1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội…
Có sức khỏe, con người có hàng trăm ước mơ. Không có sức khỏe, con
người có ước mơ duy nhất là “được khỏe”
“Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc
của con người”
1
Ba điều tạo nên hạnh phúc là: thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và
trái tim trong sạch.
Sức khỏe còn là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm dịch vụ, là một đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.
Ngành quan trọng trong xã hội – Y tế trong các giai đoạn
Vì vậy y tế luôn luôn là một trong những ngành được nhà nước chú trọng
hàng đầu. Xu thế xã hội hoá các ngành nghề một cách mạnh mẽ, với mục tiêu là
cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các đối tượng trong
xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận
lợi nhất. Những năm qua, các cơ sở y tế trong nước đã và đang phát triển mạnh
mẽ về cả số lượng và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú.
Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến mọi mặt,
trong đó có lĩnh vực Y đức – đạo đức của người cán bộ y tế, bên cạnh những
yếu tố tích cực đã và đang xuất hiện không ít những vấn đề tiêu cực.
Trong mọi giai đoạn lịch sử, cán bộ công chức, viên chức nói chung, cán
bộ công chức, viên chức ngành y tế nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng.
Đội ngũ này ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong số đó, có
những người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn là tấm gương sáng về đạo
1
Tác giả Epicure
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 1
đức và lối sống. Họ luôn hăng hái tham gia các hoạt động của ngành cũng như
trong đời sống xã hội.
Tuy vậy, dưới tác động của kinh tế thị trường cũng xuất hiện một số cán
bộ, công chức viên chức y tế có những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành
động. Một số có lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo đồng tiền, lười lao
động, không nhiệt tình trong công việc… tất cả đó đã và đang gây ảnh hưởng
không tốt đến niềm tin của nhân dân, cũng như ảnh hưởng lớn đến ngành.
Đây cũng là lý do tui chọn đề tài tiểu luận: “Vấn đề Y đức dưới góc nhìn
của cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng”.
Y đức – đạo đức của người thầy thuốc, không phải vấn đề mới mẻ. Từ xa
xưa đây đã là một vấn đề nóng được rất nhiều người đề cập tới ở những góc độ,
khía cạnh khác nhau. Qua các giai đoạn lịch sử, các triều đại, y đức được đè cập
tới bằng những điều luật áp dụng cho nghề y, qua lời thề, các tuyên ngôn về y tế
của tổ chức y tế thế giới. Đến nay vấn đề này đã được nhiều nước đưa vào nghĩa
vụ luật thầy thuốc.
Lịch sử y học phương Tây vẫn luôn luôn nhắc đến lời thề Hippocrate (thế
kỷ IV TCN) như một bài học y đức đầu tiên cho người thầy thuốc mới ra trường.
Ở nước ta từ xa xưa đến nay, có không ít người thầy thuốc tiêu biểu cho lòng
nhân đạo, tính bất danh lợi của nghề y. Chu Văn An (1292-1370) có nói: “Chữ
Nhân là mấu chốt của người thầy thuốc, rồi mới đến chữ minh chữ tài” – nghĩa
là người thầy thuốc phải lấy lòng nhân đức làm đầu rồi mới đến sự thông minh,
khôn khéo, tài năng xử lý bệnh tật. Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791), vị danh
sư của nước ta vào TK XVIII mà tài năng và đức độ được phong hàng “y thánh”
đã để lại tấm gương sáng về đạo đức, y đức của mình qua chín quan điểm di
huấn của ông, hay Nguyễn Đình Chiểu qua “Ngư tiều y thuật vấn đáp”.
Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc
biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ Đảng viên nói chung
và cán bộ ngành y tế nói riêng, Người đã để lại nhiều di huấn quý báu về y đức.
“Lương y như từ mẫu”
2
– lời nói của Bác – vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh
2
Hồ Chí Minh – Thư gửi các bộ y tế cả nước năm 1955
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 2
nhân văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta, dân
tộc ta vẫn còn nguyên giá trị của nó. Người thầy thuốc phải đồng thời như một
người mẹ hiền, “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật,
mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”
3
. Hiện nay, trong hầu hết
các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước đối với công tác y tế,
vấn đề y đức đều được đề cập. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành
Trung ương Đảng Khóa VII “Những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe bảo vệ nhân dân” (ngày 14/01/1993). Ngày 06/11/1996 ngành Y tế đã
có quyết định của Bộ trương bộ y tế Đỗ Nguyên Phương về thực hiện 12 điều y
đức cùng nhiều văn bản pháp quy khác có liên quan đến y đức. Đỗ Nguyên
Phương đã nói về vấn đề y đức, y đạo đòi hỏi cấp bách phải nâng cao ý thức của
người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của tiểu luận
Trên cơ sở phân tích thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế trong thời
gian qua cũng như tìm ra nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra phương hướng và
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa y đức cho cán bộ y tế trong
giai đoạn hiện nay. Làm rõ vấn đè y đức dưới góc nhìn của cặp phạm trù Bản
chất và Hiện tượng.
2.2. Nhiệm vụ của tiểu luận
Làm rõ tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao y đức cho cán bộ
ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích thực trạng y đức trong giai đợn hiện nay và tìm ra nguyên nhân
của nó.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm naang cao y đức
của cán bộ nhân viên trong ngành y tế.
Dưới góc nhìn của cặp phạm trù Bản chất và hiện tượng, vấn đề y đức hiện
lên như thế nào, liệu có những mâu thuẫn nào xuất hiện?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Hồ Chí Minh – Thư gửi Hội nghị Quân y – Tháng 3/1948
4
Đỗ Nguyên Phương – Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta hiện nay, Nxb Y học HN, 1996
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 3
Tiểu luận tập trung nghiên cứu: vấn đề y đức dưới góc nhìn của cặp phạm
trù triết học bản chất và hiện tượng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là toàn bộ cán bộ nhân viên y tế cả nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Duy vật Biện chứng đặc biệt là cơ sở lý luận
của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trong phép biện chứng duy vật, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và y
đức. Ngoài ra tác giả tiểu luận còn tham khảo, tiếp thu, kế thừa kết quả đạt được
của các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài.
Tác giả tiểu luận sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật
biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn
dịch, điều tra xã hội học… nhằm thực hện mục đích mà đề tài đặt ra.
5. Kết cấu của tiểu luận
-Phần mở đầu
-Phần nội dung:
+Chương 1: Cơ sở lý luận cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng.
Vấn đề y đức dưới góc nhìn của cặp phạm trù này.
+Chương 2: Thực trạng y đức hiện nay, liệu có còn “Lương y như từ
mẫu”?
+Chương 3: Nguyên nhân, đề ra phương hướng, giải pháp cho vaasn
đề y đức của cán bộ nhân viên y tế.
-Phần kết luận: Ý kiến cá nhân về vấn đề trên, đưa ra quan điểm, nhận xét.
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
1.1.1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triêt học
“Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc
một lĩnh vực nhất định của hiện thực khách quan”
5
Mỗi bộ môn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng của mình phản
ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của
hiện thực thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu.
Ví dụ: Trong Toán học có các phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt
phẳng”, “hàm số”,… Trong Vật lý học có các phạm trù “gia tốc”, “vận tốc”,
“lực”,… Trong kinh tế học có các phạm trù “hàng hóa”, “tiền tệ”, “thặng dư”,
“lợi nhuận”,… Ví dụ, phạm trù “vật chất”, “ý thức”, “vận động”, “đứng im”,
v.v phản ánh những mối liên hệ phổ biến không chỉ của tự nhiên mà cả xã hội,
tư duy của con người.
Phạm trù triết học khác phạm trù của các khoa học khác ở chỗ, nó mang
tính quy định về thế giới quan và tính quy định về phương pháp luận.
Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của
con người.
1.1.2. Khái niệm Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Còn hiện tượng là biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra bên ngoài
6
Qua định nghĩa trên, bản chất là cái bên trong, là cái bản chất tạo nên sự
vật, có tính cách tương đối ổn định; còn hiện tượng là những biểu hiện bên ngoài
của sự vật, nó dễ dàng biến đổi theo không gian và thời gian.
Cặp phạm trù này xuyên suốt từ vật chất, con người cho đến các hiện tượng
kinh tế xã hội. Vì vậy sự nhận thức đúng đắn sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn quan
trọng với xã hội ngày nay.
5
PGS, TS. Trần Đình Thảo – giáo trình triết học, Nxb. CTQG, H 2010
6
GS. VS. Nguyễn Duy Quý và tgk, Giáo trình Triết học Mác – Lenin, Hà Nội, Nxb. CTQG, 2008, trang 275 - 276
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 5
Bản chất diễn tả những đặc tính cơ bản của sự vật và những quá trình hoạt
động sâu xa bên trong sự vật. Vì bản chất nằm bên trong sự vật nên mắt thường
không thể nào nhìn thấy được. Hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài nên trong
khả năng nào đó những giác quan có thể nhận thức được. Tuy nhiên có thể
những nhận thức đó là sai lầm.
Thí dụ : -Khi ta nhìn ánh sáng mặt trời chiếu xuống, ta nói rằng
ánh sáng này không có màu. Nhưng khi dùng một kính lúp đưa lên
trước ánh sáng đó thì ta sẽ thấy vô số màu trong đó có bảy màu cơ
bản như đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,… Liệu rằng đó là
màu đỏ, cam, lục,…? Hay đó là cái tên mà chúng ta đã từng áp đặt
lên những sự vật có tính chất tương tự? Như vậy, cái nhìn của
chsng ta đến hiện tượng không hẳn là đúng sự vật nên đừng vội
vàng luận điều gì chỉ sau cái nhìn ban đầu mà không xét đến bản
chất thực sự của nó là gì.
-Về một con người, những biểu hiện bên ngoài của họ
như sự lịch lãm, oai nghiêm, đĩnh đạc, thật thà,… nhưng hãy dè
chừng, đừng nhìn những biểu hiện bên ngoài ấy mà kết luận bản
chất thật sự của họ.
Thales (625? – 546? B.C), đã cho rằng “nguyên chất của vạn vật là nước
mà từ đó vạn vật xuất phát và trong nó vạn vật đều tiêu tán”
7
Có lẽ ông nhìn
thấy hiện tượng vạn vật sống được đều là nhờ nước và ba phần của quả địa cầu
này là biển nên đã kết luận bản chất của vạn vật như vậy.
Heraclitus (570? – 475? B.C), thì cho rằng “lửa là bản thể hay nguyên lý,
thông qua sự phân tán và cô tụ, tạo nên những hiện tượng của thế giới của thế
giới cảm giác”.
8
1.1.3 Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là hai mặt vừa thống nhất
vừa đối lập với nhau.
7
Mai Sơn biên soạn, 101 Triết gia, Hà Nội, Nxb. Tri thức 2007 , trang 14
8
Sđd 2, trang 24
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 6
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật. Điều này thể hiện:
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này
mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện
tượng bên ngoài. Biểu hiện là:
Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng
là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại
thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn
không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này
“ Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính
bản chất ”
—Lenin
9
Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc
lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất
khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện
tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu
hiện nó cũng mất theo.
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ
cũng là sự thể hiện của bản chất nhất định. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua
hiện tượng ấy.
Không có bản chất thuần tuý tách rời hiện tượng, không thể hiện ra qua hiện
tượng và ngược lại, không có hiện tượng nào mà lại không thể hiện bản chất
nhất định.
Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau.
9
giáo trình triết học Mac-Lenin, Bộ giáo dục và đào tạo, nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, HN 2006
SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 7
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links