bachanlua_tihon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu

Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành thương mại trong thời gian tới đó là “ phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập có hiệu quả”. Đặc biệt trong giai đoạn xu thế hội nhập toàn cầu nền kinh tế, Việt Nam cũng đang từng bước cố gắng để hội nhập và phát triển, nền kinh tế mở cửa, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với hơn 170 quốc gia trên thế giới. Hoạt động thương mại, buôn bán giữa các quốc gia diễn ra với cường độ ngày càng tăng vì vậy gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá và hoạt động thương mại, dịch vụ trong nước cũng như thương mại quốc tế là một trong những phương hướng mục tiêu cơ bản của phát triển thương mại nước ta.
Trong cơ chế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn bán nhanh hàng hoá và chuyển giao luôn cả một số hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Dịch vụ thương mại được phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò vô cùng to lớn, nó giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá; tiền tệ. ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm 50-60% lực lượng lao động, chi cho hoạt động dịch vụ chiếm 60-65% thu nhập của cá nhân. ở các nước đang phát triển thì dịch vụ cũng ở trình độ thấp hơn. Do đó, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, đây là yếu tố nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia. Logistics nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi nói riêng là hoạt động dịch vụ đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế hiện nay. Nó tồn tại tất yếu khách quan như sự tồn tại tất yếu khách quan của dự trữ và kho hàng.
Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO,…Các hoạt động dịch vụ được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu. Mục đích của Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí là nhỏ nhất. Điều này liên quan đến việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cuỉa các doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại Việt Nam.
Vậy thì với vai trò là “trái tim” của hoạt động Logistics, kho hàng có vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi hoạt động Logistics. Không có kho hàng hoạt động Logistics không thể diễn ra hay có hiệu quả. Kho hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng cho chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bạn hàng, các tổ chức, nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ tốt hàng hoá,…các hệ thống kho bãi ngày càng được phát triển và mở rộng, số lượng các Công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics, cung cấp các hoạt động dịch vụ kho hàng ngày càng tăng, đặc biệt là các Công ty của nước ngoài hay có vốn đầu tư của nước ngoài đang gia tăng mạnh tại Việt Nam. Họ có cơ sở, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có trình độ, bảo quản rất tốt hàng hoá của doanh nghiệp. Đứng trước thực trạng đó, hơn lúc nào hết VINAFCO Logistics nói riêng và các Công ty hoạt động trong lĩnh vực kho vận nói chung cần có biện pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động dịch vụ cần được chú ý và có thể nói hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics hiện nay.
Hoạt động dịch vụ kho hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đang đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn, nó là hình thức phục vụ thuận tiện, lịch sự, văn minh. Uy tín của doanh nghiệp ngày càng được tăng cao như vậy doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đây là điều tối cần thiết cho các doanh nghiệp vì vậy hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong chuỗi hoạt động Logistics.
Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO”. Em mong rằng bài viết đóng góp phần nhỏ vào trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh kho hàng ở Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO nói riêng và các Công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics nói chung.
















CHƯƠNG I: TổNG QUAN Về DịCH Vụ LOGISTICS Và DịCH Vụ KHO HàNG TạI VIệT NAM
I. Định nghĩa về Logistics
1. Khái niệm về Logistics
Cho đến nay, thuật ngữ Logistics khá xa lạ và mới với nhiều người. Chỉ mới gần đây thôi, từ Logistics mới được thu nhập vào Việt Nam như: khu Logistics, cảng Logistics, kho Logistics. Nhưng thực chất Logistics là gì? Nó đã được áp dụng rất nhiều ở các nước phát triển để phát triển và phục vụ các hoạt động dịch vụ hàng hoá cũng như sản xuất.
“Logistics” đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistics” trong tiếng Pháp và từ này lại xuất phát từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. Có người dịch là hậu cần, có người dịch là tiếp vận hay tổ chức dịch vụ cung ứng…Cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ Logistics không dịch sang tiếng Việt. Xét trong lĩnh vực ngôn ngữ thì như vậy, còn trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, ta có thể thấy như sau:
Ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu là công tác hậu cần. Logistics đã từng được định nghĩa là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội. Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ Châu lục này sang Châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên từ Logistics toàn cầu. Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã dự báo sẽ xuất hiện Logistics toàn cầu và điều đó giờ đây đang thành hiện thực.
Đã có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về Logistics. Có thể đưa ra một vài khái niệm sau:
Trước hết trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghia Logistics một cách đơn giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ…cho hoạt động tổ chức một doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả. Bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới.
Dưới góc độ nhà quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu chữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Định nghĩa cho thấy Logistics bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, cho phép các tổ chức có thể vận dụng các nguyên lý, cách nghĩ và hoạt động Logistics trong lĩnh vực của mình một cách sáng tạo.
Trước hết ta xem xét từ “quá trình”. Điều đó cho thấy Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó, Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố cấu thành nên sản phẩm từ yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yếu cầu của người tiêu dùng. ở đây nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả
dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ,…
Logistics bao gồm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất là vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ… ở đâu?, vào khi nào? và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm Logistics cổ điển và hiện đại. Trước đây Logistics chỉ tập trung vào “luồng”, còn Logistics ngày nay có phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm cả vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây truyền cung ứng; Từ đây nảy sinh ra vấn đề vận chuyển và lưu trữ. ở Việt Nam hiện nay, khi nói đến Logistics người ta quá chú tâm vào khâu vận chuyển và lưu trữ mà chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề cực kỳ quan trọng là tài nguyên lấy từ đâu và đưa đi đâu. Chính quan niệm sai lầm này làm cho người ta lầm tưởng Logistics chỉ là những hoạt động ngành giao nhận, vận tải.
Để có thể hiểu thấu đáo bản chất của Logistics cần nghiên cứu các câu hỏi cơ bản về Logistics mà chúng ta gặp như vị trí tối ưu, và câu hỏi về vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng. Trả lời được các câu hỏi này chúng ta có thể hiểu về Logistics theo đúng nghĩa của nó.
ỉ Hệ thống kho đã có dấu hiệu xuống cấp, nền và mái hư hỏng nhiều chỗ vấn đề này làm giảm chất lượng dịch vụ của Trung Tâm dưới mắt khách hàng.
ỉ TT còn thiếu những cán bộ giỏi trong việc khai thác thị trường một cách chuyên nghiệp, việc khai thác thị trường còn theo các hình thức cũ nghĩa là theo các kênh liên lạc qua người quen biết giới thiệu.
ỉ Hệ thống thông tin liên lạc (bao gồm cả hệ thống máy vi tính) cũ kỹ, lạc hậu không đáp ứng tốt và không theo kịp nhu cầu phát triển của công việc. Điều này đã phần nào gây ra sự chậm trễ trong quá trình điều hành và giải quyết công việc.
ỉ ý thức về hoàn thành công việc của nhân viên trong Trung Tâm còn chưa cao, mang nặng tư tưởng làm việc theo kiểu bao cấp, điều này dẫn đến hậu quả là năng suất lao động trong Trung Tâm không cao. Tư tưởng làm việc mang tính chất đối phó không có chất lượng cao.
ỉ Vấn đề thanh quyết toán còn chậm trễ, không đúng với định kỳ đã vạch ra từ đó dẫn đến việc các nhà thầu phụ có tâm lý chán nản và khó kêu gọi các nhà thầu phụ mới.
Những vấn đề hiện nay còn bị khách hàng than phiền tập trung chủ yếu vào những mặt sau:
Bộ phận điều hành vận tải còn chậm trễ, không kiểm soát được hết các nhà thầu phụ và quá trình điều hành vận tải còn mang tính thụ động về phương tiện.
Việc hoàn tất các thủ tục hoàn chứng từ, biên bản giao nhận về chủ hàng còn làm rất chậm chễ, thủ tục thanh toán còn không đúng hạn, số liệu
chứng từ cập nhật làm còn sai sót.
Bộ phận xếp dỡ làm việc rất tích cực nhưng hiệu quả không cao, năng suất không cao cộng thêm vào đó là vấn đề khách hàng than phiền nhiều về ý thức chấp hành kỉ luật lao động trong đội ngũ công nhânbốc xếp còn rất kém.
Tinh thần làm việc của thủ kho còn chưa cao, thụ động trong công việc quản lý, chậm đổi mới. ý thức tự giác chưa tốt, không tự vạch ra được các kế hoạch cũng như tác nghiệp mang tính định kì về chuyên môn. Công tác sắp xếp kho hàng cũng không được làm thường xuyên, chỉ mang tính chất đối phó khi đến các đợt kiểm tra ISO.
Hệ thống kho xuống cấp: cửa hư hỏng, mái tôn dột, kho nóng, hệ thống điện xuống cấp, hệ thống chiếu sáng không đảm bảo…
Một thực trạng mà doanh nghiệp đang phải đối mặt đó là sự gia tăng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, các doanh nghiệp mới nhập cuộc họ có điều kiện kho bãi còn mới, địa diểm tốt, thuận lợi nhiều hơn,trong khi cơ sở vật chất của doanh nghiệp xuống cấp nhiều, lãi cũ và lạc hậu, khả năng thay thế là khó. Hiện nay, họ đã xây dựng những kho hàng với điều kiện hiện đại và phong cách quản lý trên máy tính hiện đại, giảm bớt sức lao động của công nhân và giảm rất nhiều hao hụt, hư hỏng, quản lý rất tốt hàng hoá của doanh nghiệp đang gửi. Trong khi đó doanh nghiệp lại chưa có những biện pháp phù hợp để theo kịp được xu hướng hiện nay.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Việc cần thiết hiện nay là phải đề ra được những biện pháp phù hợp và thiết thực để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng. Xin được đưa ra một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh kho cần thiết ở phần sau.
