phuhung2350

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời Nói Đầu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã thu được những thành quả tốt đẹp. Việc chuyển đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất và là đòn bẩy tích cực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Từ đó yêu cầu công tác quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp nói chung và hạch toán kinh tế nói riêng cũng phải đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi đôi với sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, sự đổi mới của hệ thống kế toán doanh nghiệp đã tạo ra cho kế toán một kế hoạch mới khẳng định được vị trí của kế toán trong các công cụ quản lý. Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu quan trọng được các doanh nghiệp coi trọng. Các thông tin của nó ở mức độ khác nhau đưa lại đã, đang và sẽ giúp Nhà nước, doanh nghiệp cũng như bên thứ ba đưa ra quyết định quan trọng của mình.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh có hiệu quả bản thân các doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế phải tổ chức xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nhạy bén năng động, tận tuỵ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các phòng ban kế toán tài chính của doanh nghiệp có trách nhiệm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tính toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm phấn đấu tiết kiệm chi phí, từ đó hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hành đầu của các doanh nghiệp nhà nước.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu, em nhận thấy khâu kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có một số vấn đề cần quan tâm, được sự chỉ bảo hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Minh Tâm cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong ban tài chính của công ty với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp với đề tài:
“Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Bánh kẹo Hải Châu”.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo và các cô chú trong công ty đế bản khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành Thank cô giáo hướng dẫn, các cô chú trong ban tài chính, ban lãnh đạo công ty Bánh kẹo Hải Châu đã cung cấp số liệu, chỉ bảo tận tình trong thời gian em thực tập và viết bản khoá luận này.
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chương2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải châu.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Chương 1
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
a. Chi phí sản xuất và cách phân loại
* Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và được biểu hiện trên hai mặt :
+ Về mặt định tính: Đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo nên sản phẩm.
+ Về mặt định lượng: Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà chủ yếu là thước đo tiền tệ.
- Như vậy, về bản chất chi phí là toàn bộ tiêu hao lao động sống, lao động vật hoá mà đơn vị thực chi cho kì kinh doanh.
Các khái niệm chi phí được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau :
+ Theo kế toán Pháp: Chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp.
+ Theo kế toán Mỹ: Thuật ngữ chi phí được sử dụng để phản ánh giá trị các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá hay dịch vụ.
+ Theo kế toán Việt Nam, ta có cách hiểu chung nhất là : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá.
* Phân loại chi phí:
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:
+ Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí của hoạt động tài chính.
+ Chi phí của hoạt động bất thường.
Việc phân loại này giúp kế toán hạch toán đúng chi phí cho từng lĩnh vực hoạt động làm cơ sở cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. Qua đó có thể phân tích hiệu quả từng hoạt động, cơ cấu chi phí trong doanh nghiệp.
- Phân loại theo yếu tố chi phí.
+ Chi phí nguyên vật liệu.
+ Chi phí nhân công .
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này, giúp ta biết cơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế, xác định định mức vốn lưu động. Cũng như giúp kế toán sử dụng tài khoản cấp II phù hợp khi phân loại chi phí mang nội dung tổng hợp.
- Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Cách phân loại này giúp kế toán xác định đúng tài khoản kế toán sử dụng. Nó cho biết cơ cấu chi phí trong giá thành, cơ sở để phân tích rõ các nhân tố làm tăng, giảm giá thành.
- Ngoài ra còn có một số cách phân loại chi phí khác như theo sản phẩm sản xuất ra chi phí biến đổi, chi phí cố định.
b. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành
* Nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong chỉ tiêu giá thành giá thành được cấu tạo bởi những gì và với cấu tạo đó thì giá thành chứa đựng những thông tin gì về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điểm qua lịch sử về lí luận giá thành ta có các quan điểm sau:
+ Quan điểm cho rằng giá thành là hao phí lao động và hao phí lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng hay đơn vị sản phẩm nhất định.
+ Quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm.
Từ các quan điểm trên, ta có thể thấy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Giá thành sản phẩm là tất cả những khoản chi phí phát sinh trong kì, kì trước chuyển sang, chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kì. Nói cách khác giá thành sản phẩm là các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá đã chi cho việc hoàn thành sản phẩm không kể chi phí đó đã chi từ bao giờ.

