onelove_scupid

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Lao động là tài sản quí giá nhất trong mỗi doanh nghiệp . Khi doanh nghiệp đó muốn đứng vững trên thị trường thì phải đánh giá đúng được tình hình sử dụng lao động của mình .
Lao động là đầu vào của mọi quá trình sản xuất nó cũng là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình sản xuất vì lao động chính là con người biết suy nghĩ, biết hành động biêt học hỏi các kỹ năng , biết tích luỹ các kinh nghiệm để phục vụ sản xuất.
Chính vì vậy qui định về sử dụng lao động là một trong những quyết định quan trọng nhất mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua. Các quyết định về bố trí sử dụng lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nội bộ trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy quyết định về bố trí sử dụng lực lượng lao động là việc thường xuyên phải nghiên cứu, phân tích nắm rõ là hết sức cần thiết đối với bất kỳ công ty nào.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty giày Thượng Đình (ZIVIHA) em đã lựa chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty Giầy Thượng Đình ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích của nghiên cứu chuyê7n đề là đi sâu vào phân tích thực trạng tình hình sử dụng lực lượng lao động của công ty từ đó đưa ra các ý kiến, nhận xét, giải pháp để hoàn thiện tình hình sử dụng lực lượng lao động của công ty được tốt hơn.
Đối tượng nghiên cứ là việc bố trí sử dụng lực lượng lao động của công ty giầy Thượng Đình để tìm ra các mặt được và mặt chưa được.
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp sử dụng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tế về sử dụng lao động. Chuyên đề tốt nghiệp của em được kết hợp với việc khảo sát thực tế thông qua phiếu khảo sát điều tra chọn mẫu được gửi tới tận tay lực lượng lao động trong công ty.


Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về lao động
Chương II: Phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động của công ty giầy Thượng Đình.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm tổ chức tốt công tác sử dụng lao động ở công ty giầy Thượng Đình.
Chuyên đề được hoàn thành còn có nhiều thiếu sót do hạn chế về thời gian và kiến thức. Em rất mong được các thày cô chỉ bảo giúp đỡ để em hoàn thiện tốt đề tài, kiến thức đã được học của mình.
Em xin chân thành Thank thày giáo Th.S Nguyễn Vĩnh Giang giảng viên Khoa Kinh Tế – Lao Động và Dân Số ĐH Kinh Tế Quốc Dân và cán bộ nhân viên công ty giày Thượng Đình đặc biệt các cô chú anh chị ở phòng Tổ Chức Hành Chính đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đề tài này.

Hà Nội tháng 4 năm 2003

Trần Mạnh Cường













Chương I
cơ sở lý luận về lao động

I- Khái niệm về lực lượng lao động
1. Khái niệm về lao động
Ngay từ khi mới khai sinh con người đã biết săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, trồng lúa,… rồi tiến xa hơn nữa đó là sử dụng các máy móc thiết bị để làm ra các sản phẩm trước tiên nuôi sống bản thân, sau đó là để trao đổi buôn bán. Giáo trình Kinh Tế Lao Động của GS. TS nhà giáo ưu tú Nguyễn Đức Thành và TS Mai Quốc Chánh chủ biên trường ĐHKTQD viết:
Lao động là một hành động diến ra giữa người và giới tự nhiên. Trong khi lao động con người vận dụng sức lao động tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng những công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm cho chúng trở lên có ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của cuộc sống con người là một tất yếu vĩnh viễn là kẻ môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên.
Các Mác viết: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
Bất kỳ nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại đều có đặc trưng chung là tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Chính sự hoạt động có mục đích có ý thức đó đã làm cho hoạt động của con người khác với hoạt động bản năng của loài vật.
Như vậy lực lượng lao dộng trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp đó.
2. Khái niệm về sức lao động
Lao động chính là việc sử dụng sức lao động. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động.
Các Mác viết: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con người mà con người có thể vận dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Các nhà quản lý nguồn nhân lực cho rằng: Sức lao động là năng lực lao động của con người là toàn bộ thể lực trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất,hoạt động nhất trong quá trình lao động. Như vậy sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
3. Vai trò của việc sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất.
Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm 3 phần hợp thành thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của sản xuất để tạo ra các sản phẩm hàng hoá.





