Mantotohpa

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 8
1.1 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng 8
1.1 .1 Chất lượng và đặc điểm của chất lượng 8
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 9
1.1.2.1 Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài: 9
1.1.2.2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp (Mô hình quy tắc 4M) 11
1.1.3 Quản lý chất lượng 13
1.1.3.1 Khái niệm 13
1.1.3.2 Các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng 13
1.2 Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Phạm vi áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 17
1.2.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 18
1.2.4 Nội dung quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 21
1.2.4.1 Hệ thống các văn bản, tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 21
1.2.4.2 Trách nhiệm của lãnh đạo 22
1.2.4.3 Quản lý nguồn lực 23
1.2.4.4 Các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ 24
1.2.4.5 Đo lường, phân tích và cải tiến chất lượng 26

1.2.5 Những điều kiện để áp dụng thành công quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠICÔNG TY TNHH KIM KHÍ THĂNG LONG 31
2.1 Những nét khái quát về công ty TNHH Kim khí Thăng Long 31
2.1.1Thông tin doanh nghiệp 31
2.1.1.1 Giới thiệu về tổ chức 31
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 31
2.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 32
2.1.2 Một số đặc điểm kinh tế - kĩ thuật tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long 29
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty TNHH Kim khí Thăng Long 29
2.1.2.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất 29
2.1.2.3 Đặc điểm về yếu tố đầu vào 30
2.1.2.4 Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty 31
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 33
2.2.1 Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm 33
2.2.1.1Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm gia dụng phục vụ nội địa 33
2.2.1.2 Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm chi tiết ôtô, xe máy và chi tiết cho các ngành công nghiệp 34
2.2.1.3 Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm xuất khẩu 35
2.2.2 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long 37

2.2.2.1 Mục tiêu áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 37
2.2.2.2 Thực trạng hệ thống các văn bản, tài liệu hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 38
2.2.2.3 Thực trạng về trách nhiệm lãnh đạo tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 40
2.2.2.4 Thực trạng về quản lý nguồn lực tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 41
2.2.2.5 Thực trạng về các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 42
2.2.2.6 Thực trạng về đo lường, phân tích và cải tiến chất lượng tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 48
2.2.2 Một số đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long 49
2.2.3.1 Những thành tích đạt được sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty KKTL 49
2.2.3.2 Những tồn tại hạn chế về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty 50
2.2.3.3 Những nguyên nhân gây ra các hạn chế trong quản lý chất lượng tại công ty 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ THĂNG LONG 56
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long: 56
3.2 Kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tạo công ty TNHH Kim Khí Thăng Long. 59

3.2.1 Tạo điều kiện cho đội ngũ lãnh đạo phát huy được hiệu quả quản lý của mình 59
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty 60
3.2.3 Tăng cường công tác đánh giá nội bộ 61
3.2.4 Tích hợp một số công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng tại công ty. 62
3.2.5 Cải tiến, đổi mới máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất 67
3.2.6 Hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, trao đổi thông tin và ứng dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động của công ty. 67
3.2.7 Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho hoạt động của công ty một cách lâu dài, ổn định và đạt chất lượng cao 68
3.3 Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp 69
3.3.1 Sự cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng 69
3.3.2 Các quy tắc cần đảm bảo thực hiện để áp dụng quản lý chất chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 có hiệu quả 69
3.3.3 Về phía Nhà nước 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Mô hình quy tắc 4M 11
Hình 1.2: Hoạt động sau ISO 9000 16
Hình 1.3: Sự tiến triển của các cách quản lý chất lượng 16
Hình 1.4: Mô hình tiếp cận theo quá trình 19
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty THNN Kim Khí Thăng Long 32
Hình 2.2: Sơ đồ công tác tổ chức sản xuất của công ty 29
Hình 2.3: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ 2005 – 2007 32
Hình 2.4: Chất lượng sản phẩm bếp dầu 33
Hình 2.5: So sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường bếp dầu 33
Hình 2.6: Biểu đồ công suất bếp dầu 34
Hình 2.7: Biểu đồ hiệu suất nhiệt độ có ích của bếp dầu 10B 34
Hình 2.8: Bảng tổng hợp so sánh mức chất lượng và thực tế sản xuất qua các năm từ 2005 – 2007 của sản phẩm STAY, HORN 35
Hình 2.9: Doanh thu xuất khẩu qua các năm 35
Hình 2.10: Tỉ lệ sai lỗi sản phẩm 36
Hình 2.11: Dữ liệu khuyết tật sản phẩm 36
Hình 2.12: Biểu đồ Pareto 37
Hình 2.13: Cấu trúc văn bản hệ thống chất lượng 39
Hình 2.14: Sơ đồ chu kỳ thiết kế sản phẩm 44
Hình 2.15: Thiết kế sản phẩm hay cải tiến sản phẩm 45
Hình 3.1: Kế hoạch sản lượng sản phẩm từ năm 2008 đến năm 2010 57
Hình 3.2: Cơ cấu thị trường nội địa sản phẩm của công ty giai đoạn 2004 – 2010 57
Hình 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty giai đoạn 2004 – 2010 58
Hình 3.4: Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến 2010 58
Hình 3.5: Kaizen và đổi mới 66
Hình 3.6: so sánh Kaizen và đổi mới 66

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

- CPH : Cổ phần hóa
- CBCNV : Cán bộ công nhân viên
- TCSD : Tài sản cố định
- GTDN : Giá trị doanh nghiệp
- ISO (International Organization for
Standardization) : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
- HDLD : Hợp đồng lao động
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- UBND : Ủy ban Nhân dân
- LNST : Lợi nhuận sau thuế
- QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượng
- QC ( Quality Control) : Kiểm soát chất lượng
- KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- QTCN : Quy trình công nghệ
- KKTL : Kim Khí Thăng Long.
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hầu hết các quốc gia đều phải nỗ lực không ngừng trong việc tận dụng những cơ hội và hạn chế các mặt yếu kém của mình để có thể tồn tại và phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt là việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế WTO đã mở ra một thị trường rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa các đối thủ cạnh tranh sẽ nhiều hơn, người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn, và nhất là các yêu cầu về chất lượng của thị trường nước ngoài cũng ngày càng khắt khe hơn...
Trước những cơ hội và thách thức này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp và hướng đi đúng đắn nhằm tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần rộng lớn không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Muốn vậy, một yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết tốt bài toán chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa. Doanh nghiệp cần có sự quan tâm đúng đắn đến hoạt động quản lý chất lượng của mình và xem đó là vấn đề then chốt tạo nên chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng tốt hơn thị hiều của khách hàng trên diện rộng.
Tuy nhiên, “ Quản lý chất lượng như thế nào? Và quản lý ra sao cho tốt?” lại là một bài toán khó.
Hiện nay, để giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này thì rất nhiều công cụ quản lý chất lượng đã ra đời và một trong số đó có Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bộ tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp chứng tỏ với khách hàng về sự cam kết chất lượng của mình. Một khi doanh nghiệp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn này thì lợi ích mà doanh nghiệp đạt được ngay là nâng cao kết quả kinh doanh thông qua thỏa mãn khách hàng, cải tiến chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh và thứ hai là nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhằm giảm thiểu chi phí, phát huy nội lực nhằm đạt được sự phát triển bền vững và lâu dài.

Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em với kết cấu nội dung gồm ba phần chủ yếu sau:
 Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
 Phần thứ hai: Thực trạng tình hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty TNHH Kim Khí Thăng Long.
 Phần thứ ba: Một số giải pháp để hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty TNHH Kim Khí Thăng Long đến năm 2010.
Em xin chân thành Thank cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình em trong suốt thời gian em thực tập và em cũng gửi lời Thank đến các anh chị cán bộ, nhân viên phòng kế hoạch, phòng QC (phòng kiểm soát chất lượng)...đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết của em có thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo để em có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!










CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000

1.1 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng
1.1 .1 Chất lượng và đặc điểm của chất lượng
Chất lượng – Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, có rất nhiều khái niệm được đưa ra và mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học riêng nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Dưới đây là một số các khái niệm:
• Theo quan điểm xuất phát từ sản phẩm: “ Chất lượng là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hay so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hay giá trị sử dụng của nó”.
• Theo quan điểm của các nhà sản xuất: “ Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước”.
• Theo quan điểm của người tiêu dùng: “ Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng”…
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các tổ chức được thống nhất dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Ở đây, yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán.
Từ định nghĩa nêu trên, một số đặc điểm của khái niệm chất lượng được rút ra như sau:
 Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
 Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
 Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể sẽ cần được xem xét đến. Không những thế, các nhu cầu từ phía các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội…cũng rất quan trọng nên đòi hỏi không được bỏ qua.
 Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ cụ thể, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hay có khi chỉ phát hiện được về chúng trong quá trình sử dụng.
 Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là sản phẩm, một hoạt động, một quá trình hay một hệ thống.
Như vậy, từ 5 đặc điểm nêu trên về chất lượng, có thể thấy rằng, hiện nay, chất lượng vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp. Rõ ràng khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán. Vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
1.1.2.1 Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài:
Tóm lại, việc ứng dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ngày nay đã được nhiều nhà quản lý xác định rõ đó không phải chi phí mà là một sự đầu tư cho chất lượng. Và cũng như mọi sự đầu tư, hiệu quả phải đặt lên hàng đầu. Một sự đầu tư không hiệu quả, mang tính hình thức sẽ trở thành gánh nặng, một sự lãng phí lâu dài cho công ty. Do đó, đội ngũ lãnh đạo cũng như toàn thể CBCNV trong công ty KKTL cần quyết tâm, đồng lòng biến quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thành công cụ để tạo ra chất lượng
KẾT LUẬN

Mục đích của bất kỳ một doanh nghiệp nào là tối đa hóa lợi nhuận, muốn có được điều đó các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng và thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một sản phẩm tốt có chất lượng cao, khi mà sản phẩm đó được tạo ra bởi một quy trình sản xuất được quản lý có chất lượng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần không ngừng xây dựng và cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống, bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng một cách khoa học, đồng bộ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế quy định (bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng).
Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN, APEC; đã ký kết Hiệp định Thương mại với EU, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và đặc biệt đã trở thành thành viên của WTO thì vấn đề chất lượng trở thành nhân tố quan trọng đem lại sự thành công cũng như lợi thế cạnh tranh không nhỏ của các doanh nghiệp và đối với công ty TNHH Kim Khí Thăng Long thì đây cũng không phải là một ngoại lệ.
Hiện nay, mặc dù công ty đã áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống này cũng đang cho thấy nhiều lợi nhuận được mang lại. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là công ty không có những hạn chế đang còn tồn tại mà nếu như không khắc phục kịp thời thì chính những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Không chỉ dừng ở đó, việc cải tiến hơn nữa vẫn đang là một đòi hỏi thực tế khách quan trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu một khi công ty muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phú thọ Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top