shusi_kute

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu và ước vọng của tất cả các dân tộc và của mọi thời đại. Tuy vậy việc đạt được mục tiêu kép này là hết sức khó khăn và trong thực tế, thực tiễn đã có nhiều bằng chứng về sự đối lập giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Các chính sách của Nhà nước dựa trên mục tiêu công bằng có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế. Ngược lại một chính sách chỉ nhằm vào tăng trưởng thì có thể sẽ làm cho bất bình đẳng tăng lên. Đó chính là các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay có không ít các công trình nghên cứu chủ đề này. Từ các tài liệu đó, có thể thấy được sự thống nhất, liên hệ tác động, và đấu tranh của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đang là vấn đề cấp thiết ở tất cả các quốc gia trên thế giới, từ các nước phát triển tới các nước đã phát triển. Và đây cũng là vấn đề làm đau đầu tất cả bộ máy lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều cuộc thử nghiệm, nhiều chính sách mới ban hành để tìm ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Hiện nay, công bằng xã hội đang đặt ra là một vấn đề rất lớn, tình trạng bất công bằng xã hội đang diễn ra ở rất nhiều nước trên thế giới.
Đề án phân tích mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng về phân phối thu nhập tại các nước đang phát. Bao gồm các nội dung sau:
- Chương I: Cơ sở lý thuyết của vấn đề tăng trưởng kinh tế với công bằng trong phân phối thu nhập
- Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam
- Chương III: Định hướng về giải pháp tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội ở Việt Nam
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung trong quá trình thực hiện đề án môn học



CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
I. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế về công bằng và phân phối thu nhập
1.1. Khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra.
Phạm trù tăng trưởng kinh tế mang tính hai mặt: số lượng và chất lượng
Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ gia tăng về thu nhập. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là tổng giá trị thu nhập, hay có thể là thu nhập bình quân tính theo đầu người. Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) bao gồm: Tổng giá trị sản xuất (GO), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI). Trong đó, chỉ tiêu GDP thường được coi là quan trọng nhất, do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta sử dụng: mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (GDP)(tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước). Như vậy tăng trưởng kinh tế được xem xét trên 2 mặt biểu hiện:
- Sự thay đổi về quy mô GDP:
ΔY = Yt - Y¬t-1
Trong đó Yt : tổng sản lượng năm nay
Yt-1 : tổng sản lượng năm trước


- Tốc độ tăng trưởng GDP:
g = x 100%
Mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở hiệu quả của việc đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng và khả năng duy trì trong dài hạn. Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.
Số lượng và chất lượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề, trong đó vai trò của chất lượng tăng trưởng ngày càng quan trọng. Xu hướng coi trọng vai trò của chất lượng tăng trưởng là hoàn toàn phù hợp với xu thế tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
1.2. Quan niệm về công bằng dưới góc độ kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế công bằng thường gắn với hình thức phân phối. Công bằng trong phân phối thu nhập là sự phân phối một cách hợp lý phản ánh đúng tương quan giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa trách nhiệm và lợi ích, giữa vị thế cá nhân và cộng đồng.
Xét dưới góc độ kinh tế, công bằng được gắn với vấn đề phân phối thu nhập và tập trung vào 2 nguyên tắc:
- Công bằng về cơ hội: Công bằng trước hết phải được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội, cơ hội làm việc, cơ hội đầu tư, nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận với những cơ hội mà với cố gắng và năng lực con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn hiện nay. Mặt khác, những cơ hội như vậy phải có nhiều mới đáp ứng được nhu cầu làm việc của mọi tầng lớp dân chúng. Nói khác đi, nếu mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội tham gia trong quá trình phát triển và được hưởng thành quả tương ứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ thì đó là sự phát triển trong công bằng. Có thể nói, phát triển là sự tạo ra không ngừng những cơ hội làm việc và công bằng khi mọi người trong xã hội được tiếp cận bình đẳng với những cơ hội đó. Trong trường hợp này, thành quả của sự phát triển sẽ được phân phối một cách công bằng (và không nhất thiết phải đồng đều), nghĩa là sự cách biệt về lợi tức (mức thu nhập) giữa các giai tầng trong xã hội chỉ ở một khoảng cách thoả đáng, phản ánh sự cách biệt trong cố gắng, trong khả năng và trí tuệ của từng người.
- Tránh sự cùng kiệt khổ tuyệt đối: “ cùng kiệt đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. cùng kiệt tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Những người đang sống trong “ cùng kiệt khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chi tiêu của họ là dành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm; tất cả đều thiếu dinh dưỡng ; chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ; và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 năm.
2. Các thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập:
2.1. Đường cong Lorenz
Conrad Lorenz – nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã xây dựng biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ
KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những mối quan hệ cơ bản của quá trình phát triển. Có thể nói thực chất của quan điểm phát triển hiện đại là tăng trưởng kinh tế đi liền với công bằng xã hội. Công bằng trong phân phối thu nhập không hàm nghĩa đầy đủ sự công bằng xã hội. Công bằng xã hội chỉ có thể đạt được trong điều kiện ở đó mỗi các nhân có các điều kiện như nhau tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Trong thực tế, chỉ có thể giảm bớt bất bình đẳng xã hội chứ chưa thể có công bằng tuyệt đối. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội do vậy phải được hiểu là mức độ giảm bất bình đẳng đạt được cùng với tăng trưởng kinh tế.
Nếu như tốc độ tăng trưởng thể hiện qua sự cải thiện về thu nhập bình quân đầu người thì chất lượng tăng trưởng lại được thể hiện qua sự cải thiện về phúc lợi, khía cạnh phân phối thành quả của tăng trưởng, xóa đói giảm cùng kiệt và khả năng duy trì tăng trưởng của một quốc gia. Vì vậy, để đánh giá được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ phúc lợi cho mỗi cá nhân thì cần xem xét tất cả các yếu tố của quá trình tạo ra tăng trưởng, phân phối kết quả của tăng trưởng và quản lý hiệu quả của Nhà nước.
Có thể nói, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mục tiêu “kép” của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Nhưng trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu tốt đẹp đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ có lúc là mâu thuẫn với nhau trong một mô hình kinh tế cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế phát triển - Nhà xuất bản Lao động- xã hội, Hà Nội 2006
2. Niên giám Thống kê Việt Nam từ năm 1992 – 2007
3. Văn kiện Đại hội ĐCSVN lần thứ VI, VII, VIII, IX, X. NXB Sự thật, Hà Nội
4. Bộ LĐTB&XH (2004): Số liệu thống kê xóa đói giảm cùng kiệt giai đoạn 1998 – 2002 và 2001 – 2003. NXBLĐ – XH. Hà nội
5. Trung tâm Phát triển Quốc tế (2002), Phân tích tình trạng cùng kiệt ở Việt Nam, Canberra và Sydney.
6. Balisacan, A. và các cộng sự. (2003), Tăng trưởng kinh tế và giảm cùng kiệt ở Việt Nam, ERD Working Paper No. 42, Ngân hàng phát triển Châu Á, Manila.
7. TCTK (2004): Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. NXBTK. Hà Nội
8. Chính phủ Việt Nam (2003): Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001 – 2005.






MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 2
I. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng 2
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế về công bằng và phân phối thu nhập 2
1.1. Khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế 2
1.2. Quan niệm về công bằng dưới góc độ kinh tế 3
2. Các thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập: 4
2.1. Đường cong Lorenz 4
2.2. Hệ số GINI 5
3. Thực chất của mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng trong phân phối thu nhập 5
3.1 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc đáp ứng mức độ phúc lợi cho con người 6
3.2 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bất bình đẳng và tốc độ giảm cùng kiệt 7
II. Quan điểm giải quyết vấn đề công bằng về thu nhập trong quá trình phát triển 7
1. Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets 7
2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis 8
3. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima 9
4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế (của ngân hàng thế giới WB) 10
III. Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng trong quá trình phát triển 11
1. Nguyên nhân khách quan: sự điều tiết của thị trường 11
2. Nguyên nhân chủ quan: các chính sách, công cụ điều tiết của Nhà nước 12
IV. Tại sao cần quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển 13
1. Bất bình đẳng gia tăng dẫn đến sự gia tăng về cùng kiệt đói 13
2. Bất bình đẳng làm gia tăng sự bất công về cơ hội giữa các thế hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội 13
3. Bất bình đẳng dẫn đến sự bất ổn định về mặt chính trị của quốc gia 14
4. Bất bình đẳng dẫn đến cản trở sự đầu tư cho giáo dục 14
V. Kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng 15
1. Tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng ở Brasil 15
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bình đẳng ở Hàn Quốc 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 17
I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam 17
1. Thập niên 1990 – 2002 17
2. Giai đoạn 2002 – nay: giai đoạn tăng trưởng mới, đi vào hội nhập 22
II. Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam 25
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG ĐI ĐÔI VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 27
1. Tạo ra sự tăng trưởng đồng đều giữa các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế 27
2. Thực hiện chính sách đầu tư phát triển, chính sách tín dụng, tăng cường vốn cho các địa phương gặp nhiều khó khăn. 27
3. Thực hiện các chính sách đầu tư về vốn và người đảm bảo người cùng kiệt được hưởng lợi ích từ các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng 28
4. Tăng cường hệ thống an sinh xã hội 29
5. Chống tham nhũng và buôn lậu 29
6. Nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách và tăng cường sự tham gia của người dân vào công tấc kế hoạch hóa 30
7. Tiếp tục đẩy nhanh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 30
KẾT LUẬN 31



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
P Gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại Thực trạng và biện pháp phòng ngừa Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, thực trạng và giải pháp để tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam tại Vimedimex Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Công nghệ thông tin 2
A Ảnh hưởng các yếu tố kinh tế kỹ thuật đến việc tăng năng suất lao động tại công ty dệt Minh Khai, thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty CP kỹ thuật tàu công trình thuỷ Vinashin Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Da Giày Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng vận hành luật thuế giá trị gia tăng và tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng XTĐT để phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top