Theo sơ đồ trên ta thấy, sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó phát động và đưa tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Trong nền kinh tế mọi yếu tố đầu vào đều là hàng hóa: Sức lao động, nguyên vật liệu, năng lượng,….những yếu tố đó phải được tính đầy đủ vào chi phí sản xuất từ đó các chỉ tiêu như giá thành, giá cả, lợi nhuận mới tính đủ và đúng được.
4. Bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Vai trò mục đích ý nghĩa
4.1. Bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Bố trí sử dụng lao động là quá trình người sử dụng lao động sắp xếp, bố trí người lao động vào một công việc nhất định thông qua quá trình xem xét khả năng, trình độ chuyên môn kinh nghiệm,… của người lao động đó.
Đây là quá trình rất quan trọng bởi nó là một yêu cầu bắt buộc của hệ thống kinh tế cạnh tranh và thông qua đó nó giúp người điều hành quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình một cách kỹ càng thông qua qua hệ thống hồ sơ nhân lực thể hiện rõ trình độ văn hoá nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất,… trên cơ sở đó người quản lý có thể làm cho khả năng của người lao động thích ứng với nhu cầu hiện tại và sắp tới mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai.
4.2. Vai trò
Thông qua việc bố trí, sử dụng lực lượng lao động nó giúp cho doanh nghiệp nắm được thực chất đội ngũ người làm việc trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, và các tiềm năng cần được khai thác để nâng cao tốc độ phát triển sản xuất của doanh nghiệp.
Quá trình đó giúp cho doanh nghiệp dự kiến được số người cần bổ xung, do yêu cầu của người sản xuất và số lượng cần được thay thế do các nguyên nhân xã hội để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diến ra liên tục giúp cho doanh nghiệp xác định số tiền công để trả cho người lao động và sử dụng nó có hiệu quả.
4.3. Mục đích
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp đó.
Sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, nó được xem xét trên thời gian lao động và sử dụng nhân lực theo cơ cấu: Giới tính, tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, lành nghề,…
Mục đích của phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp nhằm:
Một là phân loại và nắm chắc số lượng và chất lượng lao động hiện có trong doanh nghiệp.
Hai là phát hiện những bất hợp lý và lãng phí của việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp thông qua các phương pháp phân tích so sánh số lượng cơ cấu lao động thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước hay với kế hoạch.
Ba là chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng không hợp lý hay lãng phí lực lượng lao động trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của mình trong kỳ tới nhằm đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh.
4.4. ý nghĩa
Lực lượng lao động là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Do đó phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp chẳng những giúp doanh nghiệp có biện pháp và phương hướng sử dụng lực lượng lao động đúng người, đúng việc, đúng thời gian và trình độ năng lực nhằm đạt kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản suất hạ giá thành sản phẩm, nâng cao đời sống của người lao động mà còn nâng cao sự thoả mãn của người lao động trong cơ sở đó, doanh nghiệp có sẵn lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng trong mọi tình huống.
II- Cơ cấu lao động và các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
1. Cơ cấu lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Có rất nhiều các chỉ tiêu để phân loại cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Để phản ánh đúng chất lượng lực lượng lao động thì các chỉ tiêu đó phải được phân chia thật hợp lý và chiính xác. Dưới đây là một số chỉ tiêu hay dùng trong phân loại lực lượng lao động tropng doanh nghiệp.
1.1. Cơ cấu lao động theo chức năng.
- Lao động trực tiếp : Bao gồm tất cả các lao động mà hoạt động của họ trực tiếp tạo ra sản phẩm và những lao động không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng hoạt động của họ góp phần trực tiếp tạo ra sản phẩm.
- Công nhân chính: là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoạt động của họ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
- Công nhân phục vụ: là người phục vụ cho công nhân chính hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Đó là những người vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi làm việc của công nhân chính, vận chuyển thành phẩm đến kho, phế liệu đến kho thải…
- Công nhân phục vụ: là người không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng họ giúp công nhân chính hoàn thành tốt nhiệm vụ như: công nhân phục vụ điện, nước, ánh sáng, sửa chữa máy móc thiết bị trong ca làm việc của công nhân chính.
- Học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất của một nghề dưới sự hướng dẫ của công nhân lành nghề hay lớp học do doanh nghiệp tự tổ chức. Lao động của họ cũng góp phần trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lao động gián tiếp: Bao gồm lao động quản lý kỹ thuật, lao động quản lý kinh tế và lao động quản lý hành chính.
- Lao động quản lý kỹ thuật: Đây là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật trong doanh nghiệp. Số lao động này gồm: Giám đốc hay phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc hay phó quản đốc phân xưởng, trưởng, phó phòng kỹ thuật, các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật. Số lượng lao động quản lý kỹ thuật ở trong các xí nghiệp, công ty trực tiếp sản xuất chiếm khá lớn trong lực lượng lao động gián tiếp.
- Lao động quản lý kinh tế: Là những người làm công tác lãnh đạo, chủ đạo và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm giám đốc hay phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, các trưởng phòng, phó phòng ban, các chuyên viên và các nhân viên quản lý kinh tế ở các phòng ban: Kế hoạch vật tư, kế toán, lao động tiền lương, xuất nhập khẩu, …Lượng lao động này hiện nay có xu hướng giảm xuống ở các doanh nghiệp cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho tránh chồng chéo các nhiệm vụ khi thực hiện và trong quá trình ra quyết định.
- Lao động quản lý hành chính: Là những người làm công tác hành chính, văn thư đánh máy, điện thoại, liên lạc, bảo vệ, phục vụ nhà khách, lái xe, …ngoài ra còn có những người phụ trách công tác đảng, công tác đoàn thanh niên, công đoàn, nhân viên y tế. Hoạt động của họ nằhm phát hiện khơi dậy những phong trào chăm sóc đời sống của công nhân, nhân viên, trong công ty, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong công ty.
1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề.
Việc phân chia lao động theo tiêu thức này có sự khác nhau giữa lao động tực tiếp và lao động gián tiếp.
Đối với lao động trực tiếp: Cơ cấu lao động theo trình độ lành nghề nghĩa là đi xác định số lượng lao động và tỷ trọng lao động của từng bậc 1, bậc 2 bậc 3,… trong tổng số công nhân sản xuất. Việc xác định đúng các tỷ trọng này có ý nghĩa rất lớn tới doanh nghiệp. Nó vừa cho phép đánh giá được lực lượng lao động của mình vừa cho phép thực hiện các kế hoạch phát triển, mở rộng sản xuất cũng như việc đào tạo, phát triển nguồn lao động của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo

1. Các văn bản hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động - Bộ Luật lao động - NXB Thống kê 1998

2. Đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp để nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam. Lê Văn Nhã - NXB Lao động 1994.

3 Giáo trình Phân tích hoạt động xã hội . PTS. Trần Xuân Cầu - NXB Thống kê 2002.

4. Hoàn thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay - Nguyễn Thị Minh Ngọc - NXB Lao động năm 1998.

5. Hệ thống văn bản pháp luật về lao động - NXB Lao động xã hội năm 2002.

6 Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 5 năm đổi mới- N.H Jean NXB Thế giới - 2001

7. Tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá - Trần Thị Thu - NXB Lao động năm 1997.

8. Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam - Trần Đình Hoan - NXB Hà Nội - 1991.

9. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam từ nay đến năm 2000 - Phạm Lê Phương - NXB Thống kê - 1994.




Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I- Cơ sở lý luận về lao động 3
I- Khái niệm về lực lượng lao động 3
1. Khái niệm về lao động 3
2. Khái niệm về sức lao động 3
3. Vai trò của việc sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất. 4
4. Bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Vai trò mục đích ý nghĩa 4
4.1. Bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp 4
4.2. Vai trò 5
4.3. Mục đích 5
4.4. ý nghĩa 6
II- Cơ cấu lao động và các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. 6
1. Cơ cấu lực lượng lao động trong doanh nghiệp 6
1.1. Cơ cấu lao động theo chức năng. 6
1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề. 7
1.3. Cơ cấu lao động theo tuổi – giới tính. 8
1.4. Cơ cấu lao động theo nghề 8
1.5. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá. 9
1.6. Cơ cấu lao động theo thâm niên. 9
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. 10
2.1. Chỉ tiêu định lượng. 10
2.2. Chỉ tiêu định tính. 10
III- Nội dung phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. 12
1. Phân tích biến động lao động trong doanh nghiệp. 12
1.1. Phân tích chênh lệch tuyệt đối với số lượng lao động. 12
1.2. Phân tích chênh lệch tương đối số lượng lao động. 13
2. Phân tích cơ cấu công nhân viên trong doanh nghiệp. 13
3. Phân tích cơ cấu nghề nghiệp của lao động trong doanh nghiệp. 14
4. Phân tích mức độ phù hợp giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân theo từng nghề. 14
5. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp. 15

Chương II- Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty giầy Thượng Đình 17
I- Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất . 17
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 17
1.1. Lịch sử hình thành 17
1.2. Các giai đoạn phát triển. 17
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 18
3. Đặc điểm sản xuất của Công ty Giầy Thượng Đình. 20
3.1. Đặc điểm về ngành và sản phẩm 20
3.2. Đặc điểm về thị trường. 20
3.3. Nguyên vật liệu. 20
3.4. Máy móc thiết bị và công nghệ 21
3.5. Tiền lương của người lao động. 22
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 24
4.1. Tình hình tiêu thụ của công ty 24
4.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy thượng đình. 27
II- Phân tích tình hình sử dụng lao động ở công ty giầy thượng đình. 29
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng lao động. 29
1.1. Yếu tố thuộc bản thân công ty. 29
1.2. Yếu tố môi trường. 30
1.3. Yếu tố thuộc về bản thân người lao động 31
2. Tình hình sử dụng lao động ở công ty giầy Thượng Đình. 31
2.1. Cơ cấu lao động của công ty giầy thượng đình. 31
2.2. Phân tích tình hình sử dụng lực lượng lao động ở công ty giầy Thượng Đình. 35
3. Kết quả khảo sát điều tra tình hình sử dụng lao động của Công ty Giầy Thượng Đình. 44
3.1. Phương pháp điều tra. 44
3.2. Kết quả thu được. 44

Chương III - Một số giải pháp nhằm sử dụng lao động có hiệu quả hơn ở Công ty Giầy Thượng Đình. 50
1. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, lành nghề cho người lao động. 50
2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn và bố trí lao động. 53
3. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn. 56
a. Đối với lao động trực tiếp sản xuất 56
b. Cán bộ quản lý. 57
4. Hoàn thiện điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi. 58
5. Hoàn thiện công tác định mức. 60
6. Tạo động lực lao động cho người lao động. 60
7. Thời gian lao động của công nhân. 61
8. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động. 53

Kết luận 63

Tài liệu tham khảo 63

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top