* Phân loại giá thành:
- Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, giá thành định mức để đánh giá các giải pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Phân theo phạm vi phát sinh chi phí:
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành sản xuất thực tế của
sản phẩm
= Chi phí sản xuất dở dang đầu kì
+ Chi phí sản xuất phát sinh
trong kì
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kì
+ Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến vệc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm tiêu thụ
= Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm tiêu thụ
+ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm đã tiêu thụ.
Cách phân loại này giúp cho kế toán có thể biết được giá thành sản phẩm trong các giai đoạn sản xuất, tiêu thụ. Từ đó có các biện pháp hạ thấp giá thành ở từng giai đoạn nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
c. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về thực chất, chi phí và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau đều gồm lao động sống, lao động vật hoá. Nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau cả về lượng và chất thể hiện ở :
- Chi phí sản xuất là toàn bộ tiêu hao lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã thực chi cho kì kinh doanh. Còn giá thành sản phẩm là các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá đã chi cho việc sản xuất và hoàn thành sản phẩm không kể chi phí đó chi từ bao giờ. Như vậy giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí kì trước chuyển sang, chi phí kì này và loại trừ số chi phí sản xuất kì này chuyển sang kì sau. Có thể nói, chi phí sản xuất trong kì không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển sang.
- Về công tác kế toán, hạch toán chi phí và tính giá thành là 2 bước công việc kế tiếp nhau. Chi phí sản xuất trong kì là căn cứ để tính giá thành. Công tác hạch toán chi phí sản xuất gắn chặt với những chi phí sản xuất phát sinh trong một kì (tháng, quý, năm). Trong khi đó việc tính giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng đã sản xuất hoàn thành.
- Sự lãng phí hay tiết kiệm của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
- Tuy nhiên trong những doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang không có hay không đáng kể thì giá thành sản phẩm chính là những chi phí đã chi ra trong kì.
- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kì Chi phí sản xuất phát sinh trong kì
Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kì
Hay :
Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí sản
xuất dở dang cuối kì
1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất cần dựa trên những đặc điểm cơ bản sau :
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Giản đơn hay phức tạp.
+ Loại hình sản xuất: Đơn chiếc hay hàng loạt.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất: Chuyên môn hoá theo sản phẩm, dây chuyền hay theo đơn đặt hàng.
+ Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích công dụng chi phí.
+ Yêu cầu quản lý chi phí và trình độ tổ chức hạch toán chi phí.
Kết Luận
Với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh sôi động, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phát huy vai trò kế toán trong quản lí kinh tế là tất yếu khách quan.
Cùng với xu hướng phát triển ấy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng vô cùng cần thiết tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay góp phần trong công tác quản lí Công ty. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò của kế toán nói chung và kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, em đã đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác này.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm cùng toàn thể cô chú trong phòng kế toán Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã giúp em hoàn thành khoá luận này
Mục Lục
Lời Nói Đầu 1
Chương 1 3
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
a. Chi phí sản xuất và cách phân loại 3
b. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành 4
c. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5
1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 6
b. Đối tượng tính giá thành 7
c. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 7
1.1.3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 8
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hay bộ phận sản phẩm: 9
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. 9
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. 9
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ. 9
1.2.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 9
1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 10
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 13
1.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang. 15
1.2.5. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì 18
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 19
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung 19
d. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang 19
1.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 20
a. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp) 20
b. Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí 20
c. Phương pháp hệ số 21
d. Tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ 21
e. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ 22
f. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng 22
Chương 2 23
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu 23
2.1. Vài nét giới thiệu về Công ty Bánh kẹo Hải Châu 23
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty. 25
a. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm 25
b. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 26
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 30
a. Bộ máy kế toán 30
b. Hệ thống chứng từ. 31
c. Hệ thống tài khoản kế toán trong công ty. 32
d. Sổ kế toán công ty 32
2.2 Đánh giá năng lực kinh doanh của công ty 32
2.2.1. Trang thiết bị công nghệ sản xuất 32
2.2.2. Tình hình vốn, tài chính 33
2.2.3. Nguồn lao động 34
2.3. Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu 35
2.3.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 35
2.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu 36
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 36
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính- Công ty Bánh kẹo Hải Châu) 40
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 40
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung 44
d. Tổng hợp chi phí sản xuất 50
2.3.3. Phương pháp tính gía thành tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu 52
chương 3 56
Phương hướng hoàn thiện Công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo hải châu 56
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. 56
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 56
a. Công tác quản lý. 56
b. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 58
3.1.2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 59
a. Công tác quản lí 59
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. 59
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung 59
d. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 60
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu 61
3.2.1. Công tác tổ chức 61
3.2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 62
3.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 62
Kết Luận 66

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top