singlebtc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Quy luật cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải xây dựng lợi thế cho mình để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.
Mở rộng mạng lưới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh nói riêng của các công ty chứng khoán đang là cách phổ biến để các công ty mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh.
Công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào cuối năm 2006. APEC tự hào là một trong những công ty chứng khoán có mạng lưới đại lý nhận lệnh lớn nhất trong các công ty chứng khoán. Vậy tại sao APEC lại có mục tiêu mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh. Thực trạng phát triển mạng lưới đại lý của công ty ra sao? Hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là gì? Từ những câu hỏi đó, em đã quyết định nghiên cứu đề tài:
“Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống toàn bộ các vấn đề cơ bản của công ty chứng khoán, cơ sở phát triển mạng lưới đại lý, quy trình thiết lập mạng lưới đại lý.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
- Đưa ra ý kiến cá nhân về các giải pháp, kiến nghị đối với mục tiêu phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương.
3. Kết cấu đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, kết cấu của đề tài gồm ba phần chính:
Chương 1: Mạng lưới đại lý của công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
Chương 3: Giải pháp phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
CHƯƠNG 1. MẠNG LƯỚI ĐẠI LÝ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái quát về công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mô hình tổ chức của công ty chứng khoán
1.1.1.1. Khái niệm
Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên TTCK. Mục tiêu của việc hình thành TTCK là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy TTCK hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông buôn bán tấp nập trên TTCK, qua đó, một lượng vốn lớn được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng.
Mỗi doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, không phải tự họ đi bán số chứng khoán họ cần phát hành. Họ không thể làm tốt được việc đó do họ không được chuyên môn hóa, họ cần những nhà chuyên nghiệp, chuyên mua bán chứng khoán cho họ. Đó chính là các công ty chứng khoán. Với nghiệp vụ chuyên môn hóa, kinh nghiệm nghề nghiệp, bộ máy tổ chức thích hợp, các công ty chứng khoán hoàn toàn có thể thực hiện tốt trung gian tài chính cho các nhà đầu tư. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi chưa hình thành TTCK tập trung, các công ty chứng khoán vẫn làm được trung gian môi giới và mua bán chứng khoán. Những nhà môi giới, mua bán chứng khoán thống nhất với nhau thành lập trên TTCK tập trung để thực hiện giao dịch. Do vậy, muốn thiết lập TTCK, trước hết phải thiết lập các công ty chứng khoán và phát hành các chứng khoán trên thị trường.
Công ty chứng khoán (CTCK) là một tổ chức ở thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng (trung gian môi giới)
- Mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng chênh lệch giá (thương gia chứng khoán.
- Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành.
- Tư vấn đầu tư.
Theo Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán: “Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
1.1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán
CTCK là một tổ chức trung gian trên TTCK, vì vậy CTCK có đặc điểm quan trọng nhất đó là CTCK là trung gian tài chính. Sở dĩ CTCK có đặc điểm này vì:
Trong những giao dịch diễn ra trên thị trường tài chính, một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia để có được những quyết định đúng đắn. Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được được gọi là thông tin không cân xứng. Vấn đề thông tin không cân xứng là đặc trưng cơ bản trên thị trường tài chính. Đây cũng là lý do để các trung gian tài chính và tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong thị trường. Hơn nữa, TTCK không giống với thị trường hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của TTCK là loại hàng hóa đặc biệt, đó là các tài sản tài chính. Các tài sản này không có hình thái giá trị cụ thế, giá trị của nó do quyền yêu cầu vè thu nhập của tổ chức phát hành quy định, và vì vậy, giá cả của nó biến động theo thị trường, rất khó đoán chính xác.
Trung gian tài chính được thể hiện:
- Trung gian giao dịch: CTCK đứng ra mua, bán chứng khoán cho các nhà đầu tư và hưởng phí giao dịch.
- Trung gian thông tin: CTCK có các chuyên gia tư vấn, các chuyên gia này có nhiệm vụ theo giõi chứng khoán và đề xuất các quyết định mua bán cho khách hàng. Vì vậy, các báo cáo do các chuyên gia này lập phải được công bố cho khách hàng của công ty mình. Điều này đồng nghĩa các báo cáo này cũng được công bố rộng rãi cho công chúng đầu tư. Với đặc điểm trung gian thông tin, CTCK đã giúp khách hàng có thể tiếp cận được với các thông tin liên quan đến chứng khoán, như vậy giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
- Trung gian về vốn
- Trung gian về rủi ro
- Trung gian thanh toán
- Trung gian đầu tư
CTCK hoạt động trong môi trường xung đột lợi ích: Xung đột lợi ích xảy ra khi lợi ích của đối tượng này đi ngược lại lợi ích của đối tượng có liên quan. Các CTCK hoạt động trong môi trường luôn luôn tồn tại xung đột lợi ích: đó là xung đột giữa lợi ích của công ty và lợi ích của khách hàng, xung đột giữa lợi ích của các bộ phận khác nhau trong cùng một công ty.
Sản phẩm mà CTCK cung cấp là các dịch vụ tài chính. Điểm đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ tài chính phụ thuộc vào sự phát triển của TTCK. Vì vậy các dịch vụ tài chính rất dễ thay đổi. Các dịch vụ này rất dễ bắt chước: hôm nay CTCK này có dịch vụ đặt lệnh qua điện thoại thì ngay ngày mai, CTCK khác cũng mở dịch vụ này. Gần như các CTCK đều có các dịch vụ tài chính giống nhau, điều khác biệt chỉ là chất lượng của các dịch vụ này.
Là trung gian tài chính, hoạt động trong môi trường có xung đột lợi ích, hoạt động của các CTCK đòi hỏi tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa cao để có thể đảm bảo tốt nhất lợi ích của nhà đầu tư cũng như lợi ích của CTCK.
Do những đặc điểm này mà CTCK là loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện: đó là điều kiện về vốn, điều kiện về nhân lực, điều kiện về cơ sở vật chất và địa bàn hoạt động của các CTCK là nơi có kinh tế phát triển.
1.1.1.3. Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán
Có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK theo 2 nhóm sau:


- Mô hình công ty chứng khoán đa năng
Theo mô hình này, các CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau:
Loại đa năng một phần: Các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty con hạch toán độc lập, hoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ
Loại đa năng toàn phần: Các ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính khác.
Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm thiểu được rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của TTCK. Mặt khác, ngân hàng sẽ tận dụng được các thế mạnh về nguồn nhân lực, nguồn tài chính và mạng lưới hoạt động để kinh doanh chứng khoán.
Tuy vậy, các công ty hoạt động theo mô hình này có nhược điểm vốn có của nó là xung đột lợi ích. Các ngân hàng vốn bảo thủ, họ sẽ thích cho vay hơn là bảo lãnh, tư vấn... Do đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.
- Mô hình chuyên doanh chứng khoán
Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán
Mô hình này có ưu điểm là hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực kinhdoanhchứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước, đáng chú ý là Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc.
Gần đây, các công ty lại có xu hướng quay trở lại mô hình đa năng toàn phần xuất phát từ nhu cầu của nhà đầu tư cần tiện lợi, nhanh chóng và năng lực quản lý của Nhà nước ngày càng hiệu quả.
Tại Việt Nam, các CTCK được tổ chức theo mô hình CTCK đa năng một phần ( CTCK ngân hàng công thương trực thuộc ngân hàng công thương, CTCK ngân hàng ngoại thương trực thuộc ngân hàng Ngoại thương…) và CTCK chuyên doanh.
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán
CTCK hoạt động theo 2 nhóm nguyên tắc cơ bản là nhóm nguyên tắc mang tính đạo đức và nhóm nguyên tắc mang tính tài chính.
1.1.2.1. Nhóm nguyên tắc đạo đức
CTCK phải đảm bảo giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng; Kinh doanh có kỹ năng, tận tuỵ và có tinh thần trách nhiệm; Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty và có nghĩa vụ phải bảo mật mọi thông tin của khách hàng; Nghiêm cấm các CTCK thực hiện các giao dịch nội gián, thực hiện các giao dịch mua bán gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
CTCK không được tiến hàn các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hay các hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng.

1.1.2.2. Nhóm nguyên tắc tài chính
- CTCK cần đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán, báo cáo theo quy định của UBCK Nhà nước; đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh chứng khoán với khách hàng.
- CTCK không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó phục vụ cho giao dịch của khách hàng.
- Tiền và chứng khoán của khách hàng phải được tách bạch với tài sản của CTCK. CTCK không được dùng chứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản.
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán
Với tư cách là trung gian tài chính, thực hiện các hoạt động trên TTCK, vai trò của CTCK như sau:
1.1.3.1. Đối với tổ chức phát hành
Mục đích của các tổ chức phát hành khi tham gia TTCK là nhằm huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các tổ chức phát hành.
Nguyên tắc trung gian trên TTCK yêu cầu các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và phát hành. Khi đó CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK.

3.3.2.5. Hướng đến thị trường nước ngoài
Ngày 27/11/2007, APEC đã kĩ kết hợp đồng đối tác chiến lược với Công ty Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Nhật Bản (JICS). Theo hợp đồng này, JICS trở thành cổ đông chiến lược của APEC và sẽ đầu tư vào Việt Nam 200 triệu USD thông qua APEC. JICS là công ty chuyên tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp Nhật bản trên các lĩnh vực như đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, quản lý tài chính và niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Như vậy, APEC có cơ sở khi phát triển hoạt động tại thị trường tài chính nước ngoài, đặc biệt là thị trường của công ty đối tác.
Hội nhập kinh tế đang là xu thế chung, vì vậy ngoài thị trường trong nước, APEC nên chú ý đến thị trường nước ngoài- thị trường rất tiềm năng.

KẾT LUẬN
Mở rộng mạng lưới đại lý, các CTCK muốn mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, tăng thị phần và tăng sức cạnh tranh. Trên TTCK Việt Nam hiện nay, hầu hết các CTCK đều đã triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, sự phát triển mạng lưới tại mỗi công ty chứng khoán là khác nhau do các tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, điều cần quan tâm không chỉ là mở được nhiều đại lý, các CTCK cần có các biện pháp kích hoạt các đại lý hoạt động hiệu quả. Như vậy, sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả CTCK và đối tác nhận làm đại lý cho công ty.
Mục tiêu của đề tài là “ phát triển mạng lưới đại lý tại công ty chứng khoán” là nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất liên quan đến hoạt động phát triển mạng lưới hoạt động của một công ty chứng khoán.
Mặc dù đã rất cố gắng song đề tài nghiên cứu còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các anh chị CTCK APEC và các thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
M phát triển mạng lưới tư vấn tài chính tại công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG Luận văn Kinh tế 1
H Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng Luận văn Kinh tế 0
P Sự hình thành và phát triển đường lối cánh mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
C Phát triển mạng lưới của Ngân hàng Thương mại CP xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên Luận văn Kinh tế 0
C Phát triển mạng lưới phân phối tại Công ty TNHH Trung Thành Luận văn Kinh tế 0
J Quản lý nhân lực tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 1
D slide Phát triển tầm nhìn, sứ mạng, hệ thống giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top