natalielam06
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2012
Chủ đề: Triết học
Phật giáo
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người Việt
Bắc giang
Miêu tả: 91 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang. Phân tích một số nét cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang. Phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) trên một số lĩnh vực: Nhận thức của người Việt; Việc thực hành nghi lễ thờ cúng…qua đó nêu lên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở TỈNH BẮC GIANG 10
1.1. Khái quát về Phật giáo. 10
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 10
1.1.2. Tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang 20
1.2. Vài nét về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 26
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
26
1.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang 34
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT
GIÁO ĐẾN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT
(Qua khảo sát một số huyện ở tỉnh Bắc Giang) 42
2.1. Ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời Việt 42
2.1.1. Nhận thức của người Việt về thế giới 42
2.1.2. Nhận thức của người Việt về con người 47
2.2. Ảnh hƣởng đến việc thực hành nghi lễ trong việc thờ cúng tổ tiên
58
2.2.1. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ qua các ngày trong năm 58
2.2.2. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ trong tang ma 66
2.3. Ý nghĩa sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên của ngƣời Việt ở tỉnh Bắc Giang. 77
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 90
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Qua hàng nghìn năm, tư tưởng Phật giáo đã du nhập, truyền bá và
ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nước ta.
Bắc Giang là một vùng đất cổ, Phật giáo đã du nhập vào vùng đất này từ rất
sớm và có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của
người dân nơi đây, trong đó phải kể đến đó là những ảnh hưởng của Phật giáo
đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong
lịch sử nhân loại và đã từng tồn tại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trò khá quan trọng trong
đời sống tinh thần của con người.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chịu ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn
giáo trong đó có tư tưởng của Phật giáo. Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự
giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trước hết là quan niệm của
Phật giáo về cái chết, về kiếp luân hồi và nghiệp báo Trước khi Phật giáo du
nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý vừa là một tín ngưỡng của người
Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin của con người vào sự linh thiêng
của tổ tiên, họ tin rằng dù tổ tiên đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tổ tiên vẫn ở
bên cạnh con cháu, phù hộ con cháu khi gặp khó khăn, vui mừng khi con cháu
gặp may mắn, và quở trách khi con cháu làm những điều sai trái. Khi du nhập
vào nước ta, Phật giáo đã gạt bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc
sống trần thế hàng ngày, kết hợp và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống của dân chúng,
4
tồn tại qua nhiều thế hệ, được đông đảo nhân dân Việt Nam hưởng ứng và
đón nhận.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở nước ta nói chung và ở
tỉnh Bắc Giang nói riêng trong quá trình hình thành và phát triển đã góp phần
tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống đó là lòng hiếu thảo, nhân ái, tính
cộng đồng, tính cần cù, siêng năng, Đó là những giá trị hết sức quý báu cần
được bảo lưu, kế thừa, nghiên cứu, khai thác và phát huy để phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới.
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ
quát của người Việt. Nó trở thành một tập tục truyền thống có vị trí hết sức
đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Cùng với tiến trình
lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của
con người Việt Nam nói chung, người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân Bắc Giang ngày càng được nâng cao. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên có cơ sở để tồn tại và phát triển mạnh mẽ, thể hiện đạo lý làm
người và những giá trị đạo đức của con người. Mối quan hệ tương hỗ giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên sức mạnh hướng con
người sống có đạo lý, biết yêu thương nhau. Sự bổ trợ giữa giáo lý Tứ Ân của
Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần làm cho tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được hoàn thiện hơn, góp phần củng cố và duy trì ý thức nhớ về
cội nguồn.
Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên
thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang còn một số
tồn tại như nghi lễ thờ cúng rườm rà, phô trương về địa vị, một số người dân
còn tin tưởng thái quá, đốt vàng mã, lễ bái cầu kỳ tốn kém…làm mất đi ý
nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
5
Do vậy việc tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt là một việc làm cần thiết, lấy tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang làm đối tượng để khảo cứu, qua đó
để thấy rõ hơn những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, để có thể phần nào giúp các cán bộ quản lý văn hóa, các cơ quan chức
năng tiếp tục bảo tồn những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
cũng như có những biện pháp thích hợp trong việc quản lý tôn giáo, tín
ngưỡng. Đó là những lý do cho thấy việc cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
(qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang)”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những vấn đề được
các nhà khoa học quan tâm. Đã có rất nhiều tác giả dành nhiều thời gian
nghiên cứu và đã có những công trình có ý nghĩa sâu sắc về vấn đề này:
Thứ nhất, nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam có các công
trình tiêu biểu: Trần Thái Tông với bộ Khóa Hư Lục đã phân tích hành động
nối liền đời sống nhập thế với đời sống xuất thế, xã hội với thiên nhiên, nhân
sinh với nghệ thuật bằng một dòng tâm linh khai triển cởi mở, ông đã phân
tích nguyên nhân của khổ đau là do con người bỏ mất cái tâm của mình, ông
đưa ra lý thuyết về sự sinh tồn của con người; Nguyễn Lang (2008) với cuốn
sách “Việt Nam Phật giáo sử luận”(3 tập); Trà Giang Tử (2000) với cuốn
sách “Phật giáo Việt Nam”; Nguyễn Tài Thư (1989) với cuốn sách “Lịch sử
Phật giáo Việt Nam”(2 tập); Nguyễn Duy Hinh (1999) với cuốn sách “Tư
tưởng Phật giáo Việt Nam”
Tuy có cách tiếp cận và sự cảm nhận khác nhau nhưng các tác phẩm
trên đã khám phá rất cặn kẽ và rành mạch về Phật giáo thế giới cũng như Phật
giáo ở Việt Nam – một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm và không
6
phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu
và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để trở thành một phần tâm linh của
dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có các công trình
tiêu biểu: Tân Việt (1991) với cuốn sách “Phong tục cổ truyền Việt Nam: Tập
văn cúng gia tiên”; Hồ Văn Khánh (2006) với cuốn sách “Tâm hồn, khởi
nguồn của văn hóa tâm linh”; Toan Ánh (1991) với cuốn sách “phong tục
Việt Nam (thờ cúng tổ tiên)”; Nguyễn Duy Hinh (2007) với cuốn sách “ Tâm
linh Việt Nam”; Phan Kế Bính (1995) với cuốn sách “Việt Nam phong tục”
Những tác phẩm này đã nghiên cứu các vấn đề về phong tục, tập quán
nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng. Phong tục,
tập quán và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được đề cập đến ở
nhiều góc độ khác nhau đã khẳng định sự đa dạng và phong phú của nền văn
hóa nước ta.
Thứ ba, nghiên cứu về mối quan hệ các tôn giáo với tín ngưỡng Việt
Nam có các công trình tiêu biểu: Trần Quốc Vượng (2003) với “ Văn hóa Việt
Nam tìm tòi và suy ngẫm”; Nguyễn Đăng Duy (1999) với cuốn sách “ Phật
giáo với văn hóa Việt Nam”; Nguyễn Bá Hoàn (2007) với cuốn sách “ Phật
giáo và cuộc sống: dáng và đối thoại”
Thứ tư, nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Bắc Giang: Sở văn
hóa thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang “Di sản văn hóa Bắc Giang”; Hoàng Thị
Hoa, Giám đốc Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở tỉnh Bắc Giang”
Những bài viết này đã đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình Phật giáo
và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân tỉnh Bắc Giang.
Ngoài những tác phẩm trên còn có các luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài
viết trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, tạp chí nghiên cứu con
7
người, tạp chí triết học…đã nghiên cứu về Phật giáo, về tín ngưỡng tổ tiên
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có được những công trình nghiên cứu
chuyên sâu và cụ thể về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt dưới góc độ tôn giáo, triết học. Vì vậy, qua việc khảo
sát ở một số huyện tại tỉnh Bắc Giang, tui sẽ phát triển và làm sáng tỏ sự ảnh
hưởng đó qua một số biểu hiện cụ thể: Nhận thức của người Việt, thực hành
nghi lễ…Qua đó, nêu lên ý nghĩa sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo với tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang), trên cơ sở đó
nêu nên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Một là làm rõ sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật
giáo ở tỉnh Bắc Giang.
Hai là phân tích một số nét cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở tỉnh Bắc Giang.
