ngân hàng thu nhận tiền gửi từa khác hàng và cho những cá nhan và doanh nghiệp làm ăn tốt vay . Nhờ đó ngân hàng đã tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho cả người có vốn, người cần vốn và bản thân ngân hàng. Ngân hàng như một trung gian tài nắm giữ hầu hết các món vay không thể đem ra mua bán những thông tin đó là chìa khóa cho sự thành công của ngân hàng trong việc giảm tối thiểu thông tin không cân xứng dẫn tới vấn đề lựa chọn đối nghịch. Ngoài ra lựa chọn đối nghịch chỉ gây trở ngại cho hoạt động của các thị trường tài chính nếu người cho vay chịu một tổn thất khi một người đi vay không thể thánh toán các món tiền vay và chịu vỡ nợ.Vật thế chấp là vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay nếu người vay vỡ nợ .Nếu một người vay bị vỡ nợ đối một món vay , người cho vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù lai tổn thất ở món cho vay đó. Những người cho vay như vậy dễ chấp nhận việc cho vay có vật thế chấp và những người vay sẵn lòng cung cấp vật thế chấp vì việc giảm rủi roc ho người vay khiến họ dễ có thể vay được tiền nhanh chóng và còn có thể với một lãi vay nhẹ hơn. Sự có mặt của lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tín dụng giải thích vì sao vật thế chấp là một đặc điểm của những hợp đồng nợ.
Như đã trình bày ở trên, rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi cuộc giao dịch diễn ra khi người cần vốn có ý muốn giấu thông tin và thực hiện những hoạt động mà người có vốn không mong muốn. Rủi ro đạo đức có hậu quả quan trọng khiến một công ty thấy dễ dàng dựng vốn bằng hợp đồng nợ hơn là hợp đồng vốn cỏ phần
Giải pháp giảm rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần là:
Các chủ sở hữu vốn cần có thông tin đầy đủ về những gì mà những người quản lý đang làm , đồng thời giảm sự tách biệt đáng kể giữa nhứng người sở hữu và quản lý. Người có vốn hay các chủ sở hữu vần phải tạo ra những kênh giám sát thông tin ngoài ra cần có sự can thiệp của chính phủ về chế độ sổ sách kế toán và công khai các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Tăng cường sự hoạt động của các trung gian tài chính thông qua các hình thức liên kết , liên doanh , hay thông qua các hợp đồng nợ . Một trung gian tài chính giúp giảm được rủi ro đạo đức nảy sinh từ người sở hữu và người quản lý là ở chỗ hình thành các “hãng vốn kinh doanh” . Các hãng vốn kinh doanh tập trung vốn từ các hội viên và dùng vốn này đẻ giúp các doanh nghiệp khởi sự các vụ kinh doanh mới. Để đổi lại việc cho vốn kinh doanh hãng này nhận một số cổ phần trong vụ kinh doanh mới đó. Do sự kiểm tra thu nhập và lợi nhuận có một ý nghĩa rất quan trọng để ngăn ngừa rủi ro đạo đức , các hãng vốn kinh doanh thường đòi hỏi có một số
Kết luận
Có thể nói hoạt động của các trung gian tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta trải qua nhiều biến động với nhiều khó khăn , các tổ chức trung gian tài chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và về quy mô vốn. Từ chỗ chỉ có trung gian tài chính Ngân hàng thương mại giữ vai trò là kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế thì đến nay đã có thêm nhiều các trung gian tài chính khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, đặc biệt là công ty chứng khoán đã góp phần thu hút thêm được một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Các trung gian tài chính không chỉ là tác nhân giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mà nó còn góp phần không nhỏ vào việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các tổ chức trung gian tài chính cũng bộc lộ những hạn chế mà nguyên nhân của nó xuất phát cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trên là hết sức cần thiết để giúp các tổ chức trung gian tài chính ngày càng phát triển nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa hội nhập, trở thành thành viên thứ 150 của WTO và lộ trình cam kết cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực ngân hàng tài chính đang đến gần.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
Các tổ chức tài chính trung gian là một thành phần rất quan trọng trong nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể thiếu kênh dẫn vốn từ những người có tiền nhưng muốn chi tiếu ít hơn tới những người ít tiền nhưng lại muốn chi tiêu nhiều hơn. Nghiên cứu vềvthị trường tài chính cho ta biết có hai kênh dẫn vốn chính là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì tài chính gián tiếp là kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế đang diễn ra sôi động , môi trường kinh doanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, khó khăn hơn thì hoạt động của các trung gian tài chính càng trở nên linh hoạt và cần thiết. Việc huy động vốn của các tổ chức trung gian tài chính trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay góp phần lớn trong sự thúc đẩy và phát triển kinh tế cho đất nước. Với các kênh huy động vốn linh hoạt của các trung gian tài chính, nền kinh tế đã có được một nguồn vốn dồi dào từ những người có vốn. Và cũng thông qua các trung gian tài chính mà lượng vốn lớn được đầu tư một cách có hiệu quả nhất giúp ổn định và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, các tổ chức trung gian tài chính vẫn còn những hạn chế như sự phát triển quá mức của các trung gian tài chính đã có lúc khiến thị trường tài chính Việt Nam được ví như một “lờ hơi”, hay sự chạy đua về đầu tư của các trung gian tài chính mà xem ra hiệu quả của các dự án đầu tư được thấy rõ.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tìm hiểu về thị trường tài chính, em nhận thấy hoạt động của các trung gian tài chính có vai trò vô cùng quan trọng và làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính là bài toán rất khó. Nhất là trong thời buổi kinh tế hiện nay, khi nền kinh tế có nhiều biến động thì sự hoạt động của các trung gian tài chính càng trở nên quan trọng. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài cho Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ của mình là “Thực trạnghoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay”. Kết cấu của đề án gồm hai phần:
I. Cơ sở lý luận về các tổ chức tài chính trung gian
II . Thực trạng của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay
Để tìm hiểu kỹ lưỡng và sâu sắc về tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Do trình độ còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không nhiều nên em chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Đề án chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và những người người quan tâm.
Danh mục bảng biểu từ viết tắt
Các từ viết tắt:
NHTM: Ngân hàng thương mại
CTCK : Công ty chứng khoán
HHBHVN: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
NHNN: Ngân hàng nhà nước
Bảng biểu
Biểu 1: Tình hình hoạt động vốn các Ngân hàng thương mại từ 2005 đến nay
Biểu 2: Tình hình hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại từ 2004-2009
Biểu 3: Mối quan hệ giữa tác động tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng tài chính , tín dụng các năm
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về các tổ chức tài chính trung gian
1. Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính
1.1 Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính
Hệ thống tài chính là hệ thống phức tạp về cấu trúc và chức năng. Có nhiều loại hình khác nhau trong các trong các tổ chức tài chính như : Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ…gọi chung là các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng. Đồng thời cũng có nhiều loại hình của thị trường tài chính như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu… Hệ thống tài chính này hàng năm đã chuyển một khối lượng vốn lớn từ những người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư. Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính mà ta cần biết :
Thứ nhất : trong số các công cụ và hình thức tạo vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính thì cổ phiếu và trái phiếu không phải là nguồn tài chính quan trọng.Việc phát hành những chứng khoán mua , bán trên thị trường không phải là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động của họ. Đồng thời các cổ phiếu và trái phiếu này được bán trực tiếp cho các cá nhân và tổ chức lại càng ít. Hầu hết các cổ phiếu , trái phiếu đã được những trung gian tài chính mua lại
Thứ hai: tài chính gián tiếp, tài chính này có liên quan đến hoạt động của những trung gian tài chính, quan trọng gấp nhiều lần so với tài chính trực tiếp, là tài chính trong đó các doanh nghiệp gom vốn trực tiếp từ những người cho vay trong cá thị trường tài chính . Trong các trung gian tài chính này, ngân hàng tạo ra nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất để tài trọ cho các doanh nghiệp. Trong số nguồn vốn của tài chính gián tiếp thì các khoản vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nhất trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp.
Thứ ba: hệ thống tài chính nằm trong số những bộ phận của nền kinh tế có vai trò quan trọng và được điều hành và quản lý một cách chặt chẽ nhất. Hệ thống tài chính là tổng hợp các quan hệ tài chính hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có mối quan hệ thống nhất với nhau. Xét về cấu trúc và sự vận động của hệ thống tài chính m ta thấy hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm và các dòng tài chính. Sự chuyển hóa không ngừng giữa các dòng tài chính vào các tụ điểm vốn và ngược lại , được thực hiện thông qua những trung gian tài chính và thị trường tài chính. Đó là những mạch máu chính của nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi chính phủ phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của hệ thống tài chính để đảm bảo sự lưu thông thông suốt các nguồn vốn và đảm bảo sự lành mạnh , ổn định của nền kinh tế
Thứ tư: vật thế chấp là một đặc điểm thường thấy của các hợp đồng vay nợ cho các gia đình và các doanh nghiệp. Vật thế chấp là vật sở hữu được thế cho người cho vay nếu người đi vay không thể thanh toán tiền nợ. Vay nợ có thế chấp là hình thức chủ yếu của hợp đồng vay nợ gia đình và cũng được dùng rộng rãi trong vay tiền kinh doanh. Trong các nguyên tắc cho vay của tín dụng ngân hàng như cho vay có mục đích, có vật tư tương đương làm bảo đảm (vật thế chấp) hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi thì cho vay có thế chấp là nguyên tắc quan trọng nhất. Vật thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đòi hỏi người đi vay ohari có đảm bảo đầy đủ giấy tờ hợp pháp xác nhận vật thế chấp dành riêng cho từng món vay , tránh tình trạng vật thế chấp được dùng cho nhiều món vay dẫn tới tình trạng đổ vỡ tín dụng . Chính vì vậy , trong cá hợp đồng tín dụng , những điều khoản được quy định ngặt nghèo, chặt chẽ.
Thứ năm: các hợp đồng nợ là những hợp đồng pháp lý điển hình và đặc biệt phức tạp , những hợp đồng này đặt ra những hạn chế cốt lõi đối với thái độ của người đi vay. Hợp đồng giao kèo hay hợp đồng vay tiền là những tài liệu pháp lý dài và điển hình với những điều khoản , giới hạn và định rõ những hoạt động nào đó mà người vay tiền có thể làm. Những quy định hạn chế không chỉ là một đặc điểm của những hợp đồng nợ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả cá hộ gia đình, cá nhân
1.2 Phí giao dịch và cấu trúc tài chính
Một đặc điểm quan trọng của các thị trường tài chính là ở chỗ chúng có các chi phí giao dịch và chi phí thông tin đáng kể. Phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người có vốn dư để cho vay. Những trung gian tài chính ra đời làm cầu nối cho người có vốn mong muốn tìm được người cần vốn để cho vay kiếm lời và giúp người cần vốn tiếp xúc được với người có vốn. Những người đó không thể gửi tiền , vay vốn ở những nơi không quen biết hay chưa đủ niềm tin mà không cần luật sư người trung gian môi giới hay những người làm chứng khác. Vì thế họ sẽ phải chịu sự tốn kém những chi phí giao dịch. Những trung gian tài chính sẽ làm tối thiểu hóa chi phì giao dịch giữa người có vốn và người cần vốn, và cho phép những người tiết kiệm có món nhỏ và những người vay món nhỏ thu được lợi nhờ sự hiện hữu của các thị trường tài chính. Những trung gian tài chính làm giảm chi phí giao dịch như thế nào?
Trước hết đó là vấn đề tiết kiệm do quy mô. Một giải pháp cho vấn đề chi phí giao dịch cao là góp những món cho vay của nhiều nhà đầu tư với nhau đảm bảo cho họ một lợi tức thỏa đáng , đồng thời có thể cho vay nhiều người với cá món tiền lớn, nhỏ khác nhau đem lại những lợi ích to lớn khác nhau. Tức là sự giảm chi phí giao dịch cho mỗi đồng tiền đầu tư khi quy mô giao dịch tăng lên. Sự hiện diện phương pháp tiết kiệm do quy mô trong các thị trường tài chính giúp giải thích vì sao những trung gian tài chính được phát triển và là một bộ phận quan trọng đến như vậy trong cấu trúc tài chính của chúng ta.
Sau đó đa dạng hóa mục đầu tư của các trung gian tài chính nhằm phân tán độ rủi ro cho chính những công ty tài chính và những người có vốn.
Nhờ sự hiểu biết , chuyên môn hóa trong nghề nghiệp các tổ chức tài chính trung gian có khả năng tốt hơn để mở rộng hiểu biết nhằm hạ thấp chi phí giao dịch. Những tổ chức trung gian tài chính trở thành những người lành nghề thực hiện các món cho vay , những hợp đồng vay nợ ít tốn kém vì tiếp thu những kiến thức pháp lý thích hợp.
Phương pháp tiết kiệm do quy mô là những yếu tố quan trọng trong việc hạ thấp cá chi phí cho các trung gian tài chính về những hạng mục như luật sư và kỹ thuật computer.
1.3 Rủi ro và cấu trúc tài chính
Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không biết tất cả những gì mà họ cần biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn. Sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được được gọi là thông tin không cân xứng.
Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn (đối nghịch ) - tức là những rủi ro không trả được nợ - là những người tích cực tìm vay nhất va do vậy là có nhiều khả năng được lựa chọn nhất .
Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạo đức) xét trên quan điểm của người cho vay , bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả.
Giải pháp giảm rủi ro những thông tin không cân xứng dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch là:
Cung cấp và bán những thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép những người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ về cá nhân hay doanh nghiệp cần tài trợ vốn cho các hoạt động đầu tư. Song giải pháp này không giải quyết được một cách đầy đủ vấn đề lựa chọn đối nghịch khi những người không chi tiền mua thông tin vẫn có thể hưởng lợi từ những thông tin người khác đã mua.
Sự điều hành của chính phủ nhằm tăng thông tin trong các thị trường. Quy chế của chính phủ hay bắt buộc hay khuyến nghị các bên đặc biệt là các bên có nhu cầu tài trọ vốn, phải cung cấp những thông tin cần thiết cho các bên liên quan để làm giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch.
Vấn đề thông tin không cân xứng và việc lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tài chính như vậy giúp giải thích vì sao các thị trường tài chính nằm trong số những bộ phần được điều hành một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Quy chế của chính phủ để tăng lượng thông tin cho các nhà đầu tư là cần thiết để giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch. Tuy vậy , quy chế của Chính phủ chỉ góp phần làm giảm bớt chứ không loại bỏ hoàn toàn vấn đề lựa chọn đối nghịch hay bị sai lệch theo chiều hướng có lợi cho bên cung cấp thông tin, gây khó khăn cho bên nhận thông tin khi ra quyết định.Vậy để đẩy mạnh dòng vốn từ người có vốn tới người cần vốn, khi có sự hiện diện của thông tin không cân xứng dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch cần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các trung gian tài chính trong cấu trúc tài chính . Một trung gian tài chính ví dụ như ngân hàng , do chuyên môn hóa trong lĩnh vực thu thập , xử lý và cung cấp thông tin giữa nhứng người cần vốn và người có vốn, ngân hàng thu nhận tiền gửi từa khác hàng và cho những cá nhan và doanh nghiệp làm ăn tốt vay . Nhờ đó ngân hàng đã tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho cả người có vốn, người cần vốn và bản thân ngân hàng. Ngân hàng như một trung gian tài nắm giữ hầu hết các món vay không thể đem ra mua bán những thông tin đó là chìa khóa cho sự thành công của ngân hàng trong việc giảm tối thiểu thông tin không cân xứng dẫn tới vấn đề lựa chọn đối nghịch. Ngoài ra lựa chọn đối nghịch chỉ gây trở ngại cho hoạt động của các thị trường tài chính nếu người cho vay chịu một tổn thất khi một người đi vay không thể thánh toán các món tiền vay và chịu vỡ nợ.Vật thế chấp là vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay nếu người vay vỡ nợ .Nếu một người vay bị vỡ nợ đối một món vay , người cho vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù lai tổn thất ở món cho vay đó. Những người cho vay như vậy dễ chấp nhận việc cho vay có vật thế chấp và những người vay sẵn lòng cung cấp vật thế chấp vì việc giảm rủi roc ho người vay khiến họ dễ có thể vay được tiền nhanh chóng và còn có thể với một lãi vay nhẹ hơn. Sự có mặt của lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tín dụng giải thích vì sao vật thế chấp là một đặc điểm của những hợp đồng nợ.
Như đã trình bày ở trên, rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi cuộc giao dịch diễn ra khi người cần vốn có ý muốn giấu thông tin và thực hiện những hoạt động mà người có vốn không mong muốn. Rủi ro đạo đức có hậu quả quan trọng khiến một công ty thấy dễ dàng dựng vốn bằng hợp đồng nợ hơn là hợp đồng vốn cỏ phần
Giải pháp giảm rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần là:
Các chủ sở hữu vốn cần có thông tin đầy đủ về những gì mà những người quản lý đang làm , đồng thời giảm sự tách biệt đáng kể giữa nhứng người sở hữu và quản lý. Người có vốn hay các chủ sở hữu vần phải tạo ra những kênh giám sát thông tin ngoài ra cần có sự can thiệp của chính phủ về chế độ sổ sách kế toán và công khai các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Tăng cường sự hoạt động của các trung gian tài chính thông qua các hình thức liên kết , liên doanh , hay thông qua các hợp đồng nợ . Một trung gian tài chính giúp giảm được rủi ro đạo đức nảy sinh từ người sở hữu và người quản lý là ở chỗ hình thành các “hãng vốn kinh doanh” . Các hãng vốn kinh doanh tập trung vốn từ các hội viên và dùng vốn này đẻ giúp các doanh nghiệp khởi sự các vụ kinh doanh mới. Để đổi lại việc cho vốn kinh doanh hãng này nhận một số cổ phần trong vụ kinh doanh mới đó. Do sự kiểm tra thu nhập và lợi nhuận có một ý nghĩa rất quan trọng để ngăn ngừa rủi ro đạo đức , các hãng vốn kinh doanh thường đòi hỏi có một số
Kết luận
Có thể nói hoạt động của các trung gian tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta trải qua nhiều biến động với nhiều khó khăn , các tổ chức trung gian tài chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và về quy mô vốn. Từ chỗ chỉ có trung gian tài chính Ngân hàng thương mại giữ vai trò là kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế thì đến nay đã có thêm nhiều các trung gian tài chính khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, đặc biệt là công ty chứng khoán đã góp phần thu hút thêm được một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Các trung gian tài chính không chỉ là tác nhân giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mà nó còn góp phần không nhỏ vào việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các tổ chức trung gian tài chính cũng bộc lộ những hạn chế mà nguyên nhân của nó xuất phát cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trên là hết sức cần thiết để giúp các tổ chức trung gian tài chính ngày càng phát triển nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa hội nhập, trở thành thành viên thứ 150 của WTO và lộ trình cam kết cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực ngân hàng tài chính đang đến gần.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: thực trạng các tổ chức trung gian tài chính ở việt nam, thực trạng của các tổ chức trung gian tài chính ở veietj nam hiện nay, Liên hệ thực tế vai trò của các tổ chức tài chính trung gian, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Ở VIỆT NAM, thục trạng của các công ty cho thuê tài chính ở việt nam pdf, vai trò của tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng, thực trạng hoạt động của các trung gian tài chính ở việt nam hiện nay, thực trạng giáo dục tài chính ở việt nam pdf, thuc.trang.cac.to.chuc.trung.gian.tai.chinh.viet.nam.pdf, Thực trạng phát triển các tổ chức tài chính trung gian ở nước ta, tổ chức tài chính trung gian của Việt Nam hiện nay, Ở đâu có nguồn vốn nhàn rỗi ở đó có sự hiện diện của Agribank, Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam, Sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian hiện nay, các tổ chức tài chính trung gian ở việt nam hiện nay, vai trò trung gian tài chính ở việt nam hiện nay, thực trạng hoạt động tổ chức tài chính trung gian tại viêtj nam, Các trung gian tài chính giải quyết những vấn đề này như thế nào?, vai trò của các tổ chức trung gian tài chính ở nước ta
Last edited by a moderator: