vanquang0512

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lý đã là 1 yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân. Vì chúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung và vì nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ của các nhà quản ngày càng quan trọng.
Khoa học quản lý đã gần như trở thành 1 ngành khoa học hoàn chỉnh, bắc cầu giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, dựa trên những tư tưởng triết học thấm nhần các giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng xã hội.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chăm lo nguồn lực con người, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước tiến lên XHCN thì vấn đề quản lý càng cần được quan tâm nghiên cứu thích đáng. Mặt khác, khoa học quản lý ở nước ta từ trước đến nay cũng được đề cập nhiều nhưng chưa nghiên cứu một cách đầy đủ. Ngày nay khoa học quản lý là 1 ngành khoa học luôn luôn sáng tạo, được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Đối với Việt Nam, nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển dổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập rung sang kinh tế thị trường với định hướng XHCN.
Với đề tài mà khoa đã giao cho em với sự hiểu biết về khoa học quản lý còn hạn chế nên trong bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Em mong thầy cô góp ý và giúp đỡ em phân tích tốt và hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Nội dung

I. Cơ sở lý thuyết về quản lý và khoa học quản lý
1. Quản lý là gì?
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Quản lý nền sản xuất - xã hội là loại hình quản lý đặc biệt phát sinh từ tính chất tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn 1 giàn nhạc thì cần nhạc trưởng”.
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như Frederic Wiliam Taylor (1856-1915), Hemi Fayol (1841-1925) Pháp, Max Weber (1864-1920) Đức đã đều khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Như vậy, quản lý là sự tác động chủ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra.
2. Khoa học quản lý là gì?
Khoa học là 1 kiến thức được tổ chức. Nét căn bản của mọi khoa học là sự áp dụng phương pháp khoa học để phát triển kiến thức trong lĩnh vực đó mà khoa học quản lý là hệ thống được tạo ra trên các lĩnh vực kiến thức có tổ chức khác.
Tính khoa học của quản lý là hiểu biết sâu sắc các quy luật khác quan trên cơ sở lý luận của triết học, dựa trên các nguyên tắc quản lý. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và các kỹ thuật quản lý, dựa trên định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các mục tiêu hoạt động.
3. Cách quản lý là 1 khoa học vừa là 1 nghệ thuật
3.1. Quản lý là một khoa học
QLKD là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh. Nó không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học mà nó còn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa dạng thể thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả cao nhất.
Tính khoa học của quản lý kinh doanh thể hiện ở các đòi hỏi sau:
Một là, phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) đồng thời còn dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học đồng thời đòi hỏi ứng dụng nhiều thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như: toán học, tin học, công nghệ học v.v...
Hai là, phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản lý (về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý; về vận hành cơ chế quản lý (đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản lý).
Ba là, phải vận dụng các phương pháp khoa học ( đo lường, định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý trữ dữ liệu...) và biết sử dụng các kỹ thuật (quản lý theo mục tiêu MBO, lập kế hoạch, kiểm tra tài chính...)
Bốn là, phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.
Tóm lại, khoa học quản lý cho ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản lý; để trên cơ sở đó biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ, sử dụng nó cần tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển (đó là tính nghệ thuật).


3.2. Quản lý là một nghệ thuật
Tính nghệ thuật của quản lý kinh doanh xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản lý; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản lý kinh doanh. Những mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng) luôn đòi hỏi nhà quản lý phải khéo léo, linh hoạt và sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội, kinh nghiệm được tích lũy trong kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, nghệ thuật quản lý kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những “thủ đoạn” trong kinh doanh để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao.
II. Tính khoa học của quản lý thể hiện ở:
1. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý
1.1. Cách tiếp cận toán học hay “KHQL”
Có những nhà lý thuyết xem xét công việc quản lý trước hết là một sự sử dụng các quá trình, khái niệm, ký hiệu và mô hình toán học. Có lẽ được biét một cách rộng rãi hơn cả về các nhà lý thuyết này là các nhà nghiên cứu tác vụ (vận trù học), mà nhiều người trong số họ tự gọi mình là “nhà KHQL”. Nhóm này tin rằng nếu như việc quản lý hay xây dựng tổ chức hay lập kế hoạch hay ra quyết định là 1 quá trình logic, thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các quan hệ toán học. Tiêu điểm chính của trường phái này là mô hình toán học. Thông qua phương tiện này, các vấn đề có thể được biểu thị dưới dạng gợi ý về một quyết định về cái tốt nhất phải thực hiện. Toán học thường có một sự hấp dẫn hầu như hoàn toàn và một số thành viên của trường phái này thậm chí đã có quan niệm thái quá rằng: “Nếu bạn không thể biểu thị nó dưới dạng toán học
Kết luận
Tính khoa học quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Nó giúp các doanh nghiệp có được công cụ sử dụng để quản lý linh hoạt và sắn bén và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Có thể nói, khoa học quản lý là những nguyên tắc có thể áp dụng một cách khách quan và có định hướng trong doanh nghiệp tùy theo tình thuốgn và điều kiện của mỗi doanh nghiệp để đưa ra một lộ trình phù hợp. Tuy nhiên, để có thể sử dụng được các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý là phải có tính nghệ thuật và “bí quyết” đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học kỹ thuật và xã hội một cách hợp lý. Muốn có được quản lý tốt và phát triển phải có sự chuẩn bị kỹ càng về cơ sở khoa học quản lý và phải dựa trên các nguyên tắc quản lý.
Trong nền kinh tế Việt Nam cũng như trong doanh nghiệp của ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách về kỹ thuật cũng như về quản lý con người. Một doanh nghiệp mà không có sự quản lý tốt và hiệu quả kinh tế cao sẽ không đảm bảo được những ảnh hưởng mạnh mẽ từ những điều kiện bên ngoài. Hơn nữa, sau 20 năm đổi mới và những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý đang dần được hình thành, hứa hẹn một khả năng chắc chắn cho sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong doanh nghiệp.
Vì thời gian hạn hẹp và kiến thức còn nông cạn, em xin mạo muội phân tích đề tài tính khoa học của quản lý và ví dụ thực tiễn doanh nghiệp của Việt Nam và đưa ra mộ số khoa học quản lý để xác định mục tiêu và định hướng của việc quản lý. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và tất cả các bạn.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Khoa học quản lý (vận dụng vào QLDN) – trường ĐH QL & KD
2. Cơ sở của KHQL - Nxb. Chính trị Quốc gia
3. Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Nxb. Khoa học và kỹ thuật
4. Khoa học tổ chức và quản lý (Một số vấn đề lýluận và thực tiễn) NXB Thống kê
5. Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý và tổ chức khoa học
Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I. Cơ sở lý thuyết về quản lý và khoa học quản lý 2
1. Quản lý là gì? 2
2. Khoa học quản lý là gì? 2
3. Cách quản lý là 1 khoa học vừa là 1 nghệ thuật 3
3.1. Quản lý là một khoa học 3
3.2. Quản lý là một nghệ thuật 4
II. Tính khoa học của quản lý thể hiện ở: 4
1. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý 4
1.1. Cách tiếp cận toán học hay “KHQL” 4
1.2. Biết sử dụng kỹ thuật quản lý 4
2. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận hệ thống. 5
3. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận theo tình huống hay theo điều kiện 5
III. Các nguyên tắc của KHQL 6
1. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế 6
1.1. Nội dung cụ thể của lãnh đạo chính trị 6
1.2. Nội dung cụ thể của lãnh đạo kinh tế 6
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 7
2.1. Tập trung trong quản lý 8
2.2. Dân chủ trong quản lý 8
3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích kinh tế 8
3.1. Lợi ích kinh tế cá nhân 8
3.2. Lợi ích tập thể 9
3.3. Lợi ích toàn xã hội 9
4. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao nhất 10
IV. Minh họa bằng ví dụ thực tiễn của doanh nghiệp: 10
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp điện tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở khoa học hình thành các mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 và đánh giá tính khả thi của các mục tiêu chiến lược Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng đặc điểm tâm lý đó trong doanh nghiệp cụ thể Luận văn Kinh tế 0
M Giải tích đại số hiện đại và tính toán trong nghiên cứu môi trường và khoa học vật liệu Luận văn Sư phạm 0
K Nâng cao tính ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lực lượng phòng cháy chữa cháy Kinh tế quốc tế 0
D Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học định hướng cho bảo tồn và phát triển Môn đại cương 0
C Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long tỉnh Ninh Bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn Môn đại cương 0
S vấn đề khoa học trong nghiên cứu mô phỏng và tính toán chất lượng nước Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top