Ba là phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) trên một số lĩnh vực:
Nhận thức của người Việt; Việc thực hành nghi lễ thờ cúng…qua đó nêu lên
ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
8
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt (người Kinh).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang, cụ thể là nghiên
cứu, khảo sát ở huyện Tân Yên, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Trong đó
tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt trong phạm vi gia đình, dòng họ), trên một số
biểu hiện cụ thể như nhận thức của người Việt, thực hành nghi lễ thờ cúng tổ
tiên của người Việt.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về tôn giáo; Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà
nước về vấn đề tôn giáo nói chung,
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn này người viết sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, điền
dã…
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (Qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang), trên một số lĩnh
vực biểu hiện như: Nhận thức của người Việt; Thực hành nghi lễ thờ cúng
trong gia đình người Việt. Luận văn nêu lên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật
giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh
9
hưởng tiêu cực sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Qua việc khảo sát một số địa phương ở tỉnh Bắc
Giang, luận văn tìm hiểu và phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trên một số lĩnh vực biểu hiện cụ thể
như: Nhận thức của người Việt; Thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong gia
đình.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói
riêng, đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.
10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở TỈNH BẮC GIANG
1.1. Khái quát về Phật giáo.
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công
nguyên. Phật giáo là tôn giáo của Ấn Độ, sau đó được truyền bá ra các quốc
gia phương Đông hình thành nên những dòng Phật giáo khác nhau: Phật giáo
Việt Nam, phật giáo Trung Quốc
Người sáng lập ra Phật giáo là thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn,
người trị vì bộ tộc Sakya ở miền bắc Ấn Độ. Người đời sau gọi Tất Đạt Đa là
phật Thích Ca Mâu Ni. Ông mất năm 483 trước CN, thọ 80 tuổi. Đạo Phật
được truyền ra ngoài biên giới rất sớm theo hai hướng chính: Một về phương
Nam, hình thành nên phái Nam Tông (phật giáo Tiểu Thừa), một về phương
Bắc, hình thành nên phái Bắc Tông (Phật giáo Đại Thừa). Tiểu Thừa hay Đại
Thừa được coi như những cỗ xe đưa chúng sinh đến nơi thanh tịnh, đến giải
thoát, nhưng nếu Tiểu Thừa như “cỗ xe nhỏ”, ngụ ý chỉ chở một người thì
Đại Thừa như “cỗ xe lớn”, ngụ ý chở được nhiều người. Tuy công năng của
Phật giáo Tiểu Thừa và Phật giáo Đại Thừa có sự khác nhau nhưng cả hai
phái đều tôn trọng những tư tưởng cơ bản của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhất là
những tư tưởng về thế giới quan và nhân sinh quan.
a. Thế giới quan Phật giáo:
● Thuyết vô thường
Vô thường tức là thường xuyên biến đổi. Các sự vật hiện tượng trong
vũ trụ không đứng yên mà luôn chuyển động theo chu trình: Sinh, trụ, dị, diệt.
Sự thay đổi này luôn tuân theo những quy luật nhất định.
11
Vô thường là một tiến trình tự nhiên của mọi sự vật trong thế giới, vạn
vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định không do một vị
thần, một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra.
Thế giới và cả con người được cấu thành bởi sự liên hợp của hai yếu tố
Danh và Sắc, Danh là yếu tố tinh thần, là cái tâm lý, không có hình chất mà
chỉ có tên gọi. Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được. Danh và sắc
hợp lại với nhau thành “ngũ uẩn”, ngũ uẩn tác động qua lại trong sự biến hoá
vô thường tạo nên vạn vật.
● Thuyết vô ngã:
Vô ngã là không có cái ta, không có cái bản thể vĩnh hằng, bất biến.
Vì thế giới là dòng biến ảo, vô thường không ngừng, không nghỉ nên
không có cái “bản ngã” hay “cái tôi” và cũng chẳng có cái thực thể.
Theo triết học Phật giáo, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều bị chi
phối của luật nhân duyên. “Duyên” là điều kiện, là cái khiến cho “nhân” sinh
ra thành “quả”. Nhân nào thì quả ấy, cứ thế nối tiếp nhau vô cùng và vô tận.