Mục lục
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: TổNG QUAN Về DịCH Vụ LOGISTICS Và DịCH Vụ KHO HàNG TạI VIệT NAM 4
I. Định nghĩa về Logistics 4
1. Khái niệm về Logistics 4
2. Vai trò của Logistics 7
2.1.Thương mại dịch vụ, khái niệm và đặc điểm 7
2.1.1.Khái niệm 7
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ thương mại 8
2.2. Vai trò của Logistics 9
2.2.1. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế 10
2.2.2. Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp 10
3. Các hoạt động trong quản trị Logistics 11
3.1. Dịch vụ khách hàng 11
3.2. Hệ thống thông tin 12
3.3. Quản trị dự trữ 12
3.4. Vận tải 13
3.5. Kho bãi 13
II. Kho hàng và vai trò của kho hàng trong Logistics 14
1. Khái niệm và phân loại kho hàng 14
1.1. Khái niệm 14
1.2. Các loại kho hàng 15
1.2.1. Kho đa năng 15
1.2.2.Kho thuê theo hợp đồng 15
1.2.3.Các loại kho công cộng 16
1.2.4. Kho bảo thuế 16
1.2.5. Kho ngoại quan 16
2. Vai trò của kho hàng trong hoạt động Logistics 16
III. Dịch vụ kho hàng và nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng 19
1. Dịch vụ kho hàng 19
1.1.Tính tất yếu khách quan của hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng 19
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của dịch vụ kho hàng 21
2. Nội dung kinh doanh dịch vụ kho hàng 23
3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng 27
3.1. Chỉ tiêu chất lượng 28
3.2. Chỉ tiêu giữ gìn toàn vẹn vật tư, hàng hoá 28
3.3. Chỉ tiêu sử dụng diện tích nhà kho 28
3.4. Chỉ tiêu sử dụng phương tiện vận tải, xếp dỡ ở kho 29
3.5. Chỉ tiêu giá thành nghiệp vụ kho 30
IV. Các nhân tố tác động đến kinh doanh dịch vụ kho hàng ở Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 31
1. Các nhân tố vĩ mô 31
1.1. Chính sách của Nhà nước 31
1.2. Chính sách của ngành Giao thông Vận tải 32
2. Yếu tố vi mô 33
2.1. Đối thủ cạnh tranh 33
2.2. Khách hàng 33
2.3. Trung gian thương mại 34
2.4. Mục tiêu, chính sách của doanh nghiệp 34
CHƯƠNG II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng tại Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO 35
I. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO 35
1. Vài nét về Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO 35
1.1. Nhiệm vụ khi thành lập 35
1.2. Chức năng 36
2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty 37
3. Bộ máy quản lý hiện nay của Công ty 38
4. Về tổ chức quản lý-lao động đào tạo 43
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho hàng hiện nay tại Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO 46
1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một vài năm qua 46
2. Đặc điểm hoạt động dịch vụ kho hàng của Công ty TNHH Tiếp 48
2.1. Dịch vụ kho bãi 49
2.2.Kết quả hoạt động dịch vụ kho của Công ty giai đoạn hiện nay 50
2.3. Tác động của các biến động thị trường vào tình hình SX-KD của TTTT Bạch Đằng 54
2.4. Khách hàng hiện nay mà Công ty đang cung cấp dịch vụ 56
III. Đánh giá chung về lợi thế và khó khăn khi thực hiện hoạt động dịch vụ kho hàng của TT 58
1. Lợi thế của TTTT Bạch Đằng khi thực hiện các nhiệm vụ trên 58
2. Khó khăn của TTTT Bạch Đằng khi thực hiện các dịch vụ trên 58


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
T Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chè của công ty cổ phần chè Quân Chu Luận văn Kinh tế 0
N Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhật Quang – Siêu thị máy tính Blue Sky Luận văn Kinh tế 0
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công ty gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty XNK Cường Thịnh Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ngói Hải Ninh Luận văn Kinh tế 0
L Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Luận văn Kinh tế 2
T Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản phẩm ở công ty thực phẩm miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích tình hình tiêu thụ và biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty dệt may Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty DAEWOO-HANEL Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top