Bruno

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, chất lượng hàng hoá và quản lý chất lượng ở nước ta có nhiều chuyển biến tốt đáng khích lệ. Tính cạnh tranh gay gắt trên quy mô toàn cầu đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng và đưa chất lượng vào nội dung quản lý là một yêu cầu bức bách.
Đặc biệt là sau hội nghị chất lượng lần thứ 2 tại Hà Nội năm 1999 cùng với việc Việt Nam hoà nhập cộng đồng ASEAN và thế giới, là thành viên của APEC... hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển sang giai đoạn mới, trong đó có việc nghiên cứu triẻn khai áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến phù hợp với yêu cầu chất lượng của khu vực và thế giới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một trong những mô hình đó, mô hình đã được thừa nhận rộng rãi mang tính toàn cầu.
Với lý do trên, trong bài viết này em chọn đề tài “Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam” nhằm góp phần làm rõ hơn tác dụng, vai trò của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Qua đây em xin chân thành Thank các thầy cô giáo, các bạn và đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị Đông đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Phần I
Tính tất yếu của việc nâng cao
sức mạnh cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

I. Các khái niệm
I.1. Sản phẩm
Sản phẩm-hàng hoá là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Theo quan niệm này thì sản phẩm-hàng hoá bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình, bao hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất. Và sản phẩm là “đầu ra” của doanh nghiệp.
I.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm
Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc La Tinh “Concurrentia” với nghĩa “đối chọi nhau”. Trước đây, người ta đã từng quan niệm một cách máy móc rằng cạnh tranh là thuộc tính cố hữu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa khi mà chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất còn dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa thì khái niệm “cạnh tranh” đã được thừa nhận và được hiểu một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn. Chúng ta đã thừa nhận bên cạnh những mặt tiêu cực của cạnh tranh là vai trò động lực của cạnh tranh trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là: sự ganh đua, thi đua trên thị trường giữa các doanh nghiệp có cùng một mục đích là đảm bảo những khả năng tốt nhất về tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm thoả mãn những yêu cầu đa dạng của người mua.
Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp luôn luôn phải cạnh tranh, có nhiều lý do nhưng những lý do sau đây là những lý do mang tính bản chất:
- Xuất hiện đối thủ (các bên, các thế lực đối chọi nhau, ganh đua với nhau không giới hạn trong phạm vi một địa lý nào)
- Lợi nhuận (mục đích chính của cạnh tranh cũng là nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
- Vì sự tồn tại sống còn (trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt các đối thủ có thể “tiêu diệt” lẫn nhau bằng mọi biện pháp và thủ đoạn)
Vậy trong môi trường kinh tế hiện nay các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh. Và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp được tập trung ở sản phẩm . Vậy sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ là gì?
Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là đặc tính được tổng hoá từ những thuộc tính vốn có của sản phẩm hàng hoá dịch vụ hay được gán

Để công ty có thể nâng cao được năng lực thiết kế thì công ty cần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phòng kinh doanh và bộ phận maketing với phòng kỹ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm. Đồng thời nâng cao năng lực, trình độ, đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế chế tạo sản phẩm
Cùng với đổi mới công nghệ, doanh nghiệp phải đầu tư, nâng cấp hệ thống phương tiện, thiết bị đo lường, thử nghiệm quá trình, máy móc, sản phẩm để đảm bảo sự ổn định, chính xác của quá trình, máy móc, sản phẩm.
Doanh nghiệp phải thực hành tốt phương pháp làm việc không sai lỗi, không có phế phẩm, chi phí hợp lý, tiết kiệm, năng suất cao, phân bổ các nguồn lực tài chính thích hợp với các chính sách và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp. cần trích tỷ lệ thích hợp dành cho đầu tư và phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có các chính sách khuyến khích sáng tạo, nghiên cứu đổi mới và cải tiến chất lượng sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến từ bên ngoài.
Doanh nghiệp phải hình thành được mạng lưới thông tin thích hợp trong toàn doanh nghiệp với kho dữ liệu phong phú, đầy đủ so với yêu cầu cần có, nối mạng với bên ngoài, kể cả Internet, đảm bảo thông tin được cập nhập, thông suốt, chính xác và kịp thời cho mọi đối tượng cần thiết của doanh nghiệp.
Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp có thể tổ chức các phong trào chất lượng để thúc đẩy cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh như tổ chức các nhóm chất lượng, lực lượng nòng cốt, phát động ngày, tuần, tháng chất lượng. Cùng với biện pháp này doanh nghiệp phải có một chế độ lương bổng hợp lý, thưởng phạt thích đáng... nhằm kích thích mọi người tham gia hưởng ứng.

Kết luận

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản trị điều hành doanh nghiệp và hệ thống đảm bảo chất lượng đó là những biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng quản trị của bất kỳ một doanh nghiệp nào nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một yêu cầu cấp bách cần thiết do sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và các tổ chức về chất lượng hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt nam có thể coi đây là một thách thức nhưng đó cũng là cơ hội nâng cao trình độ quản lý chất lượng, nâng cao từng bước chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Và để áp dụng có hiệu quả bộ tiêu chuẩn ISO 9000, để nâng cao được khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng nhưng bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô và các bạn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. PTS Nguyễn Kim Định.
Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp theo TCVN ISO 9000.
NXB Thống kê.
2. PGS, PTS Nguyễn Quốc Cừ.
Quản lý chất lượng sản phẩm - NXB Khoa học & kỹ thuật.
3. Hoàng Mạnh Tuấn.
Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới.
NXB Khoa học & kỹ thuật.
4. THS Phạm Huy Hân- THS Nguyễn Quang Hồng.
Chất lượng, năng suất và sức cạnh tranh.
5. Pokter M.E.
Chiến lược cạnh tranh.
6. Nguyễn Hữu Thân .
Chiến lược cạnh tranh thị trường.
7. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam.
NXB Chính trị quốc gia
8. Thông tin chuyên đề: Những vấn đề về quản lý chất lượng .
Viện thông tin khoa học - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Tạp chí Thương mại Việt Nam.
10. Tạp chí Công nghiệp.
11. Tạp chí Kinh tế phát triển.
12. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
13. Tạp chí Phát triển kinh tế.
14. Tạp chí Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
15. Thời báo kinh tế Việt nam.
Và một số tài liệu khác





Mục lục
Lời mở đầu 1
PHần I: Tính tất yếu của việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 2
I. Các khái niệm 2
I.1. Sản phẩm 2
I.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm 2
I.3. Chất lượng sản phẩm (tổng hợp) 4
II. Tính tất yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh
bằng chất lượng sản phẩm 4
II.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm 4
II.2. Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu 6
PHần II: Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt nam 9
I. Lịch sử ra đời 9
II. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 10
II.1. Các nguyên tắc quản lý chất lượng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 10
II.2. Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 12
III. Vai trò của hệ thống ISO 9000 trong việc nâng cao
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. 13
III.1. Sản phẩm có chất lượng cao hơn, ổn định hơn, đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng. 16
III.2. Có được một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả 17
III.3. Xây dựng được nền văn hoá chất lượng công ty 18
III.4. Tạo được lòng tin với khách hàng (bên trong và bên ngoài). 18
III.5. Tạo được lợi thế trong xuất khẩu, mở rộng thị trường, đấu thầu
và kí kết hợp đồng. 19
III.6. Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh 20
Phần III: Thực trạng tình hình áp dụng ISO 9000
và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 23
I. Tình hình áp dụng ISO 9000 ở các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay 23
II. Thực trạng chung về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 24
III. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp đã
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 26
III.1. Thành tựu 26
III.2. Tồn tại 31
Phần IV: Các giải pháp giúp các doanh nghiệp
áp dụng và duy trì hệ thống ISO 9000
để nâng cao sức cạnh tranh 34
I. Các giải pháp về phía Nhà nước 34
II. Các giải pháp từ phía nội bộ doanh nghiệp 35
Kết luận 39
Danh mục tài liệu tham khảo 40

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top