● Vô tạo giả
Đạo Phật cho rằng thế giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2012
Chủ đề: Triết học
Phật giáo
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người Việt
Bắc giang
Miêu tả: 91 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang. Phân tích một số nét cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang. Phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) trên một số lĩnh vực: Nhận thức của người Việt; Việc thực hành nghi lễ thờ cúng…qua đó nêu lên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở TỈNH BẮC GIANG 10
1.1. Khái quát về Phật giáo. 10
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 10
1.1.2. Tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang 20
1.2. Vài nét về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 26
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
26
1.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang 34
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT
GIÁO ĐẾN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT
(Qua khảo sát một số huyện ở tỉnh Bắc Giang) 42
2.1. Ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời Việt 42
2.1.1. Nhận thức của người Việt về thế giới 42
2.1.2. Nhận thức của người Việt về con người 47
2.2. Ảnh hƣởng đến việc thực hành nghi lễ trong việc thờ cúng tổ tiên
58
2.2.1. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ qua các ngày trong năm 58
2.2.2. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ trong tang ma 66
2.3. Ý nghĩa sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên của ngƣời Việt ở tỉnh Bắc Giang. 77
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 90
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Qua hàng nghìn năm, tư tưởng Phật giáo đã du nhập, truyền bá và
ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nước ta.
Bắc Giang là một vùng đất cổ, Phật giáo đã du nhập vào vùng đất này từ rất
sớm và có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của
người dân nơi đây, trong đó phải kể đến đó là những ảnh hưởng của Phật giáo
đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong
lịch sử nhân loại và đã từng tồn tại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trò khá quan trọng trong
đời sống tinh thần của con người.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chịu ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn
giáo trong đó có tư tưởng của Phật giáo. Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự
giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trước hết là quan niệm của
Phật giáo về cái chết, về kiếp luân hồi và nghiệp báo Trước khi Phật giáo du
nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý vừa là một tín ngưỡng của người
Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin của con người vào sự linh thiêng
của tổ tiên, họ tin rằng dù tổ tiên đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tổ tiên vẫn ở
bên cạnh con cháu, phù hộ con cháu khi gặp khó khăn, vui mừng khi con cháu
gặp may mắn, và quở trách khi con cháu làm những điều sai trái. Khi du nhập
vào nước ta, Phật giáo đã gạt bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc
sống trần thế hàng ngày, kết hợp và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống của dân chúng,
4
tồn tại qua nhiều thế hệ, được đông đảo nhân dân Việt Nam hưởng ứng và
đón nhận.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở nước ta nói chung và ở
tỉnh Bắc Giang nói riêng trong quá trình hình thành và phát triển đã góp phần
tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống đó là lòng hiếu thảo, nhân ái, tính
cộng đồng, tính cần cù, siêng năng, Đó là những giá trị hết sức quý báu cần
được bảo lưu, kế thừa, nghiên cứu, khai thác và phát huy để phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới.
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ
quát của người Việt. Nó trở thành một tập tục truyền thống có vị trí hết sức
đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Cùng với tiến trình
lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của
con người Việt Nam nói chung, người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân Bắc Giang ngày càng được nâng cao. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên có cơ sở để tồn tại và phát triển mạnh mẽ, thể hiện đạo lý làm
người và những giá trị đạo đức của con người. Mối quan hệ tương hỗ giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên sức mạnh hướng con
người sống có đạo lý, biết yêu thương nhau. Sự bổ trợ giữa giáo lý Tứ Ân của
Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần làm cho tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được hoàn thiện hơn, góp phần củng cố và duy trì ý thức nhớ về
cội nguồn.
Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên
thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang còn một số
tồn tại như nghi lễ thờ cúng rườm rà, phô trương về địa vị, một số người dân
còn tin tưởng thái quá, đốt vàng mã, lễ bái cầu kỳ tốn kém…làm mất đi ý
nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
5
Do vậy việc tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt là một việc làm cần thiết, lấy tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang làm đối tượng để khảo cứu, qua đó
để thấy rõ hơn những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, để có thể phần nào giúp các cán bộ quản lý văn hóa, các cơ quan chức
năng tiếp tục bảo tồn những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
cũng như có những biện pháp thích hợp trong việc quản lý tôn giáo, tín
ngưỡng. Đó là những lý do cho thấy việc cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
(qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang)”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những vấn đề được
các nhà khoa học quan tâm. Đã có rất nhiều tác giả dành nhiều thời gian
nghiên cứu và đã có những công trình có ý nghĩa sâu sắc về vấn đề này:
Thứ nhất, nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam có các công
trình tiêu biểu: Trần Thái Tông với bộ Khóa Hư Lục đã phân tích hành động
nối liền đời sống nhập thế với đời sống xuất thế, xã hội với thiên nhiên, nhân
sinh với nghệ thuật bằng một dòng tâm linh khai triển cởi mở, ông đã phân
tích nguyên nhân của khổ đau là do con người bỏ mất cái tâm của mình, ông
đưa ra lý thuyết về sự sinh tồn của con người; Nguyễn Lang (2008) với cuốn
sách “Việt Nam Phật giáo sử luận”(3 tập); Trà Giang Tử (2000) với cuốn
sách “Phật giáo Việt Nam”; Nguyễn Tài Thư (1989) với cuốn sách “Lịch sử
Phật giáo Việt Nam”(2 tập); Nguyễn Duy Hinh (1999) với cuốn sách “Tư
tưởng Phật giáo Việt Nam”
Tuy có cách tiếp cận và sự cảm nhận khác nhau nhưng các tác phẩm
trên đã khám phá rất cặn kẽ và rành mạch về Phật giáo thế giới cũng như Phật
giáo ở Việt Nam – một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm và không
6
phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu
và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để trở thành một phần tâm linh của
dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có các công trình
tiêu biểu: Tân Việt (1991) với cuốn sách “Phong tục cổ truyền Việt Nam: Tập
văn cúng gia tiên”; Hồ Văn Khánh (2006) với cuốn sách “Tâm hồn, khởi
nguồn của văn hóa tâm linh”; Toan Ánh (1991) với cuốn sách “phong tục
Việt Nam (thờ cúng tổ tiên)”; Nguyễn Duy Hinh (2007) với cuốn sách “ Tâm
linh Việt Nam”; Phan Kế Bính (1995) với cuốn sách “Việt Nam phong tục”
Những tác phẩm này đã nghiên cứu các vấn đề về phong tục, tập quán
nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng. Phong tục,
tập quán và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được đề cập đến ở
nhiều góc độ khác nhau đã khẳng định sự đa dạng và phong phú của nền văn
hóa nước ta.
Thứ ba, nghiên cứu về mối quan hệ các tôn giáo với tín ngưỡng Việt
Nam có các công trình tiêu biểu: Trần Quốc Vượng (2003) với “ Văn hóa Việt
Nam tìm tòi và suy ngẫm”; Nguyễn Đăng Duy (1999) với cuốn sách “ Phật
giáo với văn hóa Việt Nam”; Nguyễn Bá Hoàn (2007) với cuốn sách “ Phật
giáo và cuộc sống: dáng và đối thoại”
Thứ tư, nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Bắc Giang: Sở văn
hóa thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang “Di sản văn hóa Bắc Giang”; Hoàng Thị
Hoa, Giám đốc Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở tỉnh Bắc Giang”
Những bài viết này đã đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình Phật giáo
và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân tỉnh Bắc Giang.
Ngoài những tác phẩm trên còn có các luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài
viết trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, tạp chí nghiên cứu con
7
người, tạp chí triết học…đã nghiên cứu về Phật giáo, về tín ngưỡng tổ tiên
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có được những công trình nghiên cứu
chuyên sâu và cụ thể về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt dưới góc độ tôn giáo, triết học. Vì vậy, qua việc khảo
sát ở một số huyện tại tỉnh Bắc Giang, tui sẽ phát triển và làm sáng tỏ sự ảnh
hưởng đó qua một số biểu hiện cụ thể: Nhận thức của người Việt, thực hành
nghi lễ…Qua đó, nêu lên ý nghĩa sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo với tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang), trên cơ sở đó
nêu nên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Một là làm rõ sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật
giáo ở tỉnh Bắc Giang.
Hai là phân tích một số nét cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở tỉnh Bắc Giang.
Ba là phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) trên một số lĩnh vực:
Nhận thức của người Việt; Việc thực hành nghi lễ thờ cúng…qua đó nêu lên
ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
8
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt (người Kinh).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang, cụ thể là nghiên
cứu, khảo sát ở huyện Tân Yên, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Trong đó
tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt trong phạm vi gia đình, dòng họ), trên một số
biểu hiện cụ thể như nhận thức của người Việt, thực hành nghi lễ thờ cúng tổ
tiên của người Việt.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về tôn giáo; Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà
nước về vấn đề tôn giáo nói chung,
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn này người viết sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, điền
dã…
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (Qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang), trên một số lĩnh
vực biểu hiện như: Nhận thức của người Việt; Thực hành nghi lễ thờ cúng
trong gia đình người Việt. Luận văn nêu lên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật
giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh
9
hưởng tiêu cực sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Qua việc khảo sát một số địa phương ở tỉnh Bắc
Giang, luận văn tìm hiểu và phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trên một số lĩnh vực biểu hiện cụ thể
như: Nhận thức của người Việt; Thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong gia
đình.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói
riêng, đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.
10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở TỈNH BẮC GIANG
1.1. Khái quát về Phật giáo.
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công
nguyên. Phật giáo là tôn giáo của Ấn Độ, sau đó được truyền bá ra các quốc
gia phương Đông hình thành nên những dòng Phật giáo khác nhau: Phật giáo
Việt Nam, phật giáo Trung Quốc
Người sáng lập ra Phật giáo là thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn,
người trị vì bộ tộc Sakya ở miền bắc Ấn Độ. Người đời sau gọi Tất Đạt Đa là
phật Thích Ca Mâu Ni. Ông mất năm 483 trước CN, thọ 80 tuổi. Đạo Phật
được truyền ra ngoài biên giới rất sớm theo hai hướng chính: Một về phương
Nam, hình thành nên phái Nam Tông (phật giáo Tiểu Thừa), một về phương
Bắc, hình thành nên phái Bắc Tông (Phật giáo Đại Thừa). Tiểu Thừa hay Đại
Thừa được coi như những cỗ xe đưa chúng sinh đến nơi thanh tịnh, đến giải
thoát, nhưng nếu Tiểu Thừa như “cỗ xe nhỏ”, ngụ ý chỉ chở một người thì
Đại Thừa như “cỗ xe lớn”, ngụ ý chở được nhiều người. Tuy công năng của
Phật giáo Tiểu Thừa và Phật giáo Đại Thừa có sự khác nhau nhưng cả hai
phái đều tôn trọng những tư tưởng cơ bản của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhất là
những tư tưởng về thế giới quan và nhân sinh quan.
a. Thế giới quan Phật giáo:
● Thuyết vô thường
Vô thường tức là thường xuyên biến đổi. Các sự vật hiện tượng trong
vũ trụ không đứng yên mà luôn chuyển động theo chu trình: Sinh, trụ, dị, diệt.
Sự thay đổi này luôn tuân theo những quy luật nhất định.
11
Vô thường là một tiến trình tự nhiên của mọi sự vật trong thế giới, vạn
vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định không do một vị
thần, một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra.
Thế giới và cả con người được cấu thành bởi sự liên hợp của hai yếu tố
Danh và Sắc, Danh là yếu tố tinh thần, là cái tâm lý, không có hình chất mà
chỉ có tên gọi. Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được. Danh và sắc
hợp lại với nhau thành “ngũ uẩn”, ngũ uẩn tác động qua lại trong sự biến hoá
vô thường tạo nên vạn vật.
● Thuyết vô ngã:
Vô ngã là không có cái ta, không có cái bản thể vĩnh hằng, bất biến.
Vì thế giới là dòng biến ảo, vô thường không ngừng, không nghỉ nên
không có cái “bản ngã” hay “cái tôi” và cũng chẳng có cái thực thể.
Theo triết học Phật giáo, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều bị chi
phối của luật nhân duyên. “Duyên” là điều kiện, là cái khiến cho “nhân” sinh
ra thành “quả”. Nhân nào thì quả ấy, cứ thế nối tiếp nhau vô cùng và vô tận.
● Vô tạo giả
Đạo Phật cho rằng thế giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: