Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm đã ra đời từ rất lâu và vai trò của Bảo hiểm cũng dần được khẳng định cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước những tổn thất do rủi ro gây ra, Bảo hiểm cũng góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Đồng thời Bảo hiểm còn góp phần ổn định chi tiêu nhà nước, là một nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác các nước, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội và cuối cùng Bảo hiểm đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người, cho mọi tổ chức xã hội. Nằm trong loại hình Bảo hiểm thương mại, Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) ra đời cũng khá sớm và nhanh chóng gắn bó với cuộc sống của người dân. BHNT không chỉ được biểu hiện thông qua các vai trò kể trên mà còn trở nên gần gũi gắn bó như người bạn của từng cá nhân, từng gia đình và từng tổ chức kinh tế - xã hội do BHNT phục vụ được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia và một số ưu điểm khác của BHNT. Thị trường BHNT thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng ngày càng sôi động do sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty BHNT. Để tồn tại và phát triển trong thị trường đầy cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp BHNT không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Chất lượng của sản phẩm bảo hiểm lại phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ nhân viên, đại lý- những người tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp sản phẩm. Do đó công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Đây là một công cụ cạnh tranh hiệu quả và góp phần thực hiện mục tiêu hoạt động dài hạn mà mỗi DNBH luôn hướng tới. Ý thức được vai trò của công tác tuyển dụng và đào tạo đối với DNBH cùng với sự giúp đỡ của TS.PHẠM THỊ ĐỊNH và các cán bộ bảo hiểm của công ty Trách nhiệm hữu hạn BHNT Bảo Minh-CMG (gọi tắt là Bảo Minh-CMG), em đã chọn đề tài "Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý tại công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG" và hoàn thành chuyên đề này.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm:
- Chương I : Lý luận chung về BHNT và đại lý BHNT
- Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý
tại công ty Bảo Minh-CMG
- Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Bảo Minh-CMG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
I. Lý luận cơ bản về BHNT
1. Sự hình thành và phát triển của BHNT
1.1 Trên thế giới
Bảo hiểm đã trở thành một ngành dịch vụ lâu đời và được rất nhiều người biết đến. Nói về nguồn gốc của Bảo hiểm thì cho đến nay trên thế giới người ta cũng không biết chính xác Bảo hiểm có từ khi nào. Chỉ biết rằng từ thời cổ đại hình thức kho tích trữ lúa gạo được coi là một minh chứng về sự xuất hiện sơ khai của Bảo hiểm. Dần dần Bảo hiểm ngày càng có biểu hiện rõ hơn, đến khi hình thức Bảo hiểm đầu tiên xuất hiện là Bảo hiểm hàng hải và Bảo hiểm cháy ở nước Anh và một số quốc gia ở Châu Âu đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của Bảo hiểm và sự ra đời của Bảo hiểm Phi nhân thọ. Nước Anh cũng là nơi xuất hiện mầm mống của Bảo hiểm nhân thọ, đó là hình thức quỹ tương trợ được lập ra bởi những người công nhân mỏ. Hồi đó ở Anh kỹ thuật hầm mỏ còn kém, tai nạn và bệnh tật đã cướp đi mạng sống của nhiều người thợ, gây đau thương mất mát và khốn đốn về tài chính cho gia đình họ do đó những người công nhân này đã quyết định thành lập quỹ bảo trợ những người vợ goá, con côi. Họ kêu gọi những người thợ khi còn sống, có thu nhập tham gia đóng góp tiền gia nhập hội viên. Quỹ này được trích ra một phần cho chi phí điều hành, số còn lại được chi trả cho gia đình những người thợ không may qua đời. Sự việc này đã cứu những người vợ goá con côi có thể tiếp tục cuộc sống, giảm bớt khó khăn khi người chồng, người cha của họ không còn nữa.
Tuy nhiên do kinh nghiệm còn ít nên trong tổ chức và hoạt động xuất hiện nhiều bất cập (không phân biệt tuổi tác, tình trạng sức khoẻ của người tham gia) đã có nhiều người nản và rút khỏi hội. Dần dần tiền quỹ của hội đã không đủ chi trả và hội phải đóng cửa nhưng đây vẫn được coi là mầm mống sự ra đời của BHNT. BHNT ngày càng phát triển và hoàn thiện với sự xuất hiện của các sự kiện:
- Năm 1583, hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới được ký kết bởi một công nhân thành phố Luân Đôn tên là William Gybbon. Ông vốn là một thuyền trưởng, Ông đã đề nghị chính công ty Bảo hiểm đang bảo hiểm cho con tàu và hàng hoá của Ông bán bảo hiểm sinh mạng cho Ông. Mặc dù rất ngạc nhiên về lời đề nghị này, nhưng công ty đã đồng ý bán bảo hiểm cho Ông, Ông tham gia với mức phí phải đóng là 32 bảng và ngay trong năm đó người thừa kế của Ông đã nhận được số tiền bảo hiểm là 400 bảng khi Ông qua đời.
Từ sự kiện trên, các công ty bảo hiểm đã suy nghĩ và thành lập các văn phòng bán BHNT ngay sau đó, tuy nhiên do thiếu kiến thức cần thiết và kinh nghiệm hoạt động nên các văn phòng này làm ăn thua lỗ và phải đóng cửa sau đó ít lâu.
- Năm 1661, một thanh niên trẻ ngoan đạo tại Luân Đôn tên là John Gaiunt đi nhà thờ thường xuyên và quan sát những đám tang cũng như lễ rửa tội tổ chức ở nhà thờ. Anh đã ghi nhận được số sinh, số chết trong một thời gian đủ dài để có thể xuất bản một bài nói về số lượng sinh- chết của thời đó. Từ đó họ nghĩ đến việc thành lập các bảng ghi nhận tỷ lệ tử vong cho nhân loại và đây chính là cơ sở khoa học phục vụ cho ngành BHNT sau này.
- Năm 1693, cách tính phí Bảo hiểm dựa vào tuổi tác đã được các nhà toán học quan tâm đến. Song việc nghiên cứu này chưa mang lại kết quả cuối cùng, tuy nhiên các nhà toán học như: Edmund, Newton, Demoire được xem là cha đẻ của ngành tính phí bảo hiểm. Thời gian sau đó, một thày giáo dạy toán là James Dodson đã nghiên cứu cách tính phí bảo hiểm gần nửa thế kỷ và đến năm 1740 Ông đã phổ biến cách tính phí bảo hiểm của mình cho các công ty bảo hiểm nhưng không được chấp nhận. Ông đã qua đời vào năm 1757
K ẾT LUẬN
Quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của ngành bảo hiểm ở Việt Nam, thị trường BHNT ngày càng xuất hiện nhiều công ty bảo hiểm của nước ngoài làm thị trường ngày càng bị chia nhỏ, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Từ đó các DNBH muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, có hệ thống phân phối tốt, rộng rãi với giá cả cạnh tranh … Để làm được điều đó việc trang bị cho mình một đội ngũ đại lý giàu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, phong cách làm việc được huấn luyện một cách bài bản, chuyên nghiệp là điều mà các DNBH luôn hướng tới. Công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý là khâu rất quan trọng đối với một doanh nghiệp bảo hiểm bởi nó tác động trực tiếp đến hiệu quả phân phối sản phẩm bảo hiểm và từ đó quyết định đến hàng loạt các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu phí, số hợp đồng khai thác mới, số hợp đồng huỷ bỏ…) và nó còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp bảo hiểm đó. Thấy rõ vai trò của công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý Bảo Minh-CMG luôn chú trọng và coi đây như là công việc tất yếu để tạo ra “công cụ cạnh tranh” hiệu quả cho doanh nghiệp mình trong giai đoạn sắp tới. Hy vọng với sự kết hợp giữa kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu về thị trường Việt Nam, Bảo Minh-CMG sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bền vững trên thị trường BHNT Việt Nam, xứng đáng là doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm BHNT tốt nhất cho các gia đình Việt Nam.
Do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và bạn đọc. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3
I. Lý luận cơ bản về BHNT 3
1. Sự hình thành và phát triển của BHNT 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam. 6
2. Vai trò của BHNT 7
2.1 Đối với nền kinh tế 7
2.2 Đối với xã hội 8
2.3 Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm 8
3. Đặc điểm cơ bản của BHNT 9
3.1 BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro 9
3.2 BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia BH 10
3.3 Các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp 10
3.4 Phí BHNT chịu tác động tổng cộng của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp 10
3.5 BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định 11
II. Vai trò của đại lý trong kinh doanh BHNT 12
1. Đặc điểm sản phẩm BHNT 12
1.1 Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ 12
1.2 Đặc điểm riêng của sản phẩm BHNT 14
2. Kênh phân phối sản phẩm trong kinh doanh BHNT 15
3. Vai trò của đại lý BHNT 18
3.1 Khái niệm và phân loại đại lý 18
3.2 Vai trò của đại lý BHNT 20
4. Nhiệm vụ -trách nhiệm- quyền lợi của đại lý BHNT 22
4.1 Nhiệm vụ của đại lý 22
4.2 Trách nhiệm của đại lý 25
4.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm 26
III. Công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý 28
1. Vai trò của công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý đối với công ty BHNT 28
2. Nội dung của công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý BHNT 29
2.1 Nội dung công tác tuyển dụng 29
2.2 Nội dung công tác đào tạo 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY BHNT BẢO MINH - CMG. 36
1. Sự ra đời và phát triển 36
2. Cơ cấu tổ chức. 38
3. Tình hình hoạt động kinh doanh 40
3.1 Thuận lợi và khó khăn 40
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 42
II. Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Bảo Minh-CMG 48
1. Về công tác tuyển dụng 48
1.1 Quy trình tuyển dụng 49
1.2 Kết quả tuyển dụng 51
2. Công tác đào tạo 55
2.1. Mục đích đào tạo 56
2.2 Phương pháp đào tạo 56
2.3 Kết quả đào tạo 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ TẠI BẢO MINH-CMG 65
I. Những thuận lợi - khó khăn trong công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Bảo Minh-CMG 65
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển dụng 65
1.1 Những thuận lợi 65
1.2 Những khó khăn 66
2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo 67
2.1 Những thuận lợi 67
2.2 Những khó khăn 67
II. Phương hướng phát triển kinh doanh của Bảo Minh- CMG 68
1. Phương hướng phát triển kinh doanh chung 68
2. Phương hướng phát triển đối với công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý 71
2.1 Đối với công tác tuyển dụng 73
2.2 Đối với công tác đào tạo 74
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý BHNT 76
1. Đối với công tác tuyển dụng đại lý BHNT 76
2. Đối với công tác đào tạo đại lý BHNT 78
3. Về phía nhà nước: 80
K ẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm đã ra đời từ rất lâu và vai trò của Bảo hiểm cũng dần được khẳng định cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước những tổn thất do rủi ro gây ra, Bảo hiểm cũng góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Đồng thời Bảo hiểm còn góp phần ổn định chi tiêu nhà nước, là một nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác các nước, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội và cuối cùng Bảo hiểm đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người, cho mọi tổ chức xã hội. Nằm trong loại hình Bảo hiểm thương mại, Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) ra đời cũng khá sớm và nhanh chóng gắn bó với cuộc sống của người dân. BHNT không chỉ được biểu hiện thông qua các vai trò kể trên mà còn trở nên gần gũi gắn bó như người bạn của từng cá nhân, từng gia đình và từng tổ chức kinh tế - xã hội do BHNT phục vụ được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia và một số ưu điểm khác của BHNT. Thị trường BHNT thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng ngày càng sôi động do sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty BHNT. Để tồn tại và phát triển trong thị trường đầy cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp BHNT không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Chất lượng của sản phẩm bảo hiểm lại phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ nhân viên, đại lý- những người tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp sản phẩm. Do đó công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Đây là một công cụ cạnh tranh hiệu quả và góp phần thực hiện mục tiêu hoạt động dài hạn mà mỗi DNBH luôn hướng tới. Ý thức được vai trò của công tác tuyển dụng và đào tạo đối với DNBH cùng với sự giúp đỡ của TS.PHẠM THỊ ĐỊNH và các cán bộ bảo hiểm của công ty Trách nhiệm hữu hạn BHNT Bảo Minh-CMG (gọi tắt là Bảo Minh-CMG), em đã chọn đề tài "Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý tại công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG" và hoàn thành chuyên đề này.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm:
- Chương I : Lý luận chung về BHNT và đại lý BHNT
- Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý
tại công ty Bảo Minh-CMG
- Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Bảo Minh-CMG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
I. Lý luận cơ bản về BHNT
1. Sự hình thành và phát triển của BHNT
1.1 Trên thế giới
Bảo hiểm đã trở thành một ngành dịch vụ lâu đời và được rất nhiều người biết đến. Nói về nguồn gốc của Bảo hiểm thì cho đến nay trên thế giới người ta cũng không biết chính xác Bảo hiểm có từ khi nào. Chỉ biết rằng từ thời cổ đại hình thức kho tích trữ lúa gạo được coi là một minh chứng về sự xuất hiện sơ khai của Bảo hiểm. Dần dần Bảo hiểm ngày càng có biểu hiện rõ hơn, đến khi hình thức Bảo hiểm đầu tiên xuất hiện là Bảo hiểm hàng hải và Bảo hiểm cháy ở nước Anh và một số quốc gia ở Châu Âu đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của Bảo hiểm và sự ra đời của Bảo hiểm Phi nhân thọ. Nước Anh cũng là nơi xuất hiện mầm mống của Bảo hiểm nhân thọ, đó là hình thức quỹ tương trợ được lập ra bởi những người công nhân mỏ. Hồi đó ở Anh kỹ thuật hầm mỏ còn kém, tai nạn và bệnh tật đã cướp đi mạng sống của nhiều người thợ, gây đau thương mất mát và khốn đốn về tài chính cho gia đình họ do đó những người công nhân này đã quyết định thành lập quỹ bảo trợ những người vợ goá, con côi. Họ kêu gọi những người thợ khi còn sống, có thu nhập tham gia đóng góp tiền gia nhập hội viên. Quỹ này được trích ra một phần cho chi phí điều hành, số còn lại được chi trả cho gia đình những người thợ không may qua đời. Sự việc này đã cứu những người vợ goá con côi có thể tiếp tục cuộc sống, giảm bớt khó khăn khi người chồng, người cha của họ không còn nữa.
Tuy nhiên do kinh nghiệm còn ít nên trong tổ chức và hoạt động xuất hiện nhiều bất cập (không phân biệt tuổi tác, tình trạng sức khoẻ của người tham gia) đã có nhiều người nản và rút khỏi hội. Dần dần tiền quỹ của hội đã không đủ chi trả và hội phải đóng cửa nhưng đây vẫn được coi là mầm mống sự ra đời của BHNT. BHNT ngày càng phát triển và hoàn thiện với sự xuất hiện của các sự kiện:
- Năm 1583, hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới được ký kết bởi một công nhân thành phố Luân Đôn tên là William Gybbon. Ông vốn là một thuyền trưởng, Ông đã đề nghị chính công ty Bảo hiểm đang bảo hiểm cho con tàu và hàng hoá của Ông bán bảo hiểm sinh mạng cho Ông. Mặc dù rất ngạc nhiên về lời đề nghị này, nhưng công ty đã đồng ý bán bảo hiểm cho Ông, Ông tham gia với mức phí phải đóng là 32 bảng và ngay trong năm đó người thừa kế của Ông đã nhận được số tiền bảo hiểm là 400 bảng khi Ông qua đời.
Từ sự kiện trên, các công ty bảo hiểm đã suy nghĩ và thành lập các văn phòng bán BHNT ngay sau đó, tuy nhiên do thiếu kiến thức cần thiết và kinh nghiệm hoạt động nên các văn phòng này làm ăn thua lỗ và phải đóng cửa sau đó ít lâu.
- Năm 1661, một thanh niên trẻ ngoan đạo tại Luân Đôn tên là John Gaiunt đi nhà thờ thường xuyên và quan sát những đám tang cũng như lễ rửa tội tổ chức ở nhà thờ. Anh đã ghi nhận được số sinh, số chết trong một thời gian đủ dài để có thể xuất bản một bài nói về số lượng sinh- chết của thời đó. Từ đó họ nghĩ đến việc thành lập các bảng ghi nhận tỷ lệ tử vong cho nhân loại và đây chính là cơ sở khoa học phục vụ cho ngành BHNT sau này.
- Năm 1693, cách tính phí Bảo hiểm dựa vào tuổi tác đã được các nhà toán học quan tâm đến. Song việc nghiên cứu này chưa mang lại kết quả cuối cùng, tuy nhiên các nhà toán học như: Edmund, Newton, Demoire được xem là cha đẻ của ngành tính phí bảo hiểm. Thời gian sau đó, một thày giáo dạy toán là James Dodson đã nghiên cứu cách tính phí bảo hiểm gần nửa thế kỷ và đến năm 1740 Ông đã phổ biến cách tính phí bảo hiểm của mình cho các công ty bảo hiểm nhưng không được chấp nhận. Ông đã qua đời vào năm 1757
K ẾT LUẬN
Quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của ngành bảo hiểm ở Việt Nam, thị trường BHNT ngày càng xuất hiện nhiều công ty bảo hiểm của nước ngoài làm thị trường ngày càng bị chia nhỏ, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Từ đó các DNBH muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, có hệ thống phân phối tốt, rộng rãi với giá cả cạnh tranh … Để làm được điều đó việc trang bị cho mình một đội ngũ đại lý giàu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, phong cách làm việc được huấn luyện một cách bài bản, chuyên nghiệp là điều mà các DNBH luôn hướng tới. Công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý là khâu rất quan trọng đối với một doanh nghiệp bảo hiểm bởi nó tác động trực tiếp đến hiệu quả phân phối sản phẩm bảo hiểm và từ đó quyết định đến hàng loạt các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu phí, số hợp đồng khai thác mới, số hợp đồng huỷ bỏ…) và nó còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp bảo hiểm đó. Thấy rõ vai trò của công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý Bảo Minh-CMG luôn chú trọng và coi đây như là công việc tất yếu để tạo ra “công cụ cạnh tranh” hiệu quả cho doanh nghiệp mình trong giai đoạn sắp tới. Hy vọng với sự kết hợp giữa kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu về thị trường Việt Nam, Bảo Minh-CMG sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bền vững trên thị trường BHNT Việt Nam, xứng đáng là doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm BHNT tốt nhất cho các gia đình Việt Nam.
Do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và bạn đọc. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3
I. Lý luận cơ bản về BHNT 3
1. Sự hình thành và phát triển của BHNT 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam. 6
2. Vai trò của BHNT 7
2.1 Đối với nền kinh tế 7
2.2 Đối với xã hội 8
2.3 Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm 8
3. Đặc điểm cơ bản của BHNT 9
3.1 BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro 9
3.2 BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia BH 10
3.3 Các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp 10
3.4 Phí BHNT chịu tác động tổng cộng của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp 10
3.5 BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định 11
II. Vai trò của đại lý trong kinh doanh BHNT 12
1. Đặc điểm sản phẩm BHNT 12
1.1 Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ 12
1.2 Đặc điểm riêng của sản phẩm BHNT 14
2. Kênh phân phối sản phẩm trong kinh doanh BHNT 15
3. Vai trò của đại lý BHNT 18
3.1 Khái niệm và phân loại đại lý 18
3.2 Vai trò của đại lý BHNT 20
4. Nhiệm vụ -trách nhiệm- quyền lợi của đại lý BHNT 22
4.1 Nhiệm vụ của đại lý 22
4.2 Trách nhiệm của đại lý 25
4.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm 26
III. Công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý 28
1. Vai trò của công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý đối với công ty BHNT 28
2. Nội dung của công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý BHNT 29
2.1 Nội dung công tác tuyển dụng 29
2.2 Nội dung công tác đào tạo 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY BHNT BẢO MINH - CMG. 36
1. Sự ra đời và phát triển 36
2. Cơ cấu tổ chức. 38
3. Tình hình hoạt động kinh doanh 40
3.1 Thuận lợi và khó khăn 40
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 42
II. Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Bảo Minh-CMG 48
1. Về công tác tuyển dụng 48
1.1 Quy trình tuyển dụng 49
1.2 Kết quả tuyển dụng 51
2. Công tác đào tạo 55
2.1. Mục đích đào tạo 56
2.2 Phương pháp đào tạo 56
2.3 Kết quả đào tạo 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ TẠI BẢO MINH-CMG 65
I. Những thuận lợi - khó khăn trong công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý tại Bảo Minh-CMG 65
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển dụng 65
1.1 Những thuận lợi 65
1.2 Những khó khăn 66
2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo 67
2.1 Những thuận lợi 67
2.2 Những khó khăn 67
II. Phương hướng phát triển kinh doanh của Bảo Minh- CMG 68
1. Phương hướng phát triển kinh doanh chung 68
2. Phương hướng phát triển đối với công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý 71
2.1 Đối với công tác tuyển dụng 73
2.2 Đối với công tác đào tạo 74
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý BHNT 76
1. Đối với công tác tuyển dụng đại lý BHNT 76
2. Đối với công tác đào tạo đại lý BHNT 78
3. Về phía nhà nước: 80
K ẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: