c0behaykh0c118

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiểu luận về tiểu phẩm báo chí gồm 6 phần:
I- Khái niệm
II- Đặc trưng, đặc điểm của tiểu phẩm
III- Đối tượng, mục tiêu, phương pháp phản ánh của tiểu phẩm
IV- Đặc điểm kết cấu của tiểu phẩm báo chí
V- Nghệ thuật viết tiểu phẩm
VI- Kết luận





















TIỂU PHẨM
I- KHÁI NIỆM
Theo từ điển tiếng Việt, “tiểu phẩm” có nghĩa là:
- Bài báo ngắn về vấn đề thời sự có tính chất châm biếm.
- Màn kịch ngắn mang tính chất hài hước, châm biếm hay đả kích.
Theo quan niệm của Bùi Đình Khôi: “Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm hay hài hước về một sự việc có thực, cụ thể hay khái quát, mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước những sự việc hay hiện tượng đó.
Như vậy, có thể nói “tiểu phẩm” là tác phẩm được viết bằng thể loại tản văn ngắn gọn, xinh xắn nhưng giàu chất trữ tình. Người Trung Quốc xem các loại văn tự, bạt, ký, truyện, văn tế, thư tín... có ngôn ngữ trau chuốt, tình cảm phong phú đều là văn tiểu phẩm. Người phương Tây xem văn tiểu phẩm là thể loại văn xuôi nhỏ, kết cấu tự do, thiên về thể hiện các ấn tượng và ý kiến cá nhân trước các sự việc và vấn đề cụ thể., không nhằm đưa ra cách lý giải bao quát, điều cốt yếu là có cách kiến giải mới mẻ, gây ấn tượng sâu đậm. Văn tiểu phẩm có loại thiên về triết lý, có loại thiên về tiểu sử, phong cảnh, phong tục, có loại nghiêng về phần văn học, có loại thiên về phổ biến khoa học, có loại thuần tuý trữ tình. Phong cách chung của văn tiểu phẩm là tính hình tượng, cô đọng, tính ngụ ý, ngữ điệu trò chuyện, tâm tình bộc lộ trực tiếp nhân cách, cá tính của tác giả, để lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt.
Mẫu mực của thể loại văn tiểu phẩm ở phương Tây có thể tìm thấy qua tập tiểu phẩm của Môngten (1533-1592), các bài tiểu phẩm của Vônte, Điđơrô, Letxinh, Hecđơ, Punskin, Giecxen... ở phương Đông, văn tiểu phẩm có truyền thống lâu đời nhưng có sự nở rộ của của chúng gắn liền với ý thức về nhân cách, cá tính. Tiêu biểu cho thể loại văn tiểu phẩm phương Đông là Tiểu phẩm của Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Chu Tư Thanh, Băng Tâm... ở Trung Quốc, là “Vũ Trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ ở Việt Nam.
Ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông đã ra đời và ngày một phát triển có tính chất quy mô như vô tuyến truyền hình, phát thanh... Tuỳ theo cách truyền thông của của mỗi loại hình mà các cách thể hiện tiểu phẩm báo chí cũng có nhiều dạng khác nhau. Ngoài những hình thức truyền thống là văn xuôi, thể trào phúng còn có trong ca dao, kịch ngắn, phim hài, nhiếp ảnh, tranh biếm hoạ... và trong tương lai, trên báo chí sẽ xuất hiện nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn nữa.
Cho tới nay, tuy còn nhiều quan niệm khác nhau về tiểu phẩm, nhưng có thể nêu một khái niệm được nhiều người chấp nhận về tiểu phẩm như sau: Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận- nghệ thuật, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hay hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hay khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó.
II- ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU PHẨM
1- Tính trào phúng:
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô thì trào phúng là “một phương pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng cách hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức).
Trào phúng không chỉ là nét đặc biệt của sáng tác văn học, báo chí mà còn là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
Trào phúng có nghĩa là dùng lời nói bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai kẻ khác. Trong tiểu phẩm báo chí, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học. Văn trào phúng bao gồm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc và âm hưởng khác nhau, từ những mẩu chuyện tiếu lâm, các vở hài kịch đến thơ trào phúng, thậm chí cả Tiểu thuyết. Đó là sự bao trùm của tiếng cười trong lĩnh vực văn học và báo chí. Từ lâu, người ta cũng đã quan tâm đến việc sắp xếp vị trí của trào phúng như một dạng của tính trữ tình ở khía cạnh bộc lộ quan niệm bên trong của con người. Thời kỳ Phục Hưng, quan điểm này bị nghi ngờ khi đứng trước cả tác phẩm lớn của X.cvantéx, Rabơle và đến Thế kỷ XIX Hêghen còn cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và không phù hợp với tính trữ tình. Theo L.T.Timophéep- trào phúng là phương diện đặc biệt của sáng tác văn học, gần gũi với trữ tình sử thi và kịch trong trường hợp cụ thể.
Trào phúng là sự hài hước, diễu cợt, vạch ra cái lố bịch, kỳ khôi để răn đời nên tính hài hước của nó được biểu hiện bằng tiếng cười trào lộng. Đối tượng của tiếng cười là các hành vi, bản chất xấu xa của một cá nhân, một tầng lớp, thậm chí một giai cấp nào đó trong cộng đồng, chẳng hạn tiểu phẩm: Học đi - bộ, kê khai tài sản, phản tác dụng đăng trên VNexpress đã làm độc giả bật cười - đó cũng chính là đặc điểm nổi bật của trào phúng. Tính gây cười đặc biệt này chính là công cụ quan trọng để đả kích cái xấu còn tồn tại trong xã hội. Đồng thời nó cũng là thang thuốc bổ giúp mọi người quên đi bao lo toan, khó nhọc trong cuộc sống và cố gắng vươn lên để hoàn thiện bản thân mình.
2- Tính châm biếm:
Châm biếm- đả kích là một dạng đặc biệt trong sáng tác văn học, báo chí, là dùng lời lẽ thâm thuý, vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Châm biếm gắn liền với lẽ phải, yêu cầu của châm biếm cũng cao hơn hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về phương diện xã hội, phần lớn các tác phẩm của châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc, những kẻ đi ngược dòng lịch sử, những kẻ phản bội... chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, Tú Mỡ, Thợ Rèn, X.cvantex, Xăntcôp Sedrin...
Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thường có các tác phẩm có giá trị đả kích bọn thống trị tàn bạo hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bán nước cầu vinh, phê phán, bài trừ những thói hư tật xấu, những tư tưởng không chính thống, không lành mạnh trong xã hội.
“Châm biếm với những đề tài nội bộ thực hiện vai trò tích cực của mình bằng việc, khi tố cáo cái xấu, cái khuyết điểm, tác động lên sự vận động đi lên của xã hội”.
Trong văn châm biếm thường chứa đựng các ẩn ý khiến kẻ có “tật” phải “giật mình”, còn người đọc thì thích thú khi phát hiện ra khía cạnh mà tác giả có ngụ ý nói đến. Đó là hai ý tưởng gặp nhau, tạo nên một ấn tượng khó quên.
Đối người dân, châm biếm hài hước nhiều khi có tác dụng giáo dục một cách nhẹ nhàng, sâu xa mà không kém phần hiệu quả. Những đoạn thơ, đoạn văn vừa góp phần baì trừ các tệ nạn xã hội, vừa có tính xây dựng. Tính bài trừ này thể hiện rõ ở dụng ý phê phán trong cái hài hước biểu hiện ngay ở nội dung tác phẩm. Ví dụ trong chuyện: Tác dụng đăng trên báo Lao Động Thủ Đô ra ngày 5-5-2008
Chị vợ mắng anh chồng lần đầu tiên uống rượu say
- thấy chưa, ông đã uống rượu nó làm thay đổi con người thế nào chưa
- đúng đấy mình ạ| Ngày trước tui không tin trái đất quay nhưng bây giờ thì tui đã tin.
Vậy, châm biếm, hài hước còn có thể sử dụng các thủ thuật: so sánh, ẩn dụ, ví von... để tạo nên tiếng cười sảng khoái, sâu sắc và mang lại hiệu quả lớn.
3- Tính đả kích
Tiểu phẩm báo chí còn được sử dụng để đả kích, phê phán và lên án gay gắt những hành vi xấu xa, bỉ ổi cũng như những hành động thù địch của kẻ thù. Đối tượng bị đả kích có thể có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Đả kích có tác dụng rõ rệt là đánh gục đối phương về mặt tinh thần.
Trong tiểu phẩm báo chí, tính đả kích, hài hước được thể hiện bằng cái cười nghiêm khắc đối với cái xấu xa bị bóc trần khỏi vỏ bọc ngoài đẹp đẽ, tạo cho người đọc có thái độ đúng dắn với tiêu cực, cái xấu và dễ dàng nhận diện được nó trong những cái tưởng như rất thường trong cuộc sống.
4- Cái hài trong Tiểu phẩm:
Trong các tiểu phẩm báo chí cái hài thuộc phạm trù mỹ học, phản ánh hiện thực phổ biến của đời sống xã hội ở những cung bậc khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thê cảm nhận được. Khi bàn về cái hài, S.cneepxki- nhà văn, nhà tư tưởng Nga đã viết “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa ở bên trong được che đậy bằng cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự”
Cái hài thường gắn với cái buồn cười, nhưng không phải cái buồn cười nào cũng có tính hài. Cái hài bao gồm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mỹ cao cả. Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực có sức công phá mạnh mẽ đối với cái tiêu cực luôn tồn tại trong xã hội. Sức mạnh phê phán vừa có tính phủ định, vừa mang tính khẳng định. Nó phủ định cái xấu xa mang danh cái đẹp mà tính hài là cơ sở đặc trưng cái đẹp, vốn là của hiện thực. Trong các tác phẩm báo chí tiếng cười có nhiều cung bậc và những sắc thái khác nhau. “Người ta thường coi humuor, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng”.
Trong hài hước, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho thấy đằng sau cái tầm thường là vẻ cao quý, sau cái điên rồ là sự anh minh. Trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, vì thế nổi bật nên là giọng đả kích, phủ định, tố cáo dẫn đến tiếng cười mang các sắc thái khác nhau: cười khinh bỉ, mỉa mai, chua chát...

chí khác, tiểu phẩm đã làm cho đời sống báo chí linh hoạt, uyển chuyển và phong phú, thông tin đa dạng, nhiều chiều phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của công chúng tiếp nhận thông tin.
Xét về mặt tác phẩm, tiểu phẩm là một thể loại nằm trong miền giao thoa giữa báo chí và văn học, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh để biểu đạt. Cũng như các thê loại báo chí khác, tiểu phẩm phải đảm bảo tính khach quan, thời sự và chân thực. Đặc trưng nổi bật nhất tạo nên kênh giao tiếp với công chúng chính là Tính hài trong tiểu phẩm. Trong tiểu phẩm thường có dạng đả kích, châm biếm, hài hước và tuỳ thoe từng đối tượng phản ánh mà người viết sử dụng cấp độ cho phù hợp.
Sáng tác tiểu phẩm là lao động nghệ thuật, là công việc khó khăn nhưng cũng đầy thú vị, bởi mục tiêu của tiểu phẩm là loại trừ cái xấu xa, vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện. Vì thế, người viết ngoài trí thông minh để phán xét một cách chính xác bản chất hiện tượng, còn phải biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo tính hài hước, tính trào phúng, sự hóm hỉnh truyền thống của dân tộc. Có như vậy mới dễ dàng tiếp cận với công chúng cũng như tăng thêm sức mạnh giáo dục của tác phẩm.

































MỤC LỤC

I- KHÁI NIỆM 2
II- ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU PHẨM 3
1- Tính trào phúng: 3
2- Tính châm biếm: 4
3- Tính đả kích 5
4- Cái hài trong Tiểu phẩm: 6
5- Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phẩm: 7
III- ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP PHẢN ÁNH CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ 8
1- Đối tượng 8
2- Mục tiêu 8
3- Phương pháp 8
IV- ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA TIỂU PHẨM BÁO CHÍ 9
1- Nội dung: 9
2- Kết cấu về hình thức 9
3- Ngôn ngữ: 10
4- Các biện pháp gây cười: 11
5- Phương pháp thể hiện: 11
V. NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU PHẨM 14
1- Chọn đề tài và chủ đề 14
2- Thủ thuật: 15
VI- KẾT LUẬN 16


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top