caube_cute
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cho các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác được sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lên kế hoạch. Để kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mang tính khả thi, bám sát thị trường, các nhà quản lý cần có những thông tin đầy đủ để lập kế hoạch, xác định lượng hàng cần tiêu thụ, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ … Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cũng không phải là ngoại lệ, ban lãnh đạo của công ty dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch để thực hiện trong năm 2007 như sau.
- Dự báo doanh thu thuần: Tăng trưởng với tỷ lệ 22% so với năm 2006.
- Năm 2007 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty cổ phần hoá.
1) Lập bảng báo cáo thu nhập dự toán cho năm 2007 (Bảng 3.6)
Để tính toán nguồn vốn gia tăng, ta bắt đầu bằng cách lập bảng bán cáo thu nhập dự kiến cho năm 2007 với giả thiết rằng doanh thu năm 2007 tăng 22% so với năm 2006.
- Doanh thu tăng sẽ ảnh hưởng tới các tài khoản của Báo cáo thu nhập: Giả định các khoản chi phí như giá vốn, chi phí tài chính (Trừ chi phí lãi vay), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.
- Giả định các doanh thu như: Doanh thu tài chính, doanh thu khác tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.
* Kết quả sau lần thứ nhất:
- Lợi nhuận giữ lại dự toán là 138 tỷ đồng.
Ta thấy, Lợi nhuận giữ lại dự toán này chưa chính xác vì nó được tính toán trên cơ sở giả định lãi vay năm 2007 không tăng.
Rõ ràng là để mở rộng kinh doanh công ty sẽ phải vay thêm vốn, khi đó sẽ làm thay đổi một lần nữa các tài khoản của báo cáo thu nhập dự toán và sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại dự toán này.
2) Lập bảng cân đối dự toán cho năm 2007 (Bảng 3.7)
- Tại moi thời điểm ta có đẳng thức kế toán sau:
Tổng tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu
- Khi doanh thu của công ty tăng cao hơn cần được hỗ trợ bởi mức tài sản cao hơn vì công ty cần nhiều tiền mặt hơn cho các nghiệp vụ. Doanh thu tăng cũng dẫn đến mở rộng diện và quy mô bán chịu làm khoản phải thu tăng đồng thời hàng tồn kho cũng tăng.
- Mặt khác, khi tài sản tăng lên thì phần tài sản gia tăng cũng sẽ phải được cung cấp tài chính theo cách nào đó, điều này đòi hỏi phần nguồn vốn của đẳng thức kế toán của công ty cũng phải tăng lên tương ứng.
- Giả định các khoản phải trả, nợ định kỳ tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.
- Nguồn vốn chư sở hữu cũng tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì:
Vốn chủ sở hữu mới = Vốn chủ sở hữu cũ + LN sau thuế mới
- Các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn sẽ tăng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo.
- Tính vốn chủ sở hữu dự toán lần 1 cho năm 2007:
Vốn CSH 2007 (Lần 1) = Vốn CSH 2006 + LN giữ lại 2007 (lần 1)
Vốn CSH 2007 (Lần 1) = 1.024 + 138 = 1.162 (Tỷ VNĐ)
- Nhu cầu bổ sung vốn sau lần 1:
(1) Tài sản dự toán năm 2007: 2.102 Tỷ đồng.
(2) Nguồn vốn dự toán năm 2007: 1.917 Tỷ đồng.
Nhu cầu vốn bổ sung năm 2007: 185 Tỷ đồng.
3) Huy động vốn bổ sung AFN
Công ty quyết định huy động lần 1, khoản AFN = 185 tỷ đồng phải dựa trên:
+ Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Thực trạng thị trường vốn vay dài hạn.
+ Các quy chế vay nợ hiện hành.
Giả sử rằng việc huy động khoản AFN của công ty không bị ảnh hưởng của thực trạng thị trường vốn vay dài hạn cũng như quy chế vay nợ hiện hành. Như vậy công ty cần huy động khoản AFN = 185 tỷ đồng với tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là bao nhiêu để sao cho nguồn vốn huy động này và việc sử dụng chúng trong đầu tư , mua sắm, dự trữ của công ty vẫn hợp lý. Để trả lời được câu hỏi này ta lần lượt xem xét quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006 và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Sau đây ta có các bảng sau
Lời mở đầu
Có thể nói rằng: Không có nền kinh tế nào vận hành được nếu không có tiền. Điều đó là vì tiền tệ là nền tảng cho tất cả các hoạt động tài chính và là công cụ văn bản của các hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và được bỉểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất cung ứng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính có hiệu quả và ngược lại việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động SXKD được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là Công ty trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng. Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tái sản xuất mở rộng. Công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sau một thời gian thực tập và đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần được nâng cao. Do đó, phân tích tình hình tài chính có một một ý nghĩa cực kỳ quan trọng qua đó có thể tìm ra những phương hướng và đề xuất biện pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần làm cho doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường.
Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tài chính với mong muốn được kết hợp giữa kiến thức được từ việc học tập, những kinh nghiệm bổ ích được tiếp thu qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Dương Vân Hà em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ” làm đồ án tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án tốt nghiệp được chia làm 3 phần.
Phần I : Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phần II : Phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần
Xi măng Bỉm Sơn
Phần III : Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty
cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Trong quá trình viết, do sự hiểu biết thực tế còn có hạn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô trong khoa để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây em xin chân thành Thank các chú, các cô, anh chị trong Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, đặc biệt cô giáo Dương Vân Hà, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội ngày 16/05/2007
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền
Phần i
Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính
doanh nghiệp
1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào kinh doanh.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạnđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Và ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Thông qua thị trường doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoa, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ dông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp.
1.1.2. Các quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp
Các quyết định trong tài chính doanh nghiệp được bàn rất nhiều trong quản lý tài chính và tài chính doanh nghiệp. Có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định phân chia cổ tức.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cho các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác được sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lên kế hoạch. Để kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mang tính khả thi, bám sát thị trường, các nhà quản lý cần có những thông tin đầy đủ để lập kế hoạch, xác định lượng hàng cần tiêu thụ, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ … Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cũng không phải là ngoại lệ, ban lãnh đạo của công ty dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch để thực hiện trong năm 2007 như sau.
- Dự báo doanh thu thuần: Tăng trưởng với tỷ lệ 22% so với năm 2006.
- Năm 2007 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty cổ phần hoá.
1) Lập bảng báo cáo thu nhập dự toán cho năm 2007 (Bảng 3.6)
Để tính toán nguồn vốn gia tăng, ta bắt đầu bằng cách lập bảng bán cáo thu nhập dự kiến cho năm 2007 với giả thiết rằng doanh thu năm 2007 tăng 22% so với năm 2006.
- Doanh thu tăng sẽ ảnh hưởng tới các tài khoản của Báo cáo thu nhập: Giả định các khoản chi phí như giá vốn, chi phí tài chính (Trừ chi phí lãi vay), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.
- Giả định các doanh thu như: Doanh thu tài chính, doanh thu khác tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.
* Kết quả sau lần thứ nhất:
- Lợi nhuận giữ lại dự toán là 138 tỷ đồng.
Ta thấy, Lợi nhuận giữ lại dự toán này chưa chính xác vì nó được tính toán trên cơ sở giả định lãi vay năm 2007 không tăng.
Rõ ràng là để mở rộng kinh doanh công ty sẽ phải vay thêm vốn, khi đó sẽ làm thay đổi một lần nữa các tài khoản của báo cáo thu nhập dự toán và sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại dự toán này.
2) Lập bảng cân đối dự toán cho năm 2007 (Bảng 3.7)
- Tại moi thời điểm ta có đẳng thức kế toán sau:
Tổng tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu
- Khi doanh thu của công ty tăng cao hơn cần được hỗ trợ bởi mức tài sản cao hơn vì công ty cần nhiều tiền mặt hơn cho các nghiệp vụ. Doanh thu tăng cũng dẫn đến mở rộng diện và quy mô bán chịu làm khoản phải thu tăng đồng thời hàng tồn kho cũng tăng.
- Mặt khác, khi tài sản tăng lên thì phần tài sản gia tăng cũng sẽ phải được cung cấp tài chính theo cách nào đó, điều này đòi hỏi phần nguồn vốn của đẳng thức kế toán của công ty cũng phải tăng lên tương ứng.
- Giả định các khoản phải trả, nợ định kỳ tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.
- Nguồn vốn chư sở hữu cũng tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì:
Vốn chủ sở hữu mới = Vốn chủ sở hữu cũ + LN sau thuế mới
- Các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn sẽ tăng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo.
- Tính vốn chủ sở hữu dự toán lần 1 cho năm 2007:
Vốn CSH 2007 (Lần 1) = Vốn CSH 2006 + LN giữ lại 2007 (lần 1)
Vốn CSH 2007 (Lần 1) = 1.024 + 138 = 1.162 (Tỷ VNĐ)
- Nhu cầu bổ sung vốn sau lần 1:
(1) Tài sản dự toán năm 2007: 2.102 Tỷ đồng.
(2) Nguồn vốn dự toán năm 2007: 1.917 Tỷ đồng.
Nhu cầu vốn bổ sung năm 2007: 185 Tỷ đồng.
3) Huy động vốn bổ sung AFN
Công ty quyết định huy động lần 1, khoản AFN = 185 tỷ đồng phải dựa trên:
+ Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Thực trạng thị trường vốn vay dài hạn.
+ Các quy chế vay nợ hiện hành.
Giả sử rằng việc huy động khoản AFN của công ty không bị ảnh hưởng của thực trạng thị trường vốn vay dài hạn cũng như quy chế vay nợ hiện hành. Như vậy công ty cần huy động khoản AFN = 185 tỷ đồng với tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là bao nhiêu để sao cho nguồn vốn huy động này và việc sử dụng chúng trong đầu tư , mua sắm, dự trữ của công ty vẫn hợp lý. Để trả lời được câu hỏi này ta lần lượt xem xét quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006 và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Sau đây ta có các bảng sau
Lời mở đầu
Có thể nói rằng: Không có nền kinh tế nào vận hành được nếu không có tiền. Điều đó là vì tiền tệ là nền tảng cho tất cả các hoạt động tài chính và là công cụ văn bản của các hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và được bỉểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất cung ứng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính có hiệu quả và ngược lại việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động SXKD được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là Công ty trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng. Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tái sản xuất mở rộng. Công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sau một thời gian thực tập và đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần được nâng cao. Do đó, phân tích tình hình tài chính có một một ý nghĩa cực kỳ quan trọng qua đó có thể tìm ra những phương hướng và đề xuất biện pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần làm cho doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường.
Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tài chính với mong muốn được kết hợp giữa kiến thức được từ việc học tập, những kinh nghiệm bổ ích được tiếp thu qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Dương Vân Hà em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ” làm đồ án tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án tốt nghiệp được chia làm 3 phần.
Phần I : Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phần II : Phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần
Xi măng Bỉm Sơn
Phần III : Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty
cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Trong quá trình viết, do sự hiểu biết thực tế còn có hạn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô trong khoa để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây em xin chân thành Thank các chú, các cô, anh chị trong Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, đặc biệt cô giáo Dương Vân Hà, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội ngày 16/05/2007
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền
Phần i
Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính
doanh nghiệp
1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào kinh doanh.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạnđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Và ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Thông qua thị trường doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoa, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ dông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp.
1.1.2. Các quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp
Các quyết định trong tài chính doanh nghiệp được bàn rất nhiều trong quản lý tài chính và tài chính doanh nghiệp. Có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định phân chia cổ tức.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đồ án tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn, báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh công ty bỉm sơn mới nhất, báo cáo tài chính công ty xi măng bỉm sơn năm 2022, thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần xi măng bỉm sơn, báo cáo tốt nghiệp công ty cổ phần sản xuất bỉm sơn, báo cáo tài chính của xi măng bỉm sơn 2020, biện pháp cải thiện tình hình du lịch, báo cáo phân tích công ty xi măng bỉm sơn, tính nhu cầu vốn bổ sung AFN, dự toán công ty cổ phần xi măng bỉm sơn năm 2022, hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
Last edited by a moderator: